Mùa Thay Lá

Chương 5:




Tôi đón xe buýt về nhà, vừa về thì bắt gặp Vũ đang ngồi trong phòng khách cắm mặt vào máy tính. Thấy tôi anh liền vẫy tay nói:
- Lại đây.
Tôi đi đến ngồi xuống bên cạnh anh:
- Sao thế?
- Sắp tết rồi, anh mua vé cho em về Hà Nội nhé! - Anh chỉ tay vào màn hình máy tính nói.
Tôi lắc đầu quầy quậy:
- Không được.
Quyết định này không phải vì tôi không nhớ nhà mà trong lúc này tôi quay về Hà Nội thì quá không thích hợp. Ly vẫn đang là dấu chấm hỏi lớn nhất của tôi, công ty của anh Liêu và Vũ đang trong thời kì cấp bách. Tuy tôi không giúp được nhiều nhưng tôi muốn ở bên cạnh anh ít ra vẫn có thể vui buồn cùng anh. Anh không nói nhưng tôi thấy anh rất mệt mỏi, anh Liêu lúc nào cũng ở bên ngoài, có hôm đến tận hai ba giờ sáng mới về.
- Sao thế? - Vũ hỏi.
- Em không muốn về. - Tôi nói thế và nghĩ anh sẽ gật đầu như ngày thường. Nhưng không, anh nhất định bắt tôi đi. Anh nói không cần lo cho anh. Tôi nhìn anh, anh níu gáy tôi kề mặt anh, anh nhe nhàng đặt môi lên trán tôi rồi nói:
- Nghe lời anh đi!
Ánh mắt anh quá chân thành làm tôi xốn xang. Được, tôi sẽ nghe lời anh, một tháng sau tôi sẽ về.
Tôi đi lên lầu, đi được nửa đường tôi ngoảnh đầu lại nhìn anh. Tấm lưng rộng của anh in lên mắt tôi, anh khom xuống lấy ba hộp thuốc rồi mở ra rồi vớ lấy ly nước anh cho cả nắm thuốc vào cổ họng. Bất chợt tim tôi đau nhói, không lẽ bệnh tim của tôi tái phát nữa rồi hay sao?
Tôi không rõ tại sao, rõ ràng tôi đã khỏi rồi cơ mà.
Tôi giấu Vũ hai giờ chiều ra nhà xe lấy xe đạp đi bệnh viện. Đây là lần đầu tiên tim tôi đau nhiều như vậy, uống thuốc cũng không hết đau, khó chịu hơn những lần trước rất nhiều.
Tôi đến bệnh viện kiểm tra xong thì bác sĩ dặn tôi hôm sau đến lấy kết quả. Lúc trở về tôi ghé vào siêu thị mua thêm đồ ăn thì gặp chị Ngân Đình. Thấy tôi chị sốt sắng lên tiếng:
- Tiểu Ái!
Đó là cái tên mà anh Liêu gọi tôi. Không hiểu sao người Trung Quốc thích gọi là tiểu gì đó. Nhưng mà nghe ũng rất hay.
- Chị Đình.
Chị tiến về phía tôi, trên môi nở nụ cười rạng rỡ:
- Thế nào? Sắp đến tết Tây rồi nên mua đồ đạc hả?
- Đâu có! Em mua rau củ thôi ạ! Còn chị?
Chị bước đi đều đều. Chúng tôi đi qua sạp rau quả, đến sạp rượu chị Đình mới lên tiếng:
- Chị định mua ít rượu và bánh kẹo để về Thượng Hải ăn tết.
- Vâng.
Tôi nhìn sơ qua một lượt mà choáng váng với giá một chai rượu hơn mấy trăm đô, có chai gần ngàn đô. Rượu gì mà đắt thế không biết. Chị đứng lựa qua lựa lại, dù sao tôi cũng mua xong rồi nên tôi giúp lựa bánh kẹo với chị, sẵn tiện tôi hỏi:
- Chị có gia đình ở Thượng Hải ạ?
- Đâu có, chị mang bánh kẹo cho các em ở mái ấm tình thương, đó là gia đình của chị.
- Em xin lỗi! Thế chị mua rượu làm gì? - Tôi chợt đau lòng, xung quanh tôi toàn là những người mồ côi thế mà họ còn thành công hơn tôi tưởng.
- Chị nghiệt rượu.
Câu nói của chị nhẹ nhàng phảng phất qua tai tôi, vừa có chua xót và bất lực.
Chị nói tiếp:
- Chị có quá khứ rất kinh khủng, em không muốn nghe đâu.
Tôi gật đầu, trong lòng ngưỡng mộ chị. Chị dám sống, dám đối mặt với nhược điểm của bản thân, dám tu sửa bản thân và mạnh mẽ vượt lên số phận. Đó là hạnh phúc, tự do làm tất cả những điều mình thích. Tôi mơ nhiều nhưng chẳng dám thực hiện, có khi tự ti về khả năng của bản thân, được như chị chính là ước mơ lớn nhất của tôi.
Tính tiền xong tôi ra về, tôi mời chị Đình về nhà chơi nhưng chị bảo chị rất bận. Lúc tôi về nhà thì đã gần năm giờ chiều, thế mà Vũ vẫn nằm ngủ trên giường. Tôi thấy hơi lo nên mới đi đến gần giường xem anh có sao không. Tôi sờ trán anh mới biết trán anh nóng không tả nổi, bất ngờ tôi gọi anh:
- Vũ, có sao không?
Anh hôn mê không trả lời, tôi nhắn tin cho Mạnh Cảnh Liêu về giúp tôi đưa anh Vũ đến bệnh viện.
Tôi và anh Liêu đứng bên ngoài phòng bệnh. Ông bác sĩ lớn tuổi bước ra khỏi phòng Vũ định nói gì đó nhưng bị anh Liêu cản lại lôi đi. Tôi quá lo lắng nên không để ý đến họ. Lát sau anh Liêu quay lại, tôi hấp tấp hỏi:
- Anh Vũ có sao không ạ?
Anh Liêu thất thần lắc đầu. Tôi nhìn vẻ mặt anh làm sao tôi yên tâm, không có gì san anh Liêu lại có vẻ lạ thế?
- Em vào chăm sóc nó đi, anh đi mua thuốc.
Tôi vẫn hồ nghi anh, nhất định tôi phải tìm xem mấy hộp thuốc Vũ đang uống và anh Liêu sắp mua về đây là gì.
Tôi chăm sóc anh Vũ cả đêm, thuốc Cảnh Liêu mang về anh ta giữ cẩn thận không cho tôi xem.
Sáng hôm sau Vũ tỉnh dậy cũng là lúc tôi phải đến trường, đến tận tôi mới nấu cháo mang vào. Thấy tôi anh liền lên tiếng nói đùa:
- Anh tưởng em bỏ rơi anh rồi chứ!
- Hứ! Đến lúc này rồi mà anh còn đùa được, xem ra anh khoẻ rồi, em về đây.
- Khoan đã, anh bệnh nặng lắm.
Anh vờ nằm xuống giường, tay chân sụi lơ như bệnh nặng lắm. Tôi đặt hộp cháo lên bàn, nói:
- Thế thì sao? Sao em phải chăm sóc anh chứ?
- Đừng vô tình thế chứ? Em chưa trả tiền thuê phòng mà.
- Hay lắm! – Tôi nói.
Tôi mở hộp cháo ra múc cho anh một bát. Anh nhìn bát cháo trên tay tôi nhăn mày:
- Ăn cháo? Anh không ăn.
Tôi thấy buồn cười quá. Anh trông trưởng thành thế mà cũng có lúc trẻ con đến vậy. Theo đúng hẹn buổi chiều tôi đến chỗ bác sĩ lấy kết quả. Khi vào phòng ông nhận ra tôi ngay:
- Ay, cháu ngồi đi.
Tôi căng thẳng ngồi xuống ghế đối diện bác sĩ. Rõ ràng tôi đặc biệt giữa các bệnh nhân của nên bác sĩ mới nhớ tên tôi thế. Ông lấy kết quả ra từ ngăn kéo, tôi bắt đầu hơi run. Bệnh tôi tôi hiểu, nhưng tôi sợ rời xa Vũ.
- Cháu mau nhập viện điều trị đi! - Bác sĩ nói rồi đưa tờ kết quả cho tôi. Cầm tờ giấy trên tay tôi hồi hộp đọc, theo đó bác sĩ cũng giải thích:
- Cháu bị suy tim cấp, cần nhập viện gấp.
Tôi vừa sốc vừa không tin:
- Sao có thể thế được? Đúng là trước kia cháu từng bị suy tim nhẹ nhưng đã rất lâu rồi, lúc ấy bác sĩ nói chỉ cần uống thuốc là sẽ khỏi.
- Đúng là sẽ khỏi nhưng suy tim sẽ nặng dần, đến lúc nào đó thuốc không còn có thể trị được nữa. Nếu không cháu chỉ còn ba tháng nữa thôi! Nếu có tim có thể cấy ghép, cháu sẽ không sao.
Tôi thấy mình không còn chút sức lực nào nữa, buông thõng hai tay; tôi đi ra khỏi phòng. Tôi bước đi như người vô hồn lên cầu thang, hướng đến phòng bệnh của Vũ.
Bên ngoài khung cửa sổ cái rét ập tung vào người tôi, không hiểu sao tôi lại khóc. Thì ra đây là cảm giác lo sợ trước bờ vực cái chết, tất cả đều ám ảnh và khủng khiếp. Tôi không muốn xa tất cả mọi người; xa mẹ, Vũ và Bích Ly và cả Cadi nữa. Tôi như cảm thấy mình đứng trơ trọi giữa rừng cây lá khộp giá buốt, cô tịch và đơn côi. Tôi ngước lên cao, ngọn cây khẳng khiu đen nhánh chĩa thẳng lên trời, mầm non khẽ khàng nhú lên xanh mơn mởn nhưng không có cảm xúc mà chỉ còn lo sợ và bất an.
Tôi ngồi cong người trên nền đất, chưa bao giờ tôi muốn sống đến thế này. Muốn làm tất cả, thử tất cả và mạo hiểm tất cả để nếm trải thật nhiều.
Tôi úp mặt xuống đôi tay đan chéo trên đầu gối. Đột nhiên một giọng non nớt cất lên như tiếng họa mi hót:
- Chị ơi! Dẫn em về với mẹ em đi!
Tôi ngước lên nhìn đứa bé, nó tầm ba bốn tuổi, mặc một chiếc màu xanh da trời nhẹ nhàng. Đứa bé đột nhiên nhìn tôi bằng ánh mắt trong sáng, đưa đôi tay bé xíu lên lau nước mắt tôi:
- Chị đừng khóc.
Tôi nở nụ cười, bóng tôi in đôi mắt sáng như gương của cô bé:
- Mẹ em ở đâu?
- Mẹ em ở khu D, phòng 103 ạ!
Tôi nhìn cô bé, nắm chặt đôi bàn tay bé xíu dắt đi. Tôi chợt nhận ra cô bé mang cho tôi sự bình yên.
Tôi đi mấy lần thang máy rồi mới nhớ ra khu D là khu dành cho bệnh nhân điều trị bệnh nặng, thường là ung thư. Tôi đưa cô bé đến tầng sáu, như đã quen thuộc mà bé độc bước đi đến phòng 103 rồi mở cửa. Không hiểu sao cô bé vẫy tay gọi tôi vào phòng.
Bước vào trong tôi liền bắt gặp một người phụ nữ mặc đồng phục bệnh nhân, trên đầu đội mũ. Tôi quay sang nhìn tấm bảng phía cuối giường đề bà Lena Himton, ba mươi hai tuổi và mắc ung thư máu.
Tôi hơi choáng nhưng chợt hiểu ra lí do tại sao người phụ nữ lại đội mũ len rộng che hết đầu. Tim tôi nhói lên, Lena thấy tôi liền đặt chiếc laptop trên đùi xuống:
- Em đưa con chị về đúng không?
- Vâng.
Tôi xót xa cho người phụ nữ tiều tụy trước mặt. Đó là lần duy nhất tôi thương xót cho một người lạ lần đầu tiên gặp mặt, chắc là do sự ốm yếu và bệnh tật của Lena.
Chị cười nhẹ quay sang phía cô bé nói:
- Con mau mang ghế ra cho chị ngồi.
- Để em. - Tôi đỡ ghế từ tay cô bé.
- Con bé là Anna. Chắc em hơi khó hiểu. Thật ra chị nằm viện hơn hai tháng nay rồi nên không thể đưa cô bé đi đâu chơi. Chắc vì thế mà nó hay đi lung tung.
- Sao chị không để em ấy ở nhà để ba chăm sóc? - Tôi hỏi.
- Nó không có ba.
- Em xin lỗi. - Tôi thấy hối hận vì câu nói của mình.
- Không sao! Dù sao cũng cảm ơn em đã dắt Anna về nếu không con bé đi lạc mất.
- Không có gì ạ! Cô bé đáng yêu thế nào làm sao em để cô bé ngoài đó được.
Cô bé với tay đòi tôi bế lên, tôi đặt cô bé lên đùi nhưng mắt chú ý đến màn hình vi tính, tò mò hỏi:
- Chị phải làm việc ạ?
Chị nhìn tôi lắc đầu:
- Đâu có! Chị viết tiểu thuyết, chị là nhà văn.
- Thật sao? Hay quá, em cuối cùng cũng gặp được một nhà văn. Bút danh của chị là gì ạ?
- Bút danh của chị là “Đơn“.
- Đúng rồi, em từng đọc sách của chị. Có một câu trong cuốn sách “Mưa bụi giữa thu” là “Mùa thu làm ta buồn vì sắc màu ảo diệu. Tôi buồn vì mưa bụi cứ bám riết lấy mùa thu của tôi, làm tan biến giấc mộng đẹp duy nhất của cuộc đời tôi“. Đọc xong cuốn đó em khóc nhiều lắm lắm luôn, sau này mỗi lần nhắc lại liền thấy nhói.
Chị chăm chú nghe tôi nói, miệng cười khả ái:
- May quá. Nhưng chị không còn nhiều thời gian nữa rồi, có khi đây là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của chị.
Tôi im lặng lắng nghe chị nói, đôi mắt ấy ẩn hiện nét buồn nhưng lạc quan và tràn đầy hy vọng. Dường như chị nhận ra mình đang nói tới chuyện buồn nên hoạt bát chuyển chủ đề:
- Thế em tên gì?
- Ay ạ.
Tôi xem đồng hồ đã gần năm giờ chiều nên xin phép về trước, lúc tôi đứng dậy chị nói:
- Phiền em quá!
- Đâu có ạ, khi nào em lại đến nhé!
Tôi đi ra khỏi phòng, tôi chợt nhớ ra tờ giấy kết quả bị tôi nhét vào túi liền rút ra, miết thẳng lại.
Lena làm tôi thấy hổ thẹn vô cùng, cuộc sống của chị ngắn ngủi như vậy nhưng vẫn rất lạc quan, huống chi tôi còn tới tận ba tháng, còn có thể làm nhiều việc hơn nữa.
Nghĩ thế tôi phấn chấn hẳn, vội vàng về khu B. Trên đường đi tôi vô tình va phải một người trên tay cầm một xấp tài liệu, cú va đập kia làm chúng tôi té lăn ra nền, tài liệu và tờ giấy trên tay tôi rơi xuống. Tôi vội nhặt đống giấy lên, vừa ríu rít:
- Xin lỗi, tôi không cố ý.
- Không sao.
Bất chợt cả hai dừng lại, tôi nhận ra một giọng nói quen thuộc, ngước lên mới nhận ra đó là Cadi. Cậu cũng rất bất ngờ:
- Thật là...
Có lẽ tôi đã không để ý tới Cadi đang cầm tờ giấy của tôi. Lúc nhận ra thì Cadi đã đọc hết. Cậu nhìn tôi bằng ánh mắt kinh hoàng. Lúc đầu tôi không biết tại sao nhưng khi thấy tờ giấy trên tay cậu tôi mới hiểu được lí do tại sao. Cậu gấp gáp níu tay tôi ngồi lên ghế mặc cho đống giấy lộn xộn trên sàn rồi nói:
- Có đúng không? Có thật cậu bị suy tim cấp...
- Tớ không sao mà!
- Cậu còn định giấu tớ, theo kết quả này thì bệnh không nhẹ đâu. Cậu mau nói thật đi? - Cậu nói dồn dập, ngữ điệu vừa lo lắng vừa hoảng loạn.
Đối diện với Cadi tôi không biết có nên nói hay không nhưng bất chợt nhận ra đây là bệnh viện nhà cậu, muốn biết chút thông tin về bệnh tình của tôi không khó; vả lại Cadi là bạn thân của tôi:
- Tớ còn ba tháng nữa. Bác sĩ nói tớ nên nhập viện, ông ấy nói tớ có thể thay tim để được sống tiếp, nhưng tớ thật sự không muốn nhập viện!
- Cậu nói mà không quan tâm đến sức khỏe bản thân gì cả, nếu như cậu xảy ra chuyện gì thì thế nào? Đúng vậy. Tớ sẽ nhờ ba tớ giúp, tớ sẽ nói với Vũ khuyên cậu nên nhập viện. Nhã Ái, cậu phải nhập viện.
- Không được, tớ không muốn cậu nói với Vũ, cũng không nhập viện. Cậu nói nhờ cha cậu. Đúng, bác ấy là viện trưởng nhưng đâu thể tạo ra tim. Hiến tim đâu phải ai cũng làm được. Cậu muốn tớ cắn rứt cả đời này ư? Không, tớ sẽ không làm gì cả, không nhập viện, không phẫu thuật.
- Thế cậu muốn tớ làm gì? - Đột ngột Cadi nắm chặt vai tôi hét lớn. Tôi giật mình sững người không dám nói gì. Cậu ôm chầm lấy tôi, tì cằm lên vai tôi. Tôi thấy người cậu run bần bật. Trong chính khoảnh khắc ấy cậu làm tôi nhận ra tình cảm tận đáy lòng cậu, một tình cảm chân thành. Tôi để mặc cậu rơi nước mắt trên vai tôi. Ai nói là nam tử hán không được khóc, họ có quyền được khóc cho bản thân và chính người mình yêu.
Tôi thấy vai mình ươn ướt, tận đáy lòng dấy lên một nỗi áy náy tột cùng. Tôi không yêu Cadi, tôi yêu Vũ và tôi biết anh cũng yêu tôi. Vì không thể đáp lại tình cảm mà tôi lo sợ sẽ mất người bạn như Cadi.
- Cậu cứ làm gì cậu muốn. - Tôi nói.
Cậu nới lỏng tay, đối diện với tôi:
- Thật chứ?
Tôi gật đầu.
- Thế tớ vẫn sẽ làm tất cả để cậu sống.
Cậu buông tôi ra, đứng dậy đi về phía hành lang nhặt giấy lên rồi đi về phía trước. Đèn chiếu bóng cậu in dài chắc nịch trên sàn, vững chãi và kiên định.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.