Mười Sáu Năm Sau, Ta Không Còn Là Ta, Nhưng Ngươi Vẫn Là Ngươi

Chương 28:




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
ĐĂNG LÚC 01:25:53 NGÀY 24-04-2017
Ngày cuối tuần vui vẻ, nói tới là tới ngay.
Ta và Tần Hoan ngồi trước sạp bán vịt quay.
"Vịt quay ở đây cực kỳ ngon, đã có một ngàn năm lịch sử rồi."
"Ồ, có căn cứ không?"
Tay của Tần Hoan đang xé vịt quay, và nhìn ta với vẻ rất hứng thú, nàng rất thích lịch sử, đặc biệt là thích tham quan viện bảo tàng, ăn vịt xé tay xong thì chúng ta cùng nhau tham quan viện bảo tàng của thành phố Hải Vương Tinh, ta nhìn chằm chằm vào nữ thi ngàn năm (xác ướp của Tân Truy phu nhân) mà suy nghĩ liệu có thể sử dụng thông tin di truyền trong những ty thể còn sót lại để tìm ra hậu duệ của nữ thi này được không nhỉ, Tần Hoan bỗng kéo ta tới xem một cái vò bằng gốm đất nung, bên trong có một ít mạt than, phần giới thiệu có nói rõ: căn cứ vào sự phân tích, thì loại mạt than này là của loài chim, đặc biệt có thể là vịt, thành phố Hải Vương Tinh được xây dựng dọc theo sông nước, cư dân rất thích ăn vịt.
"Xem ra, vịt xé tay quả thật có thể đã có ngàn năm lịch sử rồi... Nếu như muốn chứng thực loại mạt than này là tổ tiên của vịt xé tay, thì phải làm sao đây?"
"Nhưng mà trước tiên phải biết trình tự gen cụ thể của vịt là gì nữa, nguyên nhân khiến cho vịt trở thành vịt mà không trở thành gà, đo lường xem loại mạt than này có phải vốn có gen đặc trưng của vịt không, chứng minh đây là con vịt."
Tần Hoan gật gật đầu, "hãy lấy một ít xương vịt xé tay còn lại mà chúng ta đã ăn vào buổi trưa hôm nay, rồi đo lường xem vịt với mạt than có quan hệ huyết thống không."
"Con vịt buổi trưa hôm nay quá nhỏ, giống như chim cút, còn không đủ cho ta nhét kẽ răng, xương đã không còn, đi thôi, ta dẫn ngươi đi ăn tàu hủ ky trộn dầu đỏ."
Viện bảo tàng ở thành phố Hải Vương Tinh rất lớn, sau khi đi dạo hơn nửa ngày thì vẫn còn hơi mệt.
Suốt dọc đường chúng ta trò chuyện với nhau rất vui vẻ, tán gẫu từ sự thay đổi triều đại cho đến bí ẩn trong khảo cổ, chúng ta đều thích đi dạo quanh viện bảo tàng, mỗi lần đến một thành phố nào đó, ta đều sẽ đi dạo quanh viện bảo tàng ở nơi đó một lần, tất nhiên còn có đủ thứ sạp (quầy) bán mỹ thực, nàng cũng vậy.
Bên ngoài viện bảo tàng chính là một con đường bán đồ chơi văn hoá (chỉ những đồ vật dùng để thưởng ngoạn), hễ là món đồ chơi nhỏ thì nàng đều cảm thấy rất thích thú, nhất là những thứ có mang hơi thở của lịch sử như thế này, nhưng mà thị trường đồ chơi văn hoá thì vàng thau lẫn lộn, phần lớn đều là các loại đồ giả, nhưng ngắm một chút cũng rất thú vị, nàng mua hai cái ấn chương (con dấu) nhỏ bằng đá, một cái Tiêu Sơn hồng thạch (1), một cái mặc lục đống thạch (2), chuẩn bị trở về khắc chơi.
"Ngươi thích khắc triện (3)?"
"Thích, nhưng không thể khắc nhiều."
"Vì sao?"
"Hít phải bụi đá sẽ gây ra hen suyễn."
"Vậy mà ngươi còn mua đá?"
"Nhưng có chút muốn khắc.."
"Chi bằng đưa cho ta đi, ngươi muốn khắc cái gì, ta khắc giúp ngươi."
Tần Hoan nhìn nhìn ta, lộ ra vẻ nghi ngờ chất vấn.
"Trình độ thư pháp của ngươi không tốt, đừng lãng phí đá của ta" Tần Hoan nói rồi xòe tay ra, một cục thì trong suốt có màu đỏ, một cục thì dễ thương có màu xanh lá.
Ta nhanh chóng cầm lấy cục màu xanh lá kia rồi để vào trong túi.
"Đợi ta đẽo gọt xong rồi đưa cho ngươi."
Thực ra ta không hề biết cách khắc triện.
"Cám ơn ngươi về chuyện ngày hôm đó" Tần Hoan nhìn ta.
"Đừng khách sáo, hãy nói cho chúng ta biết thứ gì có thể gây ra bệnh hen suyễn cho ngươi, ta với Phương Phương và Tuyết Mai đều sẽ chú ý."
"Phấn hoa, rét lạnh, lông tóc của động vật, bọ ve, còn có một số thứ mà ta vẫn không biết."
Sau đó, ta đã chịu khó tắm rửa hơn rất nhiều, dẫu sao ta cũng là động vật tóc dài (4), lại còn tóc xoăn.
Trời càng ngày càng lạnh, mùa đông ở thành phố Hải Vương Tinh vẫn rất lạnh, vẫn sẽ có một ít tuyết rơi.
Chuyện này đối với các bạn nhỏ miền Nam là rất đau khổ, nhưng lũ bạn nhỏ miền Bắc thì càng đau khổ hơn.
Bởi vì thành phố Hải Vương Tinh không có hệ thống sưởi ấm (5), ký túc xá cũng không có điều hòa không khí, đệm điện là thiết bị điện vi phạm nội quy, nên chỉ có thể dựa vào run rẩy để sưởi ấm.
Gần tới kỳ thi, là mọi người chen chúc ở phòng tự học để đọc sách, cũng không phải do phòng tự học có hệ thống sưởi ấm, mà là bởi vì có nhiều người, mỗi cá nhân tỏa ra một chút nhiệt lượng, thì nhiệt độ trong phòng đã có thể tăng lên mấy độ.
Ban đêm, khi vừa về tới ký túc xá, ta ôm ngay cái chụp bằng sắt của đèn bàn để sưởi ấm tay, hận không thể ôm bóng đèn sợi đốt vào trong lòng để sưởi ấm.
Phương Phương bị cảm rồi, ôm hai cái túi chườm nóng run lẩy bẩy.
Vào mùa đông thì rất dễ phân biệt được người miền Nam và người miền Bắc, ăn mặc giống như củ hành tây, một lớp áo len thêm một lớp áo len nữa, đã vào nhà cũng không cởi ra thì chắc chắn là người miền Nam. Bên trong thì ăn mặc rất ít, bên ngoài thì bọc một chiếc áo khoác dày đó chính là người miền Bắc, vào nhà là cởi ra ngay, sau đó... thì bị cảm.
Tuyết Mai mới là người miền Bắc, vì người cũng như tên, nhà nàng không có hệ thống sưởi ấm, nhưng nàng đắp cái chăn bông nặng bốn cân nên ngủ rất ngon, khả năng chống chọi với cái lạnh là số một.
Tứ chi của Tần Hoan vẫn lạnh ngắt như xưa, ngón tay ngón chân vừa đỏ vừa ngứa, "chao ôi, ta không biết mình bị bệnh phong thấp nha..." Nàng duỗi ra cho ta xem.
Ta nhìn một chút, "đây không phải là bệnh cước (chilblains/pernio) sao?"
Vì thành phố Hải Vương Tinh vừa lạnh vừa ẩm ướt nên mới biết mình bị những bệnh này, còn thành phố Thổ Tinh nơi Tần Hoan ở thì có hệ thống sưởi ấm và khô ráo, cho nên chưa từng bị qua.
"Bệnh này cũng không dễ lành đâu, cần phải giữ ấm, nhưng tuyệt đối không được dùng túi chườm nóng đắp lên, nếu không sẽ bị lở loét."
Ta gọi điện cho mẹ ta, nhờ gửi một ít cao trị bệnh cước (loại thuốc bôi ngoài da) cho ta, nhưng thứ này chưa hẳn rất hiệu nghiệm.
"Quan trọng nhất vẫn là giữ ấm" ta sờ sờ ổ chăn lạnh như hố băng của nàng rồi thở dài.
"Tới đây ngủ cùng ta đi, chúng ta ôm nhau sưởi ấm."
- ---------------------------------------------------
CHÚ THÍCH
(1) Tiêu Sơn hồng thạch (đá đỏ Tiêu Sơn) còn được gọi là trân túc hồng thạch (đá đỏ trân túc) hoặc đá Tây Sơn, được sản xuất ở Tây Sơn, thôn Vĩ Dân, trấn Hà Thượng, quận Tiêu Sơn, thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Đá có màu sắc đỏ tía, độ cứng vừa phải, sau khi đánh bóng thì phong vận và đoan trang, sáng bóng, màu sắc và chất liệu đặc biệt, là hàng thượng phẩm trong nghệ thuật điêu khắc. Đá Tiêu Sơn được hình thành cách đây 700 triệu năm trước, là loại đá có niên đại lâu đời nhất trong các loại ấn thạch (đá dùng để làm ấn) hiện nay. Nhưng đá tương đối thô, màu sắc ít thay đổi, mà đa số có kích cỡ lớn, thường dùng trong việc gia công các ấn cỡ lớn. Hầu hết đá Tiêu Sơn đều có màu sắc và hoa văn như nhau, màuđỏ độc đáo của nó thường được gọi là "màu đỏ Trung Quốc".
Đá đỏ Tiêu Sơn

Ấn chương bằng đá đỏ Tiêu Sơn

(2) Đống thạch, ý nghĩa cũng như tên, là đá đông lạnh, bởi vì nó trơn nhẵn bóng láng trong suốt như nước đá, là một loại vật liệu dùng để điêu khắc ấn chương hoặc hàng thủ công mỹ nghệ.
Đống thạch

Mặc lục đống thạch (đá đông lạnh có màu sắc pha trộn giữa xanh lá và đen)

(3) Nghệ thuật khắc triện là sự kết hợp giữa thư pháp (chủ yếu là chữ triện) và điêu khắc (bao gồm đục, đúc), đến nghệ thuật chế tác ấn chương (con dấu), là hình thức nghệ thuật đặc thù của chữ Hán. Cho đến nay đã có hơn 3700 năm lịch sử.
Chữ triện là một kiểu chữ cổ. Đây là loại chữ tượng hình có nguồn gốc từ thời và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc. Kiểu chữ triện của nhà Tần trở thành dạng chữ viết chính thức cho toàn Trung Quốc dưới thời nhà Tần và tiếp tục được sử dụng rộng rãi để khắc trang trí trên các ấn tín dưới thời.
Chữ triện được chia làm 2 loại: đại triện và tiểu triện. Đại triện (大篆) là thể chữ phát triển từ, lưu hành vào thời, không thống nhất và có nhiều dị thể ở các nước khác nhau. Tiểu triện (小篆) hay Tần triện (秦篆) là lối chữ phát triển từ Đại triện, ra đời từ khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước và đề ra chính sách thống nhất văn tự. Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc, do đó, khi nhắc đến chữ triện thường là đề cập đến tiểu triện nhiều hơn. Tiểu triện được sử dụng từ khi thành lập đến khoảng thời, sau đó bị thay thế bởi với lối viết đơn giản hơn.
Chữ triện chủ yếu được dùng để khắc con dấu vì độ phức tạp cao và đặc tính hình dáng khiến cho chữ rất khó giả mạo. Ngoài ra, nhờ tính thẩm mỹ đặc thù, chữ triện còn được dùng để viết thư pháp.
Hình ảnh khắc triện:
Cơ Duyên

Tỉnh Mộng

Ấn triện (ấn chương) bằng đồng

(4) Nguyên văn tiếng Trung của "tóc dài" là 长毛, một từ khinh miệt mà giai cấp thống trị nhà Thanh dùng để gọi quân đội Thái Bình Thiên Quốc, bởi vì khi ấy những thành viên của Thái Bình Thiên Quốc đều tóc tai bù xù, xuất phát từ việc quân Thái Bình Thiên Quốc nổi dậy đấu tranh và chống lại quy định "phải cạo tóc, để đuôi sam" của chính quyền nhà Thanh, nên họ đều nhất loạt để tóc. Ý của câu "dẫu sao ta cũng là động vật tóc dài" là tác giả đang nói mình tóc tai bù xù.
(5) Hệ thống sưởi ấm là tên gọi thường dùng để chỉ hệ thống cấp nhiệt trung tâm (central heating system) hoặc cấp nhiệt trung tâm (central heating) thuộc ngành kỹ thuật đảm nhiệm việc cung cấp nhiệt năng cho các hộ tiêu thụ thông qua chất tải nhiệt (nước nóng hoặc hơi nước). Hệ thống cấp nhiệt trung tâm là hệ thống mà nguồn cấp được tập trung tại một vị trí. Hệ thống cấp nhiệt trung tâm bao gồm nguồn nhiệt (lò hơi hoặc trung tâm nhiệt điện) và lưới nhiệt (các đường ống) dẫn nhiệt từ nguồn đến hộ tiêu thụ. Theo cách nối hộ tiêu thụ nhiệt với lưới nhiệt, có thể phân biệt hệ thống cấp nhiệt kín và hệ thống cấp nhiệt hở. Trong hệ thống cấp nhiệt kín, nước (hơi) trong lưới nhiệt sau khi trao đổi nhiệt năng với hộ tiêu thụ thì quay trở lại nguồn cấp nhiệt. Trong hệ thống cấp nhiệt hở, nước (hơi) chỉ được lấy trực tiếp từ lưới nhiệt.
Giải thích thêm về việc bố trí cấp nhiệt trung tâm ở Trung Quốc:
Trung Quốc lấy Tần Lĩnh – Sông Hoài (Tần Lĩnh – Hoài Hà) để làm ranh giới giữa miền Nam và miền Bắc vì nó phân chia rõ nét về mặt địa lý và khí hậu giữa hai miền, và dựa theo quy định về phương pháp tính toán khí hậu của Liên Xô là nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 5°C thì được định nghĩa là mùa đông. Vạch rõ miền Bắc là miền được cấp nhiệt tập trung (central heating), đồng nghĩa với việc miền Bắc được lắp đặt hệ thống này. Miền Nam không được cấp nhiệt tập trung, đồng nghĩa với việc miền Nam không được lắp đặt hệ thống này, nên vào mùa đông miền Nam chủ yếu dùng điều hòa không khí hoặc máy sưởi điện để sưởi ấm. Hệ thống cấp nhiệt trung tâm là một dịch vụ xã hội nhằm giải quyết nhu cầu sinh hoạt cơ bản của người dân miền Bắc Trung Quốc. Giá cả của dịch vụ này được tính dựa trên diện tích của công trình và phương thức vận hành hệ thống.
Nói thêm về nhiệt độ vào mùa đông giữa hai miền. Nhiệt độ phổ biến vào mùa đông ở miền Bắc đều dưới 0°C, vùng Đông Bắc càng trong môi trường lạnh hơn khi âm mười ấy độ thậm chí hai mươi mấy độ, nhưng miền Bắc lại có không khí khô ráo. Còn nhiệt độ vào mùa đông ở miền Nam đều trên 0°C, nhưng do ở gần biển hoặc sông ngòi nhiều hơn nên độ ẩm trong không khí cao.
Có một bức ảnh được lan truyền trên mạng internet so sánh người miền Nam và người miền Bắc vượt qua mùa đông như thế nào. Người miền Nam thì trốn trong ổ chăn thật dày, đội cái mũ chụp, đắp túi chườm nóng, rét đến nổi run lẩy bẩy. Còn người miền Bắc thì tỏ ra nhàn nhã hơn nhiều: mặc áo mỏng quần mỏng, ngồi trong gian phòng có hệ thống sưởi ấm, còn vừa ăn kem. Mùa mà "bạn học miền Bắc đắc chí, bạn học miền Nam run cầm cập."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.