Mỹ Ngọc Thiên Thành

Chương 20: Trúc Lâm thư quán




"Nóng quá!" Tiểu Ngọc cầm khăn lau mồ hôi trên trán.
Hôm nay huệ nương ở nhà lo liệu, Tống Tiềm dẫn Tiểu Ngọc ra ngoài, đến Trúc Lâm thư quán bên cạnh Tây Hồ bái phỏng Chu Minh Am lão tiên sinh. Vị Chu lão phu tử này là học huynh (giống như sư huynh vậy) của Mục Duẫn Hà, trước khi Tống Tiềm dời nhà có qua Mục gia một chuyến, Mục Duẫn Hà tự tay viết thư tiến cử hắn với Chu lão phu tử, như vậy Tống Tiềm mới có bước chân đầu tiên gia nhập trường học ở Lâm An.
Sáng sớm bọn họ đã ra ngoài, Tiểu Ngọc vì muốn ngắm nhìn phong cảnh Lâm An, thắng cảnh Tây Hồ, cho nên không có thuê kiệu, mà là tự mình che dù rồi đi. Lâm An quả nhiên danh bất hư truyền, khắp nơi cảnh đẹp,Tiểu Ngọc ngắm nghía không chán mắt, rất vui vẻ, mặc dù Tống Tiềm đã tới vô số lần, nhưng lần này có người đẹp làm bạn, cảm giác cũng không giống, tinh thần sảng khoái, ngay cả bước chân cũng khoan khoái rất nhiều.
Kể từ khi Tiểu Ngọc dạy hắn tập thể dục buổi sáng, thân thể Tống Tiềm dần dần khá hơn, đã không còn bộ dạng bệnh hoạn yếu ớt. Vết sẹo trên mặt tuy vẫn còn, nhưng được Tiểu Ngọc điều trị, đang từ từ chuyển biến tốt, cũng không có vẻ dọa người nữa. Tống Tiềm biết tất cả đều là Tiểu Ngọc mang đến cho mình, cho nên hắn càng muốn đứng dậy, lần nữa dựng lại sự nghiệp, để Tiểu Ngọc cam tâm tình nguyện làm thê tử chân chính của hắn.
"Có muốn nghỉ một chút ở mái che nắng này, uống chút trà không?" Tống Tiềm nhìn Tiểu Ngọc có vẻ mệt nhọc, cẩn thận hỏi. Đằng xa vừa lúc có mái che nắng, một đôi vợ chồng già ở đó bán trà nước, tiếp đón du khách qua lại.
"Cũng tốt!" Tiểu Ngọc gật đầu mỉm cười, hai người tìm chỗ ngồi trong mái che nắng, gọi một bình trà.
Tiểu Ngọc ngửi mùi trà xanh trong chén, thỏa mãn nhắm mắt lại, uống một ngụm thưởng thức mùi vị thanh nhạt này. Uống ngon thật! Không trách người ta nói, thứ gì ăn ngon nhất? Đói bụng rồi cái gì cũng ăn ngon; thứ gì uống ngon nhất? Khát rồi uống gì cũng thấy ngon! Có điều quán trà ven đường này so với những quán ăn cao cấp còn tốt hơn nhiều, Tiểu Ngọc nhớ lúc trước mình ăn fastfood, nhà hàng cũng phục vụ trà nước, haizzz, những thứ đó chỉ có thể tạm gọi là trà thôi!
Mái che nắng rất nhỏ, chỉ có hai ba cái bàn nhỏ, lúc này trừ bọn họ ra cũng chỉ có một bàn khách. Tiểu Ngọc tùy ý liếc mắt nhìn, có chút ngây ngẩn cả người, một thư sinh thật tuấn tú!
Ở chiếc bàn nhỏ có một thiếu niên xinh đẹp, môi hồng răng trắng, phong thái hơn người, mặc áo dài trắng, trùm khăn vuông trên búi tóc, đang cầm một cây quạt lụa.Tiểu Ngọc thầm than thở, quả nhiên là “trên có thiên đàng, dưới có Tô Hàng (Tô Châu, Hàng Châu)” mà, trai đẹp Tô Hàng một người so với một người càng đẹp hơn? Ngày đó nhìn thấy y sinh Thích Chi Vấn cũng đã coi là đẹp như Phan An rồi, nhưng khi so sánh với thiếu niên này, còn vài chỗ thua kém. Theo hầu thư sinh là một tiểu đồng nho nhỏ, cũng phấn điêu ngọc mài, khiến người ta thích, xem một chủ một tớ này thật là bổ mắt mà!
Tống Tiềm cúi đầu uống trà, không phát hiện tiểu Ngọc nhìn trai đẹp đến ngây người, ngược lại thư sinh kia lại cảm nhận được ánh mắt nóng bỏng của Tiểu Ngọc, trên mặt khẽ dâng lên rặng mây đỏ, khiến Tiểu Ngọc cũng có chút xấu hổ. Làm ơn đi, trai đẹp, ta nhìn một chút mà thôi, ngươi đừng xem ta như sắc nữ chứ! (mê trai)
"Thiên Thành, chúng ta nhanh đến Tây Hồ đi?" Tiểu Ngọc thấy người ta bị nàng nhìn đến ngượng ngùng, nàng không thể làm gì khác hơn là nói chuyện với Tống Tiềm để dời sự chú ý của mình.
"Nhanh, chút nữa là đến mà. Cảnh đẹp Tây Hồ ai cũng biết, xem như mắt nàng có phúc." Tống Tiềm thấy ly trà của Tiểu Ngọc đã cạn, rót cho nàng chén nữa, thúc giục nàng uống thêm hai chén.
"Trúc Lâm thư quán kia cách Tây Hồ xa không? Có phải đi lâu không?" Tiểu Ngọc trước giờ đều đi xe, có thể không đi nhanh bằng cổ nhân.
"Không xa, đang ở gần “Khúc viện phong hà”, ta dẫn nàng ngắm hoa sen, lại vừa có thể đi bái phỏng Chu lão tiên sinh."
Thiếu niên bàn kế bên nghe được bốn chữ "Trúc Lâm thư quán", hơi cảm thấy kinh ngạc nhìn hai người bọn họ một cái, thấy Tống Tiềm mặc áo thư sinh, chợt thoải mái. Thậm chí còn nghe được Tống Tiềm muốn đi bái phỏng Chu lão tiên sinh, lại không nhịn được nhìn lâu hơn chút, Tống Tiềm và Tiểu Ngọc lại chưa từng phát hiện, chỉ lo nói chuyện của mình.
"Vị Chu lão tiên sinh này ngươi có gặp qua chưa?"
"Mặc dù còn chưa gặp, nhưng nghe danh đã lâu, lúc cha còn sống, cũng thường nhắc tới ông đọc đủ thứ thi thư, nhân phẩm xuất chúng, là vị lãnh tụ sĩ lâm (người đứng đầu của các trí sĩ). Ông ở đây xây dựng Trúc Lâm thư quán, nhưng là một nơi nổi tiếng ở Giang Nam, rất nhiều quan lại đương triều là sinh viên của thư quán này, cũng có thể nói ông là thầy dạy khắp thiên hạ rồi. Mục thế thúc đặc biệt bảo ta đi bái phỏng ông, cũng là hi vọng ta có thể có được lão nhân gia chỉ điểm một chút, khiến việc học của ta thêm tiến bộ."
Tiểu Ngọc đã từng làm trong ngành giáo dục, có chút tò mò với vị đồng nghiệp này. Cũng đều là dạy học, người ta nhưng lại đạt tới cảnh giới giáo dục trình độ và phong cách nữa, phải xem bộ dáng vị thầy giáo nổi danh thiên hạ này mới được! Có điều sao lại gọi là Trúc Lâm thư quán, chẳng lẽ thư quán này xây dựng trong rừng trúc?
Trong lúc nhất thời, trong đầu Tiểu Ngọc lại tưởng tượng đến “Thập diện mai phục” của Trương Nghệ Mưu, “Ngọa hổ tàng long” của Lý An, “Thanh xà” của Từ Khắc, còn có Tử Trúc Lâm của Quan Thế Âm Bồ Tát nữa. . . . . .
Hỏi Tống Tiềm, mới biết căn bản không có chuyện này, xung quanh Trúc Lâm thư quán toàn là sen, cây trúc cũng có, nhưng không thể gọi là rừng trúc được.
"A? Đó là treo đầu dê bán thịt chó rồi, sao không gọi là Liên Hoa thư quán đi." Những đoạn phim ngắn trong đầuTiểu Ngọc vỡ vụng thành từng mảnh, đây không phải là quảng cáo lừa đảo sao!
Tống Tiềm nói: "Ta cũng không biết tại sao Chu lão tiên sinh lại đặt tên là ‘ Trúc Lâm ’, có lẽ ông ngưỡng mộ Nguyễn Tịch, Kê Khang – “ Thất tử” trong rừng trúc dưới thời Ngụy Tấn, tùy ý hàm sướng, vứt bỏ kinh điển sùng bái lão Trang, miệt lễ nghi mà sùng phóng khoáng, nên đặt cái tên này cho thư quán cũng nên!"
Nguyễn Tịch, Kê khang, Lưu Linh là nhân vật trong chuyện "Trúc Lâm thất hiền", Tiểu Ngọc tốt nghiệp hệ ngữ văn không phải không biết, nên vừa suy nghĩ lời Tống Tiềm nói, cũng để ý tới, nếu thật sự là như thế, vị Chu lão tiên sinh này, thật là một người thoát tục "Càng danh giáo mà càng tự nhiên".
--- --------làm phiền chút xíu---- --------
Trúc lâm thất hiền là tên dân gian gọi nhóm bảy tu sĩ Đạo giáo sống trong rừng Trúc đầu thời nhà Tấn, gồm: Nguyễn Tịch (210-263), Kê Khang (223-263), Lưu Linh (221-300), Sơn Đào (205-283), Hướng Tú (221-300), Vương Nhung (234-305), Nguyễn Hàm.
Nguồn: wikipedia
--- ------ -------mời mọi người đọc tiếp---- ------ ------ ----
Thiếu niên bàn kế bên nghe Tống Tiềm nói như thế, lần nữa xoay qua nhìn họ, lần này Tiểu Ngọc thấy được, nàng không khỏi nhìn qua, chẳng lẽ trai đẹp này cũng muốn đến Trúc Lâm thư quán?
"Tiểu Ngọc, đã hết mệt chưa?" Tống Tiềm hỏi.
"A, khỏe rồi khỏe rồi, chúng ta đi thôi." Sau khi Tiểu Ngọc nhìn trai đẹp no mắt rồi, đứng dậy theo Tống Tiềm rời đi.
Hai người đi không lâu thì đến bên Tây Hồ, đi lên Tô Đê (xem chú thích các chương trước), Tiểu Ngọc bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi cảnh sắc tuyệt đẹp nơi đây, bước đi cũng chậm lại. Tống Tiềm vừa đi vừa nói: "Người ta nói hơn ba mươi dặm quanh Tây Hồ, từ xưa tới nay, vô số tuyệt cảnh, Tây Hồ cũng được gọi là tiên cảnh thế gian, xưa nay không biết bao nhiêu văn nhân nhà thơ làm ra biết bao tuyệt tác."
"Ta không biết những người khác viết gì, ta chỉ nhớ một câu của Tô học sĩ (Tô Đông Pha) “Dục bá Tây Hồ tỉ Tây Tử, Đạm trang nồng mật tổn tương nghi”!" Tiểu Ngọc cười nói.
--- ----------làm phiền chút xíu---- ---------
Thủy quang liễm diễm tình phương hảo.
Sơn sắc không mông vũ diệc kỳ.
Dục bá Tây Hồ tỉ Tây Tử.
Đạm trang nồng mật tổn tương nghi.
Dịch nghĩa:
Nước dập dờn bừng khi nắng dọi.
Nước nhạt nhòa xanh buổi mưa về.
Tây Hồ ví tựa Tây Thi.
Điểm trang đậm nhạt vẻ vì cũng xinh.
Nguồn: trieuxuan.info
(bạn không biết tên bài thơ là gì nữa)
--- ---------mời mọi người đọc tiếp---- -------
Thật ra kí ức về thiên nhiên Tây Hồ của Tiểu Ngọc không ít, nhưng muốn giả mù chữ thì phải giả cho giống, như vậy mới chuyên nghiệp chứ. Như cái gì "Đều muốn hai mươi bốn kiều nguyệt, đổi được Tây Hồ mười thanh thu" , "Ngao du phía đông chưa thỏa chí, xanh biếc hàng dương trên Bạch đê" , "Phóng trạo Tây Hồ nguyệt mãn y, Thiên Sơn ngất bích thu yên vi" . . . . . . Trước kia lúc chưa tới Tây Hồ, cho là những văn nhân mặc khách viết phóng đại quá, hôm nay chính thức ngắm cảnh bên Tây Hồ, mới cảm giác được cảnh đẹp nơi đây không bút nào tả được, thật sự là rất đẹp!
Dọc đường đi, Tống Tiềm giới thiệu cho Tiểu Ngọc, nói đó là "Bình hồ thu nguyệt" , đây là "Đoạn kiều tàn tuyết" còn có"Lôi Phong tịch chiếu" , "Hoa cảng quan ngư" , "Nam bình vãn chung" vân vân, Tiểu Ngọc xem rất vui vẻ, lưu luyến quên đường về. Tây Hồ chẳng những có tình thơ ý hoạ, tác phẩm nghệ thuật xuất sắc cao nhã, như thuyền hoa, đình đài, chung quanh nó còn có rất nhiều người tham gia những hoạt động vui chơi giải trí, thổi đạn, nhảy múa, tạp kịch, xoa lấy, thắng hoa, ném thẻ vào bình rượu, ném hoa, tạp nghệ, đùa giỡn, hát đối đáp, nhiều vô kể, Tống Tiềm nói cho nàng biết, những thứ kia gọi chung là "Người biết nắm bắt cơ hội làm ăn" , tất cả đều biểu diễn cho du khách xem. Cả Tây Hồ tựa như một võ đài lớn, mọi người ở đây có thể vui chơi thỏa thích, không cùng giai cấp, không cùng thân phận, không cùng văn hóa, mọi người đều có thể ở đây tìm được thú vui cho mình.
--- -------làm phiền chút xíu---- -------
Mười cảnh đẹp ở Tây Hồ, mỗi phong cảnh này đều được đánh dấu bằng một cái bia với tên gọi được chính hoàng đế Càn Long nhà Thanh viết theo kiểu thư pháp, là:
苏堤春晓-Tô đê xuân hiểu: Buổi sáng mùa xuân trên đê Tô
柳浪闻莺-Liễu lãng văn oanh: Chim oanh hót trong bụi liễu
花港观鱼-Hoa cảng quan ngư: Xem cá tại ao hoa
曲院风荷-Khúc viện phong hà: Hương sen thổi nhẹ tại sân cong
南屏晚钟-Nam Bình vãn chung: Chuông chiều ở núi Nam Bình
平湖秋月-Bình hồ thu nguyệt: Trăng mùa thu trên hồ yên bình
雷峰夕照-Lôi Phong tịch chiếu: [Tháp] Lôi Phong trong ánh sáng buổi chiều
三潭印月-Tam đàm ấn nguyệt: Ba đầm nước phản chiếu ánh trăng
断桥残雪-Đoạn kiều tàn tuyết: Tuyết còn sót lại trên cầu gãy
双峰插云-Song phong sáp vân: Hai ngọn núi đâm vào mây
Nguồn: Wikipedia
Bạn vẫn không hiểu, những cảnh đẹp này được đặt tên vào thời nhà Thanh, nhưng trong truyện là thời Nam Tống?
--- ------ -------mời các bạn đọc tiếp---- ------ -----
Đi nửa ngày, cuối cùng đã tới"Khúc viện phong hà" , "Khúc viện" kia nguyên là xưởng cất rượu của triều đình Nam Tống triều đình mở, giống như Tây Hồ, cũng trồng hoa sen gần bờ hồ, hòa theo làn gió, hương hoa cùng mùi rượu phiêu tán trong không khí, làm người ta không uống cũng say. Mười mấy dặm hồ trồng toàn hoa sen, sen đỏ, sen trắng, sen Trùng đài, sái kim liên (tên một loại sen), tịnh đế liên (hai hoa sen mọc cùng một cuốn) không phải trường hợp đặc biệt, xa xa nhìn lại, lá sen mềm mại, ung dung xinh đẹp.
"Từ đây đi qua cầu nhỏ, chính là Trúc Lâm thư quán!" Tống Tiềm dẫn Tiểu Ngọc đi về phía trước, Tiểu Ngọc mới vừa đổi tay che dù, lơ đãng lại nhìn thấy thư sinh tuấn tú vừa rồi vẫn đi sau lưng họ. Quả nhiên là bạn đường!
Thư sinh kia vội bước hai bước, đến trước Tống Tiềm vái chào, nói: "Huynh đài cũng đi Trúc Lâm thư quán sao?"
Tống Tiềm sửng sốt, nhưng nhanh chóng đáp lễ: "Đúng vậy."
"Tiểu khả chính là học sinh ở Trúc Lâm thư quán, nếu không chê đường đột, hay để ta dẫn đường cho hai vị, được không?" Giọng nói thư sinh thiếu niên kia trong trẻo, Tiểu Ngọc thấy mặt y non choẹt, thầm nghĩ chắc là bạn nhỏ này chưa vỡ giọng? Khó trách vừa rồi y nhìn chằm chằm vào chúng ta, thì ra đều là học sinh.
Lập tức Tống Tiềm trao đổi tên họ với thư sinh kia, vị thư sinh kia tự xưng họ Chu, Tống Tiềm hỏi tự của hắn, hắn hơi chần chờ một chút, mới trả lời mình chưa nhược quán (lễ trưởng thành ở cổ đại, xem chú thích ở chương 3), chưa có tự. Hai người Tống Tiềm theo chủ tớ Chu Gia đi qua cầu nhỏ, quả nhiên không tới mấy bước đã đến trước cửa Trúc Lâm thư quán.
Tiểu Ngọc không nghĩ rằng, thì ra trường học cổ đại là như vậy. Nhưng nơi này cũng gọi là trường học? Rõ ràng là công viên mà!
Ngoài Trúc Lâm thư quán dựng cửa, cũng không có tường rào, vừa vào bên trong, là một quảng trường trống trải, trồng hoa cỏ cây cảnh, có núi giả, đối diện quảng trường nhìn qua là một gian đại sảnh, hai bên là phòng ốc, đoán chừng là phòng học của thư quán. Tiểu Ngọc thầm nghĩ, học sinh cổ đại sướng thiệt đó, có thể học ở môi trường tốt như vậy, quá hạnh phúc. Nhớ tới trường cấp ba mình từng công tác, số cây xanh có thể đếm trên đầu ngón tay, cỏ dại cũng không có nửa cọng, khó trách người hiện đại dễ cận thị như vậy, đi học mệt mỏi lại không thể nhìn chút màu xanh tươi mát, làm sao tốt cho mắt được?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.