Mỹ Ngọc Thiên Thành

Chương 136: Bàn tay nhuộm vải tuyệt diệu




Phương pháp nhuộm vải của Thanh Tranh, thật đúng với câu ngạn ngữ: Bất Minh Tắc Dĩ, Nhất Minh Kinh Nhân (không làm thì thôi, đã làm thì kinh người)...
Hải Đường để người làm thu mua lẻ tẻ mấy trăm cuộn vải tơ màu sắc nguyên bản, đường vân đều nhau từ các vùng nông thôn, đương nhiên là chất lượng và màu sắc đều đã không tốt lắm, nếu không thì những nhà kia cũng đã sớm lấy ra bán, không đến mức trữ hàng ở trên tay.
Vì mua nhóm vải màu sắc nguyên bản này, Hải Đường gần như là dốc hết tất cả. Để mua vải nhuộm và thuốc nhuộm, rất nhiều trang sức mà lúc Trần Kế Hán còn sống đưa cho nàng cũng mất gần hết, có thể nói là được ăn cả ngã về không!
Thanh Tranh có thể nhuộm vải hay không thì Hải Đường không rõ lắm, nhưng Hải Đường rất rõ là Thanh Tranh làm xiêm yvô cùng đẹp. Ngày đó khi Lâm An, Tiểu Ngọc, Hải Đường, Tú Tâm, Gia Nhi cùng giúp đỡ nữ hài tử này, từ khi biết Thanh Tranh thì cũng chỉ để Thanh Tranh may xiêm y cho các nàng, không mặc xiêm y những nhà khác làm nữa.
Hi vọng tay nghề nhuộm vải của Thanh Tranh cũng xuất sắc như tú công của nàng vậy!
Trong thành Minh Châu, phường nhuộm lớn nhỏ có hơn mười nhà, quy mô cũng có lớn có nhỏ. “Hồng phường” là phường nhuộm lớn nhất, dùng mấy trăm cái vại nhuộm màu đỏ nhuộm vải, có thể đồng thời nhuộm mấy trăm cuộn lụa mỏng, nghe nói thuốc nhuộm trong vại nhuộm có hơn ngàn cân (1cân = 0,5kg). Để danh tiếng phường nhuộm của một nhà vang xa, không chỉ là vại nhuộm và thuốc nhuộm nhiều ít, mà còn nằm ở chỗ sư phụ nhuộm vải và phương pháp nhuộm vải.
Đây là chuyện trong nghề đều biết. Thành phẩm tơ lụa xấu luôn liên quan chặt chẽ với phương pháp nhuộm vải của sư phụ, mỗi một phường nhuộm đều có vài sư phụ nhuộm vải xuất sắc, phương pháp nhuộm vải của bọn họ là bí mật không truyền ra ngoài. Nếu không những nhà này cũng không cần đưa vải tới phường nhuộm, tự mua vải và thuốc nhuộm về nhuộm là được rồi, cần gì tốn tiền công trả lương chứ?
Phiền não lúc trước của Hải Đường chính là Chu thị đã từng chào hỏi qua tất cả lão bản phường nhuộm trong thành Minh Châu này, để bọn họ không nhận việc làm ăn của mình. Không có sư phụ nhuộm vải hướng dẫn, cho dù có vải và vật liệu đầy đủ thì cuối cùng có nhuộm ra cũng nhất định là một đống phế liệu, ngay cả vải không nhuộm màu cũng không bằng!
May mà gặp được Thanh Tranh sẽ nhuộm vải, Hải Đường vẫn tính tới đường lui. Cùng lắm thì việc làm ăn thua lỗ, tới lúc đó nàng sẽ đóng cửa hàngtơ lụa cũng giống như vào chùa làm ni cô thôi!
Thanh Tranh gọi hai người làm mang tơ lụa vào trong tiệm, pha thuốc nhuộm mua về theo tỷ lệ nhất định.
Màu chàm, cỏ xuyến, hoa hồng, hoa hòe, cây nghệ, sơn chi, cây hoàng bá, tử thảo, tía tô, cây củ nâu, ngũ bội tử, cây gỗ vang..... Những thuốc nhuộm này có nhiều màu sắc khác nhau, từng cái được đổ vào các vại nhuộm, tràn ra một mùi vị đặc thù của cây cỏ thực vật.
Tiểu Ngọc ở một bên nhìn quá trình nhuộm vải vô cùng kì diệu thời cổ đại này, thuốc nhuộm màu của đời này hoàn toàn khác hẳn vớidùng thuốc nhuộm hóa học của đời sau. Dùng hoa cỏ thiên nhiên, cây cối, hành, lá cây, trái cây, hạt giống, vỏ, rễ cây lấy sắc tố ra làm thuốc nhuộm, là kỹ thuật nhuộm màu chủ yếuở thời cổ đại. Người dân ở cổ đại thật là quá vĩ đại! Tiểu Ngọc lại cảm thán trong lòng lần nữa.
Mà kinh hỉ Thanh Tranh mang đến cho các nàng vẫn còn ở phía sau.
Màu nhuộm vải thông thường cũng là năm màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, đen. Sau đó ở xưởng nhuộm dùng kỹ thuật khá tinh sảo pha trộn năm loại màu cơ bản này với nhau, làm ra “nhiều màu sắc”, chuyện này thật sự là khảo nghiệm tay nghề của sư phụ nhuộm vải.
Thế nhưng tơ lụa Thanh Tranh nhuộm thành thì có màu sắc cực kỳ phong phú, chỉ là tơ lụa màu đỏ thôi mà đã có nhũ đỏ bạc, đỏ tươi, đỏ hồng, đỏ thẫm, hồng phấn, màu hồng hoa đào và nhiều loại màu sắc khác nữa. Những tơ lụa này đều có thể làm y phục cho nữ tử đáng được chú ý nhất, vốn là tơ lụa rẻ tiền, qua tay Thanh Tranh thì giá trị tăng gấp trăm lần, chói lọi giống như là tia chớp chiếu vào ráng mây màu hồng!
Những cuộn vải khác thì được nhuộm thành màu vàng nhạt, màu hoa cúc vàng, màu vàng hơi đỏ, vàng óng, vàng đất, xanh nhạt, xanh thẫm, xanh biếc, xanh ngọc, xanh đỏ, xanh lá cây, xanh diệp lục,... Nhìn nhiều màu sắc không thể phân biệt, mọi người đã hoa cả mắt.
Không đợi Hải Đường bày vải đã nhuộm tốt này ra bán thì Tiểu Ngọc đã biết, lần này cửa hàng tơ lụa của Hải Đường được cứu rồi!
Trong lúc Tiểu Ngọc hạ quyết định chăm sóc thai thật tốt, sau đó sinh con cho Tống Tiềm thì Thích Thăng thật sự không nghĩ ra nên nói với Tống Tiềm cái gì.
Hắn vậy mà– cái gì cũng quên hết.
Quên mất tên mình, thân phận, quên mất mình đã từng sống chung với Lâm An, những bằng hữu, nữ nhân mình yêu.
Thích Thăng nhớ từng đọc qua trong sách thuốc có “Chứng mất trí nhớ”, nghe nói là đầu óc bị thương hoặc người bị kích thích mới có thể có loại bệnh này.
Thích Thăng ở nhà tranh trên núi suốt một ngày một đêm, mới biết rõ đại khái tình huống Tống Tiềm mất tích.
Tống Tiềm chỉ là mất trí nhớ, thần trí vẫn rất tỉnh táo. Hắn thấy Thích Thăng thật sự nhận ra mình, hơn nữa hắn cũng nóng lòng muốn biết thân phận của mình, cho nên sau khi hắn tỉnh lại thì nói tình hình cực kỳ rõ ràng.
Tống Tiềm nói lúc hắn tỉnh lại thìđang ở một trong một hang đa rất sâu, tối tới mức đưa tayra không thấy được năm ngón, giống như là buổi tối. Trên người hắn chỗ nào cũng là vết thương, hơn nữa cái gáy không biết bị cái gì đánh trúng mà máu tươi đầm đìa, đến bây giờ vẫn chưa hoàn toàn khỏi hẳn – hắn quay đầu lại để Thích Thăng nhìn, chính là huyệt Phong Trì ở gáy.
Tống Tiềm lần mò trong bóng tối, không biết gập ghềnh, đi được bao lâu rồi, mới bò ra khỏi cửa động này. Sau khi bò ra, hắn rất mệt, y phục trên người cũng từ lúc trong hang động thì đã không biết bị xé rách thành hình gì rồi. May mắn gặp được thợ săn đi ngang qua, đưa hắn về nhà tranh, thợ săn bôi thuốc chữa thươngđặc thù cho hắn, mới làm thương thế của hắn không tiếp tục chuyển biến xấu nữa.
Thợ săn trung niên săn thú ở trong núi này, vốn có vợ có con nhưng cũng đã sớm bệnh chết. Hắn thấy tuổi của Tống Tiềm xấp xỉ với tuổi của con trai đã chết đi nên nhận hắn làm nghĩa tử, giữ hắn ở lại.
Vết thương trên người Tống Tiềm rất nhanh đã khỏi hẳn, nhưng tâm trí vẫn không thể khôi phục tỉnh táo, hắn luôn không nhớ nổi tên mình là gì, từ đâu tới đây, lúc tỉnh lại ởtrong hang động thì một vài chuyện đều đã biến thành những đoạn ngắn mơ hồ, đứt quãng, không liên tiếp...
Nghe Tống Tiềm kể lại xong, trong lòng Thích Thăng cảm thấy rất nặng nề.
Rốt cuộc hắn cũng tìm được Tống Tiềm, nhưng là một Tống Tiềm mất trí nhớ!
Theo lời nói của Tống Tiềm mà suy đoán, chắc làtrên chiến trường hắn bị thương sau đó lăn xuống hang động bị đụng đến bất tỉnh. Lúc ấy hỗn chiến, cửa động kia lại bị cỏ dại che lấp, mọi người không ai để ý đến Tống Tiềm rớt xuống chỗ nào, lúc hắn tỉnh lại đã là buổi tối, khi đó đại quân đã kiểm kêxong chiến trường rồi rời đi.
Mặt khác lối ra còn lại của hang động này lại cách chiến trường một ngọn núi nhỏ, cho nên những đội ngũ nhiều lần được điều động lục soát trên chiến trường mới không tìm thấy tung tích của Tống Tiềm.
Đương nhiên, nếu Tống Tiềm không mất trí nhớ thì mọi chuyện đều không phải là vấn đề. Một ngọn núi mà thôi, hắn có thể tự đi xuống thị trấn dưới chân núi, nói ra thân phận của mình, sau đó có thể an toàn trở về thành Nghiêm Châu...
Nhưng cố tình hắn lại mất trí nhớ!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.