Nạp Thiếp Ký I

Chương 482: Cảm giác gia đình




Ngồi một lúc, trời cuối cùng cũng sáng, Hạnh nhi mở cửa ra ngoài, không nhìn thấy bóng dáng của Dương Đạp Sơn đâu, cũng không biết hắn chạy đi đâu luyện công rồi. Hơi cúi đầu, nàng phát hiện ở cạnh cửa có một chổi cùn, liền cầm lên định quét. Nhưng khi ngẩn đầu, nàng thấy góc phòng có mạng nhện, liền đặt chổi xuống đi lấy một câu trúc gạt hết đám mạng nhện này, sau đó dùng chổi quét bụi bám trên tường, xong mới quét nền phòng thật sạch.
Một thời thần sau, Dương Đạp Sơn cầm một gói giấy quay về, nhìn thấy phòng được quét dọn thật sạch, vô cùng cao hứng nói: "Hạnh nhi thật chuyên cần nhanh nhẹn! Không sai, quá sạch. Nào, chúng ta ăn sáng."
Hắn mở gói giấy, lấy bên trong ra mấy cái bánh bao. Hai người ngồi bên giường, ăn xong bánh bao cảm thấy khát nước, Hạnh nhi nói: 'Em thấy ở khu vườn phía trước có một cái giếng, bên cạnh có gàu..."
Dương Đạp Sơn không chờ nàng nói xong, đã đứng dậy bảo: "Đi, chúng ta đến giếng uống nước mát!"
Đến bên cạnh giếng, Dương Đạp Sơn lấy gào múc uống ừng ực, lau miệng, xong múc cái khác đưa cho Hạnh nhi. Hạnh nhi mỉm cười tiếp lấy, cũng uống vài ngụm.
Đến lúc này, trời đã sáng, cửa tiệm hai bên đường đã mở. Hai người ra đường đi mua sắm đồ đạc dùng trong nhà, một cái giường, mền gối khăn trải giường, kính đồng, khăn mặt, kéo, dao ghét, thớt chén đủa thịt heo rau.... và một vò rượu nhỏ.
Dương Đạp Sơn quyết định mua một tắm vải trắng, phân phòng thành hai. Nếu không, mỗi khi nhìn thấy thiếu nữ thanh xuân ngủ như thế hắn phải vận công chống cự mãi thì chẳng ra làm sao, đó đơn giản là một loại dày vò cực kỳ đáng sợ!
Phòng được cách ra, gian trong Dương Đạp Sơn ngủ, gian ngoài Hạnh nhi nằm. Do lò ông táo nằm ở ngoài dựa vào cửa sổ, cho nên gian ngoài cùng là nhà bếp, phòng ăn và phòng khách.
Dương Đạp Sơn còn quyết định mua thêm một cái bàn ăn nhỏ, một cái tủ hai hộc. Như vậy thì cái nhà đơn giản coi như vừa lập xong.
Vốn theo ý của Dương Đạp Sơn, phải mua một đôi môn thần (Chú: thần giữ cửa, tranh hộ pháp dán trên cửa để trừ ta) dán trên cánh cửa để ngăn tà khí. Nhưng khi hỏi thì một đôi được ấn loát quá tệ chẳng nhìn rõ được môn thần gì mà mất tới hơn 10 văn tiền. Hạnh nhi xót lòng, nói mua giấy hồng về tự nàng cắt, giá một văn tiền. Khi về, Hạnh nhi cầm kéo cắt như bay, chỉ mất thời gian uống cạn chung trà thì đã xong, một môn thần uy vũ hùng tráng xuất hiện dưới bàn tay khéo léo của nàng.
Dương Đạp Sơn vừa kinh vừa mừng, khen ngợi không ngớt. Hạnh nhi mỉm cười dùng kéo cắt vị thần còn thiếu, kết thành một đôi dán trên cửa. Đôi thần này so với đôi thần dùng hơn mười văn tiền mua còn uy vũ và đẹp rõ hơn nhiều.
Hạnh nhi lại cắt một số riềm giấy chúc mừng đại loại như "Lạc đà tiến bảo", "Tứ long phủng châu" dán lên cửa sổ và tường. Kinh qua bàn tay xảo thủ bố trí của nàng, căn phòng tức thời tràn đầy sinh khí.
Sau khi bố trí căn phòng đơn giản xong, hơn 800 văn tiền đã tiêu sạch, chỉ còn lại hơn 2000.
Lúc này trời cũng đã vào trưa, Hạnh nhi đi nhóm bếp nấu cơm.
Dương Đạp Sơn tin bản thân có thể kiếm tiền, không nguyện ý làm khổ bản thân và Hạnh nhi, nên yêu cầu từ rày về sau mỗi bữa cơm đều có thịt, ăn cơm trắng, nên Hạnh nhi làm một món mặn, món rau và một món cạnh, lại còn chuẩn bị cho hắn một hồ rượu nhỏ.
Hạnh nhi xuất thân nghèo khổ, không có điều kiện làm những tửu yến đại yến, nhưng những món ăn bình thường trong nhà lại làm rất ngon và khéo léo, khiến Dương Đạp Sơn khen luôn miệng, uống mấy chung rượu, cảm thấy sảng khoái vô cùng.
Ăn cơm xong, Dương Đạp Sơn hứng khởi đi tìm việc làm. Hắn lực khỏe, lại chịu khổ, nên rất dễ tìm việc, khuân vác cho người ta một buổi chiều, kiếm được 16 văn tiền, trở về nhà thì trời tối.
Tuy hắn có võ công, nhưng dù sao thì làm nặng vào buổi chiều nóng thế này mệt lã người là điều dễ hiểu. Trở về nhà, hắn nằm vật ra giường, không muốn động đậy.
Hạnh nhi đã nấu cơm chiều xong, bước đến quỳ gối trên giường đấm lưng cho hắn.
Ừ...! Thật là dễ chịu. Dương Đạp Sơn dạy luôn cho Hạnh nhi thủ pháp xoa bóp, để sau này mát xa cho hắn. Mới đầu thì tay chân có phần vụn về, nhưng Hạnh nhi sinh tính linh cảo thông tuệ, nhanh chóng nắm được yếu lĩnh, sau một hồi day xoa huyệt, Dương Đạp Sơn cảm thấy toàn thân sảng khoái, tinh thần khôi phục rất nhanh.
Khi ngồi xuống ăn cơm, có thịt có rượu, dưới ánh đèn vàng ệch của ngọn đèn dầu, căn phòng đầy không khí êm ái. Hạnh nhi cũng rót một ly ngồi uống cùng Dương Đạp Sơn, khiến hắn cảm giác đang vui hưởng không khí gia đình trẻ êm ấm.
Tối đến, sau khi kéo màng, Dương Đạp Sơn cuối cùng có thể trần trụi mà ngủ. Người thời cổ không mặc đồ ngủ, cho dù trời lạnh cũng không mặc áo quần gì. Tối hôm qua tuy vận công dập tắt dục hỏa, nhưng có một thiếu nữ hấp dẫn ngủ bên cạnh, hắn không thể nào ngủ ngon giấc. Hiện giờ kéo màn bố nhìn không thấy, cộng thêm ngồi xếp bằng nhập định, tâm thần hợp nhất, hắn không còn cảm giác thứ dụ hoặc như hôm qua nữa. Sau khi đả tọa xong, Dương Đạp Sơn nhanh chóng ngủ say, giấc ngủ thập phần yên ổn.
Sáng sớm hôm sau, hắn thức dậy sớm như bình thường. Hạnh nhi cũng đã sớm thức dậy, chuẩn bị nhóm bếp làm cơm sáng.
Nàng nghe Dương Đạp Sơn thức dậy, vội kéo rèm qua, định phục thị hắn mặc quần áo, không ngờ hắn chẳng mặc gì, hô lên cả kinh xoay ngừơi lại.
Dương Đạp Sơn vộ che cây chiến kỳ đăng dựng đứng vì sáng sớm, ấp úng hỏi: "Em ... em làm gì?"
"Hạnh nhi....Hanh nhi phục thị thiếu gia mặc y phục a." Hạnh nhi hơi chần chờ một chút, chuyển thân lại đỏ mặt cúi đầu đi vào, "Thiếu gia, Hạnh nhi là nô tì, sau này phải phụ vụ cận thân với người mà." Nói xong, Hạnh nhi cầm lấy áo khố của Dương Đạp Sơn, giúp hắn mặc đồ.
Hồng kỳ của Dương Đạp Sơn vẫn còn chưa chịu kéo xuống, cho nên hắn nhắm mắt im lặng vận công, cho cờ yên gió lặng, nhưng dù sao cũng hơi ngượng, quay người lại tiếp lấy khố tự mặc, sau đó mới cho Hạnh nhi tiếp tục công việc.
Hạnh nhi lấy nước cho Dương Đạp Sơn rửa ráy, rồi làm cơm sáng trong khi hắn ra cửa luyện công. Khi Dương Đạp Sơn quay lại, cơm sáng thơm lừng đã chuẩn bị xong.
Ăn xong, hắn đi tìm việc làm, chỉ nhận được việc vặt có nửa ngày, do có quá nhiều người tìm việc. Hơn nữa, ông chủ lại keo kiệt, mệt gần đứt hơi mà chỉ được 6 văn tiền.
Sau đó hơn 10 ngày, Dương Đạp Sơn đi khắp thành tìm việc làm, ngày nào may mắn thì kiếm được hơn mười văn, không may thì đi suốt ngày chẳng có văn nào, tay không trở về.
Cho dù như vậy, những ngày tháng này vẫn êm đềm trải qua. Dương Đạp Sơn thấy đã an định chỗ ở, liền đến chỗ của Điền cô nương lấy rương pháp y của mình về. Hiện giờ đã có nhà, lại có Hạnh nhi, hắn yên tâm món báu vật này đã có người coi sóc.
Sau khi nói với Hạnh nhi một câu, Dương Đạp Sơn ra cửa đến thẳng nhà Điền cô nương.
Gác cổng thấy một lao động nặng mặc áo thô vải bố đến tìm thiếu phu nhân, vốn định không phản ứng, nhưng bị ánh mắt như điện của hắnquét phải, biết đây không phải là người hiền, vội chạy vào trong thông báo.
Chẳng mấy chốc, Điền cô nương phe phẫy quạt uốn éo đi ra, vừa thấy Dương Đạp Sơn thì mắn đã đầy sắc xuân, khẽ gõ quạt lên vai hắn: "Dương huynh đệ, nhiêu ngày không gặp cậu, người ta còn cho rằng cậu đã quên rồi chứ, mau vào đi."
"Không cần đâu, chị chủ, tôi đến lấy cái rương, tôi đã tìm được chỗ ở rồi."
"Vậy à? Thật không? Ở đâu?"
"Ở phía tây thành."
Điền cô nương hơi ngẩn người: "Chỗ đó là..." Nàng ta định nói đó là khu cư trú của khổ lực bần dân, nhưng nghĩ tới Dương Đạp Sơn hiện giờ là một khổ lực, không ngụ ở đó thì ở đâu? Cho nên nàng lái lời đi chỗ khác: "Dương huynh đệ, hay là... cậu hãy đến chỗ của người ta ở cho rồi. Nếu cậu cảm thấy không tiện, thì người ta sẽ thu tiền thuê. Cậu muốn trả bao nhiêu tiền thì cứ đưa bao nhiêu. Ngụ ở chỗ người ta đây, dù sao cũng thư thả hơn, đúng không nào?" Nói xong, ánh mắt nàng đầy vẻ mong chờ.
Dương Đạp Sơn nhớ đến ánh mắt cảnh giác của Long Vượng, thầm nghĩ chỗ của cô dù tốt hơn chỗ ta đang ở nhiều, nhưng Long Vương sẽ đề phòng ta như phòng giặc vậy, có tự tại gì cho cam. Hắn liền chấp tay xá xá đáp: "Đa tạ chị chủ, hay là không vậy, thỉnh chị dâu đem rương giao cho tôi, tôi còn phải đi tìm việc làm nữa."
Điền cô nương lộ vẻ thất vọng vô cùng, u oán thở dài: 'Vậy được a, người ta cũng không miễn cưỡng cậu, cậu cứ chờ đó, người ta vào lấy rương cho." Nói xong nàng chuyển thân đi vào, lát sau ôm rương và gói hành lý của Dương Đạp Sơn khệ nệ đi ra đưa cho hắn, lại bảo: "Dương huynh đệ, người ta muốn đến chỗ cậu ở coi thử xem, chịu hay không?"
"Được a!" Dù gì thì hiện giờ không có việc làm, cũng không gấp kiếm tiền mua gạo, Dương Đạp Sơn tiếp lấy rương, Điền cô nương dẫn theo tiểu nha hoàn, đưa hành lý của Dương Đạp Sơn cho nha hoàn cầm, rồi ba người ra cửa, xuyên qua đường lớn đường nhỏ, đến căn phòng thuê của Dương Đạp Sơn ở tây thành.
Hạnh nhi đã thu thập phòng xong, đang bắt một cái ghế nhỏ ngồi trước cửa thêu đế hài. Khi thấy Dương Đạp Sơn mang theo hai cô gái về, nàng hơi kinh ngạc, vội đứng dậy chào: "Thiếu gia, ngài đã về rồi!"
Điền cô nương hơi sửng sốt, hỏi Dương Đạp Sơn: "Vị này là....?"
"Là nha hoàn của ta, tên là Hạnh nhi." Dương Đạp Sơn giới thiệu, xong quay đầu bảo Hạnh nhi: "Hạnh nhi, vị này là Long phu nhân, phía sau là tiểu nha hoàn của nàng ta."
Hạnh nhi vội đặt đế hài xuống ghế, làm một lễ chữ phúc chào: "Hạnh nhi ra mắt Long phu nhân." Điền cô nương gật gật đầu.
Hạnh nhi thi lễ xong, do trong phòng nóng bức, nàng chạy lúp xúp vào nhà lấy hai ly trà và mang ghế ra mời mọi người ngồi trước cửa.
Điền cô nương cầm chiếc đế hài trên mặt ghế lên, thấy trên đó có thêu hình hai hoa sen rất đẹp, đường thêu rất khéo léo, nhịn không được khen: "Hạnh nhi tay quá khéo, chiếc lót đế hài này to vậy, chắc là thêu cho thiếu gia của em rồi phải không?"
Hạnh nhi đỏ mạt, cúi đầu dạ nhỏ: "Thiếu gia mỗi ngày đều ra ngoài làm công, mang một chiếc đệm giày thích hợp sẽ không hại chân..."
"Cô bé này thật là khéo tay, và tâm cũng rất tinh tế!" Điền cô nương lật lật xem đế hài.
Dương Đạp Sơn nghe thế mới hay thì ra là Hạnh nhi lén thêu miếng lót giày cho hắn, lòng cao hứng vô cùng, lấy tấm lót từ tay Điền cô nương xem xét, khen: "Hạnh nhi khéo tay thật!" Rồi chỉ vào riềm hoa ở cửa, "Chị chủ xem, riềm giấy này là do Hạnh nhi cắt đấy!"
Điền cô nương bước tới cửa sổ xem xét, gật đầu nói: "Đúng là không tệ!" rồi bước vào cửa quan sát, nhìn đôi môn thần, khen ngợi luôn miệng, khiến Hạnh nhi đỏ mặt hổ thẹn vô cùng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.