Hữu Trọng ngỡ ngàng trước những lời nói của cô. Không thể nào tin được đó lại là sự thật. Cô có xe máy đi học, có di động để xài, biết rành về vi tính. Ở vùng nông thôn này không phải là con nhà khá giả thì sao có thể có được những điều ấy. Trong mắt anh ta hiện lên sự nghi ngờ rỏ ràng.
Nhưng Thu Trúc lại mỉm cười nói. .
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1. Cô Gái Ngốc, Tôi Yêu Em
2. Ngài Ảnh Đế Đang Hot Và Cậu Nghệ Sĩ Hết Thời
3. Kẹo Sữa Bò
4. Đối Tượng Kết Hôn Của Tôi Lắm Mưu Nhiều Kế
=====================================
- Anh nếu không tin thì vào trường hỏi cô chủ nhiệm em thì sẽ biết ngay thôi.
Nói rồi cô lại để anh đứng như tượng đá ở đó mà đi lấy thùng ra ao xách nước tưới mấy chậu vạn thọ. Lúc này, cô đã cởi bỏ bao tay ra, anh chợt nhìn thấy những vết chay sần trên bàn tay bé nhỏ của cô. Nếu một cô bé được sống trong gia đình khá giả, được thươmg yêu chiều chuộng thì bàn tay có thể có những vết chay như thế này sao? Những vết chay này hẳn là đã phải trải qua lao động vất vả trong nhiều năm mới hình thành được.
Ở vùng nông thôn này không hiếm nhìn thấy những cô bé còn rất nhỏ tuổi đã phải ra đồng phụ giúp cha mẹ làm lụng, mặt nám tay chay chỉ là chuyện bình thường. Nhưng cô thì khác, làn da cô rất trắng trẻo, mịn màn, ngủ quan lại tinh xảo. Mái tóc không có cháy nắng, hay che ngọn như những cô bé kia mà đen bóng, mượt mà lúc nào cũng bồng bềnh trong gió làm người nhìn tưởng như cô mới vừa đi hấp dầu trong tiệm. Dù rằng cô vừa mới lăn lộn trong đất ra nhưng khi cô bỏ những thứ bảo hộ rườm rà của người làm vườn qua một bên thì cô lại hóa thành một nàng tiểu thư khuê các không chút nào lôi thôi hay dơ bẩn nào cả. Ai có thể tin rằng cô là con nhà nghèo hằng ngày đi học về đều phải ra đồng cắt cỏ cho bò ăn chỉ trừ những ngày học luôn hai buổi? Thứ duy nhất chỉ có đôi bàn tay chay sần ấy, là minh chứng duy nhất cho sự lao động vất vả của một cô bé mồ côi sống nhờ vào sự nuôi nấng của cậu mợ và bà ngoại từ khi chỉ mới 5 tuổi.
Tưới xong hết, cô đem cất thùng vào, sau đó thì vào nhà chào bác Hai ra về. Qua thời gian tiếp xúc, bây giờ ông nói chuyện với cô đã rất thân thiết, không còn sự nhàn nhạt như ban đầu nữa. Ông thân thiết nói.
- Con ở lại ăn cơm với bác rồi hãy về!
Nhưng cô lại cười đáp.
- Dạ thôi! Bác và anh ăn đi! Ở nhà bà ngoại có nấu cơm chờ con về ăn. Con về mà không ăn ngoại sẽ lo lắng hỏi tùm lum rồi lại lo nghĩ bâng quơ nữa. Chiều con lại vô! Thôi thưa bác con về ạ!
Cô cũng không quên chào Hữu Trọng.
- Anh ở lại với bác nhé! Chào anh em về!
Hữu Trọng vẫn còn ngơ ngác đứng như tượng đá nãy giờ, cho đến khi cô ra chào, anh mới hoàn hồn, theo bản năng mà đáp.
- Ờ... em về...
Nhưng rồi lại giật mình.
- Hả? Về? Này...
Muốn gọi lại hỏi gì đó nhưng cô đã nổ máy xe mà chạy ra ngoài rồi. Bác Hai bèn nói.
- Nó đi rồi! Còn đứng như trời trồng ngoài đó làm gì? Vô ăn cơm!
Hữu Trọng sờ sờ mũi đi vào phụ bác dọn cơm. Vừa dọn vừa hỏi.
- Thu Trúc nhà ở gần đây hả ba?
Ông liếc nhìn anh, rồi nói.
- Hỏi làm gì? Để ý con người ta hả?
Hữu Trọng hốt hoảng vội nói.
- Không có... con không có để ý! Chỉ là cô bé đó là học sinh trong lớp tín chỉ A vi tính con đang dạy. Đột nhiên ba tuần nay không vô học, không ngờ ra lại thấy trồng bông vạn thọ ở đây nên con mới thắc mắc hỏi thôi.
Bác Hai lại nhàn nhạt nói.
- Ra là vậy?
Cơm dọn ra bàn chỉ có vài món ăn đạm bạc rau muống xào, cá lóc kho, canh rau ngót, nước chấm tỏi ớt nhưng Hữu Trọng lại cảm thấy nó còn ngon hơn cả sơn hào hải vị. Đây là do chính tay ba anh nấu, người đã hi sinh hạnh phúc của mình để chăm lo cho các con. Kết quả, cuối cùng nhận được cũng vẫn chỉ là sự cô độc ở tuổi xế chiều. Anh lại nghẹn ngào muốn nói gì đó thì đột nhiên ông lên tiếng.
- Nhà con Trúc đi ra khoảng năm sáu cây số nữa mới tới.
Anh ngạc nhiên hỏi.
- Hả? Xa vậy sao mà vào tận đây trồng bông? Còn... không phải ba nói đất này ba đã bán cho người ta và chủ đất cũng chấp nhận cho ba ở đây tới... lúc già. Vậy thì cô ấy có quan hệ gì với chủ mua đất mà có thể được vào đất này trồng?
Ông thản nhiên đáp.
- Nó chính là chủ đất!
Hữu Trọng chợt rung tay, đôi đũa cầm suýt nữa thì đánh rơi.
- Cái... cái gì? Chủ đất?
Ông nhàn nhạt nói.
- Bộ lạ lắm sao? Đâu phải mày chưa thấy ai 16 tuổi mà sở hữu bất động sản à?
Anh lắc đầu.
- Không phải vậy đâu ba! Bởi vì vừa nãy cô ta nói mình là con mồ côi phải sống nhờ vào bà ngoại và cậu mợ nuôi nấng, nhà cậu mợ cũng không khá giả. Tiền kiếm được cũng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày, nên cô ta mới trồng bông bán tết kiếm tiền xài. Nếu đã như vậy thì tiền đâu mà cô ta mua mảnh đất này chứ? Dù rằng 100 triệu cũng quá rẻ nhưng với điều kiện gia đình như vậy thì ngay cả cậu mợ cô ta còn chưa chắc có tiền để mua huống chi là cô ta. Con là đang tức cô ta lừa con đây? Làm suýt nữa là tin rồi! Thật quá đáng!
Thế nhưng bác Hai lại nói.
- Nó không lừa mày! Những gì nó nói điều là sự thật!
Hữu Trọng chấm hỏi đầy đầu, ngơ ngác nhìn ông. Ông gắp một cộng rau muống bỏ vào miệng nhai ngon lành rồi nói tiếp.
- Nó mồ côi! Cậu mợ nó cũng không khá giả. Còn vì sao nó có tiền mua đất thì tao không biết và cũng không cần biết. Nhưng chắc chắn không phải là được ai cho hay nó ăn cắp ăn trộm gì. Nếu cho thì ai lại cho một cô bé chưa đủ 18 tuổi số tiền lớn như vậy đặc biệt là ở vùng nông thôn khỉ ho cò gáy này. Còn nếu ăn trộm ăn cắp thì nó dám ngang nhiên mà tự do mua đất sao? Nó không chỉ mua mảnh này mà mày nhìn bên kia đường cạnh xe nước mía có một mảnh vừa mới đổ đất đó, cũng là của nó. Mảnh đó lúc trước cũng kêu giá là 100, mà chỉ là cái ao thôi. Mua xong mới đổ đất, cũng phải tốn thêm vài chục nữa.
Hữu Trọng lại ngơ ngác.
- Vậy không lẽ là trúng số hả?
Ông phì cười rồi nói.
- Trúng hay không không quan trọng, quan trọng là nó chỉ là một con bé con mới 16 tuổi. Cái tuổi đúng lý phải ngây thơ, mơ mộng, hồn nhiên thì nó lại trở nên trầm lặng, sâu sắc và dày dặn kinh nghiệm như người đã trải qua biết bao sóng gió của cuộc đời. Có tiền trong tay không tiêu xài cho thoải mái mà lại đem mua đất để dành. Mày là người cũng có chút đầu óc kinh doanh, chắc mày cũng hiểu điều đó đại diện cho điều gì rồi. Nhưng lúc mày 16 tuổi mày cũng đâu có nghĩ tới đúng không? Có tiền là mày lập tức ra tiệm net hoặc là rủ bạn bè hội họp có biết làm thêm gì kiếm tiền đâu. Tới lên đại học mới biết.
Hữu Trọng lại sờ mũi xấu hổ không thôi. Nhưng anh vẫn không thể nào tin Thu Trúc lại có thể trải qua điều gì trắc trở, nếu không cô cũng đâu thể học đến bây giờ và tự do làm những điều mình muốn. Anh bèn nói.
- Biết đâu cậu mợ hay bà ngoại của cô ấy chỉ bảo thì sao?
Ông Hai lại phì cười lắc đầu.
- Ha ha... xem ra hơn một năm tao đi tuy mày có chút trưởng thành, hiểu biết đời hơn nhưng suy nghĩ hãy chưa sâu sắc thấu đáo lắm. Nếu cậu mợ hay bà ngoại nó khôn khéo như vậy thì tới giờ đâu có nghèo con. Không chừng đã là người giàu có nhất vùng rồi. Mà giả sử họ có tài mà không đủ lực thì khi biết con Trúc có số tiền lớn như vậy dễ dàng để nó nắm trong tay sao? Dù thương thì thương nhưng cũng chỉ là cậu mợ, họ còn những đứa con của họ. Con là máu cháu là mủ cái gì thì cũng phải lo cho con mình trước tiên chứ.
Hữu Trọng lặng thinh lắng nghe lời ông dạy bảo. Cũng rất vui vì hôm nay ông đã chịu mở lời dạy bảo có nghĩa là ông đã không còn giận anh nữa. Nhưng lòng anh lại càng dâng lên sự tò mò về Thu Trúc hơn nữa. Ông lại thở dài nói.
- Nhớ lần đầu gặp con Trúc tao cũng không nghĩ nó mới 16 tuổi. Trong ánh mắt nó toát lên một sự thản nhiên của một người đã trải qua sự đau khổ, mất mát, đau thương của tình cảm, của cuộc đời giống như một người đã từng vấp ngã rất nhiều lần nhưng lại không tuyệt vọng mà sẵng sàn đứng lên bước tiếp. Rủ bỏ sau lưng mọi phiền muộn để hướng về phía trước, cũng đồng nghĩa với việc sẽ không bao giờ quay đầu để nhìn lại quá khứ đau thương ấy. Nhưng sẽ khoác lên cho mình một lớp bảo hộ để tránh cho những vấp ngã tương tự xảy ra. Đời là vô thường đâu ai biết được trên chặng đường cuộc đời sẽ lại gặp được những điều bất ngờ gì?
Hữu Trọng chợt hỏi.
- Ba rất thích Thu Trúc hả?
Ông gật đầu.
- Ừ! Nếu tao mà có đứa con gái như vậy thì giờ này tao đâu phải cô độc ở đây?
Hữu Trọng lại cuối đầu ân hận, nhưng rồi anh bổng nói.
- Hay ba trở về trên thành phố ở đi ba?
Ông nhướng mày.
- Trở lên đó tao không phải cũng ở nhà một mình đó sao?
Hữu Trọng nghẹn họng, ông nói đúng mà lên đó ông cũng chỉ ở một mình thôi. Anh chị đều đã có gia đình ra riêng, còn anh thì cũng không mấy khi ở nhà. Chi bằng để ông ở dưới này không khí trong lành thoáng đãng còn thoải mái hơn. Lâu lâu về thăm cũng không khác gì ở trên đó. Chỉ là nơi này... anh nhìn căn nhà lá đơn sơ mà nhíu mày. Bèn nói.
- Ba à! Hay là con trả lại số tiền đó cho Trúc lấy lại mảnh đất này rồi xây cho ba một căn nhà mới chứ cái nhà này trời nắng thì không sao nhưng mưa... chắc sẽ dột nhiều chổ lắm.
- Mày khỏi lo! Con Trúc nó nói để tết này nó bán bông có tiền rồi sẽ xây cho tao một căn nhà mới đủ tao ở. Chừng nào tao chết thì đem tao với bả vô chung luôn khỏi xây kim tĩnh.
Ông vừa chỉ ra ngôi mộ phía trước mà vừa cười vừa nói, làm cho Hữu Trọng phải trợn mắt ngạc nhiên. Có mấy chục chậu bông bán được bao nhiêu mà đòi xây nhà cho ông chứ? Còn bảo chừng nào ông chết thì chôn trong đó khỏi xây kim tĩnh, thật đúng là làm người ta một phen ôm bụng mà cười vừa giận mà cũng vừa yêu. Giận là cô đem trù người ta chết, yêu là vì những lời ấy nói ra rất là chân chất, thành thật không giả dối còn mang chút nét ngây thơ nữa. Cô bé như vậy bảo ông không thích sao được. Ngay cả anh cũng còn thích nữa cơ mà.