Nếu Ngày Ấy..

Chương 19: Mùng 1




Anh Tuấn sang tiệm rửa xe lấy xe của mình rồi cũng chạy về. Nhưng kỳ thực anh là muốn đuổi theo Thu Trúc, anh muốn tìm hiểu nhiều về cô, một người con gái đầu tiên có ánh mắt đã khiến anh phải mất hồn.
Xe của Thu Trúc là 50 thì làm sao mà nhanh bằng xe 100 phân khối của anh được, chỉ vèo một cái là anh đã đuổi kịp theo và chạy ngang hàng với cô rồi. Thu Trúc mắn thầm trong lòng "Sao mà anh ta dai thế không biết?" Mắc gì phải đi cùng cô mới chịu?
Anh lại hỏi cô đủ thứ điều nào là nhà ở đâu? Nhà có mấy anh chị em? Cô là thứ mấy? Nhưng khi cô đáp cô là trẻ mồ côi, hiện ở cùng bà ngoại và cậu mợ thì anh mới khựng lại rồi hỏi bà ngoại nay bao nhiêu tuổi? Cậu mợ có mấy người con? Vân vân và mây mây... cô thật muốn phát hỏa nhưng chỉ còn vài chục mét nữa là tới ngã tư đường quẹo vào nhà cô rồi. Cô quẹo bên trái còn anh ta quẹo bên phải, đường ai nấy đi không ai đụng ai nên cô ráng nhịn mà cố đáp qua loa cho có lệ.
Chia ra với anh ta rồi cô mừng húm, vui vẽ mà trở về. Còn ai kia thì vô cùng tiếc nuối, đứng dừng lại nhìn cô khuất dạng rồi mới đi về. Nhưng đột nhiên anh lại vỗ vô trán mình một cái bốp...
- Trời ạ! Quên xin số điện thoại rồi!
Xưa nay ghẹo gái anh có bao giờ xin số điện thoại đâu nên theo thói quen mà quên mất không xin. Giờ thì hay rồi! Đây là muốn chính thức làm quen mà không có số điện thoại thì làm sao nhắn tin, gọi điện trao dồi tình cảm đây? Ơ... nhưng không sao? Không phải thằng Út là bạn thân của thằng Tú đó sao? Hôm nào nó qua chơi anh thử dọa xem nó có số điện thoại của Thu Trúc không. Nếu có thì anh xin còn nếu không thì nhờ hắn xin dùm. Tuy cô còn đi học nhưng chỉ là làm quen trò chuyện thôi mà, đâu có làm gì đâu mà phải sợ. Nghĩ vậy, anh vui vẽ mà chạy về vừa chạy vừa huýt sáo.
Sáng mùng 1, Thu Trúc cũng như mọi năm mà đi đến nhà chú Út thắp cho ông bà nội nén nhang. Sau đó, ngồi nói chuyện với chú Út một lúc rồi về. Thiếm Út cũng như mọi khi đối với cô không mặn không nhạt, cô thưa thì gật đầu đáp một tiếng cho có lệ rồi thôi. Kiếp trước, vì chuyện lúc 5 tuổi mà mỗi khi đối mặt với thiếm Út cô vẫn có chút run sợ, thậm chí khi thưa cũng cuối sát đầu không dám nhìn thiếm ấy. Mãi đến sau này khi lên thành phố tiếp xúc với quá nhiều chuyện đời, cô mới cảm thấy thiếm ấy cũng chẳng có gì đáng sợ.
Thiếm ấy cũng như bao người phụ nữ khác thôi, mà phụ nữ ai lại không ích kỷ. Chỉ có điều một người có lý trí, biết suy nghĩ hậu quả sẽ biết cách khắc chế hoặc che dấu đi sự ích kỷ đó. Chẳng hạn như cô cũng ích kỷ đấy thôi, có tiền trong tay cô cũng lo cho bản thân mình trước sau đó mới tới người khác. Mợ hai cô cũng ích kỷ đấy, có gì ngon tốt thì đều sẽ dành phần cho con mình trước, cô chỉ có thể hưởng phần dở hơn, cũng đúng thôi có người mẹ nào mà không vậy. Nếu cô là con ruột mợ thì mợ cũng sẽ dành phần ngon cho cô thôi.
Đứng về phương diện người con thì những người mẹ như vậy mới đáng quý. Ngay cả thiếm Út cũng là một người mẹ đáng được tôn kính, cố gắng lam lũ vất vả chứ không bao giờ để con mình thua thiệt với ai. Thậm chí sau này con đòi mua xe sang chạy cho bằng bạn bằng bè, dù không có tiền cũng ráng vay mượn mua cho con. Chạy đâu được vài bửa bị cướp mất cũng chẳng nói con tiếng nào còn nói là của đi thay người, rồi lại vay mua tiếp chiếc khác, nợ nần chồng chất phải đi lên thành phố giúp việc kiếm tiền về trả nợ từ từ. Haiii... thật đáng thương cho tấm lòng những người mẹ thương con.
Cô vừa định dắt xe ra thì thằng Út Thắng từ nhà chạy ra hỏi.
- Chị Trúc đi về hả?
Đây là đứa con sau này phá của nhất của chú thiếm Út, làm chú thiếm phải mắc nợ tứ giăng. Nhưng chỉ là sau này lớn lên theo bạn bè xấu thôi chứ bây giờ nó hãy còn ngoan lắm. Nó chỉ mới có 10 tuổi. Cô cười đáp.
- Ừ! Chị về!
Thế nhưng cậu ta lại hỏi.
- Chị Trúc có xe mới hồi nào vậy?
Ồ... thì ra là để ý chiếc xe của cô. Cô tươi cười nói.
- Chị có lâu rồi! Nhưng vì chị bận quá nên không có thời gian qua chở bé Thắng đi chơi! Cưng đừng có giận chị nha!
Bé Thắng lắc đầu nói.
- Em không giận chị đâu. Cha nói chị ở đậu nhà cậu mợ rất là vất vả làm lụng suốt ngày chứ đâu được như em ăn no rồi ngủ.
Cô phì cười xoa đầu cậu rồi nói.
- Chị đâu có vất vả chị chỉ là dùng sức lao động để đổi lấy tiền ăn cơm, tiền đi học thôi. Ngay cả cậu mợ chị hay chú thiếm cũng phải làm mà. Có làm mới có ăn chứ.
Cậu lại hỏi.
- Vậy tiền đâu chị mua xe?
Cô khựng lại, câu này khẳng định không phải là bé tự nghĩ ra, cô thử nhìn vào trong nhà thì thấy ánh mắt thiếm Út có vẽ như né tránh. Cô đã hiểu người muốn hỏi câu này là ai rồi. Cô định nói y như nói với cậu mợ, nhưng suy nghĩ lại bé hãy còn nhỏ, lúc này là lúc hình thành ý thức phải cho bé biết quý trọng sức lao động, quý trọng đồng tiền nếu không sau này bé lại sẽ phá của như kiếp trước thì tội cho chú Út lắm. Cô cười nói.
- Chị là tự để dành tiền mua đó! Em thấy chị giỏi không?
Bé ngơ ngác hỏi.
- Sao để dành được hả chị?
Cô bèn đáp.
- Ưm... mỗi ngày chị giúp cậu mợ hai đi cắt cỏ bò thì cậu mợ sẽ cho chị một ngàn đi học. Chị không ăn bánh mà để vào con heo đất ngày này qua tháng nọ, từ lúc chị học lớp 5 cho tới bây giờ và còn nhiều khi tết ai cho tiền chị, chị cũng bỏ heo đất. Tới lúc đập ra mới có tiền mua xe đó.
Mắt bé tỏa sáng, ngây thơ nói.
- Vậy nếu bây giờ cha mẹ cho tiền em đi học, em bỏ ống heo có phải tới lúc lớn như chị em cũng có tiền mua xe chạy phải không chị? Em cũng học lớp 5 rồi đó!
Cô cười đáp.
- Dĩ nhiên rồi! Nhưng mà tiền muốn bỏ vào phải là do em tự nhịn quà vặt mà bỏ đó và dù có thèm tuyệt đối cũng không được xin thêm, nếu không khi em đập ra thì tiền sẽ mục nát hết không thể mua xe được đâu.
Bé lại gãi gãi đầu hỏi.
- Nhưng lỡ em thèm quá không thể nhịn nổi thì sao? Em... em... muốn ăn....
Cô cười nói.
- Vậy em phải làm giúp cha mẹ cái gì đó mới có thể đổi được tiền mà mua. Như chị nói đó... có làm mới có ăn. Chị cũng vậy thôi, lỡ bỏ ống heo rồi đâu lấy ra được, phải phụ cậu mợ thêm việc gì đó hoặc là phụ nhà hàng xóm cắt cỏ mới có tiền đó. Em hiểu không?
Bé Thắng tuy nhỏ nhưng cũng rất thông minh, cô chỉ cần nói như vậy thì bé đã hiểu rồi, vội gật đầu nói.
- Em hiểu rồi chị! Từ hôm nay em sẽ bắt đầu bỏ ống heo để dành tiền mua xe.
Cô hài lòng lại xoa đầu bé tiếp, bây giờ cô đã hiểu vì sao mà Hữu Trọng hay thích xoa đầu cô rồi, tóc mềm mềm, mượt mượt thật sướng cái tay. Cô bèn móc ra 100 ngàn lì xì cho bé, rồi nói.
- Năm nay chị trồng bông bán tết có tiền nên chị lì xì cho em nè. Em cũng đừng xài hết phải bỏ ống heo để dành mua xe nghe chưa.
Cậu bé vui mừng nhận tiền rồi gật đầu nói.
- Em cám ơn chị! Em sẽ không xài đâu! Để nguyên bỏ vô con heo để dành mua xe.
- Ừ! Em ngoan lắm! Chị về nhé!
- Dạ! Chị về!
Thu Trúc chỉ có thể giúp được như vậy. Chuyện còn lại phải tự mình bé hiểu ra rồi. Nếu tới lớn vẫn phá của như kiếp trước thì âu cũng là số mệnh vậy. Cô không hề biết rằng, chính bài học hôm nay cô dạy cho bé mà đã thay đổi hoàn toàn số phận sau này của cậu. Và cậu cũng luôn khắc ghi mãi câu nói của cô "có làm thì mới có ăn", những gì tạo ra từ mồ hôi công sức của chính mình mới có thể biết quý trọng nó.
Chú thiếm cô ngồi trong nhà nhưng cũng nghe hết câu chuyện. Khi bé Thắng đem tiền chạy vào khoe, chú Út gật đầu trong nghẹn ngào đau xót, thở dài nói một câu.
- Có cha có mẹ thì không cần phải lo. Không cha không mẹ thì phải tự trưởng thành tự thân lo cho mình chứ có ai đâu mà lo.
Thiếm Út nhìn ông muốn mở miệng nói gì đó nhưng suy nghĩ gì rồi lại thôi, chỉ có thể bày tỏ bằng tiếng thở dài. Có lẽ bà cũng rất hối hận năm xưa đã đối xử không tốt với cô. Nhưng mà... bà cũng chẳng thể nào thương cô như con của mình được.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.