Ngậm Ngải Tìm Trầm

Chương 10: Ông Giao Long




Những món nghề ở bên ngoài thành của Lão Tứ như bôi máu chó mực vào thanh gậy gỗ rồi ném trước cổng làng để xem phải yêu ma hóa thành không hoàn toàn vô dụng với đám tinh tinh này, khi chúng không phải là ma, quỷ mà là nhờ mùi của trầm hương nên thành tinh.
Thật chất chẳng có làng Cát Tường nào ở đây cả. Tất cả đều là lũ tinh tinh hóa thành, chúng lo sợ con giao long đang nằm ngủ trong miếu hoang mà những người qua đường lập nên kìm kẹp bọn chúng không cho chúng có cơ hội ra bên ngoài cánh rừng tác oai tác quái mà hại người.
Nguồn gốc của giao long có rất nhiều dị bản, một trong số đó kể về việc một con lươn sau khi trải qua trăm năm tu đạo đã có cơ may hóa thành rồng. Nhưng khi vừa hóa rồng để bay về trời thì mới phát hiện là nó không có chân. Vì thiếu chân nên không thể gọi là rồng mà chỉ có thể gọi là giao long, nghĩa là "nửa long" hay "nửa rồng" và vì không phải là rồng nên không thể lên trời mà chỉ có thể chờ tới ngày có chân để mà có thể đắc đạo bay về trời. Lâu dần vẫn không có gì thay đổi "thiện tâm" hóa thành "tà tâm" nó căm thù ông trời vì chơi khăm nó nên nó tấn công ngư dân ban đêm làm đắm tàu, chìm thuyền.
Điều này vô tình lọt đến tai Ngọc Hoàng Thượng Đế, ngài mới ra lệnh cho thiên binh thiên tướng đến bắt giao long. Cả hai xảy ra một trận chiến bảy ngày bảy đêm, trông thấy bản thân sắp thua cuộc, giao long mới bày tỏ ra nỗi niềm, Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng khâm phục sự kiên trị của giao long nhưng do lầm đường mà lạc lối, liền cho nó ở dưới biển giúp ngư dân "đi thuận về xuôi" để chờ ngày hóa rồng lên trời.
Cũng có một dị bản khác mà được người An Nam lan truyền nhau về giao long thật chất là một con thuồng luồng. Theo miêu tả xưa, thuồng luồng là sinh vật sống ở vùng nước lớn, đầu hình rồng, mình giống rắn và có đẩy đủ tứ chi. Đối với các ngư dân thời đó, thuồng luồng là nỗi khiếp sợ vì hay đánh phá tàu thuyền, bắt người sống, trẻ nhỏ để ăn thịt. Thuồng luồng đã xuất hiện trong các ghi chép lịch sử của người Việt. Trong Đại Việt Sử ký toàn thư, phần Ngoại kỷ - Hồng Bàng, An Dương Vương, có đoạn: "Bấy giờ dân ở rừng núi thấy ở sông ngòi khe suối đều có tôm cá, nên rủ nhau đi bắt cá để ăn, thường bị thuồng luồng làm hại, đến thưa với vua. Dù có hình dạng gần giống với rồng, nhưng thuồng luồng vẫn chưa phải là rồng và cực kỳ sợ rồng. Xuất phát từ niềm tin này, người Việt cổ đã có tục xăm mình để dọa thuồng luồng, thường là loài công, phượng hay thậm chí là rồng".
Lão Tứ vừa đi vừa nói: "Đêm nay chúng ta phải xem xét kĩ con miếu này.. tôi cảm thấy có một mùi trầm hương ngào ngạt ở bên trong".
Hai tên này vừa bước đến trước miếu cách tầm chục bước chân, trời đã xuất hiện dị tướng, mưa to không ngừng, gió thổi ào ạt như tiếng hét giận dữ tát vào mặt hai kẻ "ngoại lai". Cũng đúng thôi, hai tên này không biết hành động tiếp theo của bọn hắn sẽ làm cho người dân trong làng Ngò Trại nhấn chìm trong biển máu, tiếng khóc tang thương vang cả một vùng.
Mà đó là chuyện sau này, bây giờ đây Lão Tứ đứng bên ngoài bấm quẻ một hồi, miệng nở một nụ cười nói: "Đúng là có trầm hương bên trong. Nhanh, lấy cho tôi máu chó mực, chúng ta cùng đi săn ông giao long nào".
Lão Tứ ra hiệu cho Trương Đình An cầm vũ khí cho chắc chắn, một hồi Lão Tứ bước vào bên trong cắn máu trên tay rồi nhỏ giọt vào một cái bát nhỏ, sau đó đổ chu sa và máu chó mực vào bên trong rồi cởi sợi dây nanh hổ xuống, dùng phần nhọn ở nanh khuấy đều một vòng thành một màu nước đục ngầu rồi đổ đầy xuống đất, nhanh chóng đẩy Trương Đình An vào một bụi rậm bên ngoài, ra hiệu nín thở xem xét.
Quả nhiên từ bên trong một con giao long to lớn bò ra bên ngoài, kích thước to và dài gấp chục lần người trưởng thành, nó hít hà vũng nước đục ngầu một hồi rồi uống lấy uống để. Ngôn Tình Hay
Lão Tứ cầm con dao nhọn từ bên trong bụi rậm chạy ra bên ngoài, hai tay giữ chặt con dao cắm chặt vào giữa đầu con giao long. Nó la hét đau đớn vùng vẫy một hồi nhưng vẫn không hoàn toàn tiêu diệt được nó, Trương Đình An hiểu ý, hắn cầm lưỡi liềm chạy ra bên ngoài tay trái dùng một lực chém vào giữa cổ giao long, làm nó đứt lìa đầu xuống đất.
Cả hai nhanh chóng mổ bụng con giao long ra, thì ra bên trong có một khúc trầm nhỏ ngang với một ngón tay, quả đúng như Lão Tứ dự đoán. Số là trăm năm trước chiến tranh nổ ra, người chết liên miên thành ra ma quỷ rất nhiều, chúng mới xuống núi để hại người, làm ra nhiều chuyện "trời không tha, đất không chứa". Ngọc Hoàng Thượng Đế sau khi trông thấy sự tình như vậy mới hô biến ra một ngôi miếu nhỏ rồi cho con giao long vào đấy với nhiệm vụ trấn yểm long mạch, tạo ra kết giới ngăn chặn lũ ma quỷ xuống núi mà hại người.
Lão Tứ mới nói: "Trầm hương là một vật mà ai cũng thèm muốn, loài người thì muốn mang lại may mắn tăng tuổi thọ, ma quỷ thì lại muốn thành tinh tăng cao yêu lực, thần thánh thì muốn trầm hương để thanh tịnh cơ thể. Nay chúng ta đã giết ông giao long này lấy trầm hương, không biết là điều tốt hay là xấu".
Trương Đình An mới đem xác con giao long chôn xuống đất miệng lẩm bẩm: "Hai huynh đệ chúng tôi vì đói mới làm liều.. mong ông giao long đây không để bụng mà yên nghỉ.. sau này giàu có kiểu gì cũng quay lại đây cúng bảy ngày bảy đêm".

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.