Nghĩa Nữ Của Thành Vương

Chương 70: Nợ ơn cứu mạng




Quá trưa hôm sau, Nhược Yên mới từ từ tỉnh lại, nàng mơ màng mở mắt ra, nhìn thấy trên trần là mái nhà tranh, được lợp từ lá cỏ. Chớp chớp mắt cho tỉnh táo lại, thì thấy một người từ bên ngoài tiến vào, chói ánh sáng nên Nhược Yên chỉ có thể nhìn thấy bóng dáng mập mạp của người phụ nữ, nhưng không thấy rõ mặt mũi.
Người đó thấy nàng đã tỉnh liền lên tiếng nói:” Ây da, cô nương tỉnh lại rồi à, để ta báo cho Dương đại phu, từ khi Dương đại phu cứu cô về đến giờ vẫn chưa tỉnh lại, làm chúng tôi lo là không biết cô có tỉnh lại hay không a.”
Nói xong liền chạy ra ngoài, Nhược Yên nghe tiếng bà ấy gào lên phía đối diện rằng nàng đã tỉnh, sau đó trở vào, tay bưng chén thuốc bốc khói đi đến bên giường nàng, giọng nói đầy quan tâm hỏi:” Cô nương là con cái nhà ai? Sao lại bị rơi xuống nước vào thời tiết này chứ? Đã xảy ra chuyện gì?”
Nhược Yên lễ phép đưa hay tay đón lấy chén thuốc, mùi hăng nồng nặc bốc lên chứng tỏ cực kì đắng, Nhược Yên hít sâu vào, cố gắng nuốt thật nhanh chất lỏng vừa đắng vừa nóng xuống cổ họng, sau đó ho sặc sụa. Đại thẩm liền đưa nàng chén nước vừa vuốt lưng nàng giúp nàng thuận khí.
Vừa thở dốc vừa suy nghĩ thật nhanh tìm lý do trả lời vị đại thẩm này vì sao nàng ở đây, không phải Nhược Yên nghi ngờ gì, chỉ là hiện tại nàng chưa chắc được an toàn, nếu để bọn chúng biết nàng ở đây, sợ sẽ liên lụy người vô tội.
Trả chén nước cho bà, Nhược Yên nửa thật nửa giả nói:” Phụ thân tiểu nữ cũng có chút gia tài trong thành, nên bị bọn xấu dòm ngó, nhân lúc cả nhà đang ngủ đã lẻn vào nhà bắt tiểu nữ ra ngoài đòi tiền chuộc. Nhưng người thân chưa kịp đem tiền chuộc đến, bọn chúng đã có ý lăng nhục tiểu nữ rồi giết, tiểu nữ phản kháng lại chẳng may rơi xuống sông, khi tỉnh lại đã ở đây rồi.” Nhược Yên đem một mẫu truyện đã từng đọc ở đâu đó trong trí nhớ lồng ghép vào chuyện của mình mà kể ra.
Đại thẩm nghe xong cảm thán thốt lên:” Ôi, kinh thành dạo này thật không yên ổn chút nào, lúc cô nương bất tỉnh, có quan binh đi lục soát từng nhà truy lùng loạn đảng, trong hình cũng có một người chạc tuổi cô nương, nên bọn họ xông vào kiểm tra, may mà không giống như tranh vẽ, nếu không sợ họ bắt oan cô rồi.
Nghe được có quan binh tìm người, Nhược Yên liền nghĩ không biết có phải Triệu Doãn tìm nàng không? Vội vàng kéo tay đại thẩm hỏi:” Đại thẩm, người có biết họ tìm ai không?”
Đại thẩm ngạc nghiên trước phản ứng lớn của Nhược Yên, nhưng cũng đáp:” Ôi dào, chỉ có ba bức tranh vẽ, làm gì có tên mà ta biết chứ! Thật ra nhìn tướng mạo thì một người bằng tuổi cô nương, mười sáu mười bảy tuổi, một người nam nhân đeo mặt nạ xám, tóc tai rối bù, và người còn lại là một tiểu cô nương mười một mười hai tuổi gì ấy.”
Nhược Yên nghe xong, trong lòng cũng biết bọn họ vẫn cho người tìm mình, vấn đề là lại tìm nàng của bốn ngày trước. Trong lúc rơi xuống khe núi, nàng nhìn thấy mình sắp rớt xuống sông thì trong lòng cũng thở phào, thầm nghĩ là không chết được.
Ở kiếp trước tuy không được vận động mạnh, nhưng bác sĩ khuyên nên tập bơi lội, tập thở đều sẽ tốt cho hệ hô hấp của nàng hơn. Nên nàng khá tự tin khi ở dưới nước. Có một điều nàng đã quên mất là, nước trong hồ bơi mùa hè khác hẳn nước dưới hồ sâu mùa đông, khi cả người chìm sâu xuống đáy hồ, cơ thể vừa tiếp xúc với nước lạnh lập tức không nhúc nhích nổi. Vùng vẫy một lúc đến khi sắp hết hơi, nàng mới nhìn thấy một khe sáng, liền bơi về hướng đó, trồi đâu ra khỏi mặt nước, thì phát hiền đây là một hang động, bên trên có ánh sáng yếu ớt của bình minh chiếu vào, nhưng bốn bề là vách đá cao thẳng đứng, không cách nào ra ngoài được!
Nhược Yên thở dài thầm nghĩ, thôi cứ nghỉ ngơi cho hồi sức đã, rồi lặn ngược trở ra ngoài. Trong hang động chậc hẹp, trên người Nhược Yên khi bị bắt đến giờ chỉ mặc mỗi bộ trung y rộng thùng thình lúc đi ngủ, giờ vừa ước lại vừa lạnh, không có cả một cọng cỏ khô, thế là nàng hết cách nhóm lửa. Chỉ còn cách ngồi xuống vận công làm nóng người.
Nhưng cơ thể còn nhỏ, mà đã chịu nhiều áp lực từ nửa đêm đến giờ, cả người mệt mỏi liền nhanh chóng thiếp đi. Nàng không ngờ tới, giấc ngủ này là ngủ hết một ngày một đêm, trong mơ màng, Nhược Yên cảm thấy cơ thể mình nóng đến mức như sắp bốc cháy, giữa mùa đông mà người nàng đổ đầy mồ hôi, trong tiềm thức nàng nhớ mình đang nằm bên dòng nước, liền cố gắng lật người một cái, lọt xuống nước, lúc này mới cảm thấy dễ chịu mà ngủ luôn.
Đến khi tỉnh dậy, nàng mới phát hiện cơ thể đã trở lại đúng tuổi của Lục Yên Nhi, nghĩ lại cũng thấy may mắn là nàng mặc trung y rộng, giờ cơ thể cao lên nên có hơi chật chội, nhưng còn mặc được, nếu không thì chẳng biết làm sao dám ra ngoài.
Tỉnh táo lại, Nhược Yên liền tìm cách ra ngoài, một là vì nhớ đến trước khi nàng rơi xuống, đã thấy Triệu Doãn bị thương, không biết giờ thế nào rồi, hai là nàng phải ra ngoài tìm gì ăn đã, trong này đừng nói tìm trái dại, rong rêu còn không có mà ăn.
Hít sâu một hơi, Nhược Yên lặn ngược xuống đáy hồ bơi ra ngoài, không may là vừa lúc sắp ra đến bên ngoài, Nhược Yên bị một làn nước xoáy ngầm hút vào tâm, giãy dụa một lúc rồi kiệt sức ngất đi, trước khi bất tỉnh, suy nghĩ cuối cùng trong đầu nàng là: Có lẽ tháng này mệnh nàng kị nước!
Đang suy nghĩ mơ màng, chợt có người bước vào, Nhược Yên liền hoàn hồn lại, quan sát kỹ người đi đến cạnh mình, mặt mày như điêu khắc, mũi cao, mắt hữu thần, tóc đen được bới cao đính gọn gàng bằng cây trâm gỗ, trên người toát ra nét thong dong lại cao quý, dù mặc trên người bạch y bào được may bằng vải thô, cũng không làm giảm đi khí khái của người nọ.
Người đi đến thấy Nhược Yên quan sát mình, liền tự giới thiệu:” Tại hạ tên Dương Hữu Ninh, là đại phu trong của làng này, không biết quý danh cô nương là gì để tiện xưng hô?”
Nhược Yên có chút nghi hoặc nhưng không tiện hỏi nhiều:” Tiểu nữ họ Vũ, khuê danh không tiện nói, may mắn được Dương đại phu cứu mạng, ơn này ngày sau có cơ hội xin phép được đáp đền. Xin hỏi đại phu nơi này là đâu? Cách thành có xa không? Tiểu nữ mất tích đã nhiều hôm, sợ người nhà lo lắng.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.