Người Trông Giữ Giấc Mơ

Chương 24: Cởi giày âm




Nếu thời gian có thể xuyên không, đưa bà nội đến thời điểm hiện tại, chắc chắn sẽ trở thành một nữ thần vạn người mê, thế cho nên lúc tôi vừa nhìn vào trong ảnh, không ngờ lại có chút nghi hoặc, người này có phải bà nội mình hay không, dù sao hình tượng một người nông dân chân chất của ông nội cũng đã ăn sâu bám rễ vào trong lòng tôi, để hai người bọn họ đứng cạnh nhau, tôi cứ có cảm giác ông nội không xứng với bà nội.
Cuốn từ điển có tên là ‘từ điển học sinh’, thời gian xuất bản là bốn năm dân quốc (năm 1915), đã là thứ hiếm gặp, thật khó mà tưởng tượng, ông nội có thể gìn giữ cho đến bây giờ, nhìn được ra, sự yêu thương của ông nội dành cho bà nội, nhất định không có thứ gì so sánh nổi, nếu không, cũng không kẹp tấm ảnh trong cuốn từ điển, đặt ở đáy thùng gỗ.
Nhưng, mấy chữ viết sau ảnh là có ý gì?
‘Cửu Sư Bái Tượng, cuối cùng chúng ta cũng tìm thấy rồi.’
Chẳng lẽ nói, ông nội và bà nội vẫn luôn đi tìm nơi này? Nhưng lúc đó, bọn họ tìm nơi này để làm gì?
Hơn nữa, còn có một vấn đề mấu chốt, bà nội tôi đâu? Bà đã đi đâu?
Lúc nhỏ tôi từng hỏi ông nội, mấy đứa bạn khác có bà nội, vậy tại sao tôi không có?
Lúc đó ông nội sẽ bế tôi lên, sau đó nhìn về ngọn núi xanh phía xa xa, nói với tôi, bà nội con đang ở một nơi rất xa, chờ con lớn, bà sẽ quay về.
Lúc đó tôi còn thực sự thơ ngây cho rằng bà nội sẽ trở về, cho nên gắng sức ăn thật nhiều cơm để lớn nhanh, mãi cho tới sau này khi dần dần trưởng thành, mới biết bà nội đã sớm khuất núi, thậm chí đến bố tôi cũng không có ấn tượng gì về bà.
Nhưng, cho dù bà nội đã qua đời, vậy mộ của bà nội đâu? Vì sao người trong nhà chưa từng có ai nhắc tới chuyện này? Hơn nữa những ngày lễ tết cũng không thấy đi thăm mộ bà, chuyện này là vì sao? lẽ nào trong này cũng có bí mật không thể cho ai biết?
Hay là nói, thực ra tất cả đều chỉ là một sự trùng hợp!
Có lẽ, lúc đó ông nội không nghĩ nhiều như vậy, ông dẫn theo bà đến nơi này, chỉ đơn giản là vì tham quan một chút vị trí phong thủy ‘Cửu Sư Bái Tượng’? đúng, nhất định là như vậy!
Tôi tự an ủi mình như vậy, tuy rằng tôi biết độ tin cậy rất thấp, nhưng có ít còn hơn không.
Chính lúc này, ngoài phòng truyền đến tiếng cửa sân bị đẩy ra, nghe tiếng bước chân hẳn là của Trần tiên sinh, tôi không muốn cho ông ấy biết chuyện về bà nội, vì thế tôi nhanh chóng cất ảnh vào trong cuốn từ điển, sau đó đặt từ điển xuống dưới đáy thùng, dùng mấy quyển sách khác đè lên, cuối cùng giả bộ như không có việc gì ngồi xổm trên mặt đất xem mấy quyển sách giáo khoa.
Tôi không biết vì sao mình lại lập tức chọn che giấu chuyện về bà nội, nhưng trực giác nói cho tôi biết, trên người bà nội, nhất định có không ít bí mật, hơn nữa bí mật này, có lẽ cũng không thể bị người ngoài biết, thậm chí, ngay cả tôi cũng không được phép biết.
Trong tay Trần tiên sinh cầm vài thứ, trên cổ cũng đeo vài thứ, cái gì mà tỏi, bút lông, bát sứ, cái gì cần có đều có, thậm chí còn một vài thứ tôi chưa từng thấy qua, cũng không biết ông ấy lấy những thứ này ở đâu.
Trần tiên sinh vừa vào cửa đã bỏ đồ xuống đất, sau đó hỏi tôi:
- Cháu bé, làm gì đấy, còn không lại đây giúp một tay?
Tôi làm bộ mặt mày bình tĩnh nói:
- Cháu đang tìm đồ ông nội để lại cho cháu, kết quả chỉ tìm được một đống sách cũ của mình.
Trần tiên sinh gật gật đầu:
- Cháu đừng vội tìm đồ, mau tới đây hỗ trợ, thừa dịp bố mẹ cháu không có nhà, mau tháo đôi giày âm trên chân cháu ra, bằng không buổi tối hôm nay cháu rất có khả năng lại bị bắt đi.
Nghe vậy tôi nhanh chóng khiêng thùng về vị trí cũ, chạy tới giúp Trần tiên sinh sắp xếp đồ đạc.
Trần tiên sinh đầu tiên là bảo tôi đi đập nát tỏi, tôi nhanh chóng chạy vào bếp dùng dao phay đập nát, thủ pháp giống như đập dưa chuột, sau khi quay lại Trần tiên sinh liếc nhìn tôi một cái, không nói gì, chỉ tay vào một cái bát đặt dưới đất, ý bảo tôi bỏ vào trong.
Chờ tới khi tôi bỏ tỏi đập dập vào trong bát xong, Trần tiên sinh lại bảo tôi mở cái hộp nhựa màu đen ra, tôi vừa mở, một mùi hương nồng nặc đã xộc thẳng vào mũi, khiến tôi thiếu chút nữa ói mửa.
Trần tiên sinh nói, đây là máu chó mực, mang đến từ trên thị trấn, kêu tôi phải dùng tiết kiệm một chút.
Động tác trên tay tôi lập tức dừng lại, hỏi:
- Phải đổ bao nhiêu?
Trần tiên sinh nói:
- Ngập mặt tỏi là được.
Tôi vất vả cẩn thận lắm mới đổ được ngập mặt tỏi, khẽ nghiêng hộp nhựa một chút, lại phát hiện bên trong đã trống không, khiếp! tự ông đã keo kiệt như vậy, còn có mặt mũi bảo tôi phải dùng tiết kiệm?
Đương nhiên, lời này tôi nhất định không thể nói thẳng vào mặt Trần tiên sinh, chỉ có thể thầm oán giận trong lòng, dù sao hiện tại đầu óc tôi cũng rất rối loạn, tư duy có chút không được lý trí.
Sau đó Trần tiên sinh chỉ vào một cái gói màu đỏ, bảo tôi thêm thứ đó vào, tôi hỏi Trần tiên sinh đó là gì, Trần tiên nói, đây là chu sa.
Sau khi thêm vào, Trần tiên sinh lại bảo tôi khuấy đều hỗn hợp trong bát, sau đó nhấc bút lông chấm một chút, viết một chữ mà không phải chữ lên trên tờ giấy vàng đã chuẩn bị từ sớm. tôi rất chăm chú đứng một bên nhớ kỹ chữ mà ông ấy viết, bất luận là trình tự các nét, hay là phương hướng ngắn dài, tôi đều cố gắng nhớ kỹ, nói không chừng về sau còn dùng được đúng không?
Nhưng ông ấy lại nhìn trái một cái, nhìn phải một cái, sau đó không chút do dự vo tròn tờ giấy ném đi.
Tôi trợn mắt há mồm, thật tội nghiệp cho tôi ban nãy còn chăm chú nhớ kỹ như thế, tôi hỏi, cứ vậy mà ném đi, không đáng tiếc sao?
Trần tiên sinh nói:
- Lâu lắm rồi không dùng bút lông, luyện cho quen tay một chút cũng không sao.
Tôi tức khắc không nói được gì, tôi cảm thấy Trần tiên sinh nhất định là cố ý.
Thời gian tiếp theo, Trần tiên sinh bảo tôi bưng bát sứ, ông ấy cầm bút vẽ ngang vẽ dọc lên trên nền đất, tôi thấy ông ấy vẽ rất tùy ý, cũng không để ý, dù sao cứ tiếp tục suy nghĩ chuyện về bà nội, đợi tới khi Trần tiên sinh dừng bút, tôi vẫn chưa nghĩ ra nguyên cớ gì.
Nhưng khi tôi lại nhìn xuống dưới mặt đất, lại phát hiện trên mặt đất đã nhiều thêm một hình bát quái! Đến ngay cả cá âm dương trong bát quái đều rất sống động. nói thật, với khả năng hội họa của Trần tiên sinh, vào trường đại học làm một thầy giáo dạy môn vẽ tự chọn, chắc chắn không có vấn đề.
Sau đó, Trần tiên sinh lấy ra từ trong ngực hai đồng tiền, mỗi mắt của một con cá đặt một đồng, rồi nói với tôi:
- Cởi giày, đứng vào, chân trái giẫm lên dương, chân phải đạp lên âm.
Tôi cởi giày, lúc bước đi có chút xấu hổ, tôi hỏi:
- Trần tiên sinh, đâu là dương, đâu là âm?
Trần tiên sinh lộ ra ánh mắt khinh thường, sau đó chỉ vào một con cá trong đó nói, đây là dương.
Tôi ồ một tiếng, giẫm chân vào, cũng không có cảm giác gì đặc biệt, có điều nơi đặt tiền đồng, lại truyền đến ‘luồng nước ấm’, còn khá dễ chịu.
Trần tiên sinh dùng chỉ đỏ quấn quanh cổ tay tôi một vòng, trên cổ cũng buộc một sợi, làm xong tất cả, ông ấy đánh giá trên dưới một lần, sau đó gật gật đầu, hẳn là rất vừa lòng.
Trần tiên sinh đứng trước mặt tôi, nói:
- Cháu bé, tôi phải bắt đầu rồi, cháu đứng bên trong chớ có lộn xộn.
Tôi gật đầu, nhưng nói thật, thực ra tôi cũng có chút căng thẳng.
Tôi thấy Trần tiên sinh nhắm mắt lại nhỏ giọng lầm bầm:
- giày phân trái phải, đường có âm dương, đệ tử Trần Ân Nghĩa, khẩu cầu sư tổ mở mắt.
nói xong, ông ấy mở mắt, ngồi xổm xuống, hai tay đặt lên mặt đất bên ngoài vòng vẽ bát quái, niệm một câu:
- Càn Khôn Hữu Pháp, đảo ngược âm dương, đi!
Sau chữ ‘đi’ cuối cùng của Trần tiên sinh, tôi thấy hai tay ông ấy đồng thời quẹt sang phía bên trái, một màn không tin nổi xuất hiện --- bức tranh bát quái trên mặt đất lại có thể chuyển động!
Thật giống như dưới đất không phải là một bức tranh, mà là một vòng quay bát quái, tôi giương mắt đờ đẫn, chết lặng người.
Sau khi hình bát quái quay vài vòng, Trần tiên sinh đưa tay ra đè nó xuống, sau đó bảo tôi nhảy ra ngoài, tôi lập tức nhảy ra, dưới chân còn dính tiền đồng, tôi cúi đầu định lấy tiền đồng xuống, lại phát hiện bát quái đồ dưới đất đã biến mất, còn nhiều thêm một đôi giày, chính xác là đôi giày người gù lưng kia đưa cho tôi.
Trần tiên sinh nhặt tờ giấy vàng ban nãy ông ấy vừa vứt xuống dưới đất, ném lên đôi giày, ‘phừng!’ một tiếng, giấy vàng và giày chớp mắt bùng lên tia sáng xanh, ngay cả một chút vết tích cũng không lưu lại, ngay cả tro tàn cũng không có, hóa ra, tờ giấy vàng lúc nãy không phải dùng để luyện bút, mà là cố ý nói vậy cho tôi vui.
Trần tiên sinh vỗ vỗ tay, nói:
- Cháu bé, đưa tiền đồng…….
Ông ấy đột nhiên xoay người lại nhìn tôi một cái, còn chưa nói xong, đã ngồi bệt mông xuống đất, sau đó tay chân cùng sử dụng, lùi ra phía sau, một hơi huých vào cửa phòng, lùi ra ngoài sân, thật giống như nhìn thấy thứ gì khiến ông ấy sợ hãi, động tác này của ông ấy đã dọa tôi sợ hú hồn, tôi cho rằng đứng sau lưng mình có một thứ vô cùng lợi hại, dù sao đây cũng là thứ có thể khiến Trần tiên sinh sợ hãi, nhưng tôi quay đầu lại nhìn thoáng qua, cái gì cũng không có!
Đợi tới lúc tôi quay đầu nhìn Trần tiên sinh, tôi phát hiện, ánh mắt của ông ấy không phải đang nhìn ra sau lưng tôi, mà là nhìn hai chân tôi!
Ánh trăng vừa nhô lên, chiếu xuống gương mặt của Trần tiên sinh trong sân, nhìn không giống gương mặt của người thường, đôi con ngươi lộ rõ vẻ hoảng sợ, tôi thấy miệng ông ấy há ra rồi lại ngậm lại, thì thào độc thoại:
- Thủ đoạn của bác Đình thật lợi hại, thủ đoạn của bác Đình thật lợi hại, thủ đoạn của bác Đình thật lợi hại…. 

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.