Mặc dù trong cuộc đời 23 năm của Chu Vọng Thư, cậu không có nhiều khoảng thời gian thật sự cảm thấy vui vẻ hạnh phúc nhưng nếu như muốn nói năm nào khiến cậu khắc sâu trong lòng nhất có lẽ vẫn là năm cậu 14 tuổi.
Ba mẹ của Chu Vọng Thư đều là cán bộ công chức, cũng xem như có chút danh vọng ở địa phương. Năm đó, ba mẹ cậu đều được lên chức. Khi lệnh bổ nhiệm đưa xuống, cuộc hôn nhân thất bại khiến người nghiến răng nghiến lợi mà họ duy trì mười mấy năm này cuối cùng đã chấm hết bằng việc ly hôn.
***
Sau khi ly hôn mẹ cậu nhanh chóng rời khỏi thành phố S đến một thành phố khác cách xa hàng nghìn km để nhậm chức. Trên thực tế Chu Vọng Thư cũng không biết rốt cuộc là bà điều nhậm trước hay là ly hôn trước, tóm lại bà chẳng hề để lại cho Chu Vọng Thư nhiều lời dặn dò hay hỏi han nào, chỉ ném lại một câu “Học cho tốt, có chuyện thì gọi điện” rồi dứt áo rời đi.
Hai người từng là vợ chồng này cũng không hề hỏi ý kiến của Chu Vọng Thư về việc chia quyền giám hộ con. Chu Vọng Thư không có cảm giác gì với việc này, cậu không biết rốt cuộc là cái nào sẽ càng đau hơn khi mình bị ném qua ném lại như rác rưởi hay là đưa ra lựa chọn rồi lại bị từ chối.
Vào thời đó, công chức nhà nước ly hôn không phải là chuyện vẻ vang gì. Đây cũng là lý do duy nhất mà Chu Vọng Thư có thể nghĩ tới khi họ thà hành hạ nhau tiện thể giày vò cậu mà lại sống chết không ly hôn.
Nếu như ba của cậu không cưới Hứa Mạn Chi vào cửa sau khi chỉ mới ly hôn được hai tháng.
Hứa Mạn Chi là một nhân viên ngân hàng vừa tốt nghiệp đi làm, chỉ lớn hơn Chu Vọng Thư có 8 tuổi. Cô ta không hề thấy một chút e dè đối với việc sắp trở thành mẹ kế của một đứa trẻ 14 tuổi, thậm chí còn tiếp nhận rất tốt. Ngày đầu tiên gặp Chu Vọng Thư đã chủ động nắm tay cậu, nở nụ cười ân cần hiền dịu: “Thanh Thanh năm nay thi vào cấp ba nhỉ?”
Chu Vọng Thư hất tay cô ta ra ngay tức khắc.
Địch ý trong mắt cậu quá rõ làm Đoạn Văn bên cạnh vỗ đầu cậu không nặng không nhẹ: “Đoạn Nhất Thanh, phải lễ phép.”
Chu Vọng Thư nghiêng đầu sang chậm chạp nhìn ba mình bằng ánh mắt quái đản như thể xưa nay chưa từng biết người này.
Đoạn Văn lại vẫn bình tĩnh như thường. Ông vươn tay ôm vòng eo yêu kiều của Hứa Mạn Chi với vẻ mặt thản nhiên, hỏi cô ta với giọng điệu Chu Vọng Thư chưa từng nghe qua: “Tối nay em muốn ăn gì?”
Một màn này không thể nói là không kích thích tới Chu Vọng Thư.
Những lời đàm tiếu bóng gió lan truyền sau lưng hiện lên trong não cậu rõ rệt: “Ai nói Hứa Mạn Chi này không có bản lãnh cơ chứ? Đã có thể dụ Đoạn Văn ly hôn dứt khoát còn có thể làm Đoạn Văn cam tâm tình nguyện cưới cô ta về.”
Theo bản năng Chu Vọng Thư lựa chọn trốn tránh. Cậu thu tầm mắt nhanh chóng xoay người đi lên lầu. Ở góc ngoặt cầu thang cậu dừng bước nhìn bọn họ từ trên cao, nói với giọng lạnh nhạt: “Ba, sắp thi cấp ba rồi, con muốn học nội trú để tiện ôn tập.”
Đoạn Văn không ngẩng đầu thờ ơ ừ một tiếng: “Bảo Lão Trần giúp con làm thủ tục.”
Lão Trần là tài xế của Đoạn Văn. Ba mẹ Chu Vọng Thư chìm trong chốn quan trường, tiệc xã giao lớn nhỏ là chuyện thường như cơm bữa, mọi chuyện liên quan tới Chu Vọng Thư đều giao cho tài xế hoặc bảo mẫu giải quyết. Cặp vợ chồng này bên ngoài tình tứ, về nhà không chung chăn gối, ấy vậy mà thái độ với Chu Vọng Thư lại nhất trí chưa từng thấy: việc gì cũng đều là mặc kệ không hỏi giống như cậu là một cục nợ không thể kiểm soát, ngoài ý muốn và vô cùng bỏng tay. Họ theo bản năng tìm lợi tránh hại mà né tránh thật xa.
Chu Vọng Thư đã từng cảm thấy cực kỳ hoang mang khó hiểu về việc này. Trên trường nói về ba mẹ đều là tình mẹ bao la như biển, tình cha như núi, gia đình hòa thuận vui vẻ hạnh phúc, sao đến nhà cậu lại là một cảnh tượng khác?
Từng có một độ cậu cho rằng do mình không đủ giỏi, không ngoan, không nghe lời, không cho ba mẹ nở mày nở mặt. Nhưng mà cậu có tươi cười chào đón khách tới thăm cũng vô dụng, ba mẹ nói gì nghe nấy cũng vô dụng, cầm phiếu điểm nhất lớp tới trước mặt bọn họ cũng vô dụng.
Nhiều năm sau Chu Vọng Thư cuối cùng đã hiểu, bọn họ chỉ là không yêu cậu mà thôi.
Tình thân của cha mẹ đều là trời sinh. Đối với Chu Vọng Thư mà nói câu nói này là lời nói dối to lớn đã lừa dối cậu mười mấy năm.
Chu Vọng Thư không nhớ rõ bắt đầu từ khi nào, lời nhận xét của mọi người cho cậu đã từ “lanh lợi đáng yêu” biến thành “điềm đạm ít nói”.
Cậu giống như một chú chim hoàng yến bị nhốt trong lồng son, là một vật nhỏ nhoi phụ thuộc vì nhu cầu lợi ích. Khi giao tiếp chỉ trở thành một loại giao dịch, Chu Vọng Thư đã không còn muốn nói nữa. Ở trường cậu không qua lại với ai mà chỉ cô độc một mình, điều duy nhất đáng để giáo viên ưu ái chỉ có thành tích và người ba của cậu.
Bất kể là chuyện ly hôn hay tái hôn của Đoạn Văn đều khiến người ta hăng say buôn chuyện nhưng không ai dám hó hé trước mặt Đoạn Văn. Chỉ có những học sinh trung học trẻ tuổi máu chiến dám chạy tới trước mặt Chu Vọng Thư cười toe toét nói chuyện trắng trợn: “Đoạn Nhất Thanh, sao cậu lại phải ở trong trường? Bị mẹ kế đuổi ra à?”
Lời châm chọc vô vị này chỉ đổi lại cái liếc nhìn không mặn không nhạt của Chu Vọng Thư.
Quyết định ở trường vội vàng mà đột ngột nhưng may mà mọi việc đều thuận lợi. Chu Vọng Thư gói ghém một ít đồ dùng sinh hoạt cần thiết trốn khỏi ngôi nhà đột nhiên có thêm người thứ ba làm cậu đứng ngồi không yên với tốc độ sét đánh không kịp bưng tai, thở phào nhẹ nhõm trong môi trường mới có lạ lẫm nhưng lại yên tĩnh.
Ký túc xá trong trường đều là phòng bốn người, không biết thầy chủ nhiệm suy nghĩ thế nào mà sắp xếp cho Chu Vọng Thư một căn phòng trống không có ai ở.
Được sự giúp đỡ của chú Trần đưa cậu tới, hai người nhanh chóng dọn dẹp sạch sẽ, sau đó trải giường, treo quần áo vào tủ quần áo ọp ẹp, xếp sách ngay ngắn trên bàn. Xong xuôi mọi việc, chú Trần nhìn Chu Vọng Thư thở dài: “Thanh Thanh, có chuyện gì thì gọi điện thoại cho chú.”
Chu Vọng Thư gật gật đầu nói cảm ơn. Cậu ngẩn người một lúc trong không gian đã tĩnh lặng, rồi lại bị một cảm xúc khác bao phủ.
Cậu rút ra một tờ giấy mỏng kẹp trong cuốn từ điển dày.
Đó là một lá thư tình gửi cho Chu Vọng Thư.
Một trang giấy A4 bình thường, chữ viết là chữ đánh máy chứ không phải viết tay, dường như là cố ý để không bị xác nhận thân phận. Câu từ còn tục tĩu hơn, đầy những tưởng tượng bẩn thỉu và dâm dục về cậu.
Người viết lá thư này là nam.
Dựa theo lẽ thường thì Chu Vọng Thư hẳn là xé nát tờ giấy này ném vào thùng rác với vẻ mặt vô cảm và xem như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng mà cậu lại cứ như bị ma xui quỷ khiến mà giữ nó lại, vẻ mặt bình thản nhưng trong lòng sóng gió ngập trời đọc hết một lượt.
Chu Vọng Thư không thể khóa được đối tượng là ai, cũng không để ý có phải có người vừa tưởng tượng dâm đãng về thân thể cậu vừa tự thẩm hoặc là những ý tưởng khác càng thô tục đê tiện hơn hay không.
Cậu bị thu phục bởi cảm giác đòi hỏi bí ẩn vặn vẹo nhưng trắng trợn mãnh liệt trong những dòng chữ ấy.
Hết chương 6
Lời tác giả:
Mấy chương này có thể sẽ khá chán, tranh thủ Đoan Ngọ tích một hơi rồi đăng lên phần nhớ lại một lượt.
Nếu như có bạn xem qua một bộ khác của tôi thì có thể sẽ phát hiện, đúng đó, tôi lại viết thụ cha không thương mẹ không yêu không có quan hệ gia đình tốt đẹp…
À người viết thư tình khieudam cho Tiểu Chu không phải Úc Thiên.