Ngưu Nam

Chương 73: Bù nhìn rất nguy hiểm…




Edit: Hạ Chi
Beta: Mèo
Bị bọn La Mông dọa như vậy, cả buổi chiều này ruộng hoa hướng dương đều yên tĩnh, chờ tới lúc chạng vạng mới lại có mấy con chim chỉ cần ăn không cần mạng lẻ tẻ bay đến ruộng ăn hạt hướng dương.
Sáng hôm sau triền núi kia lại lần nữa náo nhiệt lên, lũ chim rất nhanh liền phát hiện ngày hôm qua chỉ là sợ bóng sợ gió một hồi, vì thế chúng nó lại bay về đến thiên đường này một lần nữa.
“Ó!!!!!!”. Một tiếng ưng kêu to rõ  vang lên trên Ngưu Vương trang.
“Ngao! Ngao!”. Diều hâu đến đây! Chạy mau!
“Chi chi chi chi! Chíp chíp chíp chíp chíp!”. Chim trên núi loạn thành một đoàn, không được mấy phút đều tự tìm chỗ bí mật núp đi.
“Cậu nói biện pháp này của chúng ta xài được mấy ngày?”. Cất loa đi, La Mông nói với Tiếu Thụ Lâm.
“Cùng lắm cũng chỉ được tám ngày mười ngày”. Tiếu Thụ Lâm cũng không lạc quan lắm.
“Cậu có cảm giác chim trên núi này gần đây nhiều hơn hay không?”.
“Ước chừng khắp nơi đều đến đây”. Tiếu Thụ Lâm nói xong,nhịn không được nhếch miệng nở nụ cười.
“Không được, lát nữa về làm mấy con bù nhìn đi”. Hồi trước bắp đậu chín, tuy là cũng bị chúng nó ăn chút, nhưng chung quy cũng ít hơn, đợt này hoa hướng dương chín, vậy thì khủng khiếp, lũ chim này đều sắp ăn tới điên rồi.
Đầu tiên La Mông và Tiếu Thụ Lâm về nhà cầm mấy bộ quần áo cũ, sau đó trở lại trên Ngưu Vương trang, kiếm gậy trúc, rơm làm bù nhìn, trước lấy hai cây trúc buộc thành hình chữ thập, bện rơm ở bên ngoài rồi mặc quần áo cho nó.
“Lão Chu, đây là làm cái gì?”. Lát nữa là giờ cơm, người làm việc ở trên núi lục tục đi xuống.

“Làm bù nhìn, cái này còn nhìn không ra”. Bên cạnh có một đứa bé choai choai liền nói.
“Tôi nói chim chóc trên núi các cậu cũng thật quá nhiều, chủng loại cũng không ít. Tôi mới vừa thấy mấy con họa mi, dáng vẻ lớn lên thật khiến người ta thích”.
“Nhưng mà hơi nhiều chút, mấy người xem lưng tôi này”.
“Oa, trăng trắng này là cái gì? Phân chim à?”.
“Đúng vậy, tôi còn coi như tốt, mấy ngày hôm trước gã nào đó, chẳng phải là ngửa đầu định hắt xì thôi, bộp một cái, một đống phân chim đập ngay trên mặt mình”.
“Ha ha, không rớt trúng miệng gã coi như gặp may rồi”.
“Lão Chu, tôi bảo cậu làm cái bù nhìn này chắc chắn không có nhiều lắm tác dụng”.
“Chim bây giờ khôn lắm.”
“Không phải còn có máy đuổi chim, mua vài cái đi a, bớt việc”.
“Nếu là tôi tốt nhất nuôi con chim ưng”.
“Ưng trưởng thành không dễ dạy, ưng nhỏ mua về, chờ tới lúc nó lớn mọi chuyện đã xong”.
“Lão Chu, hay là để cho mấy con chó nhà cậu ngồi ruộng trông đi”.
“Trời nắng to như vầy, đừng để bọn chó phơi nắng bị bệnh”.
Những người này mồm năm miệng mười, La Mông và Tiếu Thụ Lâm tự mình lo làm bù nhìn, làm hơn mười cái, có áo có quần, trên đầu còn đội mũ rơm.
“Ăn cơm!”. Bàn tử rống một tiếng, những người này liền tranh tranh đẩy đẩy nhau đi đến căn tin. Nói La Mông mời đến tay đầu bếp mập này tay nghề thật sự không phải giỡn, từ khi gã đến đây thức ăn trên Ngưu Vương trang lại nâng lên một bậc.
“Lão Chu, các cậu cũng đừng làm nữa, ăn cơm trước đi. Thứ này làm cũng không có tác dụng mấy”. Một người đàn ông ước chừng ba bốn mươi tuổi nói với La Mông.
“Hì, bù nhìn người ta không có tác dụng, bù nhìn nhà bọn tôi lại khác”. La Mông đội thêm mũ rơm cuối cùng lên đầu con bù nhìn Tiếu Thụ Lâm mới làm xong, buộc dây lưng cho nó, lúc này mới vỗ vỗ quần đứng lên đi vào căn tin ăn cơm.
Gần đây chuyện trong căn tin La Mông và Tiếu Thụ Lâm cũng không quản, đều là Bàn tử cùng mấy ông bà lão làm. Mỗi sáng ăn sáng xong, Bàn tử liền bắt đầu tính toán kế tiếp bữa trưa bữa tối muốn ăn cái gì. Các ông bà nào trong viện không có chuyện làm liền cùng với cậu ta cùng nhau lên núi hái rau.
Lúc nấu cơm cậu ta lấy rổ đồ ăn muốn sơ chế đến trong viện, một thoáng chốc các ông bà đều làm xong cho, nấu cơm xong còn giúp đỡ phân cơm phân đồ ăn.
Người đến ăn cơm ở trên Ngưu Vương trang rất hỗn tạp, La Mông không có khả năng yêu cầu mỗi người bọn họ đưa ra giấy khám sức khỏe cho nên áp dụng chế độ cơm phần, mỗi người đồ ăn cố định, cơm nước xong thì tự rửa bát. Vấn đề khỏe mạnh này mọi người cũng rất quan tâm, không ít người tự mình mang chén đũa đến.
“Có cơm có cháo, muốn ăn cơm thì ăn cơm, muốn ăn cháo thì ăn cháo”. Đồ ăn đã chia xong, cơm tự mình bới,  tránh cho lãng phí, ăn được bao nhiêu bới bấy nhiêu.
“Ôi, cháo bí đỏ à, ngửi thôi đã thấy thơm rồi, phơi nắng cả nửa ngày người đều khô quắt rồi, vừa lúc ăn chén cháo”.
“Còn có dưa hấu nữa, đừng ăn mấy món nhiều nước quá, nhanh đói”.
“Hì hì, uống chén cháo trước rồi lại ăn thêm chén cơm, sau cùng ăn dưa hấu”.
“Ừm! Cháo này nấu ngon!”.
“Ăn ngon!”.
“Mặc kệ, giữa trưa nay tôi chỉ uống cháo!”.
“Sư phó mập, cháo này làm thế nào mà ngon vậy?”.
“Tay nghề sư môn, không truyền ra ngoài”.
“Bàn tử, giữ lại hạt bí đỏ không?”. La Mông uống một ngụm cháo, hỏi Hầu Tuấn.
“Hắc, cái này còn cần anh nhắc”. Lúc này Bàn tử đang bưng tô bự ngồi xổm ở hành lang căn tin phù phù uống cháo.
“Khi nào rang một chảo a?”. Nghe nói hạt bí đỏ đối đàn ông con trai tốt ghê lăm, không biết thật hay giả.
“Còn phải tích cóp thêm nữa”.
“Bí đỏ trên núi không phải chín rất nhiều sao, lát nữa tôi hái hết chúng bổ lấy hạt”.
“Bí đỏ nhiều như thế ăn không xong thì làm thế nào a?”. Bàn tử vốn định chậm rãi tích cóp hạt bí đỏ. mà.
“Sợ cái gì, Ngưu Vương trang chúng ta có đầy trâu mà, mỗi con cắn một ngụm thì hết”. Vốn dĩ La Mông định dùng thịt bí đỏ cho trâu ăn.
“Cho trâu ăn?”. Bàn tử vừa nghe liền nhảy dựng: “Cái này sao có thể dùng cho trâu ăn chứ?”.
“Lão Chu a, bí đỏ vừa ngọt vừa bùi như thế này đem đi cho trâu ăn cũng quá lãng phí”. Những người đang ăn cơm bên cạnh cũng tiếp lời.
“Bí đỏ nhà tôi đầy một ngọn núi, chỉ dựa vào mấy người ăn hết được sao?”.
“Cậu có thể đem đi bán”.
“Bí đỏ cái thứ này không dễ bán như dưa hấu, phiền toái, sau này lúc mọi người về cũng có thể mua về nhà ăn thử. Thứ này lớn, cả đại gia đình ăn một ngày cũng không hết non nửa trái”.
Huống chi trâu trên núi anh cũng cần thưởng xuyên bổ sung dinh dưỡng, nên đám bí đỏ này La Mông ngay từ đầu liền không định bán. Bí đỏ chỗ bọn anh giá rẻ, cơ bản bán chẳng được mấy đồng tiền.
“Trâu nhà anh ăn được đã đủ ngon rồi”. Bàn tử vẫn cảm thấy đáng tiếc: “Lát nữa anh hái bí đỏ về để ở trong viện, tôi đến làm”.
“Được thôi”. Việc này La Mông không có một chút ý kiến, Bàn tử nói đến làm chính là muốn làm ra món mới.
Ăn cơm rửa chén xong, La Mông và Tiếu Thụ Lâm cùng nhau đi chuồng trâu cầm mấy thứ này kia rồi chở một xe bù nhìn lên sườn núi. Mấy con chim này quả nhiên đều là cần ăn không muốn mạng. Buổi sáng mới nghe qua một tiếng ưng kêu, lúc này mới bao lâu đã có không ít chim chóc lén lút chạy về đến ruộng hoa hướng dương.
“Xem ra không làm cái gì ghê gớm đến thì không dọa được chúng nó”.
“Túi lưới đâu?”.
 “Bù nhìn đè lên rồi”.
“Mang theo dây thừng?”.
“Trong túi tớ”.
“Vậy chúng ta đi”.
“Đi thôi, tớ cắm bù nhìn này lên trước”.
La Mông chọn mấy chỗ đặc biệt dễ nhìn thấy ở ruộng hoa hướng dương cắm bù nhìn.
Một thoáng chốc Tiếu Thụ Lâm quay lại, trong túi lưới có hơn một con chim. Tiếu Thụ Lâm nắm cánh chim để La Mông cột sợi dây thừng nhỏ ở chân nó, một đầu khác thì cột ở trên cánh tay bù nhìn.
La Mông cột dây xong thì Tiếu Thụ Lâm mới buông tay ra. Con chim ngốc này còn còn tưởng rằng mình lấy lại tự do, “Chíp” một tiếng liền vỗ cánh muốn bay, kết quả bị dây thừng trên chân kéo một cái, bổ nhào rớt xuống treo dưới cánh tay bù nhìn.
“Chíp chíp! Chíp chíp!”. Con chim này vẫn không chịu từ bỏ, vỗ cánh bay vài lần, mỗi lần đều bị kéo về. Sau đó nó rút cuộc chú ý đến sợi dây trên chân mình, lấy mỏ mổ. Đừng xem sợi dây này mảnh, hồi trước ngay cả chồn cũng không cắn đứt nó được. Con chim này lại làm sao có thể làm gì được nó.
“Chíp! Chíp! Chíp! Chíp! Chíp!”. Con chim nhỏ đậu ở cánh tay bù nhìn phát ra một chuỗi tiếng kêu tuyệt vọng.
“Lát nữa sẽ không chết chứ?” Tiếu Thụ Lâm nói.
“Chỉ buộc nó một buổi chiều, còn có bù nhìn che mát nữa, không chết được”. Lúc đầu La Mông còn tính buộc mấy con chim chết trên người bù nhìn nữa, sau nghĩ lại thấy có chút hung tàn nên thôi.
“Chỉ một con này có đủ hay không?”. Đầu óc chim không thông minh lắm, chỉ một con này nói thật không biết có phát ra tác dụng cảnh báo hay không nữa.
“Lại bắt thêm mấy con, chúng ta bắt ở ruộng hoa hướng dương là được. Mỗi con bù nhìn đều cột lấy một con, để chúng nó biết bù nhìn nhà chúng ta cũng không phải để đó coi chơi”.
Bọn La Mông mới đi, rất nhanh đã có một đám chim chóc bay đến phía trên con bù nhìn cột con chim  nhỏ này. Chúng nó kêu líu ríu một hồi lâu nhưng cuối cùng vẫn không dám đậu xuống.
Con bị cột kia càng không ngừng vỗ cánh muốn bay đi cùng đồng bọn. Đáng tiếc nó mỗi lần nếm thử cuối cũng đều lấy thất bại chấm dứt. Cuối cùng nó đành phải lui mình ở dưới mũ rơm của bù nhìn, rụt cổ trốn ở chỗ râm.
La Mông và Tiếu Thụ Lâm đi xung quanh ở mảnh núi này một lúc lâu. Đầu tiên là bắt mấy con chim, sau đó  chim chóc đềuu bị dọa chạy mất, bọn họ ngồi trốn ở dưới bóng cây cách đó không xa hóng mát,  chờ có con chim nào không sợ chết quay lại ruộng hoa hướng dương, La Mông và Tiếu Thụ Lâm lại bắt đầu hành động bắt chim lần nữa.
Mảnh núi này dựng hơn mười con bù nhìn, cơ hồ trên người mỗi con đều bị cột một hai chú chim nhỏ. Chúng nó phát ra tiếng kêu tuyệt vọng  líu ríu lại luống cuống, khiến tất tất cả chim chóc gần đó sự tới mức không dám đến gần.
Lũ chim này bị cột  cả một buổi trưa, chờ đến khi mặt trời lặn phía Tây thì La Mông mới thả chúng đi.
“Ngao! Ngao!”. Bù nhìn thật là đáng sợ đáng sợ! Thật là đáng sợ
“Cạc cạc cạc cạc!”. Ma quỷ! Ma quỷ!
“Chíp! Chíp! Chíp”. Ta muốn chuyển nhà! Chuyển nhà!
Sáng hôm sau La Mông và Tiếu Thụ Lâm lại đến ruộng hoa hướng dương, thế nhưng còn có chim nhỏ ở chỗ đó ăn trộm hạt hoa hướng dương ăn. Không biết nên nói mấy con này rốt cục là gan quá lớn hay đầu óc rất ngu.
Dù sao đều đến đây rồi, để bọn nó nếm thử sự lợi hại của bù nhìn đi,  La Mông và Tiếu Thụ Lâm cầm lấy túi lưới trên mặt đất đi bắt chim thêm lần nữa, Tiếu Thụ Lâm tay mắt lanh lẹ, công phu bắt chim tự nhiên là không kém. La Mông ngũ cảm nhanh nhạy, mấy con trốn trong bụi cỏ vọng tưởng trốn được một kiếp, hết thảy cũng chưa có thể  trốn khỏi bàn tay anh.
Lặp lại như thế mấy ngày, mười mấy con bù nhìn trên mảnh ruộng hoa hướng dương ấy từ nay về sau thành ác mộng trong cảm nhận của nhóm chim nhỏ, sau này La Mông cắm bù nhìn ở đâu thì đám chim chóc không dám bay đến chỗ ấy.
Về sau, ở  trên Ngưu Vương trang mỗi khi có chim non sinh ra, chim bố chim mẹ đều phải không ngừng nhắc nhở: Ngàn vạn lần đừng tới gần bù nhìn, con à, bù nhìn rất nguy hiểm!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.