Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 63: Đá cầu




Mùi hương hoa cỏ ngập tràn khắp nơi, từng ô cỏ mọc xanh mơn mởn, một mùa xuân nữa đã về.
Trên khu vực giảng kinh bằng phẳng của Hạ tự Trung Nham Tự, đang diễn ra trận thi đấu đá cầu.
Đá cầu là một hoạt động thể thao cổ xưa, được lưu hành từ thời kỳ tiền Tần, và có rất nhiều hình thức thi đấu. Trước thời nhà Đường, là hình thức đá cầu có tính đối kháng mạnh với hai khung thành, các thành viên trong đội giữ các vị trí khác nhau, liên kết thành một mảnh trên sân cầu, cầu đến chỗ nào thì “người ngã ngựa nhào”, mặt mũi tím bầm, thậm chí gãy chân cũng không có gì là lạ. Ngoài ra còn có loại chỉ có một khung thành tương đối nho nhã, hình thức chơi này chỉ giành cho những văn nhân tri thức và phái nữ chơi.
Hay nói một cách khác thì môn đá cầu có hai khung thành lúc đó là tiền thân của môn bóng đá sau này, nhưng tính đối kháng thì vượt qua môn bóng bầu dục. Còn đối với trận đấu khung thành đơn, thì các quy tắc gần giống như bóng chuyền, kỹ thuật thì tương tự như cầu mây, cách ghi điểm lại giống như môn bóng rổ.
Đến thời nhà Tống, đá cầu phát triển trở thành môn thể thao vua trong nước, được mệnh danh là “nhược luận phong lưu, vô quá thích cầu”, (ý là lả lướt như gió mà cũng không bằng đá cầu), có thể đá cầu tốt được coi như là việc vinh quang nhất, có thể diện nhất. Thành phần tham gia vào trận đấu không chỉ là quân tốt và giới quý tộc võ dũng được tôn kính, mà còn là hoàng đế vương công, thậm chí là toàn thể dân chúng. Đặc biệt là văn nhân tri thức, khiến tính thể thao và tính biểu diễn của trận đấu ngày càng thay thế được tính đối kháng và tính quân sự trước đó. Hình thức đá cầu song môn không còn được ưa chuộng, mà thay vào đó là hình thức này, đó là môn “Trúc cầu” của khung thành đơn và môn “Bạch đả” không có cầu môn.
Lúc này ở thư viện Trung Nham Tự đang tổ chức thi đấu Trúc cầu.
Môn thể thao này phát triển cho tới nay, đã hình thành các quy tắc và luật lệ vô cùng thành thục. Trước trận đấu, người ta sẽ dùng vôi trắng vẽ một hình chữ nhật dài 10 trượng, có chiều rộng 5 trượng trên nền một khoảnh đất trống, rồi lại kẻ một đường trung tuyến phân thành hai nửa sân cho mỗi đội. Tại trung điểm của đường trung tuyến có dựng hai cây sào dài hơn hai trượng, trên cây sào có treo một giỏ lưới có đường kính là một thước, nó được gọi với cái tên rất hoa mỹ là “phong lưu nhãn”, hai đội tham gia trận đấu chỉ cần đá cầu vào đúng giỏ “phong lưu nhãn” là được tính điểm.
Trận đấu phân ra làm hai đội, một đội được gọi là đội cánh tả, đội kia là cánh hữu, khi hai đội phân chia cao thấp, không được vượt ranh giới. Đội cánh tả tổng cộng có bảy người, các thành viên trong đội phân công rõ ràng, có cầu đầu, khiêu cầu, chính hiệp, đầu hiệp, tả can võng, hữu can võng, tán lập, tất cả đều mặc quần, mặc áo gấm màu đỏ, đi giày da trâu, trong đó cầu đầu sẽ đội một cái khăn vấn dài buông thõng, còn lại mọi người đội khăn vấn tròn. Đội cánh hữu cũng y như thế, nhưng tất cả thành viên lại mặc áo màu xanh, để phân biệt với đội cánh tả.
Trên sân còn có ba trọng tài, gọi là “ xã ti”, bên ngoài sân, đều có huấn luyện viên của mỗi đội, được gọi là “bố thự”, “giáo chính”. Như thế trận đấu chính thức bắt đầu, ngoài ra không thể thiếu đội cổ động viên. Khi trận đấu vẫn chưa bắt đầu, cổ động viên của hai đội sẽ bắt đầu hò hét cổ vũ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh cho đội mình, so với các cuộc thi thể thao đời sau cũng không có bất cứ điểm khác nào.
….
Trận đấu này, là trận thi đấu đối kháng mỗi năm tổ chức một lần giữa “Thượng Tam Ban” và “ Hạ Tam Ban”, do đó không nghi ngờ gì nữa nó tự nhiên trở thành trận cầu tiêu điểm của thư viện. Không chỉ hấp dẫn các thầy trò trong toàn viện, mà ngay cả các vương tôn công tử, các tiểu thư đài các ít xuất hiện cũng bị nó thu hút, đến cả Tô Tiểu Muội được học sinh trong trường cho là tinh quái cũng đến xem.
Vương Phương cũng đến, ông ta là lão già lợi dụng quyền hành, mặt dạn mày dày, cũng đã chiếm được một chỗ rất đẹp để xem trận đấu, còn bắt người ta trải thảm, ngồi ở trên, cùng mấy vị giáo sư thâm niên vừa thưởng thức cao lương mỹ vị, vừa ung dung xem trận đấu.
Giờ Thìn đã đến, Đỗ giáo sư đảm nhiệm chức Xã ti ôm quả cầu dùng trong trận đấu tới cầu môn. Chỉ nhìn thấy quả cầu tròn xoe màu nâu, thổi phồng bàng quang heo lên căng tròn, vỏ bóng thì dùng mười hai tấm da mềm màu vàng sử lý bằng thục tiêu (thành phần chủ yếu là Na2SO4 – muối natri sunfat, dùng chế tác đồ da) rồi ghép lại, các khớp nối khít lại với nhau làm mối nối không hề lộ ra. Quả bóng tròn, chỉ nặng mười hai lạng, bất luận là hình thái, trọng lượng hay là cảm giác của chân, so với tiêu chuẩn của môn bóng đá bây giờ khác biệt cũng không lớn.
Ông ta đã ra hiệu tập hợp hai cầu đầu của hai đội lên phía trước, cầu đầu của đội thượng tam ban bên cánh tả là một chàng thanh niên cao hơn sáu thước, có làn da rám nắng khỏe khoắn, có hàng lông mày lưỡi mác, cũng chính là Trần Tam Lang 17 tuổi.
Trần Khác có chiều cao nổi trội nhất, nhưng cầu đầu của đội Hạ Tam Ban bên cánh hữu lại cao hơn hắn gần một thước. Cái tòa tháp vừa đen vừa chắc ấy mang một bộ mặt khắc khổ và đầy lòng thù hận, nhìn qua cũng đã hơn ba mươi. Nhưng cứ khi mở miệng là y lại gọi Trần Tam Lang là “đại ca”:
- Tam ca, trong cuộc đấu thì không thể xét tình huynh đệ, chúng ta không thể nhường nhau!
Không phải là Trần gia Ngũ Lang thì là ai nữa?
- Đệ tự lo cho mình đi!
Trần Khác nói rồi nở nụ cười để lộ một hàm răng trắng đều.
- Thôi hãy bớt nói nhảm đi, mời hai vị bốc thăm, để chọn bên phát bóng.
Xã ti không nhẫn nại được nữa, bèn giơ cánh tay ra, trong lòng bàn tay là giấy bốc thăm của hai đội.
Trần Khác nhường cho Ngũ Lang bốc thăm trước, Ngũ Lang bèn rút ngẫu nhiên một chiếc rồi mở ra xem, bên trong chỉ viết một chữ “Biên”, rồi nói:
- Chúng tôi chọn bên phải.
Trong trận thi đấu đá cầu, hướng gió cũng có ảnh hưởng nhất định, do đó cần lựa chọn bên có lợi cho đội mình.
Đội Hạ Tam Ban đã chọn bên, đương nhiên đội Thượng Tam Ban sẽ được quyền giao bóng trước.
Đợi cho sơn trưởng tự tay đốt hương sợi, và khi có tiếng chiêng vang lên, Trần Khác liền truyền cầu cho Tống Đoan Bình đảm nhiệm vị trí “tán lập”, Tống Đoan Bình đỡ lấy bóng, lại dùng gối chuyền bóng cho các thành viên khác trong đội. Lúc này cầu vẫn chưa rơi xuống đất, đã ba vòng tiếp xúc với cầu, sau đó cầu lại trở về trước mặt Trần Khác.
Các vòng truyền này hiển nhiên là phải trải qua rất nhiều lần khổ luyện, độ nảy của bóng da vừa phải, không nhanh không chậm, nhịp nhàng vững vàng, khiến độ khó khăn trong khi hắn đá vị trí chính giảm xuống tới mức tối thiểu.
Chỉ thấy Trần Khác dồn khí xuống Đan Điền (vùng dưới rốn), dồn hết sức lực, đá một cú, quả cầu màu nâu liền tạo một đường hình cung, khó khăn lắm mới vượt qua được cầu môn cao ba trượng, rộng khoảng một thước.
Cổ động viên của đội Thượng Tam Ban lập tức hò hét hoan hô đến inh tai nhức óc. “Phi hồng cầu” của Trần Tam Lang quả nhiên danh bất hư truyền.
Nhưng sau khi thấy quả cầu chui vào lưới, đội cánh hữu đã có được bóng, một cầu thủ giữ vị trí “tán lập” đã đỡ được. Từ đó quả cầu da cứ như là dính vào chân anh ta vậy, được anh ta nhẹ nhàng đưa đi, khéo léo truyền cho đồng đội. Như thế hai lần, điều chỉnh đến phương vị tốt nhất, dùng lực vừa phải truyền bóng cho Trần Ngũ Lang, cầu lúc này vẫn không bị rơi xuống đất.
Ngũ Lang đen bay lên đá một cú, cú đá tạo ra một lực rất mạnh khiến cho quả cầu cũng phải biến dạng, quỹ đạo của quả bóng thẳng tắp, trực tiếp chui qua cầu môn cao hơn hai trượng, rồi bay tới phía xa bên sân của đối phương mới rơi xuống.
Dựa theo luật, nếu cầu rơi xuống trong phạm vi phần sân của đối phương, thì đội mình có quyền phát bóng, tổ chức tấn công. Và nếu là bên ta đá ra ngoài, thì quyền dẫn bóng trước lại thuộc về đối phương, cơ hội dẫn bóng tiếp theo là vô cùng quan trọng, vì vậy độ rộng của lưới sẽ không rộng quá hai thước. Phía trên cầu môn cao hơn hai trượng, chỉ có một lỗ hẹp. Cho dù là đá chính, cũng yêu cầu phải có kỹ thuật thuần thục mới có thể đá tới lưới cầu môn, lại chưa cần nói tới việc xuyên qua lưới Phong Lưu Nhãn.
Trong trận thi đấu giao tranh với đối phương như thế này, cho dù không thể sút bóng ghi bàn, thì cũng không thể để cho đối phương thoải mái điều chỉnh để có cơ hội vào lưới. Phải dồn đối phương làm rơi cầu xuống đất hoặc đá cầu ra ngoài, giúp cho đội mình có cơ hội đạt quyền dẫn bóng, đó cũng trở thành ý nghĩ thông thường trong trận đấu.
Cú sút này của Ngũ Lang đen là tuyệt kỹ độc môn của y, cũng không hổ danh là “pháo Thăng Thiên” ra đòn có lực mà kết thúc rất nhanh, làm cho đối phương rất dễ dàng tưởng rằng ra ngoài, nhưng trong tình hình ngược gió này, thì tám chín phần sẽ rơi vào trong sân, đây cũng là nguyên nhân mà y chọn bên phải.
- Ra ngoài, ra ngoài, ra ngoài !
Cổ động viên bên Thượng Tam Ban đang hô lớn.
- Trong sân, trong sân, trong sân!
Cổ động viên đội Hạ Tam Ban cũng huyên náo cả lên.
Do đó theo cách nhìn của cầu thủ đội cánh tả, cầu rơi nhanh xuống đường biên, rất có khả năng đè lên trên đường biên. Một cầu viên cách đó gần nhất nhanh chóng tới kiểm tra, nhảy cẫng lên, bóng vẫn còn trong sân, rồi dùng đầu đánh bóng về.
Trong đường bóng sắp rơi xuống, Tống Đoan Bình đã nhanh chóng chạy tới, nhìn có vẻ như qua loa, lại giảm hơn nửa lực đá cầu, khiến cầu lại một lần nữa tung nhẹ lên.
- Hoan hô…
Cổ động viên đội Thượng Tam Ban lại tiếp tục hoan hô, còn cổ động viên đội Hạ Tam Ban thì phản đối.
Nhưng buộc phải chỉ có thể tiếp cầu ba lần, đội cánh tả đã không thể tổ chức tấn công có hiệu quả, chỉ có miễn cưỡng đem cầu đưa đến trước mặt Tô Thức, người có vai trò “hữu võng can”. Tô Thức cố gắng hết sức mạnh nhất sút cầu, thì cũng chỉ đá cầu lên cao ra xa chứ chưa chạm vào lưới, chứ đừng nói đến qua lưới ghi điểm.
......
Trong đội Hạ Tam Ban, có rất nhiều chân sút giỏi là con cái nhà giàu, nhìn tổng thể thì đều giỏi hơn bên đội Thượng Tam Ban. Bọn họ có thể sử dụng tất cả các bộ phận trên cơ thể trừ tay để truyền, nhận bóng, vô cùng xuất chúng, lại còn lão luyện chuẩn xác, chỉ mấy hiệp thôi đã nắm phần chủ động rồi. Trong đội Thượng Tam Ban chỉ có Trần Khác và Tống Đoan Bình là có bản lĩnh cao nhất trong thư viện. Tống Đoan Bình chạy cực nhanh khắp trận, luôn có thể cứu được bóng ở những nơi khó ngờ đến. Trần Khác thì trên đôi chân dường như có thêm mắt, chỉ cần có cơ hội, thì cho dù sút không qua lưới cũng đá trúng cầu lưới rồi bật ngược trở lại, tiếp tục tổ chức tấn công.
Nếu ở vào vị trí chưa thuận lợi, Tam Lang cũng có thể dốc hết sức tạo một đường bóng hết sức khó khăn cho đối phương.
Hai vị thống lĩnh này của đội Thượng Tam Ban đều phô hết ra toàn bộ kỹ năng, khiến đối phương hoang mang mà giành chiến thắng. Hai bên đều có những tuyệt chiêu cho riêng mình, nào là “Yến song phi”, “Người què đá”, “Móc câu vàng”,... động tác tự nhiên phóng khoáng, tạo được mỹ cảm cho người xem.
Quả cầu da bay qua bay lại, mãi không rơi xuống đất. Khán giả không kịp theo dõi, tiếng hò hét lại vang lên mỗi khi đội mình có những pha cầu đẹp mắt, rồi tiếng reo hò tán thưởng mỗi lần dẫn bóng, tiếng thở dài hụt hẫng mỗi khi sút cầu không trúng, đều tiếp thêm sức mạnh cho mỗi thành viên trong đội sau mỗi lần mắc lỗi.
Trên sân, dưới sân không khí vô cùng náo nhiệt như nhau, khiến cho mỗi người say mê đến cuồng dại.
Thấm thoắt sợi hương cũng đã tàn, tiếng chiêng ngân lên báo hiệu hương đã hết, hiệp đầu của trận đấu cũng đã kết thúc.
Mọi người mới tới xem bảng ghi điểm, hai đội đều được bảy gạch, không ngờ hai đội lại hòa nhau, không phân cao thấp!
Mặc dù không trực tiếp đối đầu, nhưng trận thi đấu vô cùng kịch tính, công sức thi đấu của các thành viên hai đội bỏ ra cũng không phí chút nào.
Trên sân có 14 cầu thủ, tất cả đều mồ hôi đầm đìa, ướt đẫm cả người, chống hai tay vào sườn thở dốc, nhưng ánh mắt vẫn đằng đằng sát khí, chỉ chờ rời khỏi trận đấu là có thể đánh tan đối phương.
Nhưng lúc này vẫn nhanh chóng rời sân, tận dụng thời gian để nghỉ ngơi.
Thước đời Tống so với đời sau nhỏ hơn 1 thước, bằng 30,7 cm, hơn 6 thước chính là cao khoảng 1m83, ở thời Tống coi như hạc đứng giữa bầy gà. (ý nói có chiều cao nổi trội nhất).

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.