Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 329: Võ học hoàng gia




Nếu chỉ cần có gan chỉ trích, bất kể thật hay giả, đều có thưởng! Nghĩa là bọn họ có thể không cần chứng cứ mà chửi ngươi, thì ngươi cũng sẽ không bị trừng phạt…
Cho nên các Ngôn quan của triều Tống giống một đám sói, tìm tật xấu khắp nơi. Không có chuyện bọn chúng còn phải đi kiếm chuyện ra, huống chi ngươi thực sự có chuyện… Một khi bị buộc tội thẩm tra, vấn đề cũng không chỉ là dậm chân tại chỗ, giáng chức, không dùng đến, bãi quan, thậm chí là sung quân cũng có khả năng.
Chế độ gì thì có loại quan đó. Hệ thống giám khảo này của triều Tống trên cơ bản là ra đầu đinh đi vào, tóc húi cua đi ra, muốn lên đến tầng cao thì tất cả mọi việc không được phạm sai lầm. Ví dụ trực quan nhất chính là Phú tướng công và Hàn tướng công. Năm đó hai người là nhân tài hơn người, một người đi sứ đến Liêu, hiên ngang lẫm liệt, một người uy chấn Tây bắc, địch ta đều sợ. Nhưng sau khi một thời gian làm đến tướng, tất cả đều trở nên lão luyện, điền đạm…
Hiện tại cả nhà Trần gia là tiến sĩ, bề rộng đã đủ chỉ thiếu chiều sâu thôi. Trần Hi Lượng thật sự trông mong Trần Khác có thể trở thành Tể tướng, làm cho danh tiếng của Trần gia lưu danh trọn đời. Đáng tiếc tiểu tử này dường như có chút không hiểu được đạo làm quan, hỏi làm sao mà không làm Tiểu Lượng ca tức giận cho được?
- Phụ thân.
Trầm mặc một hồi, Trần Khác ngẩng đầu lên nói:
- Người thường dạy bảo hài nhi: nếu ăn lộc của vua thì nên tận tâm trong việc nước, không nên có quá nhiều tạp niệm.
Dừng một chút nói:
- Hài nhi biết nếu làm từng bước, chỉ trong vài năm, hài nhi hẳn sẽ dùi mài đèn sách trong quán các, sau ba năm chuyển đến làm tri châu ở địa phương, đến khi hồi kinh thì có thể lên là Thị Lang, thị Ngự Sử gì đó… bước vào hàng ngũ đại quan.
Sau khi mãn nhiệm là có thể chọn Hàn Lâm Học Sĩ, Tri Chế Cáo, tiện thể phong tướng rồi… Nếu tất cả thuận lợi như dự tính, thì chỉ mười tám năm là được:
- Nhưng hơn nửa đời người cũng cứ thế trôi qua…
- Ngươi là quan văn, vẫn nên làm tốt chuyện của quan văn.
Trần Hi Lượng thở dài nói.
- Hàn tướng công và Phạm Văn Chính đều là từ chiến trường mà lên.
- Hiện tại có chiến tranh sao?
Trần Hi Lượng trừng mắt nhìn hắn một cái nói:
- Không chỉ hiện tại không có chiến tranh, trong vòng hai mươi năm cũng sẽ không có!
- Vậy cũng chưa chắc.
Trần Khác nói:
- Thiên hạ mặc dù đang an bình, nhưng quên chiến nhất định sẽ nguy.
- Nói như vậy là ngươi đã quyết định rồi hả?
Trần Hi Lượng lạnh lùng nói.
- Đáp ứng chuyện người khác rồi mà thay đổi là không tốt lắm.
Trần Khác nghiêm mặt nói:
- Phụ thân yên tâm, con tự có chừng mực.
- Hừ…
Trần Hi Lượng kêu lên một tiếng kết thúc cuộc nói chuyện… Trần Khác chưa kịp nhận được bổ nhiệm thì lúc này, Tô gia truyền tin đến, nói là hai đứa con trai lão Tô được làm quan… Tô Thức, Tô Triệt mặc dù là tiến sĩ chính quy, nhưng bởi vì có đại tang nên không theo kịp sự sắp đặt thống nhất của Lại bộ, sau khi hồi kinh thì được bổ sung.
Bên Tô Tuân cuối cùng cũng thông qua sự tiến cử của Hàn tướng công, được bổ nhiệm làm Giáo thư lang Tập Hiền viện. Chức quan tuy rằng không lớn cũng rất nhàn rỗi, nhưng dù sao cũng là quan văn, đại biểu cho việc học thức của y được triều đình tán thành. Quan trọng hơn là, lần phân công này rất hợp với tâm ý của y.
Tô Thức nói cho Trần Khác, lão nhân rất là cao hứng cho nên phải thừa dịp hành động.
Vì vậy, ngày kế tiếp sau khi Tô Tuân được bổ nhiệm, Trần Khác liền lên xe chạy tới Tô phủ.
Sau khi người vừa xuống xe, thị vệ khiêng mấy rương gỗ vào sân.
Vừa thấy hắn, Tô Tuân mặt liền xệ xuống nói:
- Ngươi hôm nay cũng to gan hơn rồi, dám tới cửa nhà của ta!
- Nhạc phụ cũng không phải lão hổ mà.
Trần Khác cười làm lành nói:
- Tiểu tế có cái gì mà không dám tới cửa hay không?
Nói xong chắp tay cười:
- Hôm nay tiểu tế đến đây để chức mừng nhạc phụ thăng chức, đặc biệt chuẩn bị mấy phần lễ mọn, xin nhạc phụ vui lòng nhận cho.
- Ta cũng không đồng ý.
Tô Tuân nét mặt sa sầm nói :
- Trừ khi cây vạn tuế nở hoa…
- Kiện thứ nhất, một cây vạn tuế nở hoa!
Còn chưa dứt lời, Trần Tháo đi cùng Trần Khác liền hô vang lên.
Cùng với lời của gã, bọn thị vệ mở cửa ra đưa vào một thùng cao bảy thước, một chậu cao vút, thân cây cứng như sắt, đỉnh thì rợp lá, một bồn hoa đáng yêu màu xanh bóng hiện ra trước mắt lão Tô. Đây đúng là một chậu cây vạn tuế.
Cành lá ở trên đỉnh có một đám hoa hình bán cầu màu vàng vô cùng bắt mắt, đúng là cây vạn tuế nở hoa…
- Hóa ra thật sự có cây vạn tuế nở hoa a…
Tô Thức sợ hãi than.
- Đúng vậy, cây vạn tuế còn gọi là phượng vĩ tiêu. Ở phương bắc không ra hoa, nhưng ở phía nam ra hoa cũng không gọi là hiếm lạ.
Trần Khác cười nói:
- Chỉ có điều muốn tìm được, thì phải tốn thật nhiều công sức.
Nói xong cười nói:
- Nhạc phụ, người có vừa lòng không?
- Hừ!
Tô Tuân hừ một tiếng nói:
- Còn có gà trống đẻ trứng!
- Kiện thứ hai, một con gà trống đẻ trứng!
Trần Tháo liền hô lên.
Bọn thị vệ mở ra một cái thùng nhỏ, bên trong có một con gà trống lớn, mào cao cao, lông màu vàng kim. Đúng là một con gà trống lớn thật sự.
Nhắc tới cũng đúng dịp, dưới mông con gà trống kia lăn ra một quả trứng nóng hổi trước mặt Tô Tuân…
- Oa. Thật sự là một con gà trống đẻ trứng!
Tô Thức ôm lấy quả trứng gà còn nóng ấm vẫn dính đầy phân, đưa tới trước mặt cha:
- Cha xem xem, thế giới vô biên quả nhiên có đủ thứ lạ.
Tô Tuân không tin, đi tới mở lồng sắt, cẩn thận xem con gà kia, đúng là gà trống không thể nghi ngờ. Hồ nghi nhìn Trần Khác:
- Ngươi làm cái trò gì thế?
- Tiểu tế không dám lừa gạt nhạc phụ!
Trần Khác giơ hai tay lên:
- Đây đúng là một con gà trống biết đẻ trứng tiểu tế tìm được từ khắp các châu huyện, đúng như nhạc phụ yêu cầu.
- Sao gà trống có thể đẻ trứng?
Tô Tuân không tin nổi.
- Ta nhớ ra rồi, trong một cuốn sách cổ có nhắc đến “Trứng gà trống”, tuy hiếm thấy nhưng cũng có thể làm được.
Tô Thức chợt nhớ ra:
- Lấy một con gà trống béo tốt, nhốt vào lồng. Thả đàn gà mái ngoài lồng, để cho chúng gần mà không thể tiếp xúc, lâu dần tính khí ảnh hưởng là có thể đẻ trứng. Nói vậy con gà trống này là bịa đặt mà có à?
- Ha ha…
Trần Khác chưa xem bản sách cổ kia, cũng không biết có phải đại cữu ca giúp mình không, nhưng hắn biết, gà trống đẻ trứng mà vẫn gáy, tuy hiếm thấy nhưng vẫn tồn tại. Bởi vì trong thế giới sinh vật có “tính nghịch chuyển”, tức là trống mái chuyển hoán. Trong đó, một ví dụ là, lươn, ví dụ thứ hai là gà.
Gà trống đẻ trứng có hai lý do: Một là bản thân nó vốn là gà mái. Theo như nghiên cứu đời sau phát hiện, gà mái bình thường buồng trứng bên trái phát triển bình thường, bên phải thoái hóa. Khi con gà mái mắc bệnh lao phổi, viêm màng bụng hoặc ngộ độc thức ăn, sau này, buồng trứng bên phải sẽ bắt đầu to ra hình thành một “quả trứng” của gà trống, và sinh ra kích thích tố sinh dục của giống đực, dẫn tới cơ năng sinh lý hỗn loạn, sinh ra sự thay đổi tính thứ hai, khiến gà mái biến thành gà trống.
Khả năng thứ hai là loài lưỡng tính, tức là trong cơ thể vừa có cơ quan sinh dục của giống đực lại vừa có của giống cái. Bởi vì thời gian dậy thì ngắn, khả năng xuất hiện song tính lớn hơn so với các loài khác. Ví dụ như trước kia bộ máy sinh dục đực là chủ đạo, nên phát triển thành con gà trống, nhưng do một vài nhân tố kích tích, cơ quan sinh dục cái mạnh hơn trở thành chủ đạo, vậy là có thể đẻ trứng rồi.
Trần Khác nhớ rõ, xác suất gà trống đẻ trứng là một phần vạn, như thế, chỉ cần có hàng mẫu đủ lớn nhất định có thể tìm được. Vì thế hắn ra lệnh cho tập đoàn tài chính Thanh Thần, thương hội Lam Mạo, tiền trang Biện Kinh, hiệu buôn Tứ Hải, thậm chí cả nước Đại Lý bắt đầu tìm cho mình. Muốn nói có tiền là xong hết, treo thưởng với số tiền thật lớn, rốt cuộc trong một hộ nông gia ở phủ Hà Gian, đã tìm được một con gà trống biết đẻ trứng.
Sau đó đưa nó đến Kinh thành mà giống như hầu hạ tổ tông, Trần Khác tận mắt nhìn thấy nó đẻ ba quả trứng mới dám đem đến cho nhạc phụ xem.
- Con gà béo này là của nhạc phụ rồi.
Trần Khác cười cười:
- Nó cũng không phải chỉ đẻ một lần này là hết, nếu cha lo lắng, sau này tự mình giám sát nó là được.
- Ta không còn chuyện gì để làm sao?
Tô Tuân hừ một tiếng:
- Cho dù có qua cửa này, còn nước đổ có thể hốt thì sao?
- Lễ thứ ba, có thể hốt một bát nước đã đổ đi!
Lục Lang kêu to, y thật muốn đối nghịch với lão nhân đây mà.
Còn chưa dứt lời, thị vệ đã bê lên hòm thứ ba. Mở ra, trong đó là chăn bông thật dày, bỏ lớp chăn ra, bên trong là một cái hòm đồng lạnh ngắt. Lục Lang đeo găng tay, mở nắp, từ trong đó lấy ra một cái chậu đồng, hai răng va lập cập:
- Lão bá, xin vui lòng nhận.
Tô Tuân hừ một tiếng:
- Đây là một chậu băng, không phải nước!
- Phụ thân nói sai rồi! Băng vốn là từ nước mà thành, sao có thể nói cái này không phải bằng nước?
Tô Thức đắc ý:
- Nước lạnh thành băng, trong băng có nước. Vốn chúng là một. Không thể vì ban đầu con đứng, giờ con nằm mà bảo không phải là con?
- Hừ.
Tô Tuân trừng mắt nhìn anh ta:
- Rốt cuộc ngươi đứng về phía ai?
- Từ nhỏ phụ thân đã dạy, lẽ phải không cậy đến thân sơ.
Tô Thức cười đáp:
- Các yêu cầu của cha, Trần Tam Lang không gì không làm được, phụ thân, đừng làm khó hắn nữa…
- Ôi…
Tô Tuân hít vào một hơi khó chiu, quay sang Trần Khác, ánh mắt giữ tợn:
- Nếu ngươi để cho con gái ta phải chịu một chút ủy khuất nào, ta sẽ liều mạng với Trần gia các ngươi!
- Xin nhạc phụ yên tâm!
Trần Khác vui sướng quá đỗi:
- Con nhất định sẽ coi Tiểu Muội như báu vật, yêu chiều bảo vệ đến bạch đầu giai lão!
- Nhớ kỹ lời ngươi nói!
Tô Tuân hừ một tiếng:
- Bảo cha ngươi đến định ngày đi!
- Đa tạ nhạc phụ thành toàn!
- Cho dù ngươi có khả năng thông thiên, khiến cho Quan gia đặc chỉ tứ hôn.
Thấy Trần Khác mừng phát điên từ trong tâm, Tô Tuân thầm thở dài, giọng cũng dịu bớt:
- Nhưng chỉ sợ không chặn được miệng lưỡi người đời!
- Cứ để cho bọn họ nói.
Trần Khác lắc đầu cười:
- Tiểu tế không quan tâm.
- Ôi, ngươi nói…ngươi…
Tô Tuân lắc đầu không nói được gì nữa.
Trong khu nhà của Triệu Tông Tích, Vương phủ quận Bắc Hải.
- Bất kể thế nào, rốt cuộc đã xong việc đả thông hai bên,
Trần Khác bực bội:
- Tuy nhiên vẫn không thể bắt đầu hôn lễ, vì ý chỉ Quan gia vẫn chưa xuống.
- Thực ra phương pháp ổn nhất, là có được Thánh chỉ, sẽ tiếp tục suy tính với hai bên.
Triệu Tông Tích cười.
- Nói vậy, sợ bị hai đằng nhạc gia cho rằng lấy thế đè người, ngược lại còn xảy ra nhiều chuyện hơn.
Tâm tư của Trương thị còn tinh tế hơn cả y.
- Đúng vậy.
Trần Khác gật đầu:
- Cho nên cho dù biết như thế không thể tin cậy, ta cũng phải làm như vậy.
Nói xong, lại nhìn Triệu Tông Tích:
- Nhưng ta không có tư cách vào cung cầu kiến, còn phải nhờ ngươi nói giúp ta, xem Quan gia có thương xót không.
- Không thành vấn đề. Chẳng mấy khi ngươi phải nhờ đến ta.
Triệu Tông Tích gật đầu cười:
- Phúc của Tề nhân (người dân thường) không dễ hưởng a, khiến cho Trần học sĩ không gì không làm được lại phải ăn nói khép nép đi cầu người.
- Ngươi đừng có nói mát.
Trương thị cười nói:
- Lần này Trọng Phương không phải là không biết hưởng phúc, mà là hắn có tình có nghĩa. Đổi lại là nam nhân khác sẽ không chịu nỗi khổ này đâu. Nếu không phải vì sợ phụ một người, thì cứ nạp trăm phòng tiểu thiếp cũng không cần lao lực như vậy.
- Lời của Tẩu phu nhân thật làm cho ta cảm động!
Trần Khác gật đầu:
- Vì những lời này, tặng năm mươi thất lụa gấm Tô Châu loại tốt nhất.
- Thế này thì về sau nói nhiều lời tốt về Trọng Phương mới được…
Trương thị che miệng cười:
- Nhưng cũng không cần nhiều như vậy.
- Thực ra có người muốn hối lộ đấy. Không thể coi thường uy lực của gió bên gối (người đời thường ví dụ “gió bên gối” là lời nói nhỏ nhẹ của vợ đối với chồng).
Trần Khác thản nhiên nói.
Trương thị gật gật đầu, hiểu được ý hắn. Trong số các quý phụ ở Biện Kinh, vợ của Triệu Tông Thực nổi danh khẳng khái hào phóng, không biết đã ban bao nhiêu ơn huệ, kết bao nhiêu thiện duyên. Các quý phụ được chỗ tốt này của bà đương nhiên sẽ hướng về Triệu Tông Thực, cùng nhau thổi gió bên gối, góp lại cũng có thể đổ tường.
Khi bọn họ nói chuyện, Triệu Tương Nhi chỉ ở bên cạnh nghe, một câu cũng không thêm.
- Muội tử, nghĩ gì thế?
Triệu Tông Tích liếc mắt nhìn Tiểu quận chúa đáng thương.
- Muội nghĩ…
Triệu Tương Nhi mở to mắt, gợn nước chợt lấp lánh rồi lại chợt biến mất, cười tươi như nắng:
- Cuối cùng đại ca cũng phải kết hôn, nên tặng cái gì đây.
- Cái gì cũng không cần. Muội cứ vui tươi là lễ vật tốt nhất.
Trần Khác cười:
- Nghe nói gần đây muội luôn thức đêm, như vậy không tốt.
- Đường lễ bác đại tinh thâm. Toàn bộ chỉ nghe người Oa (người Nhật Bản, theo cách gọi của người Trung Quốc, thời xưa) muội rất không yên tâm, muốn tìm sách cổ đối chiếu, có đôi khi đang mải tra cứu, không để ý thức đến giờ giấc.
- Đó chỉ là tìm một chút chuyện cho muội làm đỡ buồn, không cần phải quá lo lắng.
Trần Khác than nhẹ:
- Mắt được nhìn trời nhiều sẽ không đỏ như thế, nên đi ra ngoài nhiều một chút.
- Dạ.
Triệu Tương Nhi ngọt ngào cười đáp:
- Đại ca không cần lo lắng, muội sẽ biết lo cho mình mà.
- Đúng rồi. Trọng Phương.
Thấy không khí hơi gượng, Triệu Tông Tích cười:
- Còn nhớ môn mã cầu ở Liêu quốc không?
Trần Khác gật đầu:
- Có. Trọn đời khó quên.
- Lúc ấy ta nghĩ, đối kháng kịch liệt trên sân cầu như vậy chính là một cách rèn luyện ý chí và khí lực tốt. Trái lại đá cầu của Đại Tống chúng ta chỉ chú trọng hoa lệ, có phần hơi giống trò chơi trẻ con.
- Ừ.
- Ngày hôm trước, ta ở chỗ Tương Nhi, có thấy điều lệ đá cầu của Đại Đường mà nó chỉnh lý.
Triệu Tông Tích nhìn muội muội:
- Thế mới biết, hóa ra đá cầu ở Đại Đường thực ra giống môn mã cầu, đều là hai bên cọ xát vật lộn, chiến đấu kịch liệt đấy.
- Đúng!
Trần Khác gật đầu, không khác với bóng đá thời hiện đại là mấy:
- Đá cầu vốn là môn thể thao trong quân đội.
- Không bằng nghĩ cách khôi phục môn đá cầu đời Đường đi. Như vậy, đá cầu mới có thể giúp người ta cường kiện thân thể và tinh thần, có ích cho đất nước.
- Ngươi có lý.
Trần Khác nhìn y.
- Ha ha.
Triệu Tông Tích ngượng ngùng cười:
- Ta đang lo mọi người đã quen cách đá cầu lười biếng như thế, sợ sẽ không dễ dàng thay đổi.
Lại cười và nói tiếp:
- Có câu dưới sự trọng thưởng tất có dũng phu. Ngươi xem ngươi có nên treo giải thưởng gì đó không?
- Nhị ca, ca xem đại ca là thần tài hả?
Triệu Tương Nhi vừa bực mình vừa buồn cười:
- Đại ca chuẩn bị cưới vợ, sao có nhiều tiền dư vậy chứ.
- Muội tử, đừng có dao động lập trường. Ta mới là ca ca của muội!
Triệu Tông Tích cười mắng.
- Được rồi được rồi, ta ra tiền.
Trần Khác đầu hang:
- Năm vạn quan thì sao?
- Nhiều hơn đi.
Triệu Tông Tích tính toán một hồi, muốn hắn phải nhả ra mười vạn quan.
- Năm vạn quan là năm vạn quan. Vàng bạc là xương ngựa chắc.
Trần Khác lắc lắc đầu:
- Ngươi phải mưa móc cùng dính với nhau, mọi người mới muốn làm… Hễ là đội ngũ dự thi, chỉ lên sàn là có tiền thi đấu, thắng nhiều được nhiều, vậy mới có thể hăng hái tham gia.
- Chuyện làm ăn ta thúc ngựa cũng không kịp nổi ngươi.
Triệu Tông Tích cười:
- Như vậy đi, ta đi kêu gọi người tham gia, tổ chức giao cho ngươi. Thế nào?
- Để cho ta sống đi.
Trần Khác cười khổ:
- Ta cũng sẽ không rảnh rỗi như vậy nữa. Địch Nguyên soái muốn ta tiếp nhận võ học viện.
- Thật sao?
Triệu Tông Tích cau mày:
- Ngươi muốn đi sao?
Trong mắt y, như vậy không hợp với thân phận của Trần Khác.
- Đi.
Trần Khác trầm giọng:
- Vì lý tưởng.
- Yến Vân…
Triệu Tông Tích lẩm bẩm:
- Ngày nào có đội quân mạnh đi đánh giặc, khôi phục mười sáu châu Yến Sơn của ta.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Trần Khác hít sâu một hơi:
- Ta nhất định phải làm tốt ở học viện.
Kiên trì chịu đựng mấy ngày, cuối cùng Quan gia cũng triệu kiến Trần Khác.
Người đến truyền chỉ là Lý Hiến, hiện giờ trong cung thay máu, lão lại thăng quan, hiện đã là Nội thị Điện đầu của Nhập Nội Nội Thị Tỉnh, thật sự là hoạn quan cao cấp rồi. Ở vào tuổi của lão, có thể lên được cao như thế đương nhiên không chỉ là may mắn. Tính cách trầm ổn sâu sắc, thông minh linh hoạt mới là mấu chốt.
Hai người quen biết đã mấy năm, Lý Hiến còn nhớ năm đó lão chỉ là một Nội thị Hoàng môn, Trần Khác biết giao tiếp, nên đối với vị Trần học sĩ trẻ tuổi này lão rất tôn kính. Trần Khác cũng đã nhìn chuẩn lão là một nhân vật, mấy năm nay đầu tư không ít vào lão, Lý Hiến cũng biết rõ, bằng không cũng sẽ không tự mình đến truyền chỉ.
- Cơn gió nào đưa quý nhân đến đây thế này?
Trên đường vào Hoàng cung, hai người ngồi chung một chiếc xe. Trần Khác cười nói:
- Để Nội thị Hoàng môn đến là được rồi.
- Vừa lúc ta rảnh, đã lâu không gặp học sĩ, rất nhớ ngươi đấy, nên mới không để họ đi đâu.
Lý Hiến mặc bộ quan bào màu tím mới tinh khẽ mỉm cười, hạ giọng nói:
- Thứ hai, trong cung bây giờ rất nghiêm, có mấy lời chỉ có thể nói ở bên ngoài… Quan gia gần đây tâm tình không tốt, khi học sĩ diện kiến nên kiềm chế một chút.
Trần Khác biết lão còn có câu sau, gật gật đầu không nói lời nào.
Lý Hiến thấp giọng
- Còn nữa, thực ra mấy năm nay Quan gia rất yêu quý Trần học sĩ, thường xuyên hỏi thăm về ngươi. Nhưng từ khi ngươi cùng vị kia đi Liêu quốc, thì cũng rất ít nhắc tới ngươi.
Trần Khác gật đầu, biến hóa này chính hắn cũng có thể nghĩ ra.
- Ta nói nhiều một câu…
Lý Hiến nhỏ giọng:
- Trước kia ngươi không nên quá thân cận với vị kia. Tuy các ngươi chỉ là giao tình nhỏ, nhưng đậu Tiến sĩ chính là môn sinh của Thiên tử rồi.
- Dĩ nhiên là như vậy.
Trần Khác cười khổ:
- Con người nếu không thay đổi, không bệnh cũng chết.
- Khẳng định học sĩ còn hiểu rõ hơn ta.
Lý Hiền hạ giọng:
- Ta cũng không phải nói để ngươi sửa, dù sao hôm nay cũng khác với trước kia rồi…
Trần Khác hiểu, người này nhìn một chiếc lá thấy cả mùa thu, rõ ràng đang chuẩn bị đường lui… Nghĩ đến ba mươi sáu cái đầu rơi xuống chỉ trong không đến nửa tháng, cung nhân lại dao động tâm tư, lão không khỏi thầm than, xem chừng đại thế đã không thể cản. Quan gia trong cung thực sự đã thành hoa cúc ngày mai.
Quan gia mới tròn năm mươi tuổi đấy! Lại phải đối mặt với hiện thực tàn khốc như thế… Trần Khác cuối cùng cũng hiểu được, đối với Hoàng đế, sinh được con hay không quan trọng đến thế nào.
Thấy hắn hơi xuất thần, Lý Hiến cho rằng mình đã dọa được hắn, bèn nhẹ giọng an ủi:
- Thực ra tấm lòng Quan gia cũng rất mềm, chuyện trong cung xảy ra như thế cũng không muốn giết người, lần này các tiện nhân phạm tội cũng chỉ để cho bọn họ xuất gia.
Lại thấp giọng tiếp:
- Học sĩ có công lớn đấy, ngươi không biết năm đó Đại Lý quy thuận Quan gia cao hứng đến thế nào đâu. Cho nên lần này nếu học sĩ có thể giải trừ được thành kiến của Quan gia, cuộc sống sau này sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.
- Đa tạ Lý huynh nhắc nhở.
Trần Khác nhẹ giọng:
- Chỉ là tại hạ có một chuyện không rõ…
- Có phải muốn biết tại sao ta lại nói với ngươi điều này không?
Lý Hiến cười:
- Kỳ thật trong lòng ta cũng yêu thích vị kia, anh khí bừng bừng, giỏi giang nhiệt huyết, không giống như các vị khác, học Quan gia được chín phần, duy chỉ thiếu mất tấm lòng của Quan gia.
- Vậy là sao?
- Huynh đệ Hoàng Thành Ti nói, tứ ca của gã chết trên Thúy Hương lầu, gã đi xem, một chút đau khổ thể hiện ra cũng không có, che đậy giỏi đến thế nào chứ.
Lý Hiến không rét mà run:
- Đối với huynh đệ của mình còn như vậy, đối với hạ thần sẽ thế nào?
- Tuy nhiên đại cục đã định.
Trần Khác cười khổ:
- Người ta là Hiền Vương, lần này việc nào cần làm cũng làm hoàn hảo. Vị kia của chúng ta không trông cậy vào được.
- Lúc này còn chưa ngã ngũ, còn chưa nhất định biết hươu chạy về tay ai.
Trước mặt Trần Khác, dù sao Lý Hiển vẫn là non:
- Với sự quan sát của ta mấy năm nay, dường như Quan gia có hứng thú với vị kia của ngươi nhiều hơn đấy.
- Nếu dùng yêu ghét để chọn người, vậy cũng không phải Đương kim Quan gia rồi.
Trần Khác thản nhiên:
- Còn phải xem ai thích hợp hơn…
- Hôm nay chúng ta chưa từng nói gì cả.
Vừa đi vừa nói, rất nhanh đã đến Tuyên Đức môn, Lý Hiến cười ha hả:
- Mời học sĩ xuống xe.
- Đương nhiên.
Trần Khác gật gật đầu, xuống xe ngựa, hắn không có được đặc quyền cưỡi ngựa ngồi kiệu trong Hoàng cung, chỉ có thể đi bộ vào… Triệu Trinh không gặp hắn ở Thùy Củng Điện, mà đang ở trong tẩm cung của mình.
Nhưng Trần Khác cũng chưa gặp Hoàng đế ngay, Lý Hiến bước ra cau mày:
- Bà bà của Cổn Quốc công chúa đột nhiên đến đây, học sĩ uống trà một lát trước đi.
Trước mặt người khác, Lý Hiến sẽ không thể hiện một chút thân thiết nào, nói xong liền xoay người rời đi.
Trần Khác kiên nhẫn chờ, ai ngờ đợi tới nửa canh giờ mới thấy một phụ nhân béo cung trang đẹp đẽ đi qua mặt… Phỏng chừng đây là bà thông gia của Đương kim Hoàng đế, cũng là cữu mẫu, Quốc công phu nhân Dương thị.
Vấn đề này quan hệ hơi loạn, nói đơn giản là, chồng của Dương thị tên Lý Dụng Hòa, là đệ đệ của Lý Thần Phi mẹ đẻ của Hoàng đế. Năm Minh Đạo thứ hai, Lưu Nga qua đời, Quan gia mới biết thân thế của mình, màn dùng ly miêu đánh tráo Thái tử mới lộ ra. Nhưng trong lịch sử thật sự không có vai trò của lão Bao, Lý nương nương từ lâu đã không còn tại thế, Quan gia không có phúc khí được nhìn thấy mẹ ruột của mình một lần.
Để bù đắp lại cảm giác áy náy với mẹ đẻ, Triệu Trinh thăng chức cho cữu cữu Lý Dụng Hòa, vẫn cảm thấy băn khoăn, bèn gả trưởng nữ Phúc Khang công chúa cho con thứ Lý Vĩ của Lý Dụng Hòa, cũng chính là biểu đệ của Ngài. Được rồi, dường như hơi có chút loạn luân? Nhưng còn nhân gia của Công chúa, theo bối phận thì phải giáng tất cả ngang hang với nhau, dường như cũng hợp tình lý.
Tuy nhiên tóm lại, Đường phong vẫn còn tồn tại ở Đại Tống triều, lễ giáo chưa thịnh hành, đi lang thang nuôi tiểu thúc cũng không hiếm thấy, gả con gái cho biểu đệ thật sự cũng không coi là gì.
Chuyện con nối dõi của Quan gia khó khăn, ngoại trừ một trưởng nữ, ngay cả tám đứa con gái sinh ra cũng chết non, gần đây có gả Thập công chúa cho Địch Vịnh, thật ra đó là nàng công chúa thứ hai nuôi lớn được.
Có thể thấy, Quan gia sủng ái nữ tử của ngài thế nào. Bản triều khi sắc phong công chúa ban đầu dùng mỹ danh để phong, sau đó lại dùng quốc phong để phong. “Phúc” “Khang” đại biểu cho lời chúc phúc của Quan gia dành cho con gái mình thông minh khỏe mạnh. Nghe nói nàng cũng đúng như ngài hy vọng, trí tuệ hơn người, xinh đẹp vô song, và vô cùng hiếu thuận.
Năm Gia Hựu thứ hai, Trần Khác vào Kinh tham gia thi cử, may mắn nhìn thấy lễ sắc phong long trọng cho vị Nhị Thập công chúa. Phúc Khang Công chúa tiến phong làm Duyên Quốc Công chúa, quy mô long trọng như đại lễ sắc phong Hoàng Hậu, chưa bao giờ có, trên sử sách chưa bao giờ thấy có tiền lệ.
Cùng năm đó, Công chúa xuất giá theo Lý Vĩ. Quan gia trước nay vốn tiết kiệm lần này lại hao tốn một trăm ngàn quan xây phủ đệ cho nàng. Tình yêu dành cho con gái cũng có thể thấy được phần nào. Nhưng hôn lễ long trọng không thể đảm bảo cho chất lượng hôn nhân, hôn nhân của Công chúa và Phò mã không hợp nhau, toàn thành đều đã biết từ sớm.
Căn do trong đó người ngoài không thể biết được, nhưng cuộc hôn nhân này có thể hạnh phúc mới kỳ quái. Đúng với một câu cách ngôn “Môn bất đăng, hộ bất đối” mà. Đối với chuyện này, Tư Mã Qang đã từng tràn đầy cảm xúc mà nói với Trần Khác:
- Sau này phải nhớ kỹ, gả con gái cho người ta thì phải chọn nhà có dòng dõi cao hơn. Cưới vợ thì phải chọn dòng dõi thấp hơn. Có như vậy ngày sau mới tốt.
Cổn Quốc công chúa thì không cần phải nói rồi, là kiều nữ lớn lên trong hoàn cảnh văn nhã ưu việt nhất, mà Quốc cữu công Lý Dụng Hòa lại là tên khốn của Biện Kinh, sống bằng nghề làm tiền âm phủ, cho đến tận khi Lưu Thái Hậu hoăng (thời xưa gọi chư hầu hoặc các quan to chết là hoăng), Quan gia nhận mẹ, lúc này Lý gia mới một bước lên thẳng mây xanh. Tục ngữ nói: Làm quan ba đời mới biết cách mặc quần áo đội mũ. Một thiếu niên thô tục cả đời lăn lộn ngoài đường như Lý Vĩ sao có thể lọt vào mắt xanh của Công chúa.
Đương nhiên, đằng sau một cuộc hôn nhân bất hạnh đều có một ác bà bà. Công chúa cường thế, Dương thị cũng cường thế, bà ta không thể nhẫn nhịn chịu đựng sự ngạo mạn của Công chúa, càng không cách nào thừa nhận hai người đã kết hôn hai năm mà vẫn chưa viên phòng, thường xuyên cãi lộn với Công chúa đến mức không dứt miệng, sau đó lại xoay người tìm Hoàng đế cáo trạng.
Phỏng chừng vị Quốc công phu nhân này đến là lại cáo trạng gì đây.
- Đã lâu không gặp.
Có lẽ bị Dương thị hành tới sức cùng lực kiệt, Triệu Trinh nằm trên ghế bành, đắp một tấm chăn mỏng tiếp kiến Trần Khác. Nhìn thấy hắn, lại nhớ đến tiểu tử này hai ba năm trước đã khiến cho mình kích động và vui sướng, ngài không khỏi cười:
- Gần đây ngươi sống rất tốt hả!
- Quan gia gầy đi rồi.
Hai mắt Trần Khác hơi đỏ lên.
- Có tiền cũng khó mua được sức khỏe cho ông già.
Triệu Tinh cười cười, nhìn Trần Khác, ngạc nhiên hỏi:
- Ngươi có chuyện gì?
- Không có gì.
Trần Khác cười lớn:
- Vi thần chỉ nghĩ đến, tình cảnh năm đó lần đầu tiên được diện Thánh.
- Đó là năm Gia Hựu thứ nhất…
Trí nhớ của Triệu Trinh rất tốt, ngài thong thả nhắc lại:
- Khi đó, quả nhân vừa mới khỏi bệnh.
Dừng một lát lại nói:
- Hiện giờ cũng vậy…
- Thánh thiên tử trăm thần tương trợ, nhưng vẫn phải bảo trọng Long thể.
Trần Khác khẽ nhắc.
- Ngồi đi.
Triệu Trinh cười cười:
- Quả nhân cũng hơi mệt, nhưng đó là vì trẫm vừa phải đuổi một lão thái thái đi.
Đoạn cười khổ:
- Nói vậy ngươi cũng biết, vị thông gia kia của ta quấn còn khó thoát hơn mười Ngự Sử.
Trần Khác cũng bị thái độ thong dong của Quan gia ảnh hưởng, hắn phâm khục điểm ấy của Triệu Trinh, bất luận gặp bao nhiêu chuyện, vẫn có thể duy trì được thái độ bình thản như mây trôi nước chảy. Có lẽ là từng trải qua quá nhiều rồi.
- Vi thần xin ra ngoài chờ.
Trần Khác hạ giọng:
- Chờ Quan gia nghỉ rồi mới vào.
Hắn căn cứ vào thái độ hầu hạ của đại thần trong kịch truyền hình và điện ảnh đời sau mà đối đãi với Triệu Trinh. Việc này khiến cho Quan gia ở đời Tống vẫn luôn bị các đại thần ức hiếp cảm thấy cực kỳ được an ủi.
- Không cần.
Triệu Trinh lắc đầu:
- Quả nhân có thể nằm nói chuyện với ngươi, nói cả buổi sáng cũng không mệt đâu.
Lại nhìn Trần Khác:
- Ngươi oán quả nhân sao?
- Không có.
Trần Khác quả quyết lắc đầu.
- Nói thật đi!
Triệu Trinh vẫn thản nhiên:
- Làm sao có thể không có?
- Chính là nói thật. Vi thần không nói mấy câu giả dối như “Lôi đình vũ lô, giai thị quân ân” (mưa móc sấm sét đều là ơn của chúa thượng).
Trần Khác thản nhiên:
- Nhưng vi thần từ trước tới nay vẫn làm theo ý mình, cảm thấy chuyện nên làm, thì có phải bồi thêm cái khố cũng sẽ làm. Thần cho rằng thu phục Đại Lý sẽ có lợi cho Đại tống, nên làm. Trước khi làm vẫn chưa từng nghĩ mình sẽ được cái gì. Sau khi làm xong, chuyện này thành, chứng minh thần đã đúng, chính là phần thưởng lớn nhất dành cho thần rồi.
Triệu Trinh nhìn đôi mắt trong suốt của hắn, chậm rãi gật đầu:
- Xem ra quả nhân đã xem nhẹ lòng dạ của ngươi. Trần Trọng Phương quả nhiên có khí khái hiền sĩ.
- Quan gia khen nhầm rồi.
Trần Khác cười:
- Vi thần chỉ là một tên ngốc lớn mật, huống chi cũng không phải thần hoàn toàn không có tư tâm. Là quan gia nói, chỉ cần thần có thể lập nhiều bất thế chi công, sẽ tứ hôn cho thần.
- Ha ha ha… Ngươi cho là thật hả?
Triệu Trinh không khỏi cười phá lên.
- Quan gia sẽ không nói mà không giữ lời chứ…
Trần Khác đau khổ ra mặt:
- Vi thần khó khăn lắm mới giải quyết được hai đằng, mọi sự đã chuẩn bị, chỉ còn chờ cơ hội…
- Quả nhân không phải có ý đó.
Triệu Trinh lắc đầu cười:
- Ngươi cũng được coi như cháu trai ngoại của trẫm, quả nhân sao lại không giúp ngươi nữa?
- Đa tạ bệ hạ thành toàn.
Trần Khác đứng dậy thi lễ, người này coi như thuận rồi.
- Tiểu tử ngươi.
Triệu Trinh không khỏi mỉm cười, lại sâu kín ẩn ý:
- Ta hỏi ngươi, có chắc chắn vị đồng đảng kia của ngươi sẽ thắng?
Không ngờ được Triệu Trinh sẽ đột nhiên làm khó dễ vào lúc này, Trần Khác sửng sốt, trả lời lập tức:
- Vi thần khẩn cầu Bệ hạ thu lại những lời này!
- Vì sao
Triệu Trinh vẫn thản nhiên.
- Vi thần là tiến sĩ năm Gia Hựu thứ hai, khoa này nhân tài đông nhất, có Tô Thức, Tô Triệt, Chương Hành, Lã Huệ Khanh, Tằng Bố, Đặng Oản, Trình Dị Đẳng, toàn là đại tài. Vi thần tự biết tài học đều không phải nổi tiếng, còn có tập tục xưa quan nhân không được làm người đứng đầu. May sao được Bệ hạ yêu quý, ra sức gạt bỏ lời phản đối của mọi người chấm cho vi thần làm Trạng Nguyên. Cũng chỉ trong vòng hai năm ngắn ngủi cất nhắc vi thần làm Hồng Tư Lự Thiếu Khanh, Tập Hiền Điện Tu Soạn, ân đề bạt như thế, vi thần khắc sâu trong lòng, máu chảy đầu rơi cũng không quên nghĩ đến báo đáp.
Trần Khác nức nở:
- Muốn nói là đồng đảng, thần cũng chỉ là thần đảng của Bệ hạ, tuyệt không hai lòng. Bệ hạ vừa rồi nói như vậy quả thật dụng tâm, quân không chặt thì mất thần. Lời Bệ hạ vừa nói không đúng với đạo quân thần. Thần khẩn cầu Bệ hạ thu hồi!
May sao cũng nhờ trước đó Lý Hiến nhắc nhở, Trần Khác cũng đề phòng Triệu Trinh sẽ tức giận, dĩ nhiên đã chuẩn bị sẵn trong đầu. Bởi vậy không cần nghĩ ngợi gì, lời nói ra giống như tâm huyết, khiến cho Triệu Trinh không thể không vui.
Trầm mặc một lúc lâu, Triệu Trinh mới buồn bã lên tiếng:
- Hay cho câu quân không chặt thì mất thần. Nhưng dường như vẫn còn một câu Thần không gắn bó thì mất vua chứ?
- Vâng, vi thần làm việc không chu toàn, suy nghĩ kém cỏi.
Trần Khác có vẻ hổ thẹn:
- Xét đến cũng vẫn còn trẻ tuổi.
- Cũng vì tuổi trẻ?
Triệu Trinh trừng mắt nhìn hắn.
- Vâng. Vi thần không học được sự lão luyện của các tướng công, không học được điều không sai lầm là công của các đại thần.
Ai ngờ Trần Khác sắc sảo đáp lại:
- Phóng tầm mắt nhìn, chư công toàn triều đều là hạng người chú ý cẩn thận, yên lặng tự thủ. Vi thần muốn làm việc, nhưng không được người thông cảm. Một bàn tay vỗ không nên tiếng. Dưới tình huống như thế, ai nguyện phấn đấu vì nước, thần sẽ thành tâm tương trợ, không hề có chút tư tâm!
Nghe hắn nói, Triệu Trinh trầm ngâm một lát:
- Thiên hạ thái bình, cho dù có chuyện cũng có các Tể tướng bình ổn, còn chưa đến lượt đám người trẻ tuổi các ngươi quan tâm.
- Thần khẩn cầu bệ hạ thu lại lời ấy!
Trần Khác cố gắng.
- Quả nhân lại nói sai rồi sao?
Triệu Trinh cười khổ.
- Vi thần thừa nhận, phụ tử Quan gia hai đời đã dốc hết tâm huyết, đạt được cục diện hòa bình khó có được cho Đại Tống. Nhưng chúng ta thỏa mãn với chuyện này sao? Dân tộc Hoa Hạ chưa từng sống gấp sao? Người Hán triều bao vây Bạch Đăng, ba đời nằm gai nếm mật, nghỉ ngơi lấy lại sức, sẵn sàng ra trận, rốt cuộc đến thời Hán Vũ đế đã tiêu diệt được Hung Nô, rửa sạch nỗi hổ thẹn trước đó! Đường triều chịu nhục Vị Hà (tên sông bắt nguồn từ tỉnh Cam Túc, chảy qua tỉnh Thiểm Tây đổ vào sông Hoàng Hà, Trung Quốc), Đường Thái Tông chăm lo việc nước, thậm chí cho phép quân sĩ tập võ trong Hiển Đức điện, bồi dưỡng được một đội quân tinh nhuệ thiện chiến, cuối cùng tiêu diệt Đông Tây Đột Quyết, được hưởng oai danh của Thiên Khả Hãn!
Trần Khác tiếng như đá như vàng nổ vang vang bên tai Triệu Trinh.
- Đại Tống ta cũng không chịu thua kém, Thái Tổ Thái Tông vì khôi phục U Yến, toàn vẹn quê hương, luôn toàn lực Bắc Phạt, sau tới Tiên đế cũng từng ngự giá thân chinh, cùng Liêu chủ tranh giành Trung Nguyên, giết chết chủ soái, áp chế hàng binh. Cũng chỉ vì lúc đó Khiết Đan thế lớn, mà ta lập quốc chưa lâu, chúng mạnh ta yếu, không thể toàn công. Vương triều nhà Hán của ta đã phải chịu nhục với Di Địch, cho tới bây giờ chỉ vì báo thù rửa hận, hiện giờ Yến Vân vẫn chưa phục, Tây Hạ lại phản bội, sao có thể nói là thiên hạ vô sự?
Tiếng Trần Khác sang sảng, vọng lại trong đại điện thật lâu.
- Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách! Đại thần không lo, tiểu nhân đương nhiên phải lo!
Giọng nói này cũng rót đầy hai tai Triệu Trinh, nhưng lại khiến cho trái tim đã lạnh của ông kích động lên. Một giây đó, ông như thấy lại được chính mình hai mươi bảy năm trước. Năm đó Lưu Nga tần thiên, mình đã thực sự trở thành Hoàng đế. Ông đổi Thiên Thánh, Minh Đạo – niên hiệu có ý nói nhân gian hai chủ, nhật nguyệt cùng chia – thành Cảnh Hữu – Cảnh, là mặt trời mới mọc, ánh sáng tràn trề, thiên địa chắc chắn sáng tỏ trong suốt!
Vào lúc đó, chính mình cũng tràn đầy khát vọng, tìm khắp thiên hạ đạo phú quốc cường binh, thậm chí còn có một tuyên bố tiền bất cổ nhân hậu vô lai giả rằng, “chỉ cần là biện pháp tốt, lợi nước lợi dân, bất kể là ai đề xuất ta cũng ban thành luật, lệnh cho quốc gia vĩnh viễn thi hành theo!”
Ông tự lấy mình làm gương, mất ăn mất ngủ, ngày nào cũng nhìn thật kỹ sự thay đổi, bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, chỉ cần có tấu chương sẽ tự mình phê duyệt toàn bộ. Cuối cùng ngay cả Tế tướng cũng nhìn không nổi, khuyên ông chú ý nghỉ ngơi, cẩn thận thánh thể.
Nhưng ông trả lời lại rất nghiêm túc:
- Trẫm được Tiên đế ủy thác, gánh nặng trên vai, sao dám lơ là?
Ngay khi ông đã chuẩn bị hoàn toàn, muốn làm một vố lớn nhất, lại đột nhiên phát bệnh ngất xỉu… Ông thật sự quá mệt mỏi. Nhưng làm việc vất vả cần cù như vậy, lại không được đại thần tôn kính, ngược lại còn phải chịu bị bọn họ miệt thị, thậm chí là nguyền rủa!
Chờ tới khi ông tỉnh lại, cái đợi ông không phải là lời an ủi của đại thần, mà là bọn họ không hề liêm sỉ mà phỉ báng, trong cả triều đã loan tin Hoàng đế ngất là vì đã phế Hoàng hậu, tin một bầy mỹ nhân, đạt đến trình độ “Xướng ưu nhật hí vu thượng tiền, phụ nhân bằng dâm cung nội, ẩm tửu vô thì tiết, chung cổ liên nhật dạ” (Ca hát từ đêm tới sáng, bằng hữu, mỹ nhân hoang đường trong cung, uống rượu bất kể thời gian, đàn hát mấy ngày liền).
Hơn nữa không chỉ là nghe đồn, rất nhanh đã có ngôn quan chính thức thượng tấu. Chính là Đằng Tử Kinh của Hoàng Hạc Lâu, lão thượng thư khuyên gián Hoàng đế, hoặc có thể nói chửi mắng thì đúng hơn, lão nói:
“Cả ngày ở trong cung, lưu luyến hoang yến, lâm triều thì mệt mỏi bơ phờ, quyết sự không thông…”
Mắng Triệu Trinh là một sắc quỷ bị nữ nhân hút sạch máu, cho nên khi vào triều không tập trung, xử lý sự tình giống như kẻ ngốc….
Lại càng làm cho trái tim vị Hoàng đế trẻ tuổi chết lạnh, là khi đại thần cả triều không ngờ không một ai chỉ trích Đằng Tông Lượng, ngược lại còn xông lên một loạt, mượn chuyện hôn mê lần này của ông, tùy ý nói xấu xúc phạm ông, mục đích vẫn là ngăn cản Hoàng đế cải cách… Bởi vì biết nó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của họ.
Triệu Trinh bị chọc tức, ông muốn trừng phạt một vài kẻ, nhưng đại thần bị giáng chức không hề sợ hãi, ngược lại còn dương dương đắc ý, bởi bọn họ có thể nổi tiếng toàn thiên hạ. Đại Tống triều không giết sĩ phu, đám quan viên này chọc giận Hoàng đế, coi như mượn lối tắt núi Chung Nam mà thành danh, cho nên người trước ngã xuống người sau tiến lên liên tục công kích ông, khiến Triệu Trinh cảm nhận sâu sắc được thế nào là tứ cố vô thân…
Về sau, ông cũng từng gặp được thần tử giống như Trần Khác. Khi đó Phạm Trọng Yêm, Âu Dương Tu cũng còn trẻ như vậy, cũng tràn đầy khát vọng như vậy, nhưng những gì bọn họ mang cho mình cũng chỉ là một Khánh Lịch tân chính lung tung, vụn vặt, lộn xộn. Cũng chính vì Khánh Lịch tân chính thất bại, cũng đã hoàn toàn dập tắt giấc mộng cường quốc của Triệu Trinh. Sau lần đó, có thể duy trì được quốc gia nhiều tai ương này chính là mục tiêu duy nhất của ông…
Bởi vì rốt cuộc Triệu Trinh cũng hiểu được một chân lý gai góc nhưng bất diệt – cải cách không thỏa đáng, còn nguy hại hơn cả không cải cách.
Cho nên ông vẫn tận lực cầu ổn, cầu ôn hòa, cũng không chịu cải cách lung tung gì nữa, thật khó khăn để ổn định lại quốc gia về con đường cũ… Trong đại điện, Trần Khác trầm ngâm nhìn Triệu Trinh không nói gì, sắc mặt âm trầm bất định, nghĩ đến Hoàng đế có vẻ như hơi bị thuyết phục, vội rèn sắt khi còn nóng:
- Hiện giờ Liêu chủ Da Luật Hồng Cơ hoang đường chơi đùa, không lo chính sự, thường xuyên mấy tháng không để ý đến chính sự, quyền bính đều thuộc về tay Hoàng Thái Thúc. Bởi vậy các lộ vương công đều không có lòng thần phục, thực lực của quốc gia đã không còn giống như vài thập niên trước. Tây Hạ càng không cần phải nói, Một Tàng Ngoa Sủng nắm triều chính, biến cả quốc gia trở nên mù mịt chướng khí, dân chúng lầm than, đây chính là cơ hội tốt trời ban cho Đại Tống ta để chăm lo việc nước, tu võ cường binh, rửa sạch sự hổ thẹn.
- Lí là cái lí này…
Triệu Trinh cười khổ:
- Đáng tiếc ngân khố Đại Tống ta trống không, văn dốt võ dát, nào có thực lực dụng binh với bên ngoài?
- Cho nên phải quyết chí tự cường, mau chóng khiến cho chúng ta lớn mạnh lên!
Trần Khác lớn tiếng.
Triệu Trinh nhìn hắn nửa ngày mới phun ra được một câu:
- Tuổi trẻ thật là tốt. Thật khiến cho người ta hâm mộ…
Rồi ông không nói gì nữa.
Thấy Hoàng đế không có hứng thú nói chuyện, Trần Khác biết điều cáo lui, đi ra ngoài điện, nhìn màn che dày đặc, không khỏi cảm thấy ảm đạm. Lần này diện thánh, đối với cá nhân mình mà nói hẳn là thành công, Hoàng đế đáp ứng tứ hôn, cũng bị mình tìm lý do thoái thác, bỏ đi ngăn cách. Nhưng hắn lại hết sức thất vọng…
Bởi vì theo phản ứng của Triệu Trinh mà nói, vị Hoàng đế này đã không còn hùng tâm, hoàn toàn không còn khả năng quật khởi.
Khi hắn quay lại, ánh mắt lại kiên định, sải bước ra khỏi Hoàng cung.
Ba ngày sau, trong cung hạ chỉ, là Lý Hiến tự mình tuyên đọc chiếu thư, người nhà Trần gia lập hương án trong đình, nghe tuyên.
“Hồng Lư Tự Thiếu Khanh, Tập Hiền điện Tu soạn Trần Khác, được tuyển cử vào Đỉnh giáp, phụng mệnh đi sứ Đại Lý, đã khiến cho Điền vương hiến đất quy phục, công lao to lớn. Nay trẫm phong làm Tín Đô huyện Khai quốc tử, thực ấp năm trăm hộ, thực thực phong ba trăm hộ, ban phi y ngân ngư".

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.