Nổi Đau Tình Yêu

Chương 3:




Every night, in my dreams
I see you, I pheel you
That is hoqu I knoqu you go on
Phar eveross the distane and spaces betqueen us.
You have come to shoqu you go on
Near phar quhereves you are
I belive...
Hỷ Trân mãi mê thả hồn theo lời nhạc mà cô yêu thích, nên cô đâu hay bà chị Hữu Trân của mình vào phòng. Đến khi tiếng nhạc đột nhiên tắt ngắm, kèm theo giọng điệu khó chịu. Hỷ Trân mới bật đầu ngồi dậy.
- Chị Hai!
- Em làm gì mà mở nhạc lớn vậy? Chị gọi khan cả cổ, mà chẳng nghe thấy gì cả. Thưởng thức nhạc kiểu em, có ngày bị hàng xóm chửi.
- Em mở nhạc vậy là lớn sao?
- Như thế nào, em mới gọi là lớn? Ở phòng khách chị còn nghe rõ mồn một. Cũng may căn phòng của em được lắp đặt bằng cửa kính. Nếu không người đi đường tưởng em đang quậy đó.
Hỷ Trân uể oải:
- Chị nói lớn thì em vặn nhỏ lại.
- Nè! Còn muốn nghe nữa sao?
- Ngày nghỉ không đi đâu, nếu em không nghe nhạc để giết thời gian, thì chị bảo em phải làm gì đây?
- Sao em không ra cửa hàng phụ mẹ?
Hỷ trân xua tay:
- Bảo em làm gì cũng được, còn việc ra cửa hàng thì miễn bàn đi.
- Tại sao?
- Chị biết tính em rồi, không có nhiều kiên nhẫn đâu. Bảo em ra cửa hàng với mẹ, chẳng khác nào bảo em đuổi khách. Chị hai! Hay chị ra cửa hàng đi, việc nhà để em làm cho.
Hữu Trân lắc đầu:
- Em cứ như thế mãi, thì làm sao thành công được. Đừng có việc gì cũng không làm được. Hỷ Trân! Em phải khắc phục chính mình, mới phù hợp với cuộc sống được.
- "" Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời "", chị từng nghe câu nói ấy. Em chỉ thiếu kiên nhẫn với những người màu mè. Việc buôn bán em không có hợp.
- Còn những việc thuộc về phái nam thì em hợp chứ gì?
hỷ Trân cười:
- Chị hiểu em đó.
- Hỷ Trân à! Có cá tính không phải là không tốt, nhưng dù sao em cũng là phận gái, nên dịu dàng và nữ tính một chút. Với lại, em cũng đã tốt nghiệp đại học và đi làm rồi. Bỏ bớt những trò nghịch ngợm và chọc phá đi. Nếu em cứ mãi con nít, thì chẳng ai yên tâm về em cả.
- Nghịch ngợm một chút, đó là sự trẻ trung và yêu đời mà. Em đâu có quá đáng với ai, cũng đâu có để lại một hậu quả tồi tệ. Chị hai à! Đừng gò ép em trong một phương cách nào đó, có được không? Em là Hỷ Trân, em không thể giống một ai khác.
- Tính cách của em luôn làm cho mẹ lo lắng đấy.
- Mọi người đừng quan trọng quá vấn đề nữa. Em lớn khôn rồi và em biết nhận thức việc nào sai, việc nào đúng mà. Em không muốn tạo mình thành pho tượng, cũng không muốn làm một người phụ nữ yếu đuối, thế thôi.
- Em chị giỏi tài lý sự.
- Chẳng những giỏi lý sự mà còn được việc nữa. Nếu em không được việc, thì công ty Thuận Yhành đâu nhận em.
- Chị biết em giỏi rồi. Con gái gì bao nhiêu trường đại học không học, lại thi vào bách khoa, lại còn học ngành xây dựng nữa.
Hữh Trân phán:
- Em không thay đổi được, thì chẳng có con ma nào dám yêu em đâu.
- Vậy là chị lầm rồi. Bướng bỉnh thì bướng bỉnh thật, nhưng em vẫn có trái tim của một người phụ nữ đó.
- Thế à! Nó có đập sai nhịp lần nào chưa?
- Chị biết để làm gì. Đó là bí mật của riêng em.
- Bày đặt bí mật nữa. Nhưng rồi chị cũng biết thôi. Hãy chờ đấy!
Hữu Trân quay lưng bỏ đi, Hỷ Trân nói với theo:
- Chị hai!
- Gì?
- Chị lên phòng em có việc gì, sao chị không nói?
- Nhắc nhở em đừng để phiền hàng xóm. Nhà chúng ta toàn phụ nữ không hà.
- Chỉ đơn giản thế thôi à?
- Ừm.
Hỷ Trân buông người xuống nệm:
- Trời ơi! Vậy em tưởng chuyện gì quan trọng lắm.
Hữu trân liếc em gái, rồi bưốc ra khỏi phòng. Hỷ Trân đâu còn hứng thú để tiếp tục nghe nhạc. Cô bỏ chân xuống giường, đến ngồi vào bàn làm việc của mình. Mớ mẫu phải sửa chửa đầy ắp trên bàn đây, ai nói cô không có việc làm chứ.
Hỷ Trân lục lọi trong mớ tài liệu tham khảo đẻ tìm ra một sáng kiến mới. Nhưng rất tiếc, chẳng có bản phác thảo nào cô thích cả.
Trong lúc đang uể oải, chợt Hỷ Trân chú ý đến bản vẻ được thu nhỏ bởi một cái máy chụp hình. Bên góc phải của tấm ảnh có ghi một hàng chữ khá rõ.
"" Nhà kiến trúc tài ba Văn Tuấn Tường "".
Hỷ Trân lẩm nhẩm:
- Văn Tuấn Tường... Hình như cái tên này cô đã có nghe ai đó nhắc đến. Trong trường hợp nào nhỉ?
Hỷ Trân bỗng sáng mắt:
- Phải rồi! Ông ta chính là người đã đoạt giải thưởng về mô hình du lịch ở Vịnh Hạ Long do hội khoa học du lịch trao tặng. Còn nữa Văn Tuấn Tường cũng là người đã thắng thầu về công ty du lịch mới ở Nha Trang.
Từ lâu, Hỷ Trân đã ngưỡng mộ tài năng của nhà kiến trúc này. Cô thường sưu tầm các công trình có quy mô của Văn Tuấn Tường để tham khảo.
Cô còn được biết anh đang làm tổng giám đốc của công ty liên doanh Sao Bắc Cực. Hỷ Trân không dám ước mơ mình được làm việc chung với anh, nhưng nếu có thể, cô xin được học hỏi ở anh về tài năng làm cho con người được trân trọng hơn.
Lối vẽ sáng tạo độc đáo của anh, nên mô hình kiến trúc luôn luôn mới mẻ, phù hợp với thời đại công nghiệp hoá.
Hỷ Trân chống cằm say mê nhìn mô hình được nhà nhiếp ảnh chụp lại. Hầu như tất cả các mô hình kiến trúc của Văn Tuấn Tường đều thu hút cô. Từ những mô hình ấy, Hỷ Trân luôn cảm nhận được cả tâm hồn và cuộc sống của Văn Tuấn Tường.
Bên ngoài toát lên vẻ sừng sửng cứng ngắc, nhưng bên trong là cả một sự ấm áp.
Ở Văn Tuấn Tường sẽ có hai con người lạnh lùng và tình cảm, nhưng đâu mới là con người thật? Điều đó Hỷ Trân không cần quan tâm đến. Cái cô quan tâm chính là tài năng của anh.
Hỷ Trân ngã người ra ghế, cô để hất tâm trí chiêm ngưỡng những nét độc đáo từ mô hình kiến trúc của anh. Cả một không gian yên lặng lại phá vỡ bởi tiếng reo của máy điện thoại trên bàn. Hỷ Trân có vẻ bực bội nhưng cô không nghe cũng không được.
- Alô.
- Hỷ Trân! Em làm gì mà không nghe điện thoại vậy?
- Thì bây giờ nghe rồi nè. Chị đi rồi sao tự nhiên gọi điện thoại về vậy?
- Sao hả? Cú điện thoại không đúng lúc phải không? Em lại bận nghe nhạc à?
- Chị lúc nào cũng "" kê tủ đứng "" cả.
- Đâu bằng em.
- Nè, bà chị! Gọi điện thoại về có chuyện gì thì nói. Đừng lòng vòng nữa.
- Em lúc nào cũng khó chịu cả. Mẹ dặn trưa nay mang cơm sớm một chút. Còn nữa, chén cá thác lác, mẹ để trong tủ lạnh, hãy mang ra nấu canh chua.
- Biết rồi, còn gì nữa không?
- Bây giờ là chín giờ, bắt đầu công việc được rồi đó. Đừng ở đó mãi mê mà quên bữa cơm trưa đi. Chị cúp máy đây.
Hỷ Trân dập máy:
- Thiệt bực mình hết sức. Thêm bà chị cũng quá rảnh rang, phá hỏng thời gian của người ta.
Nhìn lại mớ công việc của mình, Hỷ Trân lắc đầu ngán ngẩm. Thế là toi một buổi nữa rồi.
Chưa kịp rời khỏi ghế, thì điện thoại lại tiếp tục reo. Hỷ Trân định mặt nó, nhưng cô nghĩ: "" Lỡ có việc quan trọng của mẹ hay chị hai thì sao? Với lại để nó reo mãi, cô cũng chẳng làm được việc gì. ""
Hỷ Trân uể oải nhấc ống nghe:
- Alô.
Đầu dây bên kia là một giọng nữ trong trẻo.
- May quá! Tao gọi mà cứ lo sợ mày không ở nhà.
||||| Truyện đề cử: Song Trùng |||||
- Nhà tao không ở, thế tao ở đâu?
- Ai mà biết được. Thường ngày nghỉ, người ta hay rời khỏi nhà từ sáng sớm.
- Để làm gì?
- Cái đó, ai mà biết được.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.