Nửa Đời Thanh Tình

Chương 201: Người phụ nữ của ngài




Trong thời gian Ung Chính dưỡng bệnh, Đích phúc tấn Phú Sát thị của Tứ a ca Hoằng Lịch đều tự tay hầm canh để tỏ lòng hiếu thảo, Ung Chính và Vân Yên đều rất thích nàng ấy.
Tình cảm của nàng ấy và Tứ a ca Hoằng Lịch cũng rất tốt, nữ quyến trong phủ Hoằng Lịch hòa thuận vui vẻ, rất có phong phạm của Tứ đích phúc tấn Na Lạp thị năm nào. Trước đây trong thời gian Lục Thập a ca bị bệnh nặng, thị thiếp cách cách Phú Sát thị của Hoằng Lịch sinh con trưởng, đặt tên là Vĩnh Hoàng, nhưng do sinh vào tình cảnh ấy, nên vẫn chưa tổ chức tiệc mừng.
Hơn nữa lần này Đích phúc tấn Phú Sát thị sinh đích tử, nhưng lại đương trong thời gian bất ổn, nàng ấy càng khó nhận được an ủi.
Hiếm có khi Ung Chính vui vẻ, Vân Yên cũng vui lây. Ngài trầm ngâm trong giây lát, rồi đưa bút viết một chữ lên tờ giấy trên ngự án: “Liễn”.
Vân Yên gác lên vai ngài nhìn con chữ đó, hôn lên vành tai ngài, ngài cũng buông bút, nhìn nàng mà cười.
Ung Chính ban thưởng tên “Liễn” ngay lúc tiểu a ca vừa mới chào đời, một người thấu hiểu như Tứ a ca Hoằng Lịch vô cùng vui mừng, lại càng yêu thương đứa bé còn đỏ hỏn trong tã lót hơn.
Liễn, đồ dùng trong tông miếu (1).
Nếu năm xưa Hoằng Lịch được Khang Hi coi trọng, thì bây giờ tiểu a ca còn tôn quý hơn, đích tử có xuất thân cao quý.
Ngày Vĩnh Liễn đầy tháng, Ung Chính trong Viên Minh Viên đã lâu không xuất hiện đích thân đến chỗ của Hoằng Lịch ở tẩm cung của Tây Nhị Sở Tử Cấm Thành.
Vân Yên gặp Dụ phi Cảnh thị, Hi Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị và Hoàng hậu Na Lạp thị bị bệnh đã lâu, chỉ có Tề phi Lý thị và Mậu tần Tống thị không đến. Nàng toan hành đại lễ, thì ống tay áo móng ngựa phía trước kéo nàng lại…
Vân Yên nhìn bả vai ngài, Ung Chính mỉm cười hơi nghiêng người, đôi mắt sâu xa theo năm tháng nhìn thẳng vào mắt nàng, mỗi nếp khăn trên khóe mắt đều mang theo khí chất đế vương.
Tuy Hoàng hậu Na Lạp thị đã khỏi bệnh, nhưng khí sắc vẫn rất xấu, ngược lại dáng vẻ vẫn như xưa. Nàng ấy không ngờ Ung Chính sẽ đột nhiên đến, vội vàng thỉnh tội, muốn tránh mặt đi, không để bệnh tật của mình ảnh hưởng đến long thể ngài.
Ung Chính xua tay, quan tâm hỏi han mấy câu, bảo nàng ấy ngồi xuống. Nhìn thấy Ngũ a ca Hoằng Trú, ngài chợt nhớ đến chuyện hôn nhân lỡ dở của chàng ta, bèn giao chuyện này cho Hi Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị và Dụ pghi Cảnh thị cùng giải quyết.
Mùa thu năm Ung Chính thứ tám, tổ chức đại hôn cho Ngũ a ca Hoằng Trú, Mậu tần Tống thị cũng qua đời.
Vân Yên lặng yên nằm trong lòng Ung Chính, khẽ hỏi rằng, nàng ấy là người phụ nữ đầu tiên của chàng đúng không?
Ung Chính hơi nheo mắt lại, dường như đang chìm trong kí ức, sau đó nhẹ nhàng gật đầu.
Mọi người đều nói, đàn ông thường không thích người phụ nữ đầu tiên khi mình còn chưa hiểu sự đời, vì đó là những kí ức xấu hổ nhất của họ, hơn nữa người ấy còn là đế vương.
Nhưng với Tống thị, Vân Yên luôn có một tình cảm đặc biệt.
Nhớ đến Tống thị, nàng sẽ nhớ đến thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp, không phải là ghen tị, mà giống như thương cảm hơn. Tống thị lặng lẽ rời khỏi thế giới này, như tiếng thở dài của năm tháng trong cung cấm xa xôi tường đỏ ngói cao.
Giữa Ung Chính và Vân Yên có một sự hiểu ngầm kì lạ, nói về người phụ nữ của ngài mà không hề kiêng kị. Khi nói những chuyện ấy, họ là hai người bạn thân thiết nhất.
Tuyết lớn luôn âm thầm tới vào cuối năm, Vân Yên nằm trong thùng tắm lắng nghe tiếng tuyết rơi sàn sạt bên ngoài cửa sổ, rồi ngủ quên lúc nào không hay. Khi mơ màng tỉnh lại, nhận ra đã có người giúp nàng lau khô người, tấm da dê ấm áp vừa dày vừa mềm quấn quanh cơ thể, hơi thở và động tác không thể quen thuộc hơn làm giúp nàng tâm ngủ thiếp đi.
Khi tỉnh lại trời đã vào đêm, bên cạnh là người đàn ông cao lớn ấm áp mặc chiếc áo ngủ mỏng bằng tơ.
Vân Yên khẽ dùng gò má cọ hai cái, vùi đầu mình vào sâu hơn, cánh tay khoác qua eo ngài, cả người đều ấm sực.
Bàn tay của Ung Chính vuốt ve lưng nàng mấy cái theo thói quen, rồi xoa nhẹ gương mặt nóng bừng do ngủ của nàng, giọng nói ngái ngủ vang lên trong bóng tối:
- Đói không?
Vân Yên cọ lên cánh tay ngài, thì thầm:
- Không đói.
Cánh tay đặt trên eo nâng nàng lên giúp nàng nằm ngay ngắn trên long sàng rộng rãi mềm mại, sống lưng trần trụi lộ ra khỏi tấm chăn, chăn gấm che trước ngực cũng bị ngài chậm rãi vén lên.
Đôi tay nàng ngài niu gương mặt của người nằm dưới thân mình, cẩn thận vén từng sợi tóc ra sau tai, rồi đặt một nụ hôn lên môi nàng. Nàng cũng dịch chuyển cánh tay mình từ eo ngài lên trên, ôm lấy khuôn mặt ngài, ngẩng đầu đáp lại nụ hôn.
Ngài thích cảm giác trong cơ thể nàng, yên tĩnh cảm nhận. Rất lâu sau, hai người đều không có động tác tiếp theo.
Khi dịu dàng, tình nồng ý đượm, chốn gió mưa, tình cảm đong đầy.
Hai người lặng lẽ ôm lấy nhau, chờ đợi cho đến ngày mai.
Đêm giao thừa, Ung Chính lại kéo Vân Yên đến cung Khôn Ninh nằm phía sau điện Giao Thái cung Càn Thanh, đồ đạc sắp xếp trên trong hoàn toàn mới.
Hai gian phòng phía đông (Đông đoan nhị gian) này là nơi hai người họ đã ở ba bốn ngày trước lúc chuyển tới điện Dưỡng Tâm khi Ung Chính mới đăng cơ. Lúc đấy Vân Yên không hề biết, sau này trong lúc vô tình, nàng mới hiểu ý định của ngài.
Cung Khôn Ninh là tẩm cung của hoàng hậu trung cung thời Minh, còn ở Đại Thanh, nơi đây là chốn động phòng khi hoàng đế đại hôn, nhưng cũng chỉ ở trong hai ngày, sau đó hoàng hậu sẽ chuyển khỏi cung Khôn Ninh đến một tẩm cung khác để sống. Ở Đại Thanh, hiện giờ chỉ có hai vị hoàng hậu được phép sống trong đây hai ngày, một người trong đó chính là hoàng hậu đầu tiên của hoàng đế Khang Hi Hách Xá Lý thị. Nói đơn giản hơn, chỉ có hoàng hậu đầu tiên mà hoàng đế đương triều lấy mới có tư cách động phòng ở hai gian phòng phía đông.
Ung Chính đứng phía sau đỡ lấy vai Vân Yên, nhẹ giọng nói:
- Vân Yên, chúng ta tổ chức bổ sung một hôn lễ ở đây được không?
Trong lòng Vân Yên rung động, tâm tư của ngài, nàng hiểu.
Ngài vẫn nhớ, vẫn luôn nhớ, trong con ngõ tối tăm nhiều năm trước, đã để nàng tận mắt nhìn thấy hôn lễ với sính lễ xa hoa.
Cung Khôn Ninh, ngài luôn muốn trao cho nàng những điều đẹp nhất mà người khác không có.
Bàn tay nàng phủ lên bàn tay ngài đang đặt trên vai mình, ngước mắt lên nở nụ cười bình thản, lắc đầu.
- Cả đời sắp trôi qua rồi, thiếp đâu còn để ý những chuyện này. Chỉ cần trong lòng chàng, thiếp là vợ chàng, kiếp này thiếp thấy đủ rồi.
Nàng quay người lại, đầu ngón tay vẽ theo đường cong chiếc cằm cương nghị của ngài, chớp mắt, giọng nói mềm mại cất lên:
- Hơn nữa, tóc chúng ta đều bạc cả rồi, tổ chức lại há chẳng phải tái giá ư?
Những ngày dưỡng bệnh trong Viên Minh Viên, họa sĩ phương Tây Lang Thế Ninh (2) được Ung Chính gọi vào. Nhưng ngài không thích những tác phẩm chính phái, ngữ điệu nửa đùa như thật y hệt một đứa trẻ, hỏi rằng, Vân Yên, nếu kiếp sau ta thay hình đổi dạng, nàng còn nhận ra không?
Vì vậy, mỗi bức tranh vẽ Ung Chính mặc đồ kiểu Tây, Ung Chính đánh hổ đều làm Vân Yên bật cười. Nàng nói rằng, vẽ đẹp thật đấy, nhưng chàng còn vẽ đẹp hơn.
“Tháng giêng ngắm đăng”, “tháng hai đạp thanh”, “tháng ba thưởng đào”, “tháng tư uống rượu xuôi theo dòng nước”, “tháng năm đua thuyền”, “tháng sáu hóng gió”, “tháng bảy Chức Nữ”, “tháng tám thưởng trăng”, “tháng chín thưởng cúc”, “tháng mười vẽ tranh”, “tháng mười một tham thiền”, “tháng chạp ngắm tuyết.”
Một năm bốn mùa, mỗi tháng, mỗi ngày, đều là một hình bóng.
Vân Yên tựa vào lòng ngài, vuốt ve bức tranh “Ung Chính nông canh thú” (Ung Chính làm nông), nước mắt rơi trong thầm lặng. Vị đế vương đã thay bộ quần áo làm nông, phía sau ngài là con trai, con gái. Họ đã từng viên mãn, từng có gia đình ba người, còn để lại Đồng Nhi và Lung Nhi dưới gối Như Lai, giờ chỉ đọng lại trong ký ức nơi non xanh nước biếc, mãi mãi không phai màu.
Mùa hè năm Ung Chính thứ chín trôi qua, bệnh của hoàng hậu Na Lạp thị trong Sướng Xuân Viên càng ngày càng nặng. Ung Chính sai thái y viện đến khám, đều kết luận rằng thời gian không còn nhiều.
Kết cục này đã lường trước được, từng người một lần lượt rời khỏi thế giới, cho đến khi đau đớn tê dại. Ung Chính có đau lòng không? Vân Yên không biết, nhưng nàng cảm thấy rằng có.
Nàng nắm tay ngài và dặn rằng, hãy ở bên nàng ấy nhiều hơn.
Mưa gió bốn mươi năm, với tính cách của Ung Chính, làm phúc tấn của ngài, làm hoàng hậu của ngài đều không dễ dàng.
Vân Yên không biết trở thành hoàng hậu Đại Thanh, trở thành mẫu nghi thiên hạ sẽ phải làm những gì, trong lòng nàng ấy có lẽ đã từng hận nàng, cũng như hận mỗi người phụ nữ trong thời đại này chia sẻ chồng với mình, thậm chí còn rất hận.
Na Lạp thị là người đáng thương, nhưng cũng may mắn. Vì xuất thân cao quý, nàng ấy có thể không phải là Tống thị, Niên thị, càng không phải là Vân Yên, mà là đích phúc tấn của Tứ a ca Dận Tường, hoàng hậu của hoàng đế Ung Chính. Nhưng cũng vì xuất thân cao quý, nàng đã được định trước không phải là người phụ nữ đầu tiên của Tứ a ca Dận Chân, càng không thể là người phụ nữ duy nhất của Ụng Chính.
Mỗi người phụ nữ trong thời đại này đều có tư cách để hận người khác, hận người khác đã cướp đi địa vị của mình, hận người khác đã cướp đi ân sủng của chồng mình, vì đây chính là thời đại ba vợ bốn nàng hầu. Nhưng Vân Yên không hề, từ trước tới nay nàng không có quyền để hận bất cứ ai, thậm chí là với Niên thị, cũng không có lý do để hận.
Không thể lựa chọn là lời giải thích hợp lý nhất cho số mệnh của nàng.
Vân Yên dựa người bên cửa sổ, chợt nhớ đến một người xưa ở phương xa, nàng biết đó là chuyện duy nhất mình có thể làm.
Nàng tìm những phong thư gửi đến đã được sắp xếp gọn gàng trong chiếc tủ nhỏ, nhận ra phong thư cuối cùng đến trước khi Doãn Tường đổ bệnh nặng.
Khi đó, người ấy đang phi ngựa trên bãi săn xa xôi. Còn bây giờ thì ở đâu?
Vân Yên gọi thị vệ Trường Lạp Tích tới, sai y đi nghe ngóng tin tức.
Đã rất lâu rồi nàng chưa cầm bút, Ung Chính từng dạy nàng cách viết chữ bằng bút lông, nhưng nàng cũng chỉ học được một ít.
Hạ bút xuống chữ viết được không đáng là bao, chưa viết xong bức thư, Ung Chính đã trở về.
Vân Yên đưa bức thư cho ngài, Ung Chính không nhìn, mà cầm lấy tay nàng.
Tháng chín năm Ung Chính thứ chín, một người đàn ông được bí mật đưa vào lâm viên hoàng gia “Sướng Xuân Viên”, là nơi ông nội chàng hoàng đế Khang Hi thuở còn sống thích nhất.
Khi Vân Yên gặp lại chàng, bỗng nhiên nhận ra mình đã quên chàng bao nhiêu tuổi. Hai mươi, hay ba mươi?
Từ một tiểu a ca còn nằm trong lòng nàng, đến chàng trai kéo tay nàng đi thả hoa đăng trong biệt viện ở Ô Trấn, giờ đã rất cao rất trưởng thành rồi.
Chàng rõ ràng là bản sao của Ung Chính thời trẻ, vóc dáng khỏe khoắn rám nắng, đôi mắt đen như mực, giữa hai đầu lông mày giống đến sáu bảy phần, một người đang ông đầu đội trời chân đạp đất.
Khóe môi cong lên thành nụ cười, y hệt như trước đây, cũng giống một người chú nào đó, nhã nhặn ôn hòa.
Trong phút chốc Vân Yên không nhận ra chàng, nàng không nói gì, chỉ giúp chàng nhẹ nhàng kéo cửa phòng, sau khi chàng bước vào thì khẽ khàng đóng lại.
Hôm nay, lúc này, chỉ có Hoằng Huy là niềm an ủi lớn nhất, niềm hạnh phúc tột cùng nhất của hoàng hậu Na Lạp thị.
Là một người phụ nữ, là một người mẹ, đây là chuyện cuối cùng Vân Yên có thể làm cho hoàng hậu Na Lạp thị.
Ngày hai mươi chín tháng chín năm Khang Hi thứ chín, hoàng hậu Na Lạp thị nhắm mắt xuôi tay, thụy Hiếu Kính Hoàng Hậu.
Bệnh Ung Chính nặng thêm, các đại thần sợ ngài nhìn cảnh cũ sinh buồn thương nên ra sức khuyên nhủ, Ung Chính không tham dự lễ tang, ý kiến của văn võ bá quan rằng, đại tang tổ chức theo quy chế thời Minh, không cần hoàng thượng đích thân tới, lệnh cho các hoàng tử sớm chiều cúng bái, có thể cử quan thay, hoàng thượng không tới tế.
Sau tang lễ, Hoằng Huy nói chuyện với Ung Chính đến hơn nửa đêm. Khi Vân Yên tỉnh lại, Ung Chính nói chàng vẫn chưa đi.
Bóng hình không còn, người đi xa vĩnh viễn sẽ không già đi. Người buông tay nhiều, sẽ làm lòng người ở lại nhói đau trong những ngày nào đó. Theo năm tháng, những ngày ấy sẽ càng ngày càng nhiều.
Ông trời đã định, dường như biết những ngày trong tay dần ít đi, nên hai người dùng hết trái tim mình để yêu thương nhau.
Ung Chính thật sự coi Vân Yên như con gái mình, mỗi lần thân mật đều thì thầm “bé cưng, ngoan”, Vân Yên thảng thốt nhìn ngài hồi lâu, nhưng khi nhớ tới một câu “Các đại thần thân yêu của trẫm” viết trong tấu chương, nàng không còn thấy ngạc nhiên. Sau này, ngài càng thích gọi như thế hơn.
Tất cả sở thích của Ung Chính, Vân Yên đều làm ngài hài lòng. Dù là trêu chó chọc mèo, hay luyện đan học đạo. Vân Yên biết ngài vẫn miệt mài chuyên tâm nghiên cứu để sắp xếp kiếp sau, nhưng không thể ngăn ngài hay khuyên nhủ ngài, hay nói rằng tất cả chỉ là mê tín. Suy cho cùng, kiếp sau rốt cuộc có hay không, nàng là người từ thế kỉ hai mươi mốt cũng không biết đáp án chính xác.
Mùa xuân năm Ung Chính thứ mười, Tứ a ca Hoằng Lịch và Ngũ a ca Hoằng Trú đều đổ bệnh do nhiễm phong hàn khi bái tế.
Vốn chỉ là một cơn phong hàn nhẹ, nhưng lập tức trở thành hồi chuông cảnh báo cho vương triều Đại Thanh, cả triều đình đều bị cảnh tỉnh, rối bời hỗn loạn. Sự thật xấu nhất đã nổi lên mặt nước.
Sự thật này chính là... Ung Chính có quá ít con trai!
Ít đến nỗi chỉ cần một sơ suất xảy ra, bất cứ lúc nào có thể sẽ không còn ai!
- HẾT CHƯƠNG 201 -
(1) Liễn: Đồ dùng để đựng kê gạo trong tông miếu, hàm ý là tài năng trị quốc.
(2) Lang Thế Ninh, hay Giuseppe Castiglione (1688-1766) là 1 tu sĩ người vùng Milan, nước Ý đã theo phái bộ truyền giáo tới Trung Hoa năm Khang Hy thứ 54 (1715) và được giữ lại làm hoạ sĩ cung đình. Bản thân ông cũng đã dạy cho các họa sĩ Trung Hoa các kỹ thuật vẽ của Âu Châu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.