Phong Trung Dạ Điệp

Chương 6: Quý Nhân Cứu Mệnh, Lên Dạ Điệp Sơn




Trong cơn mê của Thanh Phong chàng vẫn đang trôi theo dòng nước, tiếng sóng vỗ vào tai vẫn còn vang lên trong đầu, rồi chàng tỉnh giấc, hai mắt lờ mờ chưa nhìn rõ nhưng đã nghe tiếng mái chèo rẽ sóng, thì ra đó chính là tiếng nước vỗ vào tai trong giấc mộng. Thanh Phong định thần lại thì thấy mình đang nằm trên một chiếc thuyền, bên trên thuyền có mui, bề ngang không rộng lắm khoảng hơn một bộ.
Thanh phong nhìn xuống chân trái của mình thì đã được băng bó cẩn thận, chàng cũng không còn cảm thấy đau nữa, ngón tay út bên trái cũng được băng lại, chàng vạch áo ra thì cũng thấy cả ngực mình được băng vải trắng, có gì đó hơi cộm cộm bên trong có lẽ là thuốc lá. Thanh Phong chắc mẩm đã có ai cứu mình, có lẽ đáng trèo thuyền bên ngoài, chàng phải ra đa tạ họ mới được.
Thanh Phong dùng hai tay lê ra ngoài, chàng vừa vén rèm thì ánh sáng chiều vào chói cả mắt, chàng đưa tay che trước trán, lông mày nhíu lại một lát thì quen dần. Thanh Phong thấy một người đàn ông lớn tuổi khoảng hơn sáu mươi, cởi trần, ông lão râu ria rậm rạm đã ngả hai màu, tuy đã lớn tuổi nhưng ông lão vô cùng cơ bắp, dáng người lại to lớn, gân guốc, làn da rám nắng đã nổi chấm đồi mồi. Thanh Phong chắp tay cúi mình mà nói:
- Ân công xin hãy nhận một lạy.
Ông lão cười nói rằng:
- Anh bạn trẻ, ta không cứu cậu đâu, người bên kia mới cứu cậu đó.
Thanh Phong gượng đứng dậy quay lại thì thấy một người thanh niên, mặc áo màu trắng, tay cầm chiếc quạt đang đứng phía mũi thuyền. Thanh Phong lại lê mình qua bên đó rồi cúi người mà nói:
- Ân công, hãy nhận của tại hạ một lạy.
Người kia lúc này mới quay lại, Thanh Phong ngước lên nhìn thấy người này chói loà trong nắng, người này cũng cúi xuống đỡ Thanh Phong dậy.
- Huynh không cần phải đa lễ.
Thanh Phong mới đứng dậy nhìn cho kĩ, người này chạc hai mốt hai hai tuổi, giọng trong như suối, da trắng tựa tuyết, môi đỏ như hoa anh đào, mặt đẹp như ngọc, mắt thanh mày tú, thì ra y nàng là nữ cải trang nam, Thanh Phong vừa nhìn thấy đã ngẩn ngơ cả người, chàng định thần lại rồi nói:
- Tại hạ mạo muội xin hỏi đại danh của ân công.
- À, ta tên là Tây Môn Dịch Cổ. Xin hỏi đại danh quý tánh của huynh.
- Tại hạ là Mạc Thanh Phong, đa tạ ân công đã cứu mạng.
Người kia thấy vậy thì cười mà nói:
- Xem ra thương tích của huynh cũng thuyên giảm nhiều rồi, huynh có cảm thấy đói không?
Người này nhắc Thanh Phong mới cảm thấy đói thật, không biết đã bao lâu rồi chưa được ăn mà ruột gan cồn cào như vậy, Thanh Phong lại bất giác giật mình tự hỏi mình đã bất tỉnh bao nhiêu ngày rồi, chàng bèn hỏi:
- Ân công, tại hạ đã bất tỉnh bao nhiêu ngày rồi?
- Đến nay, huynh đã ngủ bốn ngày năm đêm rồi.
- Trời ơi, đã bốn năm ngày rồi ư, vậy ân công, chúng ta hiện tại đang ở đâu, tại hạ còn mấy vị bằng hữu ở Vạn Kiếm Sơn đang chờ tại hạ quay lại.
Người này nhìn xuống phía thuyền gia mà nói lớn:
- Thuyền gia, đây là chốn nào rồi, cách Vạn Kiếm Sơn bao nhiêu?
- Đây là đoạn Bán Nguyệt Giang, cách Vạn Kiếm sơn năm trăm dặm về hướng tây nam.
- Chết rồi, chết rồi, chắc là bọn họ mong ta lắm – Thanh Phong tự lẩm bẩm.
Thiếu nữ kia lại nói:
- Huynh đài không sao chứ?
- Ta không sao ân công.
- À ta còn thắc mắc tại sao thương thế của huynh lại nặng như vậy?
- Ân công, chẳng giấu gì ân công, tại hạ bị người khác ám toán, sau đó còn bị tra tấn, may mắn mới thoát ra được.
- Huynh đừng gọi ta là ân công nữa, ta nhỏ hơn huynh mấy tuổi, cứ gọi là Cổ đệ là được rồi.
- Ân công, tại hạ không có ý gì nhưng ngài cải trang thật là dở quá, người khác chỉ nhìn đã biết ân công là nữ cải trang nam rồi.
Thiếu nữ nghe thấy vậy thì đỏ mặt ngại ngùng, đưa chiếc quạt lên che, một lúc sau, thiếu nữ mới bỏ chiếc quạt ra mà ấp úng:
- Huynh…huynh biết ta là nữ cải trang nam à?
- Ân công, ân công cứ thử hỏi thuyền gia xem ông ấy có biết không?
Thiếu nữ lại hỏi lớn:
- Thuyền gia, ông có biết ta là nữ cải trang nam không?
- Lão vừa nhìn là biết rồi, tiểu thư, cô khỏi cần cải trang đâu, thử hỏi xem có nam nhân nào xinh đẹp như vậy cơ chứ.
Thanh Phong mới bụm miệng cười:
- Theo tại hạ thấy thì cái tên Tây Môn Dịch Cổ của ân công cũng là giả nữa.
- Ta…ta…ta…Thiếu nữ ấp úng không thành câu – Thôi được rồi, ta là nữ, tên đó cũng là giả luôn, thôi không nhắc nữa, ta nói chuyện của ta không có được tiện. Nói chuyện của huynh đi, sao huynh lại bị người ta ám toán vậy?
- Tại hạ bị người khác hiểu lầm đã lấy một quyển bí kíp võ học, lại bị hiểu lầm là giết đệ tử của người khác nên mới bị nhiều người truy sát.
- Cái đó là bí kíp gì vậy?
- Đó là Toàn Phong Vạn Kiếm của Vạn Kiếm môn.
- Ồ, ta biết cái đó, võ công đó trong tay Thuần Vu trưởng môn thật là lợi hại.
- Ân công là phận nữ mà cũng am hiểu chuyện giang hồ vậy ư?
- Tất nhiên, cha ta là…
Nói đến đây thiếu nữ tự nhiên sực nhớ ra không nên nói nữa bèn ngập ngừng rồi lảng sang chuyện khác.
- Vậy còn người bị giết là ai, sao người ta lại hiểu nhầm là huynh.
- Người bị giết là Đồ đệ của Vô Thanh, là tên Sử Thanh Phong đã giết hắn nhưng không hiểu tại sao Vô Thanh lại đến tìm tại hạ báo thù.
Vừa nhắc đến Vô Thanh thiếu nữ kia có vẻ hơi sợ.
- Vô Thanh, trời…trời… hắn là một trong thất đại cao thủ đó, huynh đắc tội với hắn là khốn đốn rồi. May mà huynh vẫn còn giữ được mạng, ta nghe nói người này cổ quái lắm, chính tà trong võ lầm hắn đều giết hết, ai mà đắc tội với hắn thì coi như đặt một chân vào quỷ môn quan.
- Đúng vậy, võ công hắn rất là cao cường, vốn dĩ tại hạ đã bị hắn giết chết rồi nhưng tự nhiên mấy tên Cẩm Y Đường từ đâu xuất hiện, bọn chúng xin Vô Thanh giao tại hạ cho bọn chúng để tìm quyển bí kíp.
- Vậy là huynh bị bọn Cẩm Y Đường tra tấn đến mức này hả?
Thanh Phong thở dài, tay phải sờ vào ngón tay út bị cắt đứt mà nói:
- Đúng vậy, tại hạ bị bọn chúng tra tấn thành ra như thế này đây.
Thiếu nữ kia thấy Thanh Phong suy sụp hẳn, với ai cũng vậy thôi, chẳng ai có thể dễ dàng chấp nhận việc mất đi một phần cơ thể, huống hồ Thanh Phong còn trẻ, chàng còn nhiều hoài bão, vậy mà…
- Huynh đừng buồn mà, ta…ta…
Thiếu nữ định an ủi Thanh Phong nhưng nàng chẳng biết nói gì. Bỗng dưng Thanh Phong cười một cái như chưa có chuyện gì xảy ra:
- Không sao, không sao, ta sẽ kiếm một cái chân giả để thay vào. À phải rồi xin hỏi quý danh thực sự của ân công, sau này tại hạ nhất định sẽ báo đáp.
- Huynh chân thành với ta như vậy, thực sự ta không muốn nói dối huynh nữa, ta là Phạm Vân Du.
- Phạm Vân Du, tại hạ nghe rất quen, nhưng mà thực sự không nhớ nổi đã nghe ở đâu rồi.
- Chắc huynh chưa nghe danh tính của ta đâu, ta đặt chân ra giang hồ chưa được bao lâu, trong giang hồ thuộc loại vô danh thôi.
- Tại hạ xin ghi nhớ đại danh của ân công.
- Huynh đừng gọi ta như vậy nữa, ta năm nay mới hai mươi mốt tuổi, chắc là nhỏ tuổi hơn huynh.
- Tại hạ hai mươi năm tuổi.
- Vậy ta cứ gọi huynh là Mạc đại ca, huynh gọi ta là Phạm cô nương là được rồi.
- Ân công đã nói vậy thì tại hạ xin nghe theo.
Lúc này thuyền đã cập bến, thuyền gia xuống bến cột thuyền lại, Vân Du đỡ Thanh Phong bước lên bờ, trên bờ có hai người đã chờ sẵn, một người, thấy Vân Du thì tiến lại ngay. Một người mình cao chín thước chạc gần ba mươi, mình cởi trần, mặc quần màu đen, thắt lưng màu đen, trên người có xăm một con rồng màu đen, đầu rồi bên vai trái, thân rồng cuộn ra sau lưng rồi vòng qua cánh tay xuống phía ngực phải, lại vòng một vòng nữa ra sau, đuôi rồng thì nằm ở phần eo phải, trên hai tay cũng xăm hai con rồng nhỏ uốn lượn. Người này tướng mạo tựa thần, mắt sáng như sao, Thanh Phong thoạt nhìn có vẻ hơi sợ.
Người còn lại là một đứa bé chừng mươi một mười hai tuổi, mặc áo màu tím, dáng người nhanh nhẹn, miệng lại luôn cười. Người đàn ông kia cất tiếng hỏi, giọng y trầm mà đầy nội lực:
- Sư muội, ai đây?
- Đại ca, tìm chỗ nghỉ ngơi rồi nói sau.
Đứa bé kia cũng chạy lại nhí nhảnh:
- Sư tỷ, đệ nhớ tỷ quá.
- Tiểu Ngọc, ta cũng nhớ đệ lắm, ta đi nào.
Rồi Thanh Phong khoác lấy vai người đàn ông kia để y dìu đi, người này đúng sức như kình ngạc, một tay dìu Thanh Phong mà chàng cảm tháy chân mình như không chạm đất, người kia tưởng như đã nhấc cả Thanh Phong lên bằng một tay mà chẳng có vẻ gì khó chịu. Thanh Phong hơi ngượng mà nói:
- Đã làm phiền huynh rồi.
Người kia chẳng nói một lời cứ thế mà đi. Họ đến một quán trọ, người kia đặt Thanh Phong vào trong phòng rồi ba người sang phòng bên cạnh mà nói chuyện. Thanh Phong cảm thấy rát ái ngại khi làm phiền đến người khác, chàng lục cả người may sao vẫn còn mười lạng bạc, chàng nghĩ bụng “ Mười lạng bạc cũng đủ ta trọ ở đây bốn ngày, sau bốn ngày phải làm gì bây giờ, Cô Yên thì không có ở đây, thân ta lại tàn phế như vậy thật là…”
Bỗng chàng cảm thấy hơi tức ngực, có vẻ nội thương chưa khỏi hẳn, thôi thì hiện tại phải trị thương trước đã những thứ còn lại tính sau. Thanh Phong ngồi lên giường, xếp bằng lại mà vận khí. Một lát sau có tiếng gõ cửa, Thanh Phong thu kình mà nói:
- Mời vào.
Vân Du mở cửa bước vào, lúc này nàng đã thay lại y phục nữ nhi, Thanh Phong nhìn xong thất thần mà nghĩ “ Quả là tuyệt thế mỹ nhân, giả dụ nàng không phải ân công của ta thì chắc ta đã buông lời bỡn cợt rồi”. Vân Du lại hỏi:
- Mạc đại ca đang luyện công à.
- Tại hạ nội thương tái phát nên mới vận khí để trị thương.
- Vậy ta đã làm phiền huynh rồi.
- Không sao không sao, được tiểu thư quan tâm tại hạ thấy rất vui.
Thanh Phong cười ngại ngùng rồi nhìn ra cửa đã thấy hai người một lớn một bé đứng ở đó rồi. Đứa bé cười mà nói:
- Vân tỷ, đệ thấy huynh ấy đã thích tỷ rồi, Nhìn dáng vẻ huynh ấy thất thần kìa.
Cả Thanh Phong và Vân Du đều ngại đến đỏ mặt. Người đàn ông kia chẳng nói gì, chỉ cốc đầu đứa bé một cái làm nó đưa tay lên ôm đầu:
- Đại ca, huynh có ghen cũng đừng đánh đệ chứ.
Người kia cũng chẳng nói gì, lại giơ tay lên định cốc đầu đứa bé cái nữa thì nó vừa chạy vừa hét lớn:
- Hạ đại ca ghen rồi, Hạ đại ca ghen rồi.
Người kia mới đuổi theo. Thanh Phong nghe vậy lại đoán ra phần nào, chàng hỏi Vân Du:
- Tiểu thư có phải tiểu nữ của Phạm trưởng môn của Bách Long Hội chăng?
Vân Du giật mình:
- Sao huynh biết.
- Tại hạ cũng đặt chân ra giang hồ chưa lâu nên chỉ biết sơ sơ mấy người, ngày trước có nghe qua đại danh của tiểu thư nhưng quên mất, ban nãy thấy vị đại ca với tiểu đệ kia thì đoán ra, chắc huynh ấy là Ô Long thần chưởng Uất Trì Hạ, còn tiểu Thư là Hoàng Long thần trâm Phạm Vân Du.
- Hahaha, huynh đoán đúng rồi đó, ta chính là tiểu nữ của Phạm trưởng môn.
- Vậy còn tiểu đệ kia không biết danh tính là gì.
- Đệ ấy là Tử Long( Rồng tím) – Vương Khả Bảo Ngọc. Vì đệ ấy còn nhỏ nên không nhiều người biết đến.
- Còn nhỏ như vậy mà được Bách Long đại hiệp nhận làm đệ tử thì quả thực không phải tầm thường.
- Đúng vậy, cha ta thường nói, đệ ấy là người có tư chất võ học nhất trong bảy đệ tử, sau này chắc chắn sẽ là Thiên hạ vô địch thủ.
- Quả thật là thiên hạ anh hùng xuất thiếu niên. À, tiểu thư lặn lội từ phía nam lên đây để làm gì vậy?
- Cha ta cho các đệ tử đi phát thiệp mời tới các vị hảo thủ võ lâm, mồng ba tháng ba năm sau cha ta mở đại hội võ lâm ở Bách Long hội để chọn ra Tân Thất đại cao thủ. Năm sau huynh có rảnh hãy đến xem, chắc chắn sẽ rất đông vui, ta háo hức lắm.
Thanh Phong cười một tiếng:
- Chắc chắn tại hạ sẽ đến.
- À mà Mạc đại ca có dự định gì chưa, ngày mai ta và sư huynh đệ phải đi phát thiệp mời những nơi khác rồi.
- Tại hạ làm phiền mọi người quá rồi, tại hạ chưa có dự định gì, có lẽ sẽ ở lại đây dưỡng thương, khi nào khỏi rồi tính tiếp.
- Hay là huynh đi cùng bọn ta, Đại ca của ta sẽ giúp huynh trị thương, nói thật để huynh lại một mình ta không yên tâm.
- Đã khiến tiểu thư bận tâm rồi, mọi người cứ lên đường, đừng để tại hạ làm chậm chễ, tại hạ hiện tại thương thế đã sắp khỏi rồi, ở lại quán trọ dăm ba hôm nữa rồi sẽ đi tìm mấy vị bằng hữu.
- Huynh còn đủ ngân lượng không, ta để lại cho huynh chút ngân lượng để mua thuốc tẩm bổ này.
Nói rồi Vân Du lấy trong túi ra mấy chục ngân lượng đặt lên bàn. Thanh Phong ngại đỏ cả mặt “ Nàng thật là tốt, nhưng nàng làm như thế không phải biến ta thành tên ăn mày hay sao, mất mặt quá”.
- Tiểu thư xin đừng làm vậy, tại hạ còn ngân lượng đủ dùng, đại ân đại đức của tiểu thư tại hạ sẽ không bao giờ quên.
Sớm hôm sau, Vân Du lên đường, nàng không gọi Thanh Phong dậy, chỉ viết bức thư rồi bỏ vào trong túi cùng mấy chục ngân lượng rồi đưa cho chủ quán, dặn chủ quán khi nào Thanh Phong thức dậy thì đưa cái túi cho chàng, quả thật là chu đáo. Lúc mặt trời đã lên cao, Thanh Phong mới thức dậy, chàng nhảy lò cò ra phía cửa, Chủ quán thấy Thanh Phong mở cửa thì sai tiểu nhị đưa cho chàng cái túi, Thanh Phong mở ra đọc bức thư “ Mạc đại ca, ta biết đại ca không còn bao nhiêu ngân lượng nên để lại một chút cho huynh coi như tấm lòng của ta, mong huynh đừng ngại mà nhận cho. Ta chúc huynh sớm bình phục, có duyên ắt chúng ta sẽ gặp lại. Phạm Vân Du”. Thanh Phong thở dài:
- Một mĩ nhân tốt với ta như vậy… tiếc là thân ta tàn tận không xứng với nàng.
Rồi Thanh Phong đưa chút ngân lượng cho tên tiểu nhị nhờ hắn đi mua một chiếc nạng gỗ để dễ bề đi lại. Thanh Phong lại nghĩ “ Không biết Cô Yên, Tiểu Vũ, Dương Dương bây giờ đang làm gì, chắc họ lo cho ta lắm, từ đây đi đường thuỷ đến Vạn Kiếm Sơn hết năm trăm dặm thì đi đường bộ cũng hơn nghìn dặm, với lại ta về đến đấy thì chắc họ đã đi chỗ khác tìm ta mất rồi, thôi ở lại đây mấy hôm rồi tính tiếp”.
Cả ngày ngồi trong phòng Thanh Phong nghĩ đi nghĩ lại về hôm đối đầu với Vô Thanh. Vô Thanh quả đúng với cái tên, giết người không một tiếng động, nhưng hôm đó chàng đã hai lần tránh được đường kiếm của hắn. Một kiếm khách cho dù không tạo ra tiếng động nhưng chắc chắn vẫn tạo ra kiếm khí, kiếm khí luôn đi trước kiếm khách, Vô Thanh rất nhanh nhưng chưa đủ nhanh để đi trước kiếm khí.
Thiên hạ võ công, duy khoái bất phá, dù cho nội lực hùng hậu, kiếm pháp ảo diệu nhưng người nhanh hơn mới là người thắng, tuy nhiên muốn nhanh thì cước pháp phải tốt, nội lực phải mạnh. Thanh Phong đang nghĩ xem làm sao có thể nhanh hơn được Vô Thanh, cho dù hôm đó, chàng nội lực không bằng hắn nhưng chỉ cần nhanh hơn hắn thì chắc chắn mấy đường kiếm hôm đó của lão không thể nào chạm đến chàng.
Nhưng mà chân của chàng nay đã phế mất một bên thì làm sao cước pháp tốt được, cướp pháp không tốt thì làm sao mà nhanh được. Nghĩ phải làm ngay, Thanh Phong chống nạng đi tìm một tiệm rèn, đặt họ làm một bàn chân trái bằng sắt, lại có đai da cố định với cẳng cân, bên phải làm một tấm sắt ốp sát vào cẳng chân cũng quấn đai da cố định sao cho hai bên chân nặng bằng nhau. Chân trái chàng vẫn chưa lành hẳn nên chưa đeo vào mà chàng đem về quán trọ cất đi, chắc phải hơn tháng nữa mới đeo vào được, hiện tại chàng cứ chống nạng mà đi vậy thôi.
Thanh Phong nhìn về phía tây thấy có một ngọn núi, hỏi người dân xung quanh thì biết ngọn núi tên gọi là Dạ Điệp Sơn, núi này cảnh đẹp vô cùng lại không có dã thú, nếu mà lên đó để ẩn cư thì quả là không gì bằng. Đằng nào cũng khó mà gặp lại được bọn Cô Yên, ngân lượng lại có hạn, có lẽ Thanh Phong sẽ lên núi ở một hai tháng, đến khi chân trái lành lại, chàng sẽ đeo chân giả rồi đi tìm Cô Yên sau.
Hai hôm sau, Thanh Phong ra chợ mua ít đồ dùng thiết yếu rồi hỏi đường mà đi. Đi đến gần trưa thì chàng đến được chân núi, nơi đây quả thật là rất đẹp, gió thổi cành là đung đưa, chim ca trong trẻo nghe vừa êm tai, dừng chân giữa chốn bồng lai, lòng chàng thanh thản chẳng ai sánh bằng.
Bây giờ đã là đầu tháng mười, không khí có chút se lạnh, chắc chỉ mười mấy hôm nữa sẽ có đợt gió bấc đầu tiên, Thanh Phong sẽ dựng một cái chòi nhỏ ở sườn phía nam để tránh gió. Thanh Phong ăn một chút lương khô rồi lại tiếp tục lên đường, đường có một con đường nhỏ lên núi, đường này chỉ hơi dốc nhưng với người chống nạng như chàng thì rất khó đi lại, Thanh Phong phải bò ra dùng cả hai tay mới leo lên được, chiếc nạng cùng đồ đạc chàng đeo sau lưng lúc này thật nặng nề, nhiều lúc chỉ muốn vứt quách đi cho nhẹ người.
Cho dù nội công có cao đến mấy lúc này đối với Thanh Phong mà nói cũng vô dụng. Chàng leo một mạch không nghỉ đến tận cuối giờ mùi nhưng xem ra không được bao nhiêu, lúc này Thanh Phong đã thấm mệt, may thay phía trước cách chừng hai mươi trượng chàng thấy một căn nhà nhỏ.
Thanh Phong leo một lúc nữa thì đến nơi, căn nhà nhỏ nằm ở một khoảng núi trống không có cây cối, đất xung quanh đã được đào vét khá bằng phẳng nên Thanh Phong đi ở đây có thể chống nạng được không cần phải bò nữa. Căn nhà này của thợ săn dựng lên, cánh cửa đã mục ruỗng, vách nhà cũng đã bị vỡ ra khá nhiều, mùa này đã là cuối mùa săn nên chắc thỉnh thoảng mới có người lại đây qua đêm, cả mùa đông này chắc chắn Thanh Phong sẽ không có người đến quấy rầy, nhưng trước tiên chàng phải sửa lại căn nhà.
Thanh Phong vừa mở cửa ra cánh cửa đã gãy rời, có lẽ chút nữa chàng sẽ làm lại cái khác, bây giờ phải xem bên trong nhà có gì đã. Chàng bước vào, trong này có một chiếc giường nhỏ, khá ọp ẹp nhưng vẫn còn dùng tốt, lại có rất nhiều rơm để ủ ấm, trong góc nhà có một chiếc lò nướng bênh cạnh chất một đống củi khô và một vại nước, chàng lại tìm được một chiếc đèn dầu nhỏ cùng một lọ dầu vẫn còn kha khá, chàng thấy rất vui.
Thanh Phong quét dọn qua căn nhà cho đỡ bụi bặm, lúc này vẫn còm sớm, chàng quyết định làm lại cái cửa với vách nhà, Chàng vào rừng kiếm mấy thanh trúc cùng ít dây rừng để làm cửa rồi trộn cả rơm cả đất cả nước đắp vào vách nhà. Xong xuôi đâu đấy cũng đã tối muộn, Thanh Phong ăn uống rồi ngủ sớm.
Nơi này không một bóng người mà buổi sớm thật là ồn ào, mấy con chim bạm vào cánh cửa rồi mổ cộc cộc cộc cộc như có ai đang gọi, Thanh Phong đang ngái ngủ cũng phải bực mình mà thức dậy. Chàng vươn vai một cái, ra ngoài hít chút khí trời mà cảm thấy khoan khoái cả người, cả ngày Thanh Phong chỉ luyện công, lúc đói thì ăn, ăn xong chàng lại luyện đến tối muộn rồi đi ngủ, chàng cũng làm cả nỏ để săn bắn hoặc vào núi hái lượm hoa quả, chỗ này tuy hoang sơ nhưng kiếm cái ăn được không phải là khó.
Cứ như vậy ngày qua ngày, đến ngày thứ ba thì nội thương hoàn toàn bình phục, đến ngày thứ bảy thì chàng đã cảm thấy nội công của mình có chút tăng tiến, đến ngày thứ hai mươi thì vết thương ở chân của Thanh Phong đã lành hẳn. Lúc này ý nghĩ về việc luyện tốc độ đang trào trong đầu chàng như sóng biển cuồn cuộn vậy. Chàng đeo chân giả vào bên trái, tấm sắt vào bên phải, rồi chàng tập đi, tập chạy. Lúc mới đầu thì thật là khó khăn, Thanh Phong lê từng bước tường bước trên đất, chân chàng thậm chí còn không nhấc lên nổi, mỗi bên phải đem thêm đến hai mươi cân lận, nếu vác trên vai thì khá bình thường nhưng đeo vào chân lại lại chuyện khác.
Thanh Phong vừa dùng nội lực đồn xuống chân vừa lê đi, nhìn chàng chẳng khác gì một đứa trẻ đang tập đi cả, đôi lúc chàng bị ngã nhưng rồi lại đứng dậy. Thanh Phong lúc nào cũng đeo chiếc chân sắt ấy kể cả khi đi ngủ, đi cầu hay đi săn, bởi vậy mà mấy ngày nay chàng phải nhịn đói rồi, làm sao có thể đeo cái thứ nặng trịch đó mà đi săn được cơ chứ. Ấy vậy mà một tuần sau chàng đã quen với nó, Thanh Phong đã có thể đeo mấy tấm sắt mà đi lại như người bình thường, thực ra nếu chàng mang giày bên ngoài thì không ai biết chằng bị mất một chân.
Trời đã vào đông, tuyết đã rơi vài hạt, gió cũng rít lên từng hồi lạnh buốt cả người, nhưng cứ mỗi sớm, Thanh Phong vẫn thức dậy luyện tập. Chàng còn trồng thêm cây tầm ma thành một hàng rồi cắt dài khoảng năm thước, ngày ngày chàng tập nhảy qua mấy trăm lần, cây tầm ma phát triển rất nhanh, một ngày có thể dài thêm mấy thốn, Thanh Phong kiêm trì tập luyện, nửa tháng sau đã có thể bay nhảy như trước kia.
Không dừng lại đó, Thanh Phong mỗi ngày đều mang củi chạy từ trên núi xuống trấn đổi lấy đồ ăn rồi chạy ngược lại cứ thế mấy vòng liền, chẳng vậy mà cước pháp tịnh tiến không ngừng, chưa đầy hai tháng khinh công của chàng đã đến mức xuất quỷ nhập thần di hình hoán ảnh. Thanh Phong ở trên núi lại thường đuổi theo hươu nai mà săn bắn, về sau thân thủ mau lẹ vô cùng, chàng đã có thể bắt chim đang bay, chạy vượt thỏ rừng, một ngày chạy mấy trăm dặm dễ như đi dạo.
Tuyết phủ kín sườn núi, mỗi ngày Thanh Phong đều cởi trần luyện công, trong người chàng dần dần tích tụ một luồng chân khí chí âm chí hàn, cho dù là hơi thở của chàng cũng lạnh như băng buốt như tuyết.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.