Phù Du

Chương 21: Tiểu Nghi ưu tú nhất




Edit: Ry
Đã rất lâu rồi Cốc Nghi không được sống yên ổn.
Một năm bị đuổi học kia đã tiêu hao toàn bộ sức sống và tiền tích cóp của anh.
Rèm trong nhà luôn được kéo kín, Cốc Nghi mặc tạp dề ngồi phía trước cửa sổ, tập trung cao độ cẩn thận dịch chuyển dao khắc trên tay.
Đầu ngón tay của anh, gương mặt anh, cổ tay anh, tất cả đều phủ tro bụi từ quá trình điêu khắc.
Sao Cốc Nghi có thể chăm chú đến vậy?
Nửa ngày ánh mắt cũng không di chuyển, tập trung khắc họa chi tiết cho thật đúng, đến giờ ăn trưa thì vội vàng ăn một bữa rồi lại tiếp tục công việc trong tay.
Anh có thể kiên trì mấy tuần không bước ra khỏi cửa, chỉ vì tảng đá không có sinh mệnh kia.
Anh từng bỏ ra những hai năm để mài một tảng đá thô ráp. Hàng mày tinh tế, đôi mắt không thể coi là to cùng với mái tóc được vuốt ngược. Đó là bức tượng khắc họa nửa người của một phụ nữ, Cốc Nghi dựa theo kí ức khắc ra nụ cười dịu dàng mà thấu hiểu trên khóe môi bà.
Gió tháng tư thổi tung màn cửa, ánh sáng dìu dịu tản mát trên người phụ nữ kia. Giờ phút này, bà như được rót vào sự sống, vô cùng chân thực mà đứng trước mặt Cốc Nghi, xoa đầu anh giống như những ngày thơ bé.
"Hãy dũng cảm theo đuổi những thứ con thích, mẹ sẽ luôn ủng hộ con." Bà hôn lên trán Cốc Nghi 6 tuổi: "Tiểu Nghi của chúng ta là đứa bé ưu tú nhất."
Những dịu dàng và vị tha mọc rễ đâm chồi trong lòng Cốc Nghi đều là nhờ người phụ nữ trong kí ức đó gieo mầm.
Con cái bà ghét bỏ sự hiền lành vô dụng của bà, chọn theo người cha có tiền có quyền. Bà từng là một họa sĩ có chút danh tiếng, tiếc rằng lại từ bỏ ước mơ vì đứa con trong bụng. Nhận nuôi Cốc Nghi 4 tuổi từ viện mồ côi cũng là do bà sống một mình quá đau khổ. Bà không yêu cầu nhiều ở Cốc Nghi, nhưng từ khi anh còn rất nhỏ bà đã dặn dò anh phải có một sở thích để tiêu khiển.
Cốc Nghi tiếp xúc với hội họa năm 8 tuổi, nhận được không ít giải thưởng, đồng thời cũng có hiểu biết nhất định về nghệ thuật.
Thế nên khi chọn ngành đại học, anh đương nhiên chọn khoa nghệ thuật. Lúc điền phiếu nguyện vọng, anh bỗng đổi mỹ thuật thành điêu khắc, hồi trước yêu thích hội họa phần lớn là do chịu ảnh hưởng của mẹ, giờ anh muốn thử nếm trải con đường mình tự chọn.
Anh tin là mẹ trên Thiên Đường có thấy thì cũng sẽ ủng hộ anh.
Đời người không thể luôn thuận buồm xuôi gió.
Tác phẩm Cốc Nghi vất vả làm mất hai năm lại bị chính thầy anh lấy đi dự thi, tên tác giả lại không phải là anh.
Thường ngày Cốc Nghi hay hỏi ý kiến người thầy này nhất. Nếu có thời gian Cốc Nghi còn cố ý mời gã ta đi ăn cơm, gần như coi gã là bạn tốt, không có gì giấu giếm. Người thầy này trong lòng Cốc Nghi quan trọng hơn rất nhiều người.
Cho đến khi chuyện đó xảy ra, anh chạy tới trường chất vấn.
Gã khốn luôn tươi cười đàm luận nghệ thuật với anh bỗng lộ vẻ thất vọng. Gã nói cậu đừng có vì ghen ghét mà hủy hoại thanh danh của tôi.
Người phụ nữ mà Cốc Nghi điêu khắc là mẹ anh, anh định dùng nó để tưởng niệm người mẹ đã nuôi dưỡng dạy bảo anh nhiều năm. Anh tốn nhiều thời gian như vậy không phải để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật cho người ta thưởng thức bình phẩm.
Năm ấy là tháng Chạp rét lạnh, Cốc Nghi bôn ba khắp nơi nhờ vả, thậm chí anh còn hèn mọn đến tìm người thầy kia, đồng ý trao quyền tác giả cho gã, chỉ mong gã hãy thu hồi bức tượng đang được trưng bày.
Sao đối phương có thể đồng ý được?
Sống giữa đám người máu lạnh đã kích thích Cốc Nghi làm ra một chuyện mất trí.
Anh ra tay với gã thầy kia, ở ngay trong phòng học kín chỗ. Anh tức giận đến mức bả vai không ngừng run rẩy, từng nắm đấm tung ra lại không hề nương tay, mà chuyện đó cũng vừa hay trở thành nhược điểm cho đối phương bắt thóp.
Cốc Nghi triệt để thất vọng bị đuổi học, có vài người lo lắng tới hỏi thăm anh, nhưng nói gần nói xa vẫn luôn trộn lẫn nghi ngờ.
Ánh mắt của họ khiến Cốc Nghi không thể nào chấp nhận.
Đoạn video kia được người qua đường đăng lên mạng làm lớn chuyện, không chỉ bạn học và thấy cô trong trường mà ngay cả người ngoài cũng biết anh sao chép và đánh thầy giáo.
Miệng lưỡi người đời không ngừng tấn công Cốc Nghi.
Anh không có thói quen tự rước nhục vào mình, chủ động cắt đứt liên hệ với thế giới bên ngoài, dùng một tháng điều chỉnh tâm tính, thời gian còn lại, anh chọn điêu khắc.
Trong gian phòng đó chất đầy tác phẩm của anh, phong cách khác lạ, thường xuyên đổi mới. Nhưng hình dạng, tạo khối bắt sáng, từng biểu cảm hay nét mặt và bố cục đều không kém mấy bậc thầy kia bao nhiêu.
Anh điêu khắc một bức tượng nửa người khác còn tinh xảo hơn.
Gần một năm, không biết bao nhiêu ngày đêm, tâm tính anh cũng dần thay đổi. Ban đầu anh còn hi vọng sẽ có người hiểu được sự thật, nhưng dần dà anh phát hiện, chính mình cũng không cần những con người đó hiểu cho.
Thật ra Cốc Nghi là một người vô cùng cố chấp, bất cứ tác phẩm nào của anh bán ra đều sẽ lấy được giá cao.
Nhưng anh không muốn bán, một món cũng không chịu bán.
Anh tự tay khóa lại căn phòng kia.
Đóng lại giấc mộng một thời của mình.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.