Phúc Nữ Nhà Nông

Chương 319: Xây chuồng gà




Chu lão đầu ngồi trên ngạch cửa ngẩng đầu nhìn bầu trời, Mãn Bảo mới vừa ghi bài xong, nghe theo kiến nghị của Khoa Khoa nhìn ra xa để dưỡng mắt, thấy cha già đang ngồi trên ngạch của, bé cũng ra đó ngồi, ngẩng đầu nhìn trời với ông.
Một già một trẻ ngồi trên ngạch không nói câu gì, có mất thôn dân qua đường thấy thế thì cười, "Hai cha con đang nhìn cái gì đấy?"
Chu lão đầu than thở, "Nhìn trời thôi."
Mãn Bảo nghiêm túc gật đầu, "Ngắm mây ạ."
Thôn dân nghe thế thì cũng ngẩng đầu lên nhìn trời, chỉ thấy trời đầy mây, bèn dựa vào vách tường ngắm cùng, "Chú Kim, chú thấy ngày mai trời có quang không?"
Hôm nay lại mưa hai trận, tuy rằng buổi chiều có nắng, nhưng trời như vậy mọi người cũng không dễ thu hoạch thóc.
Chu lão đầu sờ tẩu thuốc của mình, nói: "Bất kể ngày mai trời có quang không thì cũng không thể đợi được nữa, lúa nước đã chín thì phải gặt."
"Ngày mai nhà chú thu hoạch ạ?"
"Ừ, gặt xong thì gánh về luôn, phơi ở nhà, không để ở ngoài ruộng."
Thôn dân thấy hơi hâm mộ, "Nhà chú Kim nhiều người đương nhiên không thành vấn đề, nhà cháu thì không thế được, có mỗi sáu ngươi, còn có hai đứa là trẻ con, một ngày chắc cũng chỉ gặt được một khoảnh đất, chắc chắn không thể gánh về được rồi."
Chu lão đầu có chút kiêu ngạo, nhưng vẫn cười ha ha nói: "Nhà ta người nhiều, nhưng ruộng cũng nhiều mà, giống nhau cả thôi."
Giống mới là lạ, tốc độ của một người gặt một khoảnh ruộng khác với với tốc độ hai người cùng gặt hai khoảnh ruộng.
Tuy rằng hắn không biết vì sao lại thế, nhưng vẫn là không giống nhau.
Bọn họ không biết tính toán, nhưng chỉ cần dùng mắt quan sát là cũng phát hiện ra sự khác biệt.
Mãn Bảo trề môi nói: "Thu hoạch vụ thu tiên sinh không cho nghỉ."
Chu lão đầu cười ha hả, nói: "Không cho nghỉ thì thôi, dù sao lúa nước năm nay cũng không được bao nhiêu, không cần mấy đứa trẻ các con phải xuống ruộng."
"Đúng vậy, nhà cháu trồng tất cả mười hai mẫu lúa nước, tổn thất mất một nửa," thôn dân thấy hơi may mắn, "May mà triều đình miễn thuế, nếu không năm nay chúng ta đều không vượt qua nổi."
Thật ra tuy rằng triều đình miễn thuế, cuộc sống của mọi người cũng vẫn khó khăn túng thiếu nhiều.
Trước kia một mẫu lúa nước có thể thu hoạch khoảng hai gánh rưỡi, bây giờ có khi còn chưa được một gánh.
Rất nhiều lúa nước còn chưa trổ bông, giờ tay sờ thử, tất cả đều là vỏ rỗng, gặt xuống cũng chỉ có thể dùng làm rơm rạ mà thôi.
Lúa nước nhà Chu lão đầu cũng không may mắn hơn được bao nhiêu, cũng là tình trạng như này, trong đó có vài khoảnh ruộng còn bị ngập hẳn, bây giờ ngoài ruộng cỏ còn nhiều hơn lúa.
Chẳng qua bây giờ áp lực của nhà bọn họ cũng không còn lớn như trước nữa, bởi vì thu hoạch lúa mạch khá tốt, mà gần đây ngày nào Chu nhị lang cũng thu được một khoản cố định, hơn nữa còn có khoản tiền phi nghĩa phục linh, cho nên bây giờ Chu lão đầu rất bình tĩnh.
Nhà họ Chu quyết định gặt lúa, tin tức vừa truyền ra, có không ít nhà cũng đi ra ngoài ruộng nhìn xem lúa, đã vào tháng tám, cho dù gặp lũ, thì phần lớn lúa nước cũng chín vàng rồi, có thể chuẩn bị thu hoạch.
Bọn họ nhìn trời, bèn cũng quyết định ngày mai sẽ bắt đầu thu hoạch.
Quyết định của người thôn quê đúng là kiểu chóng vánh không theo quy tắc nào như vậy, ngày hôm trước mọi người vẫn còn đang nhàn đến nỗi ngồi dưới gốc cây tẽ sợi gay, ngày hôm sau trời còn chưa sáng mọi người đã cầm liềm, gánh sọt tre ra cửa.
Nông nhàn biến thành ngày mùa trong nháy mắt.
Lúa nước dễ gặt hơn lúa mạch, nhưng thôn Thất Lí cũng chẳng có mấy ai vui vẻ, bởi vì thu hoạch lúa nước năm nay thật sự rất tệ, cho nên mọi người đều không có bao nhiêu động lực.
Nhà họ Chu dứt khoát không cần Hà thị và Phương thị ra ruộng nữa, những người còn lại chỉ làm sáu bảy ngày đã gặt hết lúa nước ngoài ruộng rồi, sau đó thong thả thực hiện công đoạn tuốt hạt.
Bởi vì có rất nhiều xác lúa không có hạt, lấy cái ky sạn, một cơn gió thổi qua, nháy mắt quét rơi không ít vỏ rỗng, lúa tốt sạn được căn bản chẳng có bao nhiêu.
Chẳng qua mọi người đã sớm đoán được thế rồi, nên cho dù thở dài, cũng không thấy quá đau khổ.
Mọi người nhặt hết cả xác lúa bị gió thổi rơi xuống cất đi, nếu mùa xuân năm sau nhà không đủ lương thực, thì xay cái này thành cám cũng có thể ăn được.
Nhà họ Chu cũng nhặt lại cất đi, chẳng qua Chu lão đầu tính thử lương thực trong nhà, cảm thấy vẫn còn đủ ăn, bèn quyết định mang ra cho gà ăn.
Tiền thị nhìn mười túi xác lúa, thở dài nói: "Lên chợ mua thêm mười con gà về đi, dù sao mấy con gà mái năm ngoái nuôi cũng đã già hết rồi, đợi đến lúc ăn Tết là mổ là vừa."
"Chuồng gà không đủ rộng," Mãn Bảo nhìn chuồng gà chê bai, nói: "Mẹ, chúng nó chen chúc chật quá sẽ không thích đẻ trứng đâu."
Tiểu Tiền thị nhìn Mãn Bảo, nhân cơ hội đề nghị, "Mẹ, không thì chúng ta dựng cái chuồng gà ở mảnh đất hoang sau nhà đi ạ, vừa rộng, mà nhà mình cũng không bị bẩn."
Tiền thị do dự, "Nhưng đó dù sao cũng là ở ngoài nhà, chẳng may bị người ta trộm.."
"Ai mà to gan như vậy ạ, hơn nữa nhà chúng ta nuôi không ít gà, nếu thực sự có người đi trộm, gà vừa kêu là chúng ta sẽ biết."
Tiểu Tiền thị không chỉ một lần ghét cái chuồng gà ở trong sân này, tuy rằng ngày nào cũng là bọn trẻ quét dọn sân, nhưng nàng là người dậy sớm nhất, cũng là người ngủ muộn nhất, những thứ dơ bẩn vẫn luôn lọt vào mắt nàng.
Hiển nhiên Mãn Bảo đã rất nhiều lần nghe nàng nhắc tới chuyện này.
Nên bé lập tức giơ hai chân hai tay tán thành kiến nghị của đại tẩu.
"Chẳng may có chồn thì làm sao đây?" Trong thôn không chỉ có mỗi người mới có thể ăn trộm gà, mà còn có chuột và chồn nữa. Mà thật ra chuột và chồn mới là mối nguy lớn nhất.
Vì người trong thôn Thất Lí vẫn còn khá chất phác, tuy rằng cũng có kẻ làm biếng hay mấy tên lưu manh bị người ghét, nhưng bởi vì ít, mọi người cũng đều có quan hệ họ hàng với nhau, cho nên cũng không bao giờ gây hại đến bà con thôn xóm.
Mấy tên lưu manh bị mọi người ghét trong thôn cũng chỉ là kiểu ham ăn biếng làm, suốt ngày lông nhông trèo cây bắt cá.
Ví dụ như Chu tứ lang đã từng bị quy nạp trong hàng ngũ lưu manh.
Chu đại lang ngẫm nghĩ, nói: "Không phải năm ngoái nhà ta xây phòng vẫn còn thừa một ít đá sao ạ? Chúng ta cứ lấy đá đó để xây, bên trên đắp đất đỏ, bên ngoài vây thêm một vòng hàng rào, hẳn là chồn sẽ không chạy vào được."
Chu nhị lang tiếp lời: "Mái ngói bị vỡ hồi tháng sáu vẫn còn chất trong kho kìa, chúng ta mang ra xây chuồng gà, chuột cũng không chạy vào được."
Lúc này Tiền thị mới đồng ý.
Khoảng trống bên phải nhà họ Chu kéo dài đến tận sau dãy nhà đều là vườn rau nhà bọn họ.
Vườn rau bên phải là có từ thời cha mẹ của Chu lão đầu, sau này Tiền thị tiếp nhận, bởi vì miệng ăn trong nhà ngày càng nhiều, cho nên bà lại càng mở rộng ra ngoài, dù sao cũng không có ruộng nhà ai, cho nên cứ mở rộng mãi đến tận đằng sau dãy nhà.
Tầm 300 mét từ mảnh đất sau dãy nhà họ Chu là một ngọn núi, đó là đất chia theo nhân khẩu mà thôn phân cho Chu đại lang.
Từ chân núi hướng lên trên một chút trồng năm sáu hàng cây trúc, mà phí dưới chân núi thì trồng đay, bây giờ đã gặt về hết rồi.
Núi cách nhà bọn họ không xa lắm, 300 mét trống ở giữa kia đều là vô chủ, ngày thường rất ít có ai đi lại ở đó.
Tiền thị tự động liệt mảnh đất đó phào phạm vi của nhà mình, ên sau đó cũng chẳng cần nói với trưởng thôn, hôm sau nhà họ đã bắt đầu trộn bùn đất để chuẩn bị xây chuồng gà.
Chờ tới khi thật sự bắt đầu xây, Mãn Bảo liền suốt ngày chạy tới chạy lui đến chỗ đó, sau đó phát hiện chỗ đằng sau chuồng gà cũng khá tốt, "Sau này còn có thể đuổi gà lên núi tìm sâu ăn ạ."
Tiền thị cười, "Trên núi có thể có bao nhiêu sâu chứ? Còn chẳng bằng ngoài ruộng ý."
Tiền thị nói tới đây thì ngẩn ra, "Đúng vậy, chúng ta có thể đuổi gà ra ngoài ruộng ăn sâu."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.