Phúc Nữ Nhà Nông

Chương 341: Lên đạo quan




"Dạ?" Đây chỉ là cái cớ để Tiền thị đến thăm Trang tiên sinh, bà đoán Trang tiên sinh sẽ không sửa tên của Mãn Bảo, nhưng tên chữ là gì?
Trang tiên sinh bèn cười nói: "Một người không chỉ có họ, có dòng họ, còn có tên, có tên chữ. Chỉ là người bình thường sẽ không để ý nhiều như vậy, thường chỉ lấy tên, nếu Mãn Bảo học hành có thành tựu, thì tương lai có thể lấy cho nàng một cái tên chữ, coi như là kỳ vọng của người làm tiên sinh là ta với nàng."
Tuy rằng mấy câu trước Tiền thị vẫn không hiểu lắm, nhưng câu cuối cùng thì bà hiểu, bà mơ hồ cảm thấy đây là một chuyện rất tốt.
Bởi vậy vội vàng nói lời cảm ơn với Trang tiên sinh, sau đó lại đẩy rổ trứng gà về phía Trang tiên sinh lần nữa, cười nói: "Đây đều là trứng gà gà nhà tôi đẻ, Trang tiên sinh cứ chưng hai quả ăn mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe."
Trang tiên sinh đã quen nhận quà lễ của học sinh, đặc biệt là những loại đồ nông sản này, huống chi Mãn Bảo còn là đệ tử nhập môn của ông.
Tiên sinh như cha, giống như ông đưa sách, đưa bút mực cho Mãn Bảo, nhà họ Chu cũng thấy đây là điều bình thường, nên ông nhận mấy thứ này của nhà họ Chu cũng là một chuyện rất bình thường.
Bởi vì có quan hệ thầy trò, thậm chí chuyện kết hôn sau này của Mãn Bảo ông còn có thể lên tiếng, tương tự như thế, khi ông nhập thổ, Mãn Bảo cũng có thể tham dự vào chuyện này.
Sau đó Tiền thị vô cùng tự nhiên lấy những cái kẹo từ trong giỏ ra, cười nói với Trang tiên sinh: "Nghe Mãn Bảo nói Trang tiên sinh thích ăn kẹo, đây là ít kẹo trong nhà, không bằng kẹo ở chỗ tiên sinh, coi như để tiên sinh ngọt miệng."
Trang tiên sinh nhận ra đây là kẹo Mãn Bảo thường xuyên hiếu kính ông, nghe vậy thì cười nói: "Lão phu nhân khách sáo quá, kẹo này còn ngọt hơn kẹo bình thường, ta cũng từng ăn ở chỗ Mãn Bảo."
Tay Tiền thị hơi dừng lại một chút, sau đó cười nói: "Nếu Trang tiên sinh thích, lúc nào về ta sẽ bảo Mãn Bảo mang một ít sang đây."
"Người già rồi, cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt." Trang tiên sinh cười nói: "Vẫn cứ để dành cho nàng ăn thôi."
Tiền thị nói chuyện với ông một hồi lâu mới rời đi.
Bà đi từng bước chậm rãi về nhà, lúc này một nửa mặt trời đã khuất sau núi, nhưng trời vẫn sáng rõ, chân trời ngập tràn ráng màu rất đẹp.
Cuối thu gió thổi vi vút, nhưng Tiền thị lại không cảm thấy lạnh, tay chân vẫn rất ấm áp, bà vẫn dùng tốc độ chậm rì như trước để về nhà, nhưng sâu trong lòng bà biết, đã khác rồi.
Bởi vì cả một đường này bà đều không phải tạm nghỉ một chút nào, cũng không có cảm giác không thở nổi.
Trước ngày hôm nay, đây là điều không thể.
Chu lão đầu lo cho bà, đang đi loanh quanh ở gần cửa nhà, thấy bóng dáng bà từ phía xa, bấy giờ mới thấy yên lòng, chờ bà đi đến rồi mới hỏi: "Trang tiên sinh nói sao?"
"Trang tiên sinh nói chờ bao giờ Mãn Bảo lớn hơn chút nữa sẽ lấy tên chữ cho nàng."
"Tên chữ gì cơ?"
Tiền thị biết ý ông hỏi là gì, nói, "Tên chữ là tên chữ ấy."
"Thế không được, tên chính của Mãn Bảo là Mãn, đây chính là tên.. cả nhà chúng ta lấy cho nàng, hơn nữa sao ta lại không biết bảy tuổi là đạo khảm* gì đó? Bọn lão đại ngày xưa cũng chẳng thấy bà lo gì mà?"
* Bản gốc là đạo khảm nhé, mình cũng không biết nó là gì, nhưng mình xin đổi cột mốc trước mình chém gió lại thành đạo khảm nhé XD
Lúc trước ngồi trên bàn cơm ông còn đang trong nỗi kinh sợ vợ già hôm nay bỗng ăn được không ít nên không suy nghĩ nhiều, vừa rồi có thời gian ngẫm lại, ông càng nghĩ càng cảm thấy không hợp lý.
Vẻ mặt Tiền thị chẳng chút thay đổi, bà vịn khung cửa ngồi xuống ngạch cửa, nói: "Ông quên rồi hả, lúc trước tôi dẫn Mãn Bảo lên đạo quan đã từng hỏi, đây là do đạo trưởng nói, nói Mãn Bảo bảy tuổi sẽ có đạo khảm. Đúng rồi, tôi đang nghĩ Mãn Bảo cũng sắp bảy tuổi rồi, ngày mai tôi sẽ dẫn nàng lên đạo quan bái một cái, để xin bình an cho nàng."
"Ngày mai nàng không phải đi học hả?"
"Tôi mới xin nghỉ với Trang tiên sinh rồi," Tiền thị dừng lại một chút mới nói: "Nửa đêm qua tôi nằm mơ một giấc mơ, lên phải đi lên đạo quan hỏi thử, phải đưa Mãn Bảo đi cùng mới được."
Tinh thần Chu lão đầu rung lên, lập tức hỏi: "Giấc mơ gì?"
Tiền thị liếc ông một cái: "Giấc mơ đẹp."
Đẹp đến nối Tiền thị không uống thuốc mà Chu đại lang mang về từ chỗ đại phu nữa, mà để dành cho lần sau bị bệnh mới uống.
Chạm phải ánh mắt nghi ngờ của Chu lão đầu, sắc mặt Tiền thị vẫn như thường, nói: "Yên tâm đi, tôi còn muốn nhìn Mãn Bảo lớn lên gả chồng nữa, không phải tôi cố ý không uống thuốc, mà tôi thật sự đã thấy khỏe hơn nhiều rồi."
Lão Chu đầu bèn nghĩ đến mức độ ăn uống khác thường của bà ngày hôm nay, nhỏ giọng hỏi: "Có phải có liên quan đến giấc mơ của bà không?"
Tiền thị khẽ gật đầu.
Ngày hôm sau, Tiền thị cầm một cái giỏ cỡ trung, bên trong đựng một nửa là gạo, khoảng chừng ba bốn cân, lại chọn mười tám quả trứng gà bày vào trong đó.
Trong nhà vốn đang có hơi nhiều trứng gà bỗng chốc chỉ còn dư lại tám chín quả.
Nhưng Tiền thị cũng chẳng thèm chớp mắt, đặt giỏ lên trên xe ba gác, sau đó kéo Mãn Bảo ngồi lên xe.
Chu tam lang phụ trách đẩy xe ba gác.
Chu đại lang nhìn lão tam đẩy mẹ và muội út đi xa, nghi ngờ cau mày, lặng lẽ hỏi tiểu Tiền thị, "Lạ thật, trước kia mẹ lên đạo quan đều bảo ta đẩy đi, sao hôm nay lại đặc biệt bảo lão tam đẩy nhỉ?"
Tiểu Tiền thị không chút để ý, nói: "Không phải mẹ bảo chàng đi thông mương máng ngoài vịnh to sao? Năm sau trồng lúa sẽ dễ tưới hơn, thoát nước cũng tiện."
Lão tam cũng có thể làm tốt việc này mà?
Chu đại lang cứ luôn cảm thấy bất thường ở chỗ nào, cảm giác mẹ cố ý tách hắn ra, đương nhiên, lời này hắn chỉ có thể lén nói với tiểu Tiền thị.
Tiểu Tiền thị liếc xéo hắn một cái, nói: "Chàng ngốc thế, không thấy vợ lão tam đang bụng to sao? Lần này gọi lão tam lên thượng quan mới là bình thường biết chưa?"
Lúc này Chu đại lang mới bừng tỉnh đại ngộ.
Mà Tiền thị đi xa lại tràn đầy tâm sự, cũng không chỉ nghĩ một chút chuyện này, bà chỉ xoa đầu Mãn Bảo, nhỏ giọng dặn dò, "Lát nữa con lên đạo quan, nhất định phải ngoan ngoãn, bái Thiên tôn lão gia mấy bái, để ông ấy phù hộ con cả đời bình an, suôn sẻ."
Mãn Bảo hưng phấn gật đầu.
Gần như năm nào bé cũng phải lên đạo quan một lần, mà theo bé thấy, trên đạo quan có khi còn thú vị hơn cả huyện thành.
Đạo quan ở trên núi phía sau thôn Đại Lê, không có ai biết đạo quan trên núi bắt đầu có từ khi nào, dù sao ở trong ấn tượng của các thôn dân, nó đã luôn ở đó.
Khá đổ nát, thỉnh thoảng có quý nhân trên huyện thành tới quyên góp, đạo quan có thể sửa một khu cũ thành mới, sau đó lại từ mới thành cũ, cũ đổi mới, truyền đi truyền lại rất nhiều đời như thế.
Hiện nay đạo quan chỉ có sáu đạo sĩ, bọn họ chỉ có mấy khoảnh ruộng nông ở dưới chân núi, tự mình trồng trọt, thỉnh thoảng lúc ngày mùa cũng có tín đồ ở thôn Đại Lê đến giúp đỡ.
Bọn họ tự trồng rau xanh ở sau đạo quan, trên cơ bản đều là tự cấp tự túc.
Bởi vì ngoài một lần hội chùa mỗi năm, người đến đây bái lạy thần tiên và cầu nguyện đều là mấy thôn dân ở lân cận.
Các thôn dân không thịnh hành việc cấp dầu mè, tiền, mọi người thường tặng một ít rau xanh, một vốc gạo, hai quả trứng gà, nửa con gà..
Có khi thật sự khốn cùng, sẽ mang một nén hương, thắp xong rồi xuống núi, nghèo hơn, thì chỉ có hai tay trống không đi lên, quỳ sấp trên đệm hương bồ khóc lóc kể lể một tràng, khóc đủ rồi thì dập đầu đi xuống núi.
Mấy người như này còn thường hay được một mớ rau, một vốc gạo, hai quả trứng gà hoặc một con gà..
Cho nên đạo sĩ trên núi cũng không giàu có gì.
Tiền thị có thể coi như là khách quen ở đạo quan, đạo sĩ canh gác trước cổng đạo quan vừa nhìn thấy bà đã nhận ra, nở một nụ cười theo bản năng, sau đó nhìn thấy giỏ trứng gà đầy ú ụ bà xách, nụ cười càng tươi hơn nữa.
Mãn Bảo vừa ngẩng đầu đã thấy hắn cười xán lạn như đóa hoa, bé cũng thấy vui vẻ, sau đó cong môi cười với hắn, lộ ra một nụ cười tỏa nắng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.