Sau Khi Kết Hôn Với Luật Sư Mạnh

Chương 41:




Lần trước là ngoài ý muốn, lần này ít nhiều gì cũng là tự chuốc họa vào thân, ai đời lại mang điện thoại di động vào nhà tắm rồi để ở vòi nước và gọi điện thoại?
Nhưng Trần Ngộ chỉ là tòng phạm thôi, còn thủ phạm chính là Mạnh Đình Xuyên, Trần Ngộ nghĩ đến đây lập tức gọi điện lại cho anh và yêu cầu anh trả tiền điện thoại di động.
Luật sư Mạnh cười nói xin lỗi rồi hỏi: “Em thích hiệu gì, anh mua cho.”
Trần Ngộ lại có chút do dự: “Để mai em hỏi xem có sửa được không, tính ra em mới đổi điện thoại hồi lần trước anh đi công tác.”
Mạnh Đình Xuyên ngẫm lại thấy đúng là chưa bao lâu, anh nói tiếp: “Ừ mắt em thì sao, còn khó chịu không?”
Trần Ngộ chớp mắt thì thấy không bị khô ban nãy: “Không sao, không sao. Anh có điện thoại dự phòng không? Điện thoại của em mẫu mã từ hơn mười năm trước rồi, chỉ gọi điện với nhắn tin được thôi.”
Luật sư Mạnh không tách biệt được công việc và cuộc sống cá nhân thì làm sao có điện thoại dự phòng, Trần Ngộ đành nói: “Vậy mai em đến tiệm bảo trì rồi hỏi.”
“Ừ.” Mạnh Đình Xuyên đáp: “Em chuẩn bị đi ngủ chưa?”
Lúc này đã đến giờ đi ngủ, vừa rồi còn có dịch vụ hỗ trợ giấc ngủ tự phục vụ nhưng việc đánh rơi di động xuống nước quá mức ‘đau tim’ nên Trần Ngộ không buồn ngủ nữa. Anh cầm lấy cuốn sách bên cạnh giường đến bây giờ còn chưa đọc xong một phần mười, nói: “Em đọc sách chút xíu.”
Anh rất hay ‘đọc’ trong lúc luật sư Mạnh nằm trong phòng ngủ, Mạnh Đình Xuyên biết anh chưa muốn ngủ lthì hỏi: “A Ngộ à, trước em nói muốn nuôi thú cưng ấy, giờ em còn muốn nuôi không?”
“Sao tự dưng anh hỏi vậy?” Trần Ngộ muốn nuôi thú cưng thực chất là muốn có một người bạn, nuôi thú cưng và trồng rau đối với anh giống như có một ‘mái nhà’. Kể từ khi kết hôn, có Mạnh Đình Xuyên rồi thì nhu cầu nuôi thú cưng của anh cũng không bức thiết lắm.
“Anh tình cờ thấy thông tin nhận nuôi chó mèo lạc trong bệnh viện thú cưng.”
“Ra là vậy.” Trần Ngộ nghĩ thầm. Mặc dù hiện tại anh cũng không gấp nhận nuôi thú cưng nhưng việc nhận nuôi chó mèo lạc thì hẳn là vô cùng cần thiết, anh nói: “Đợi anh về rồi bọn mình đi xem thử.”,
“Ừ.”
Trước đây Trần Ngộ cũng có để ý đến mấy thông tin thế này nhưng lúc đó anh không có điều kiện, hiện tại điều kiện anh có đủ nhưng anh lại lấn cấn về luật sư Mạnh.
Anh thỉnh thoảng khó ngủ, nhưng đã ngủ rồi thì sẽ thẳng giấc đến sáng hôm sau, hiện tại chứng mất ngủ cũng đã đỡ hơn rất nhiều. Khác với anh, luật sư Mạnh rất dễ tỉnh giấc, không biết nuôi thú cưng có ảnh hưởng gì đến anh ta không.
Hiệu ứng thôi miên của giấy trắng mực đen thật sự rất tốt, luật sư Mạnh có lẽ đang xem qua một số tài liệu giấy nên khi để điện thoại di động bên cạnh gối, Trần Ngộ thỉnh thoảng có thể nghe thấy tiếng loạt xoạt. Thị giác mỏi mệt, âm thanh bên tai không chói gắt nên anh nhanh chóng cảm thấy buồn ngủ. Anh đóng sách lại, mí mắt khép lại và chui vào trong chăn.
“A Ngộ ơi.”
“Dạ?”
“Nhớ tắt đèn nhé.”
“Dạ…”
Hai phút sau, Mạnh Đình Xuyên mới nghe thấy tiếng tắt đèn bên cạnh, thêm hai phút nữa thì chỉ còn lại tiếng thở đều đều. Mạnh Đình Xuyên lại xem qua thông tin nhận nuôi chó mèo của bệnh viện thú cưng. Sau đó, anh cũng không cúp điện thoại mà chỉ đặt nó xuống, xoa ấn đường một cái rồi tiếp tục đọc hồ sơ.
Nuôi thú cưng cũng không phải chuyện một sớm một chiều, trước mắt cứ tăng ca để được về sớm.
Cuộc gọi video vào ban đêm không chỉ ảnh hưởng đến điện thoại di động mà còn lãng phí cước điện thoại. Bọn đã không mua bất kì gói cước người thân người yêu nào nên mỗi phút gọi là một sự lãng phí tiền, cước gọi video hẳn là cao hơn cước gọi thường nhiều. Ông chủ Trần vừa thức dậy thì nhận được tin nhắn ghi nợ hoá đơn điện thoại di động.
Đêm qua không biết luật sư Mạnh cúp điện thoại từ lúc nào, 80% pin chỉ còn một nửa, Trần Ngộ tháo pin ra để sạc rồi thay pin khác.
Điện thoại di động này không tiện lợi như điện thoại thông minh, nạp tiền điện thoại cũng không dễ, may mà vẫn còn thời hạn sử dụng tín dụng nên Trần Ngộ nhắn tin cho luật sư Mạnh để nhờ anh ta nạp tiền điện thoại giúp.
Có hơn bốn mươi tin nhắn chưa đọc, phần lớn là từ số cũ, hơn một nửa là tin nhắn nhắc nhở nộp phí vận hành doanh nghiệp, còn lại là tin nhắn rác. Trần Ngộ liếc nhanh một cái rồi chọn tất cả để xoá, thế nhưng anh bỗng dừng tay lại và kéo xuống. Màn hình của chiếc điện thoại bán thông minh này không linh hoạt lắm nên anh phải vuốt hai lần rồi màn hình mới trượt đi.
Phía dưới có mấy thông tin ngân hàng, Trần Ngộ thở chậm lại và mở từng tin nhắn một ra xem.
Rút 20.000 vào ngày 19 tháng 1
Đặt cọc 20.000 vào ngày 21 tháng 1
Rút 10.000 vào ngày 28 tháng 2
Đặt cọc 5.000 vào ngày 11 tháng 3
Đây là số tiền anh gửi về nhà sau khi thắng kiện, lúc đó sở cảnh sát đã liên lạc và nói rằng cha mẹ anh đã thông báo con trai mình mất tích. Đến khi anh lớn, cha mẹ anh cũng không liên hệ đòi tiền dưỡng lão, như vậy có nghĩa là bọn họ biết anh bình an rồi thì chẳng thèm quan tâm.
Lúc đó anh còn trẻ và háo thắng nên đã gửi tất cả số tiền bồi thường vào thẻ và gửi phán quyết thắng kiện về.
Trần Ngộ chưa bao giờ sử dụng số điện thoại cũ, thứ duy nhất liên kết với nó là thẻ ngân hàng nhưng đã nhiều năm không có động tĩnh gì nên anh cũng không chú ý lắm.
Nếu không phải vì chiếc điện thoại hỏng thì có lẽ anh sẽ không nhớ mình có một chiếc thẻ như vậy.
Bây giờ, sau tất cả thì bỗng có ngày anh lại thấy và nhớ đến nó.
Trần Ngộ cầm hai chiếc điện thoại di động đi đến quán cà phê. Buổi livestream có quy mô lớn hơn so với dự kiến của anh một chút, nhân viên đã sắp xếp chỗ ngồi và đèn trước vài giờ, ngoài quán cà phê còn đặt một tấm biển rằng hôm nay quán được ‘trưng dụng’ làm địa điểm thi đấu và sẽ có livestream trong cửa hàng.
Sự kiện này thực chất là để khởi động cho cuộc thi, nó có thể được coi là một trận đấu ‘extra’ được tổ chức trước khi thi đấu chính thức. Nếu kết quả chung cuộc hoà nhau thì kết quả của sự kiện này sẽ được cân nhắc để đánh giá toàn diện.
Với tư cách là ông chủ, Trần Ngộ cần phải xuất hiện trước ống kính một lúc để giải thích các quy tắc mà ban tổ chức đặt ra cho các barista lâm thời thời. Sau đó, anh phải viết mấy lá thăm cho những khách hàng không chọn được latte art để bọn họ có thể bốc thăm, nội dung thăm cũng đã được ban tổ chức thông báo trước.
Anh mất chưa đầy mười phút để hoàn thành những ‘thủ tục’ này.
Sau khi ló mặt, anh quay trở lại khu vực pha chế, mãi đến khi kết thúc phần thi buổi sáng, một thí sinh không hoàn thành được yêu cầu của khách hàng anh mới xuất hiện để hỗ trợ. Khách hàng tìm được một tấm ảnh trên mạng và hỏi: “Vẽ hình này được không ạ?”
Tấm ảnh cô tìm có hai con kỳ lân.
Mỗi thí sinh đến tham gia cuộc thi đều rất thành thạo nghệ thuật vẽ latte và có những bản vẽ của riêng mình, nhưng vẽ theo mẫu của người khác mà không luyện tập trước thì đúng là hơi khó xử.
Thí sinh này đã có mấy mẫu vẽ hoàn chỉnh từ sáng nhưng bây giờ lại bỏ cuộc, nhân viên hỏi còn ai muốn thử không thì vị khách nói thẳng: “Hôm nay sếp không có ở đây à?”
Trần Ngộ đi ra từ khu vực pha chế, nhìn tấm ảnh rồi nói: “Tôi không thường vẽ kiểu này.”
Anh nói vậy để giữ thể diện cho các thí sinh đang có mặt. Tiểu Lam biết có lẽ đây là lần đầu anh thấy hình vẽ này, nhưng thông thường khách hàng cũng hay tìm hình trên mạng và ông chủ sao chép được, cô cũng đã quay nhiều video mỗi khi cô có ý tưởng bột phát, và ông chủ sẽ đồng ý vẽ bất kì mẫu nào cô muốn.
Thế nên mặc kệ A Kỳ nói gì, Tiểu Lam cảm thấy latte art không khó, chỉ cần thành thạo là được.
Lần này cũng vậy, ông chủ Trần vừa điều chỉnh góc độ của bình sữa và vòi hơi vừa nhìn vào màn hình điện thoại, cố gắng suy nghĩ xem nên bắt đầu vẽ từ đâu.
Bọt sữa đã chuẩn bị xong, anh cũng nghĩ xong. Anh dùng tay trái cầm cốc cà phê và lắc nhẹ để bọt sữa và cà phê hơi hoà quyện vào nhau, tiếp theo anh hoàn toàn dùng tay phải để pha chế, điều chỉnh dòng chảy của sữa, độ cao, góc độ… Đường nét kì lân dần hiện ra.
Trần Ngộ đặt bình sữa xuống, dùng kim vẽ ra mắt và miệng của kỳ lân, đưa cốc cà phê qua và cười nói: “Cà phê của bạn đây. Rất hân hạnh được phục vụ ạ.”
Buổi sáng kết thúc ở đây, buổi chiều còn một đợt khác nên nhân viên xử lý thiết bị, người phụ trách thì chạy đến hỏi Trần Ngộ: “Ông chủ Trần, bọn em cắt đoạn này ra để chạy quảng cáo, anh xem có được không?”
Cà phê trong quán, đồng phục đi làm của Trần Ngộ, logo quán cà phê ở khắp mọi nơi, bọn họ muốn chạy quảng cáo thì xem như cũng đang ‘pr trá hình’ cho quán cà phê nên ông chủ Trần không từ chối.
Người phụ trách lại hỏi: “Anh có hứng thú làm giám khảo cho cuộc thi chính thức của bọn em không?”
“Anh không.” Trần Ngộ từ chối.
Người phụ trách cảm thấy có chút tiếc nuối, lại hỏi tiếp: “Vậy em mời anh chiều nay livestream đứng trước máy quay được không?”
“Bọn em không tổ chức thi đấu à?”
“Chủ yếu là để chạy quảng cáo để làm nóng thôi anh.”
Người phụ trách này cũng là quản lí bộ phận livestream, cậu ta nhìn lướt qua cũng biết hiệu quả pr của tất cả những thí sinh có khi cũng không bằng một mình ông chủ Trần.
Khi được gửi đến quán cà phê kém nổi nhất trong ba địa điểm tổ chức sự kiện, cậu ta còn cảm thấy không hài lòng. Bây giờ cậu ta vui như trẩy hội, đối với công việc kinh doanh của bọn họ thì lượt tương tác chính là tiền tươi thóc thật.
Sau khi người phụ trách rời đi, Tiểu Lam vẫn không ngừng kinh ngạc: “Ông chủ, anh giỏi quá đi mất!”
A Kỳ nói thêm: “Anh nói rồi, do ông chủ quá giỏi chứ không phải tại anh dở.”
Sư phụ của A Kỳ cũng ở đó cười rồi nói: “Chứ sao, hồi ông chủ của cậu làm bartender, có bartender nào ở Tây Phủ không biết nó đâu? Tới khi làm barista nó cũng thi đấu nhiều. Mấy đứa không biết chứ tầm một năm trước khi Trần Ngộ nó mở quán cà phê là nó gom hết mấy giải thưởng ở Trung Quốc rồi đấy.”
“Có mấy cuộc thi quốc tế mời nó mà nó không đi.”
Để giúp quán cà phê của mình có sức cạnh tranh đặc biệt thì ông chủ Trần đã phải làm việc chăm chỉ. Nghệ thuật pha cà phê không giống như pha chế rượu, anh không có người chỉ dạy nên chỉ có thể giao lưu học hỏi thông qua các cuộc thi.
Sau đó anh mới nhận ra việc một quán cà phê có kiếm được tiền hay không không liên quan nhiều đến nghệ thuật pha cà phê.
Nghệ thuật pha cà phê âu cũng là nghệ thuật pha cà phê, xét cho cùng thì nó là quả anh đào trên mặt bánh kem mà thôi. Anh không thèm nghĩ nữa, bình thường anh vẫn cố hết sức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, gần đây thì anh có chút hứng thú với kĩ thuật vẽ latte art ba chiều.
Anh trông càng đẹp trai hơn với dáng vẻ bình tĩnh và điềm đạm, Tiểu Lam nhìn anh chằm chằm rồi nói: “Em tưởng là khoảng cách về kinh nghiệm nhưng đúng ra phải là khoảng cách giữa những người hành nghề bình thường và những người đứng đầu ngành chứ nhỉ?”
Trần Ngộ nghe đến mấy chữ ‘đầu ngành’ thì có chút buồn cười, anh đáp: “Làm gì đến mức đó, tay nghề như nhau cả thôi.”
“Ông chủ, anh khiêm tốn quá, em phải chỉnh lại trọng tâm video thôi.” Tiểu Lam ngẫm nghĩ: “Lúc nào em cũng nghĩ anh kiếm cơm nhờ gương mặt này, em quá nông cạn rồi.”
Trần Ngộ lắc đầu: “Anh tuyển thêm hai người, em cứ yên tâm quay phim đi.”
“Được ạ.” Đợt bán hàng online vừa rồi khá ổn, Tiểu Lam tràn đầy tự tin quay sang Huyên Huyên: “Sau này ra mắt thêm series mới tên ‘Thách thức giới hạn của sếp’ đi!”
Huyên Huyên lúc này đang nhìn di động của Trần Ngộ, hỏi: “Ông chủ, sao anh lại dùng điện thoại này?”
Trần Ngộ cụp mắt xuống, cầm điện thoại lên mở khóa rồi lại đặt xuống: “Tối qua cái kia bị vào nước nên anh phải dùng tạm cái này.”
“Để em trả lại điện thoại cho anh, giờ em tự mua máy mới được rồi.”
Trần Ngộ tính toán thử, công việc ở quán cà phê khá đơn giản, chỉ mất tầm hai tuần để thử việc là có thể bắt đầu làm, kí hợp đồng xong là được trả lương. Khi Huyên huyên mới đến đây, cô nhỏ được trả trước một tháng lương, nghĩa là phải hai tháng sau cô mới được trả lương tiếp, hơn nữa Tiểu Lam nói cô bé này ở nhà thuê, cộng thêm các khoản phí khác thì hẳn cô cũng không dư dả quá nhiều.
“Giữ đó mà dùng đi, anh cho em thì là của em đó.” Trần Ngộ cười: “Có người trả tiền di động cho anh rồi.”
“Ai trả cho cậu?” Sư phụ của A Kỳ cố ý hỏi, A Kỳ cũng tham gia cuộc vui: “Đúng rồi đấy ông chủ, ai thế?”
Ông chủ Trần hiếm khi nói mấy lời này vậy mà lại bị bọn họ trêu chọc, anh hơi xấu hổ nhưng cũng chỉ trong giây lát thôi, luật sư Mạnh không ở đây nên anh có thể mặt dày một chút. Anh cười và hỏi ngược lại: “Cái này mà còn phải hỏi à?”
“Trời ơi, chịu không nổi, em chịu không nổi nữa!” Tiểu Lam cũng nhịn không được mà cong khóe miệng đến tận mang tai: “Sếp ơi, anh muốn ngọt ngào chết ai vậy?!”
Huyên Huyên cũng cười và không đề cập đến điện thoại di động nữa.
*
Ông chủ Trần lo lắng cho chiếc điện thoại của mình nên đã gửi nó đi bảo trì. Nhân viên sửa chữa đề nghị vệ sinh máy, đến chiều Trần Ngộ lại nhận được một tin nhắn rút 3.000 trong điện thoại cũ, dù có đần độn đến đâu thì anh cũng biết ‘bọn họ’ chắc chắn đang thiếu tiền.
Hôm nay Trần Ngộ ra khỏi nhà tắm và nằm trên giường rồi mới nhận được điện thoại của luật sư Mạnh. Hôm nay ông chủ Trần không nhiều việc lắm nên có thể tắm rửa sớm hơn một chút, thời gian thực ra cũng gần giống ngày hôm qua, và Mạnh Đình Xuyên cũng vừa về khách sạn.
Trần Ngộ vẫn chia sẻ chuyện hôm nay với anh: “Cuộc thi hôm nay ấy, có một khách hàng không rút thăm mà chọn ảnh trên mạng, bọn họ không biết vẽ nên em ‘cứu cánh’ đó.”
Luật sư Mạnh nói: “Ái chà, anh có xem rồi. A Ngộ giỏi quá đi mất.”
Trần Ngộ có chút ngượng ngùng, Tiểu Lam làm việc ở quán cà phê bao nhiêu năm rồi mà anh vẫn chưa biết trình độ của cô nhỏ. Ông chủ Trần muốn âm thầm ‘vẫy đuôi’ trước mặt luật sư Mạnh, thế mà người ta đã xem qua từ trước, nếu vậy thì có khác gì anh đang khoe khoang đâu.
“Anh không làm việc hả?”
“Làm hai việc cùng một lúc.
Luật sư Mạnh không tiếc lời khen: “Ông chủ Trần không chỉ giỏi vẽ latte art mà viết chữ cũng đẹp nữa, nét chữ hệt như nết người luôn.”
Nét chữ của Trần Ngộ không giống khuôn mặt nhưng lại rất giống kiểu người anh. Nét chữ đều đặn, ngay thẳng, không nhọn và có cốt cách.
Trần Ngộ ngẩn ngơ một lúc, hồi còn đi học anh được nhiều người khen viết chữ đẹp, về sau thỉnh thoảng ngồi viết chữ trong quán bar thì càng có nhiều người khen ngợi, chắc là bọn họ không ngờ bartender lăn lộn ngoài xã hội từ sớm lại có nét chữ đẹp như thế.
Mạnh Đình Xuyên gọi anh: “A Ngộ ơi?”
“Chữ của em…” Anh không nói nữa mà chuyển chủ đề: “Điện thoại của em sắp hỏng rồi, anh nhớ ‘đập tiền’ điện thoại cho em.”
Tiền điện thoại buổi sáng đã tính rồi nhưng Mạnh Đình Xuyên không nhắc đến điều này mà chỉ đồng ý.
Trần Ngộ không bao giờ giấu giếm anh điều gì, cũng không giấu được những suy nghĩ trong lòng. Mạnh Đình Xuyên không hỏi thêm câu nào mà vẫn lẳng lặng lật xem hồ sơ, Trần Ngộ cũng đang đọc sạch trước khi đi ngủ giống như đêm qua.
Nhưng hôm nay tác dụng thôi miên của cuốn sách đã yếu đi, Trần Ngộ đờ đẫn nhìn trang sách, rất lâu cũng không lật một trang, cũng không thấy buồn ngủ.
Mạnh Đình Xuyên tưởng anh đã ngủ nên khẽ gọi: “A Ngộ à?”
Trần Ngộ bừng tỉnh: “Đình Xuyên à.”
“Sao?”
Trần Ngộ gấp sách lại, im lặng ba giây rồi hỏi: “Bao giờ anh về?”
“Nhanh nhất cũng phải ba ngày nữa.”
“Lâu quá đi mất…”
Luật sư Mạnh bất đắc dĩ cười: “Anh mua điện thoại mới cho em nhé? Mai là có rồi.”
“Dạ không cần đâu, điện thoại cũ không bị hư hỏng gì nên chỉ cần bên bảo trì vệ sinh lại là được. Ngày mai là em lấy điện thoại về rồi.”
Luật sư Mạnh ấm áp nói: “Vậy mai gọi video nhé.”
Nhưng trong lòng Trần Ngộ lại nói em đợi không được…
Anh chưa bao giờ háo hức khi được gặp ai đó, không phải ‘gặp’ kiểu nghe giọng nói của người ta qua màn hình cách xa vạn dặm mà là được mặt đối mặt và ôm người ta.
“Đình Xuyên ơi, em muốn gặp anh.”
Một lúc lâu không thấy trả lời, Trần Ngộ trong lòng lại chùng xuống, anh đang muốn chúc ngủ ngon thì nghe Mạnh Đình Xuyên trả lời: “A Ngộ, anh về được nhưng công việc thì không chờ được.”
Giọng nói của anh vẫn rất bình tĩnh dịu dàng khiến Trần Ngộ cảm thấy mình như đang cố tình khiến người ta phiền muộn: “Xin lỗi anh, em…”
“Em có muốn đến Yến Thành không?”
“Dạ?”
“Anh vừa kiểm tra thông tin vé, chuyến bay sớm nhất là 5 giờ 40 sáng, chuyến muộn thì có là 7 giờ 20 và 9 giờ 35.” Mạnh Đình Xuyên nói về thông tin chuyến bay ngày mai từ Tây Phủ đến Yến Thành, Trần Ngộ chậm rãi ngồi dậy.
Luật sư Mạnh lại hỏi: “Em có đến không?”
“Anh mua vé máy bay cho em rồi mai nhờ Hạng Hoành đưa em ra sân bay.”
“Anh sẽ sắp xếp người đón em bên này.”
“Em chỉ cần mang theo chứng minh thư và áo khoác dày thôi.”
“A Ngộ à, em có muốn tới không?”
“Dạ có.” Trần Ngộ nghe bản thân mình lên tiếng.
Mạnh Đình Xuyên cười: “Ừ, anh chờ em.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.