Say Mộng Giang Sơn

Chương 516: Một lần được mấy




Dương Phàm nghiêm túc nói:
- Cho dù muốn người Man tạo phản, lại nằm trong phạm vi khống chế, muốn hưng thì hưng, muốn phục thì phục, Trương công nắm chắc mấy phần?
Trương Giản Chi khẽ mỉm cười nói:
- Lão phu tới Kiếm Nam đã hai năm, đây là Thứ sử châu thứ ba mà lão phu đảm nhiệm, đối với tình hình của bản địa lão phu đã rất hiểu. Việc tạo phản của người Man, liền như cơm bữa, bình thường không ba thì năm ngày lại tạo phản, việc nhỏ như lông gà vỏ tỏi cũng có thể phản, cho hắn một cây táo ngọt, liền trở về trồng trọt chăn nuôi thì lại đâu ra đấy.
Dương Phàm nói:
- Tại sao tiểu chất lúc ở trong kinh thành, chưa từng nghe nói tới những việc này?
Trương Giản Chi nói:
- Vì sự việc thuận lợi bình ổn; bởi vì, quan địa phương chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ coi như không rồiđại sự hóa tiểu sự hóa rồi; bởi vì, trước đây hoặc là vì chính lệnh bất công, đây là chức trách của triều đình. Hoặc là vì không thể có người chịu trách nhiệm cụ thể, cho nên từ trên xuống dưới, đều muốn dàn xếp ổn thỏa. Mà bây giờ, ngươi cho rằng quan các châu và tộc trưởng ở các địa phương đối với người như Hoàng Cảnh Dung còn muốn dàn xếp ổn thỏa sao?
Dương Phàm ánh mắt lóe lên, lại nói:
- Trương công nói, lần này bọn họ không muốn dàn xếp ổn thỏa, như vậy, chúng ta làm thế nào mới có thể khống chế được tình thế?
Trương Giản Chi nói:
- Mấu chốt của vấn đề đương nhiên rơi vào trên người Hoàng Cảnh Dung và ngươi. Nếu tên đầu sỏ Hoàng Cảnh Dung gây nên tội, nếu vị khâm sai như ngươi có thể lập tức xuất hiện thu dọn tàn cục, ngươi cho rằng kết quả sẽ thế nào? Những tộc trưởng thổ ty kia không phải ngu ngốc, bọn họ trước giờ chưa từng có năng lực đối kháng với triều đình, họ còn hiểu rõ hơn: Nếu triều đình phát binh càn quét, truy mạt tiền lương không phải là số lượng nhỏ, cho nên có thể có lúc không muốn động tới, triều đình cũng không muốn lợi dụng vũ lực. Chỉ cần nắm bắt được điểm này, đạt tới mức cân bằng, đương nhiên có thể khống chế được cục diện.
Dương Phàm đi dạo dọc bên hồ một lát, bỗng dừng bước nói với Trương Giản Chi:
- Trương công dự định làm thế nào?
Hai người đứng rất lâu bên hồ nước.
Sương sớm lượn lờ trên mặt hồ, bóng của hai người trong sương sớm như ẩn như hiện.
Núi xa, thủy gần, núi giả, cây đằng tử, chiếc cầu nhỏ, đình hiên, cảnh vật đều bị sương sớm bao phủ, giống như là một bức tranh nhuộm màu. Ánh mặt trời càng ngày càng sáng lạn rạng rỡ đi ra trong đám sương, bóng của Dương Phàm và Trương Giản Chi cũng tản ra.
- Cử hai người tới hộ tống Cố Nguyên cô nương và đệ đệ của cô ấy về, phải tận tay giao cho cha mẹ họ.
Trương Giản Chi đứng trong đình viện, dặn quản gia một câu, liền đi về phía thư phòng.
Trong thư phòng hai hàng giá sách, đầy màu sắc cổ xưa, trên đỉnh giá sách đặt chậu cây tử đằng, lá cây màu xanh nhạt rủ xuống dưới càng làm tăng thêm vài phần hứng thú cho sự yên tĩnh của thư phòng
Một tăng nhân áo xám khoanh chân ngồi phía sau án, trên mấy cái án là một cái đỉnh.
Tăng nhân áo xám ngồi xuống, một tay vê vê tràng hạt, nhắm hai mắt, khe khẽ tụng kinh.
Trương Giản Chi đi vào thư phòng không quấy rầy ông ta, chỉ là ngồi đối diện, nhặt tấm bồ đoàn khoanh chân ngồi xuống.
Tăng nhân áo xám thoạt nhìn chỉ ngoài ba mươi, da trắng nõn, hai hàng lông mày nhạt, dung nhan tuẫn lãng.
Tăng nhân áo xám niệm mất câu phật rồi khẽ mở mắt, thấy Trương Giản Chi đã ngồi đối diện mình, vội chắp hai tay thành chữ thập, mỉm cười nói:
- Trương công.
Trương Giản Chi mỉm cười, nói:
- Dương Phàm đã đồng ý rồi.
- Ờ!
Tăng nhân áo xám vui mừng nhướng mày, niệm một tiếng phật hiệu, nói:
- Nói như vậy, tên ma đầu Hoàng Cảnh Dung ắt phải đền tội, sự khốn khổ của sinh linh Kiếm Nam có thể giải rồi
Trương Giản Chi nói:
- Vài ngày trước, lão phu đã dâng sớ buộc tội các quan các châu, phủ rồi, vừa không có trái tim nhân ái, lại không có năng lực thống trị địa phương, có lòng cát cứ, mưu mô giảo hoạt, kết bè kết đảng, dẫn con cháu từ bỏ Trung nguyên, coi biên châu làm đất vui, coi trời bằng vung.
Nay nếu Nguyên Phương đã đồng ý hợp tác với lão phu, lão phu chuẩn bị dâng tấu buộc tội Hoàng Cảnh Dung vơ vét tài sản địa phương, làm dụng khổ hình, những nơi đi qua, kêu ca oán trách, trước sau đều có một lời chú giải. Chỉ có điều, lão phu vẫn là ngoại thần, trước mặt Hoàng đế, mãi không có được sự tín nhiệm như quan viên Ngự sử đài, còn phải liên lạc nhiều đồng chí, cùng buộc tội, việc này sẽ phiền toái tới Pháp Lâm đại sư.
Tăng nhân áo xám vội nói:
- Nguyện bôn ba vì Trương công.
Vị tăng nhân này tục gia họ Trần, vẫn là người của Dĩnh Xuyên Trần thị, là hậu duệ thế gia vọng tộc. Sở dĩ xuất gia, đương nhiên cũng là có biến cố, cho nên ông ta là phái phản Võ kiên định, thân phận tăng nhân chỉ là một điều kiện tiện lợi để ông ta đi khắp nơi, không phải là Phật tử thành kính thật sự.
Nếu không, Võ Tắc Thiên tin Phật giáo, khắp nơi đề cao Phật giáo, ông ta là một đệ tử của Phật giáo là không có lý cùng tâm đầu ý hợp với Trương Giản Chi, chủ mưu đối phó với vị phật môn Đại hộ pháp Võ Tắc Thiên này.
Hiện nay Phật pháp thịnh hành, Pháp Lâm lấy thân phân tăng nhân đi khắp các châu phủ, xuất nhập kết giao với các quan lại, sẽ không có ai chú ý. Do cái thân phận này, chính là phối hợp với Trương Giản Chi, liên lạc với các trung thần nghĩa sĩ cứu phục Lý Đường.
Pháp Lâm hòa thượng vui vẻ nói:
- Kế này của Trương công, có thể trừ được ác quan, cứu được lê dân, lại có thể khiến triều đình chú ý, nghiêm tra các quan lại ở biên châu, có thể nói là một công ba việc.
Trương Giản Chi vuốt râu cười nói:
- Không chỉ như vậy! Vương Hiếu Kiệt sẽ tiến công, liên tục thắng, An Tây tứ trấn, sắp được thu phục rồi. Đến lúc uy binh triều ta quá lớn, có một không hai, khi đại quân trở về, càng có thể chấn nhiếp chư Man. Chư Man hôm nay mưu phản, tạm thời trấn an, đợi đại cục định rồi, không thiếu được còn phải tiêu trừ đi một chút sự ngạo khí của họ, khiến họ sau này phải cung huấn với triều đình.
Ánh mắt Pháp Lâm chớp chớp. vui vẻ nói:
- Cái này gọi là “nhất cử tứ đắc”.
Trương Giản Chi nói:
- Trải qua việc này, Nguyên Phương sẽ là người cùng thuyền với lão phu rồi, vẫn là tân quý triều đình, tuổi trẻ tài cao, càng khó có được chính là, chức vị cao mà không quên nguồn gốc, là chính thần của quốc gia. Có người cùng thuyền như vậy, sau này phong vân tế hội, cùng cứu phục, há chẳng phải là một sự giúp đỡ đắc lực sao?
Pháp Lâm hòa thượng vỗ tay nói:
- Ha ha, nói như vậy, vẫn là “nhất cử ngũ đắc” à! Tài của Trương công, đủ để định thiên hạ, an xã tắc, chỉ là Thứ sử một châu, thực sự nhân tài không được trọng dụng rồi, hôm khác nếu làm Tể tướng, ắt sẽ khiến thiên hạ thái bình rồi.
Trương Giản Chi mỉm cười nói:
- Đại sư quá lời rồi.
Pháp Lâm hòa thượng nói:
- Việc không nên chậm trễ, bần tăng cũng nên đi rồi.
Trương Giản Chi đứng dậy nói:
- Làm phiền đại sư.
Pháp Lâm hòa thượng chắp tay nói:
- Việc này có vô thượng công đức, bần tăng dám không cố sức!
Dứt lời liền đứng dậy, đi mất.
Trương Giản Chi biết tính khí của vị hòa thượng này, ghét nhất là bị tục lệ gò bó, cũng không đưa tiễn, đợi ông ta rời khỏi rồi, mới giật mấy cái án, chuyển trầm hương trong đỉnh, trên mặt lộ ra ý cười: Nhất cử ngũ đắc, quả thật chỉ có “ngũ đắc” sao?
***
Sức khống chế của Triều đình với Diêu châu còn mạnh hơn nhiều so với Khinh châu.
Sau khi Diêu châu quy thuận triều đình, triều đình ở Nguyên Niên Đường Cao Tông Lân Đức mới bắt đầu thiết lập phủ đô đốc ở nơi này, từ đó về sau nhiều lần các nhà quyền quý của địa phương bị triều đình tiết chế trên danh nghĩa, thực chất vẫn là hoàn toàn tự trị như cũ, triều đình thì mưu đồ nhúng tay vào Diêu châu, tăng cường sự khống chế của triều đình.
Không phải là dùng vũ lực có thể đánh hạ được địa bàn, muốn cắm thế lực vào đương nhiên khó như lên trời. Nếu cùng trải qua trường kỳ, có lẽ sau mấy thời đại, sức ảnh hưởng của triều đình sẽ từng bước tăng lên, nhưng sự nóng vội của triều đình, kết quả không chỉ không đạt được mục đích tăng cường và ổn định khu vực, trái lại dẫn tới sự rung chuyển trường kỳ của sự cai trị địa khu.
Hơn nữa địa khu tiếp giáp Nam Chiếu và Thổ Phiên, đại tộc Diêu Châu với địa quốc Nam Chiêu và Thổ Phiên cũng có quan hệ thông gia, tuy rằng nước Nam Chiêu và đại tộc Diêu Châu thân cận hơn Lý Đường, nhưng một khi triều đình nhúng tay vào sự vụ Diêu Châu, bọn họ sẽ hướng về Thổ Phiên.
Bởi vậy triều đình nếu có ý đồ phát binh dùng vũ lực để uy áp, như vậy phải làm không chỉ là Diêu châu mà còn phải chuẩn bị tác chiến với các bộ lạc, còn phải chuẩn bị tốt sự tham chiến của Nam Chiêu và Thổ Phiên, đây cũng là điều khiến triều đình vô cùng đau đầu, không thể không nhanh, lỏng một chút, trước sau không dám cứng rắn quá mức.
Nhưng Hoàng Cảnh Dung không hiểu được tình hình này, y vùi đầu vào đọc thi thư, đậu tiến sĩ rồi trực tiếp tới kinh thành, sau đó cũng vì gặp đúng người, được Lai Tuấn Thần đưa vào Ngự sử đài, từ đó cách hành vi vi phạm đạo đức làm người, đối với sự biến hóa chính trị đặc biệt là tình hình biên châu xa xôi không hề hiểu rõ.
Y coi tất cả những đại tộc nhà quyền quý ở biên châu này đều là nhà quê, ai ngờ chính y cũng là một con chim hoàng yến nuôi trong lồng lớn. Ở trong kinh, Hoàng quyền cao hơn tất cả, là có thể hủy diệt mọi thứ, cho nên thánh chỉ trong tay y, cho rằng tới nơi nào cũng có thể hô mưa gọi gió, không gì là không làm được.
Còn y ở Nham châu này bị Dương Phàm ngăn cản, đùa giỡn uy phong, cũng không có chỗ nào mò ra được, sau khi tới Diêu châu tâm trạng lại càng bức thiết hơn, thủ đoạn càng trầm trọng thêm.
Hoàng Cảnh Dung sau khi tới Diêu châu, hấp thu kinh nghiệm của y tại Nâm Châu, không thể không thẩm vấn vụ án từng bước tại bản địa.
Khi ở Nâm châu, y còn giả vờ là tập trung người lại, ý đồ tìm một lý do viên mãn mới xử quyết phạm nhân, lần này y cũng phong trần đi tới Diêu châu, việc thứ nhất chính là tập trung lưu nhân lại.
Phủ đô đốc của Diêu Châu lúc lập lúc phế, khi xây dựng phủ đô đốc còn có lưu nhân bị trục xuất tới, khi phế phủ đô đốc thì lưu nhân cũng không bị đi đày tới nơi này, khi bỏ phủ đô đốc, lưu nhân ở đây mất đi sự quản thúc của quan phủ, liền rời khỏi khu quần cư chỉ định của triều đình, vì mưu sinh mà phân tán tới các nơi.
Tới lúc này, Hoàng Cảnh Dung vội vàng bắt những lưu nhân vô cùng có hạn này lại, tổng cộng mới bảy tám hộ gia đình, đây đều là những bách tính lưu nhân chưa rời khỏi phạm vi thành Diêu Châu. Hoàng Cảnh Dung không hài lòng với những cái này, cảm thấy chỉ có chọn người như vậy, nói họ mưu phản, thực sự khó khiến người ta tin phục.
Nhưng y muốn bắt số người này thì khó khăn, một mặt phủ đô đốc và phủ thứ sử lần lượt bị phế, quan phủ lập án xói mòn, rất nhiều người bây giờ đã không có bản ghi chép hộ tịch rồi, không có cách nào tìm được. Mặt khác, rất nhiều lưu nhân được dân chúng địa phương bảo vệ.
Dân chúng nơi này không để ý ngươi có phải là phạm nhân bị triều đình lưu đày tới không, những người bị lưu đày tới đó đều là gia tộc quan lại, con cháu hiểu biết chữ nghĩa, biết thư đạt lễ, dân chúng ở đây rất thích những người như vậy, một khi kết thành thông gia, đương nhiên sẽ nhận được sự che chở của họ.
Triều Võ Tắc Thiên, chịu sự đả kích của số quan viên tiền triều nhiều không thể đếm được, chỉ là các đại tộc thế gia và các quan viên trên tam phẩm mấy ngàn nhà hàng chục vạn người, những quan viên này ở địa phương còn có phe phái và cấp dưới, các quan viên liên lụy càng nhiều, người bị sung quân tới Diêu châu thực sự không chỉ chút ít như vậy.
Nhưng một số lưu nhân mất đi sự quản thúc của quan phủ đã rời tới nơi khác rồi, những người bị lưu đày tới Diêu châu cũng có không ít vì kết thông gia với người bản địa mà được che chở, quan phủ đối với những người này căn bản không bắt được, hoặc không dám bắt cũng không muốn bắt. Cũng bởi vì quan phủ mấy lần phế lập, khiến quan phủ bị hạ thấp uy tín, dân chúng địa phương căn bản không sợ họ.
Những hộ lưu nhân mà Hoàng Cảnh Dung chém giết là vì chưa rời khỏi Diêu châu, lại tự cao là đại tộc ở Trung nguyên, không muốn kết thân với man di mà không có ai che chở. Hoàng Cảnh Dung vô kế khả thi, đành đặt tinh lực lên vơ tiền ôm gái, chuẩn bị đủ để đi tránh nạn ở châu khác, ai biết vơ như vậy lại vơ ra cả một cái phễu lớn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.