Say Mộng Giang Sơn

Chương 997.1: Đòn sát thủ (1)




Thái Bình Công chúa khẽ chau đôi mày đen, trầm giọng nói:
- Huynh đệ Trương thị vốn là muốn tranh giành lấy quyền lực, Nhị Lang! Hành động như vậy chẳng phải là khiến chúng ta phải hai tay dâng quyền lực lên cho bọn chúng hay sao? Điều này chẳng phải là đã trúng ý của huynh đệ bọn chúng?
Thư là do Dương Phàm viết, hắn muốn bên phía kinh thành tìm cách để cho huynh đệ Trương thị vào làm quan ở Chủ Lễ Bộ kiêm quản Quốc Tử Giám, lấy danh là nhiếp quốc. Tuy trong thư Dương Phàm cũng đã liệt kê ra rất nhiều lý do, nhưng Thái Bình vẫn cảm thấy rất khó hiểu.
Thư là do Dương Phàm viết gửi cho Thái Bình và Uyển Nhi, nhưng Uyển Nhi còn nhận được một bức thư mà Dương Phàm gửi riêng cho nàng. Trong bức thư đó Dương Phàm đã thành thật nói hết cho Uyển Nhi biết nỗi khổ tâm của mình. Hành động lần này của Dương Phàm là muốn giáng một đòn uy hiếp tới sĩ tộc vùng Sơn Đông. Nếu như những chính sách của Quách Nguyên Thần đối với Lũng Tây chỉ có thể khống chế được một Lý thị vùng Lũng Tây, thì những bước đi của Dương Phàm lần này mới xem như giáng một đòn chí mạng vào điểm yếu của sĩ tộc vùng Sơn Đông.
Từ trước tới giờ đặc quyền Giáo hóa vẫn luôn là gốc rễ lập thân của các thế gia. Hàng nghìn hàng trăm năm nay, thế gia lúc thịnh lúc suy, nhưng cuối cùng thì bọn họ vẫn dựa vào năng lực văn giáo thâm hậu của mình để mà đứng dậy thâu tóm lấy quyền lực. Thế gia sẽ quyết không cho phép để ưu thế, địa vị về lĩnh vực văn giáo bị rơi vào tay kẻ khác. Đặc biệt là lúc này, khi mà đã thực hiện chế độ khoa cử. Nếu như thế gia bị mất đi những ưu thế, địa vị trên văn giáo, thì cho dù có đến ba mươi, năm mươi năm sau cũng không chắc sẽ có thể ngẩng đầu quay lại được nữa. Chẳng có ai dám mạo hiểm chuyện này.
Nhưng Thái Bình không biết rằng Dương Phàm sử dụng đến “vũ khí lợi hại” này là để uy hiếp đến giới sĩ tộc vùng Sơn Đông. Dương Phàm không thể để lộ sự tồn tại của “Thừa Tự Đường” và thân phận Tông chủ của Hiển Tông cho Thái Bình biết. Như vậy thì động cơ hành động của Dương Phàm sẽ trở nên thiếu sức thuyết phục. Nhiệm vụ thuyết phục Thái Bình trao lại cho Uyển Nhi.
Thượng Quan Uyển Nhi suy nghĩ kỹ lưỡng một hồi rồi nói:
- Mục đích mà Trương Dịch Chi soạn sách là để trở thành Đại Tông sư trên Văn đàn. Thông qua hành động đó để tích lũy sự ủng hộ hắn trên Văn đàn, đồng thời thu nạp được một nhóm những văn sĩ tài tử về dưới trướng của hắn. Mục đích cuối cùng vẫn là muốn thâu tóm quyền lực để có thể khống chế được triều đường.
Thái Bình cười nhạt nói:
- Đúng vậy! Lòng tham của hắn, người người đều rõ!
Thượng Quan Uyển Nhi thở dài một tiếng rồi nói:
- Còn nhớ tuy lần trước vì những lời gièm pha của Trương Xương Tông mà đã ép chết hai vợ chồng Hoàng Thái tôn và Vĩnh Thái công chúa, điện hạ người và Lương Vương đã dâng tấu buộc tội hắn, vậy mà kết quả ra sao? Trương Xương Tông chỉ bị đem ra ngoài kinh để tránh nạn, Nữ Hoàng vẫn còn để cho hắn giữ trọng chức Khâm sai, dành công lao to lớn như vậy cho hắn.
Thái Bình trầm ngâm một lúc, trầm ngâm nói:
- Vi Phi hạ sinh được ba công chúa. Trong số ba người Trường Ninh, Vĩnh Thái và An Nhạc chỉ có duy nhất Vĩnh Thái là hòa thuận, hiền lành giữ lễ nhất. Chẳng ngờ rằng lại chính là Vĩnh Thái phải gặp phải nạn diệt thân. Phải chăng quả thật là “Người tốt không được sống lâu”…
Thái Bình Công chúa đã từ lâu không có qua lại gì với ba đứa cháu gái đó, tình thân đương nhiên là có chút phai nhạt, nhưng mối quan hệ huyết thống thì vẫn còn đó. Nghĩ tới Lý Tiên Huệ trong lúc mang thai mà vẫn bị bức ép tàn khốc cho tới chết, khiến cho người ta không khỏi cảm thấy đau lòng. Hơn nữa người hại chết Lý Tiên Huệ lại chính là Tổ mẫu của nàng ấy, chính là mẫu thân của Thái Bình. Mặc dù từ lâu đã biết mẫu thân của mình là người máu lạnh, nhưng Thái Bình cũng không khỏi cảm thấy sợ hãi
Nghe thấy Thái Bình nhắc đến Lý Tiên Huệ, Thượng Quan Uyển Nhi bất giác sờ nhẹ lên vùng bụng đang ngày càng to ra của mình.
Một sinh linh bé nhỏ đang dần sinh trưởng trong bụng của nàng ta. Những đau khổ và tuyệt vọng mà Lý Tiên Huệ từng phải trải qua, cùng là người phụ nữ mang thai, Uyển Nhi cũng có chung cảm nhận. Chuyện nàng ta có thai chẳng còn có thể giấu được bao lâu nữa. Uyển Nhi biết Nữ Hoàng kiêng kị điều gì nhất. Nàng cũng chẳng rõ những sự chuẩn bị, sắp đặt của nàng ta có thể cứu được bản thân, đặc biệt là đứa con trong bụng qua được cơn hoạn nạn này. Nghĩ tới mà thấy thật phiền lòng.
Thái Bình đột nhiên nhắc tới cái chết của Lý Tiên Huệ, tuy vẫn chưa hiểu hết được ý tứ của Uyển Nhi, nhưng nàng ta cũng phải thừa nhận rằng chuyện hai họ Võ và Lý liên kết với nhau rất khó có thể ảnh hưởng đến vị mẫu thân thiên tính máu lạnh của nàng ấy. Nay chỉ có duy nhất huynh đệ Trương thị mới có thể có ảnh hưởng đến những suy nghĩ của Nữ Hoàng. Cũng vì lẽ đó mà Thái Bình đành miễn cưỡng thừa nhận những suy đoán của Uyển Nhi.
Uyển Nhi nói:
- Huynh đệ Trương thị đã thu nạp không ít người dưới trướng, trong số đó có không ít nhân tài. Thành Trường An xảy ra chuyện lớn như vậy, Hoàng đế lại dời đô về đây. Cho dù huynh đệ Trương thị không nghĩ tới cơ hội chiếm quyền khống chế Văn giáo, thì thuộc hạ của bọn chúng lẽ nào đều không nghĩ tới hay sao? Nếu như bọn chúng chủ động xin Hoàng đế quyền quản lý Quốc Tử Giám, vậy thì cho dù điện hạ người có muốn ngăn cản thì cũng chưa hẳn sẽ thành công.
Thái Bình Công chúa chau mày nói:
- Vậy thì chúng ta nên làm theo lẽ ngược lại hay sao? Lỡ không may hành động lần này đưa tiến thành lùi, từ may lại thành khôn, Mẫu Hoàng lại được đà đẩy thuyền, lợi dụng Trương Dịch Chi có công biên soạn “Tam Giáo Châu Anh” mà giao cho hắn quyền quản lý Quốc Tử Giám…, Bọn chúng tuổi vẫn chỉ đôi mươi, chúng có đủ thời gian để lợi dụng việc nuôi dưỡng đào tạo nhân sĩ cho quốc gia mà biến toàn bộ nho sĩ triều đình này đều phải mang họ Trương cùng với bọn chúng.
Uyển Nhi nói:
- Tuy Quốc Tử Giám là căn cứ địa để trau dồi bồi dưỡng nhân sĩ cho quốc gia, nhưng để có kết quả nhất định thì phải cần tới một khoảng thời gian. Chỉ khi nào bọn chúng có thể luôn nắm vững đại quyền Văn giáo trong tay thì mới xuất hiện những chuyện mà ðiện hạ ngýời lo lắng!
Thái Bình Công chúa đột nhiên tỉnh ngộ ra, huynh đệ Trương thị đương tuổi đôi mươi, bọn chúng đương nhiên có đủ thời gian để thâu tóm quyền lực Văn giáo, nuôi binh dưỡng sĩ cho bản thân mình. Nhưng Nữ Hoàng thì tuổi đã cao, người còn sống được bao nhiêu lâu nữa? Nếu như Nữ Hoàng băng hà thì bọn chúng còn giữ cái quyền Văn giáo gì chứ?
Uyển Nhi nhẹ nhàng nói tiếp:
- Vậy nên cho dù chúng ta có thực sự từ may thành khôn, thì cũng sẽ không để lại quá nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, trong thư Nhị Lang cũng đã liệt kê ra một số điều có thể đảm bảo rằng đại quyền Văn giáo sẽ không thực sự rơi vào tay của huynh đệ Trương thị. Lại nói, Nhị Lang đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đối với Trương Xương Tông. Nay Trương Xương Tông cũng đang ở thành Trường An, người thử nghĩ xem Nhị Lang sẽ có những biện pháp phòng ngừa hắn hay không?
Ánh mắt của Thái Bình Công chúa sáng lên một cái. Uyển Nhi thản nhiên nói:
- Trí tuệ của Trương Xương Tông thua xa Trương Dịch Chi, nhưng Hoàng đế lại sủng ái hắn nhất. Nếu như Nhị Lang có những ảnh hưởng nhất định tới hắn, vậy thì kết cục của chuyện này lại càng không thoát khỏi sự khống chế của chúng ta.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.