*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Câu chuyện này là kể về Âm Thành.
Âm Thành là gì??
Cũng khó nói lắm.
Nó cũng như Bạch Ngọc Kinh vậy, là một địa phương trong truyền thuyết.
Nếu như nói Bạch Ngọc Kinh là nơi tích tụ nhiều tiên khí nhất, vậy nó chính nơi tà ác nhất tồn tại ở nhân gian.
Không ai biết được rốt cuộc Âm Thành nó nằm ở đâu, cũng không ai biết được hình dáng của nó như nào, nghe nói nó nằm sâu dưới lòng đất, có một con cự giải to bằng căn nhà canh giữ, nó có để đáp ứng mọi nhu cầu dục vọng mà bạn mong muốn.
Mọi nhu cầu dục vọng, thậm chí bao gồm khi bạn muốn làm hoàng đế.
Chỉ là, cái giá bạn cần trả phải bằng với ước vọng của bạn.
Lúc phát sinh ra câu chuyện này, tôi vẫn còn ở Thành Đô.
Thành Đô ấy à, nhấp lẩu, mỹ nữ, xiên nướng, trà quán, gấu trúc lớn, đó là một nơi rất tuyệt vời.
Tôi lúc ấy chỉ mới mười sáu tuổi thôi, gia cảnh vẫn chưa suy tàn, là độ tuổi không cần kiêng nể gì trong cuộc đời, tôi nghe lời Vương Phi và Miêu Vương, lái một chiếc mô tô tự ráp, bất cứ lúc nào cũng oanh liệt để yêu, cũng có thể oanh liệt để chết.
Lúc đấy nhà tôi vẫn chưa phá sản, cha tôi là một trong những người kinh doanh tư nhân xuất sắc nhất của Trung Quốc, đang thực hiện dự án tại một ngôi chùa ngoài giáp giới ở Tứ Xuyên - Tây Tạng.
Nghỉ hè rồi, tôi rảnh rỗi cũng không có gì làm, nên đi theo qua đó chơi.
Đó là một ngôi chùa cổ, không giàu có gì mấy, thời đại đó, quốc gia cũng chưa có chính sách hỗ trợ, nhưng ngôi chùa đã lâu năm không tu sửa, nếu không sửa thì e là sập mất.
Cho nên chủ trì cắn răng nói, có thể dùng tượng phật cổ trong chùa để cầm cố, thật ra chính là dùng văn vật trong chùa để vay nợ rồi.
Cha tôi tuy là không tin Phật, nhưng cảm thấy như vậy cũng không tốt lắm, kèm thêm lúc đó nhà tôi đâu có thiếu tiền, thôi thì đành giơ cao đánh khẽ, cho họ cái giá đủ để họ chấp nhận được, xem như là làm công không cho họ rồi.
Mọi người trong chùa tất nhiên đối với chúng tôi rất khách khí, còn đặc biệt phái đến một vị tăng nhân Lạt-ma để cùng tôi đi đây đi đó, cơ bản là bách vô cấm kỵ.
(Lạt-ma là hiện thân của giáo pháp, theo Phật giáo Tây Tạng. Danh từ Lạt-ma được dùng gần giống như guru, Đạo sư của Ấn Độ, nhưng tại đây, Lạt-ma mang thêm nhiều ý nghĩa khác. Trong Kim cương thừa, Lạt-ma không phải chỉ là người giảng dạy giáo pháp mà còn là người thực hành các nghi lễ.)
Trùng tu chùa chiền, nhất là những ngôi chùa cổ, độ khó cực kỳ lớn, cũng may nhà chúng tôi có thế giao, là vị kiến trúc sư chuyên gia trùng tu nổi tiếng trong nước.
Vị chuyên gia này họ Trương, tôi gọi ông là Bác Trương.
Bác Trương là một người vô cùng thận trọng, làm người vô cùng nghiêm túc, công nhân ai nấy đều rất sợ ông, nhưng mà ông thì lại rất thích tôi.
Trùng tu ngôi chùa cổ này, khiến ông có áp lực rất lớn, ông suốt ngày dặn dò tôi, đừng chạy lung tung, nhất là giữ khoảng cách với những vị tăng nhân Lạt-ma đó.
Ông giải thích rằng, nơi chùa chiền ấy, nhất là ngôi chùa đã được kế thừa ngàn năm, trước giờ cũng không phải là nơi tu hành đơn thuần như vậy.
Đa phần các ngôi chùa cổ đều xây dựng thêm những địa cung, mật đạo, thậm chí ở dưới ngôi chùa còn xây thêm một cảnh chùa y hệt ở trên.
Với lại Tạng giáo đều là những thứ ly kỳ cổ quái, trò ma quỷ gì cũng có, thậm chí trên tường đất nện của một số chùa chiền đều phong ấn chi chít những cái đầu lâu, cũng không biết là dùng để làm gì.
(Đất nện, còn được gọi là taipa trong tiếng Bồ Đào Nha, tapial hoặc tapia trong tiếng Tây Ban Nha, pisé (de terre) trong tiếng Pháp và hangtu (tiếng Trung: 夯土), là một kỹ thuật để xây dựng nền móng, sàn và tường bằng cách sử dụng các nguyên liệu thô tự nhiên như đất, phấn, vôi hoặc sỏi.)
Nhưng mà những thứ của Lạt-ma giáo, cũng đích thực là có chút kỳ tích, có một vài ngôi chùa tọa lạc trên núi tuyết cao hơn mực nước biển từ bốn đến năm nghìn mét, đến đường cũng không có, phải cưỡi ngựa mấy ngày, còn phải tay không leo núi, rất gian nan mới có thể lên được núi.
Kết quả là ngôi chùa đó lại dùng những khúc gỗ hoàn chỉnh rộng hơn hai mét sáu, cao hơn chín mét để làm cái cửa lớn, nhưng làm sao mà vận chuyển lên đó được chứ?
Nhưng mà những tăng nhân Lạt-ma lại cảm thấy đây là lẽ đương nhiên vì họ suy nghĩ nơi chùa chiền đều là có kỳ tích, những thứ này đều là thần thánh vận chuyển lên đấy, thật sự không thể ăn nhập vào đâu được mà.
Tốc độ trùng tu ngôi chùa cổ đó rất chậm, chủ yếu là do các vị Lạt-ma có quá nhiều điều cấm kỵ, chỗ này không đụng được, chỗ kia thì cấm địa, đã quấy nhiễu đi rất nhiều tiến độ của công trình.
Sau này không còn cách nào nữa, chỉ đành cùng với người trong ngôi chùa gửi thông điệp, nói khí trời sắp trở lạnh, lượng công nhân phải giảm đi, có thể trùng tu tới đâu thì tới đó thôi.
Chỉ có như vậy thì họ mới nhường bước thôi, muốn làm thế nào thì thế đấy vậy.
Kết quả là khi đang thi công, lại đào ra một thứ rất quỷ dị.
Thứ đó nhìn cũng tầm thường thôi, chính là một ống sắt.
Miếng sắt đó cũng không lớn lắm, chỉ bằng ngón tay, nhưng lại rất chắc chắn, chặt cỡ nào cũng không đứt, mọi người liền tiếp tục đào xuống dưới, muốn đào nó ra để vứt đi.
Nhưng không ngờ, ống sắt đó như là mọc rễ vậy, đã đào một hơi xuống tận ba bốn mét, cũng không thấy đáy, càng đào xuống sâu thì ống sắt đó càng lớn, cuối cùng đến đáy thì cũng to như cái đùi của người vậy, vẫn còn cắm sâu xuống mặt đất.
Công nhân cảm thấy có gì đó không ổn, liền lập tức báo cáo lại với bác Trương.
Bác Trương nhìn qua một chút thì sắc mặt đại biến, kêu công nhân nhanh chóng lấp nó lại sau đó vẽ một hình tròn trên chỗ đó, cấm không được đào xuống dưới nữa.
Tối đến, cha tôi liền gọi bác Trương ra uống trà, tôi cũng ngồi bên cạnh để hóng chuyện, mới biết được là có chuyện gì đã xảy ra.
Bác Trương nói rằng, lúc ông còn trẻ, có cùng thầy đi nghiên cứu qua những ngôi chùa cổ ở Lan Châu.
Năm đó, Cam Túc đại hạn, Hoàng Hà khô khốc, chính phủ đương thời có tổ người đến nạo vét phù sa, kết quả càng đào càng sâu, liền đào ra một ống sắt lớn.
Ống sắt lớn này, ban đầu chỉ to bằng đầu ngón tay, nhìn sáng bóng lắm, càng đào xuống sâu thì cái ống càng to, sau nó to cỡ bằng cái đùi, dùng cưa thép để cưa, cưa đến nỗi nóng cả máy nhưng chẳng có một dấu vết gì cả.
Mọi người cảm thấy rất ly kỳ nên đã tiếp tục đào, kết quả đào thêm hơn chục mét mới thấy, ông sắt đó càng xuống càng to, với lại nó giống như bén rễ rồi vậy, căn bản là không thấy được gốc đâu.
Họ còn phát hiện ra, dưới Hoàng Hà không chỉ có một ống sắt đâu, mà là rất nhiều cây cũng y chang vậy, có nhiều ống còn dính vòng qua nhau nữa.
Lúc đó có người hoài nghi rằng, ống sắt này ít nhiều gì chắc cũng là “tự mọc” ra ở dưới đáy sông, cho nên bên dưới càng lúc càng thô là thế.
Nhưng cái này rốt cuộc là thứ quái quỷ gì thì vẫn là không có ai nói rõ được.
Thầy của bác Trương, là một nhân vật đỉnh đỉnh đại danh, chính phủ liền phái họ qua đó, xem thử có thể nghiên cứu ra được gì không.
Kết quả là thầy ông dắt theo ông nghiên cứu rất lâu rồi, cũng chẳng nghiên cứu ra được vết tích gì.
Sau cùng có một lão mù xem bói đi qua, cảnh cáo chúng tôi, đừng có đào nữa, mau chóng đem những ống sắt đó đặt vào chỗ cũ đi.
Ông liền hỏi: “Ống sắt đó là gì vậy?”
Lão mù nói, đó là long tu, chính là râu ria của rồng. Ngươi đem ria của nó bức ra rồi, thì rồng sẽ phẫn nộ thật đấy, còn có thể tốt được sao!?
Người bản địa rất tin vào những thứ này, nghe ông ta nói vậy liền cảm thấy chuyện này cũng tà môn quá, nên đã vội vàng lấy đất lấp lại rồi đi hết trơn.
Lúc đó bác Trương còn trẻ, tính hiếu kỳ rất nặng, nên đã trốn vào một góc không đi.
Đợi mọi người giải tán rồi, lão mù đó mới nhẹ nhàng đi qua đó, đưa tay đút vào trong đống cát, sờ qua ống sắt, sau đó quỳ xuống, khấu đầu với nó vài cái, sau cùng đột nhiên gào khóc lên.
Bác Trương cảm thấy lạ nên đã mời lão mù đi uống rượu, đợi khi uống ngon trớn rồi, thì hỏi ông, rốt cuộc ống sắt đó là gì, long tu lại là cái gì nữa?
Ban đầu ông ta không nói câu nào, chỉ một ly lại một ly nốc tới, cuối cùng ông cũng thở dài, nói: “Đó đâu phải là long tu ria mép gì đâu, là tôi gạt họ đấy!”
Bác Trương lại hỏi: “Vậy thứ đó rốt cuộc nó là gì?”
Lão đáp: “Thứ đó ấy à, phía trên mỏng, bên dưới thô, mỏng mỏng dày dày, thực ra nó là thân cây a!”
Bác Trương kinh ngạc: “Đây không thể nào! Thân cây thì làm sao là sắt được!!!”
Lão mù đó lại nói: “Đây không phải là thân cây của dương gian, mà là thân cây của Âm Thành.”
Bác Trương tiếp lời: “Vậy Âm Thành lại là nơi như nào?”
Lão mù dùng một ngữ khí quái dị nói: “Đó là địa ngục, là động ác quỷ, nó có thể đáp ứng mọi dục vọng mà ngươi muốn, cũng có thể lấy đi mọi thứ của ngươi.”
Bác Trương cười rồi nói: “Vậy tôi muốn làm hoàng đế, muốn làm người giàu có nhất có được không?”
Ông ta lại không cười mà đáp: “Bốn trăm năm trước, có ba người vào được Âm Thành. Trong đó có hai người cũng đề cập đến những yêu cầu mà ngươi vừa nói.”
“Hai người nào?” Bác Trương hỏi ngay.
Lão mù đáp: “Muốn làm hoàng đế là Chu Nguyên Chương, muốn làm thiên hạ cự phú là Thẩm Vạn Tam.”
(Minh Thái Tổ tên thật là Chu Nguyên Chương, còn gọi là Hồng Vũ Đế, Hồng Vũ Quân, hay Chu Hồng Vũ, thuở nhỏ tên là Trùng Bát, về sau đổi tên thành Hưng Tông, tên chữ là Quốc Thụy. Ông là vị hoàng đế khai quốc của Hoàng triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc.)
Bác Trương cười: “Muốn làm hoàng đế dễ dàng thế ư, chỉ cần đến Âm Thành là có thể yêu cầu được à?”
Lão lại lắc đầu, nói: “Âm Thành là nơi tà ác nhất thế gian, cũng là nơi công bằng nhất, ngươi muốn bất cứ thứ gì, đều phải có gì đó để trao đổi.”
Bác Trương: “Vậy làm hoàng đế phải dùng thứ gì để đổi?”
Lão mù: “Cốt nhục tương tàn, gà nhà bôi mặt đá nhau.”
Bác Trương: “Vậy còn cự phú?”
Lão mù: “Chết không có đất mà chôn.”
Bác Trương ngẫm nghĩ, con trai trưởng của Chu Nguyên Chương chết sớm, sau đó Chu Đệ giết cháu, đích thật là có chút ý nghĩa của gà nhà bôi mặt đá nhau.”
(Chu Đệ: Minh Thành Tổ, ban đầu gọi là Minh Thái Tông, là vị hoàng đế thứ ba của Nhà Minh, tại vị từ năm 1402 đến năm 1424, tổng cộng 22 năm. Ông chỉ dùng một niên hiệu Vĩnh Lạc, nên sử gia còn gọi ông là Vĩnh Lạc Đế hay Vĩnh Lạc đại đế.)
Thẩm Vạn Tam xưng là cự phú, nhưng khi chết lại làm hải táng, dựa theo tục nhập thổ vi an của Trung Quốc mà nói, thì cũng được cho là chết không có đất mà chôn rồi.
Ông đột nhiên lại nhớ đến một chuyện, liền hỏi lão mù: “Vậy còn người thứ ba?”
Lão mù cười khổ nói: “Yêu cầu của người thứ ba thực sự là quá cao đi, cho nên cần phải đổi việc con cháu đời đời sống trong đen tối.”
Bác Trương: “Cái gì mà đời đời sống trong đen tối chứ?”
Lão tháo cặp kính đen xuống, đưa mắt cho ông nhìn.
Bác Trương vừa nhìn qua liền hoảng hồn, xém chút nữa là đập bể chén rượu rồi.
Thì ra, đôi mắt của lão mù này không phải do sau khi sinh mới bị hư, mà là trời sinh ra đã bị mù rồi.
Càng quỷ dị hơn là, trong vị trí của nhãn cầu, căn bản như không có con mắt, mà là mụn thịt ở bên trong, giống như… giống như con mắt bị năng lực quỷ quái gì cưỡng chế nhét khối u đó vào vậy.
“Người thứ ba, đó là tổ tiên của tôi.”
Lão mù đeo lại cặp kính vào, lắc đầu và nói một câu gì đó, xong rời đi.
Nhưng mà câu nói đó của lão, bác Trương cũng không rõ lắm, chỉ nghe được câu: “Mười vạn ác quỷ quật”...
(Mười vạn ác quỷ quật: Cái hang có mười vạn con ác quỷ.)
Câu chuyện này đã gây chấn động rất lớn đến bác Trương, xét theo mọi trình độ thì đã làm thay đổi thế giới quan của ông rồi.
Trong nhận thức trước giờ ông có, thế giới vốn dĩ là đơn giản, là bình đẳng, cũng như kiến trúc học vậy, thanh khiết, giản dị, ưu mỹ, nhưng từ ngày hôm đó trở đi, mọi thứ đều thay đổi hết rồi.
Sau đó ông đã điều tra về vụ việc này, phát hiện trong dân gian có rất nhiều giả thuyết.
Đồn đãi nhiều nhất, đó chính là giếng khóa rồng, chính là nói cái giếng cổ này có ẩn chứa một dây xích sắt, sợi xích được thông xuống đáy giếng, chôn vùi dưới đầm lầy, muốn đào ra cũng không đào được.
Ngoại trừ cây cầu mới có sợi xích sắt nổi tiếng ở Bắc Tân, Bắc Kinh, còn có giếng khóa rồng ở Liêu Ninh, Bản Khê, núi Bình Đỉnh, Cát Lâm, giếng nhốt rồng ở Tứ Bình, huyện Y Thông, kinh vi cổ đổng của giếng cổ Vân Nam, Côn Minh, “lôi trùng” ở sơn cang tại Phật sơn Quảng Đông, giếng sắt ở tỉnh Hà Bắc, đảo Tần Hoàng, huyện Lư Long, giếng Thuấn ở Sơn Đông, Tề Nam, giếng rồng ở Chiết Giang, Hàng Châu, nơi tồn tại những cái giếng cổ, đều là có thêm sợi xích sắt cả.
Dựa theo lời nói thì sắt sẽ bị rỉ sét, nhưng những khóa sắt đó không có dấu hiệu bị sét gì cả, sau này ông lấy một ít mẫu để đem về xét nghiệm, phát hiện ra những dây xích sắt này cư nhiên lại là sắt thiên thạch, được chế tạo từ đá thiên thạch sắt.
(Meteoric iron: Sắt thiên thạch, là kim loại nguyên sinh và tàn dư đĩa vũ trụ sớm được tìm thấy trong thiên thạch và được chế tạo từ các nguyên tố sắt và niken chủ yếu dưới dạng các pha khoáng kamacite và taenite.)
(Đá Thiên thạch sắt, còn được gọi là thiên thạch, hay thiên thạch kim loại, là một loại thiên thạch bao gồm rất nhiều hợp kim niken sắt được gọi là sắt thiên thạch thường bao gồm hai pha khoáng: kamacite và taenite. Thiên thạch sắt có nguồn gốc từ lõi của hành tinh.)
Trước thời nhà Tần, bảo kiếm mà hoàng đế mang theo, đều là được chế tạo từ loại sắt thiên thạch đó mà ra, thời cổ đại có một danh kiếm, nói là sắt trăm luyện thế thôi, chứ thật ra nó đều được tạo bởi sắt thiên thạch cả đấy, cho nên dù đã trải qua ngàn năm lịch sử thì nó cũng sẽ không bị mục nát là vậy.
Nhưng những thứ thiên thạch sắt này hiếm vô cùng, làm thành một thanh bảo kiếm còn được, làm sao có thể làm được những sợi xích chi chít như vậy???
Với lại người xưa hao tốn nhiều nhân lực để chế tạo ra những sợi xích sắt này, rốt cuộc là để làm gì?
Ông hoài nghi rằng, những sợi xích này cùng với những “cây sắt” được sinh trưởng bên dưới lòng đất giống như nhau, đều là những thứ của Âm Thành.
“Những thứ này là xúc tu của Âm Thành đang muốn tiếp cận nhân gian, đều là những thứ không cát tường.” - Bác Trương phán đoán như vậy.
Tôi ở bên cạnh nghe đến lè cả lưỡi, nhưng cũng không để tâm những chuyện đó cho lắm.
Âm Thành cái rắm chó gì chứ, rồi gì mà hang mười ngàn ác quỷ, đều cách tôi xa lắm a!
Dù cho trời có sập xuống thì cũng có thân hình cao lớn này chống đỡ, cái gì mà thiên đạo luân hồi, có liên quan cái rắm gì đến tôi đâu chứ!
Tôi của lúc đó, khao khát những ngọn núi tuyết, những hồ nước thánh, những ngọn cờ gió phấp phới, những cô gái cầm roi da cất tiếng hát, những tác phẩm điêu khắc tuyết khắp trời.
Tôi sớm đã hẹn sẵn với một bội phu, ngày mai đi lên núi tuyết để xem những tượng điêu khắc bằng tuyết.
(背夫: bội phu, copy từ trung rồi bấm hình ảnh xem rõ hơn nhé!)
Vị bội phu này là người địa phương của Tây Tạng, trước đó đi bộ từ Tứ Xuyên - Tây Tạng để buôn thịt khô, anh ta biết có một ám cốc trên núi tuyết lớn, thông qua động Mật Tông, rất là thần bí.
Ám cốc này ẩn sâu trong núi tuyết, là một thâm cốc từ đâu đột nhiên rơi xuống tọa lạc tại đây, giống như một mật đạo khổng lồ vậy, từ bên cạnh một cái hồ lớn đi vào, đi đến đáy cốc, chính là động Mật Tông, nơi các Lạt-ma tu hành.
Động Mật Tông là nơi thần thánh bí ẩn nhất của Tạng giáo, là nơi ẩn cư của những vị cao tăng Mật Tông, thậm chí còn có đại đức cao tăng bế tử quan đang bí mật tu luyện đại pháp viên mãn, thời luân kim cang pháp, những bí pháp của Yamadejia.
(阎摩: Yama, dành cho những bạn muốn biết.)
Tôi chẳng có hứng thú gì với những thứ đó cả, cái mà tôi hứng thú, chính là những gì anh ta miêu tả về cảnh đẹp ở ngoài động Mật Tông kia.
Anh ta nói, động Mật Tông đều nằm ở bề mặt của tuyết, đó là lớp tuyết ngàn năm không tan, chất thành từng lớp dày dặn trên núi, giống như một miếng ngọc trắng thanh khiết, thần thánh đoan trang, thanh thoát và bình thản.
Bên cạnh động Mật Tông, khắp nơi đều chi chít những tượng điêu khắc bằng tuyết, phủ khắp đất trời, cơ hồ như là hơn cả ngàn cái, lặng lẽ đứng ở trên núi tuyết, như là người bảo hộ tu hành của những Lạt-ma vậy.
Đối với tôi mà nói, những tác phẩm điêu khắc bằng tuyết dày đặc này quan trọng hơn nhiều so với vị Lạt-ma vĩ đại, nếu như có thể tiện tay đem vài cái về, vậy thì sẽ hoàn mỹ biết bao nhiêu.
Ngày thứ hai, chúng tôi hai người cưỡi hai con ngựa, đi hết nguyên buổi sáng, thật sự có thể nhìn thấy cảnh tượng thần thánh mà anh ta đã nói
À không đúng, phải nói là cảnh tượng thần thánh, đoan trang và chấn động hơn lời anh ta nói nữa.
Những tượng điêu khắc bằng tuyết phủ khắp đất trời đó, chẳng giống như lời anh ra nói gì mà tĩnh lặng ngồi trên mặt đất, mà là từng cái từng cái vỗ cánh uyển chuyển bay lượn quanh núi, trùng trùng điệp điệp, trên dưới đều có, hình thành nên một vầng sáng ngay tượng điêu khắc bằng tuyết khổng lồ đó.
Vị bội phu đó từ trên ngựa lao xuống, lẩm bẩm gì đó rồi nhìn những vệt sáng kia mà khấu đầu, trong miệng niệm gì mà vạn điểu triều bái, hình thành phật quang, đây là dấu hiệu tu thành chính quả của vị phật sống a!!!
Anh ta thấy tôi còn chưa tin, nói: “Anh xem, anh nhìn xem, lão Phật gia trong động Mật Tông cũng đi ra rồi đây.”
Quay đầu nhìn về phía động Mật Tông trong vách núi, một số tăng nhân gầy gò đứng dậy, đứng vòng hướng về phía tượng điêu khắc chắp tay hành lễ.
Tôi cũng rất hiếu kỳ, muốn biết vị Phật sống có hình dáng như thế nào?
Nhưng sự thật đã làm chúng tôi không khỏi kinh ngạc.
Những tác phẩm điêu khắc bằng tuyết chồng lên nhau bao quanh bàn cốc, cuối cùng lần lượt rơi xuống, tạo thành một vòng tròn quanh đó.
Trong cái vòng tròn đấy liền lộ ra một vị tiểu cô nương.
Là một tiểu cô nương thật đấy!!!
Đó là một cô gái còn trẻ, vầng trán cao ngạo, sóng mũi thẳng tắp, làn da trắng như bạch ngọc nõn nà, giữa đôi mày mang đôi nét rất trẻ con.
Cô đưa tay chắp ra sau lưng, trầm ngâm nhìn lên bầu trời, cảm giác cô đơn tự như núi tuyết lớn này.
Gần như cùng lúc khi cô xuất hiện, các vị Lạt-ma trong động Mật Tông đều cùng nhau chắp tay nhìn cô cung kính gập người.
Cô ấy phớt lờ đi, kiêu ngạo nhìn hoàn cảnh xung quanh rồi từng bước từng bước đi về phía tôi.
Anh bội phu sau lưng tôi vẫn quỳ trên mặt đất, dáng vẻ bây giờ của anh ta càng cúi gập người xuống, trong miệng không biết lầm bầm cái gì đó, động cũng không dám động.
Cái cách nhìn trời bằng nửa con mắt của cô ấy thật sự quá áp người đi, không khí ở hiện trường bây giờ cũng không kém phần trang trọng, đến tôi cũng không còn đường thoái lui, con mẹ nó đây là tình huống gì… Không lẽ, thật sự phải hạ mình quỳ xuống với tiểu nha đầu này không bằng?
Vẫn còn đang suy nghĩ thì cô ấy đã đi đến bên cạnh tôi, nhìn chằm chặp lấy tôi rồi.
Tôi lắp bắp nói: “... Cái đó… Tôi… Cô…”
Cô đưa tay nắm chặt lấy tay tôi, nhẹ giọng nói: “Mau đưa tôi đi!”
Tôi phát hiện ra có gì đó không ổn, ngón tay cô ấy đang run dữ dội, và một dòng máu giống như con giun đất, đang chảy xuống cổ tay trắng nõn kia.
Cô ấy bị thương rồi!
Nhìn thấy không khí trang nghiêm xung quanh, các vị Lạt-ma vẫn đang đứng cúi đầu, tôi chợt cảm thấy vô cùng quỷ dị, nên mau chóng đỡ cô ấy lên lưng ngựa.
Cô ấy lúc này là đang ráng gồng mình, cơ thể vừa lên ngựa lập tức mềm nhũn, xém chút nữa là ngã nhào xuống rồi.
Cũng may là khoảng thời gian này tôi rảnh rỗi không gì làm, suốt ngày đi theo Thiết Bồng Lạt-ma cưỡi ngựa dạo quanh, cũng may là tôi có kinh nghiệm tay lái lụa, một tay đỡ lấy cô ấy, cố gắng đi về phía trước.
Nhưng do đường núi gập ghềnh, cũng té lên té xuống vài lần, khó lắm mới chạy ra được sơn cốc, nhìn thấy được cái hồ lớn đó mới thở phào nhẹ nhõm.
Sắc mặt cô ấy trắng bệch, lạnh lùng nói: “Để ta xuống rồi ngươi đi đi.”
Nói xong, cô ấy đơn giản xử lý qua loa vết thương, liền buông xuôi xỉu mất.
Tôi bị ngữ khí của cô làm cho tức đến nghiến cả răng, nhưng lại không thể trân mắt để cô ấy lại một mình, lỡ như ban đêm bị con gấu nào đớp đi rồi làm sao.
Tôi lục lọi khắp người, cũng may còn đem theo quẹt lửa, rồi tìm xung quanh một ít củi khô, ở bên cạnh hồ nhóm lửa lên đống củi đó.
Đôi mày của cô nhăn nhúm lại, đôi lúc còn phát ra tiếng kêu hoảng hốt, tôi cũng không lưu tình gì mà gọi cô ấy dậy.
Sau khi cô thức, ấy vậy mà còn trừng mắt nhìn tôi cơ, rồi cô uống một ít nước, ngọ nguậy ngồi lên, lãnh đạm nhìn về phía núi tuyết xa xăm đó.
Cô chẳng nói với tôi câu nào và tôi cũng vậy, chỉ có tôi tự biên tự diễn, đôi lúc còn hát vài câu cho đỡ buồn.
(Tội =)))
Tôi cũng thấy điên tiết, mẹ nó, tốt xấu gì thì mình cũng có công cứu cô ấy, thế mà một câu cảm ơn cũng không có là sao!?
Hứ, nếu không phải thấy cô… tội nghiệp, không thì lão tử sớm bỏ về rồi có biết không!!!
(À, đính chính lại khúc này chú Ngư tính nói là đẹp chứ không có tội tình gì hết nha:)))
Tộc người Tạng không ăn cá, cho nên cá ở trong hồ này không sợ người, sau khi nhóm lửa xong, thậm chí có vài con cá còn im thin thít nổi mặt lên nhìn chúng tôi nữa kia.
Tôi tìm một cành cây, làm thành cần câu cá, rất nhanh đã bắt được một đống cá, bỏ lên lửa để nướng.
Cô ấy không chịu ăn, bảo đây là những thứ không sạch sẽ.
Tôi hừ lạnh một tiếng, đợi cô đói chết rồi, tôi vứt cô xuống hồ, thế này thì cô sẽ thuần khiết nha.
(Thôi thì cười chứ biết sao giờ, khổ chú quá chú Ngư ạ:))))
Cô ngẫm nghĩ một chút rồi cầm lên ăn, còn ăn ngon miệng lắm.
Ăn uống no say, gió bên hồ mát lạnh phơi phới, tôi tính lột quần áo ra bên hồ để tắm táp, cô ấy cũng không cho, nói ở hồ thánh làm càn, là không tôn trọng thần hồ.
Tôi cười nhạo cô, thánh thần cái rắm á, cô kêu họ ra đây, để tôi xem thử họ có hình dáng như thế nào, chẳng qua cũng chỉ là một đống tượng mộc đầu đá mà thôi!
Cô ngoảnh đầu không thèm đếm xỉa gì đến tôi nữa, sau đó dự là trên người đã chảy không ít máu, tự mình chạy qua một góc để tắm rửa, còn kêu tôi quay đầu đi chỗ khác kia. *:))*
Tôi trả lời cho có, rồi lười nhác xoay đi chỗ khác, nhưng thật ra là tôi đã tìm được một chỗ lý tưởng khác để nhìn trộm rồi.
(Hành động trên chỉ có thể thực hiện trong văn thơ chứ nghiêm cấm ở ngoài nhé anh em, chứ ta là ta cũng thích như vậy lắm nhưng chẳng có ai để ngắm đây các ông ạ:)))
Đêm đó là một đêm trăng tròn, ánh trăng trong sáng chiếu rọi xuống, bên cạnh hồ đã chất không ít đá Mani, xa xăm bên hồ gợn sóng nhẹ nhàng, sóng cuộn những đường nét thanh mảnh.
Cô ngồi bên bờ hồ, mái tóc đen dài đang phủ trên tấm lưng trắng nõn, đôi vai tinh tế, chiếc cổ mảnh khảnh, tôi nhìn đến si mê cả đôi mắt, nhưng rồi cũng bị cô phát hiện, cuối cùng cũng ăn phát gạch thật đau. *móaaaaaa:))*
Ôi… những giây phút tuyệt vời đó, một cô gái kiêu ngạo và mảnh mai a!
Cứ như vậy, chúng tôi ở bên hồ thánh tận một ngày một đêm, cho đến khi bội phu dẫn người tìm đến, lúc đó tôi mới đưa cô về đến Nhã An.
Về sau, chúng tôi bắt đầu hẹn hò.
Tôi bắt đầu biết quá giang xe từ Thành Đô đi đến Nhã An, cũng là trong một lần quá giang xe, tôi quen biết được người bạn vong niên, Anh Quang.
Anh Quang từ lúc nhìn thấy được xương cá hình kiếm, thì cũng đoán được thân phận của cô ấy rồi, chỉ là lúc đó tôi không để tâm gì, dù sao cũng còn trẻ cơ mà! Câu chuyện này tôi cũng từng kể rồi.
Thời niên thiếu, thật tốt đẹp biết bao…
“Anh gặp được em trong quãng đời đẹp nhất.”
“Em là ánh sáng của sự sống, là ngọn lửa của dục vọng, là ngọn nguồn của tội lỗi, là linh hồn của anh...”
“Dư sinh duy nhất, nhất sinh vi Vu.”
“Vu Sinh Nhất.”
(Có nghĩa là cả đời chỉ có một, một đời cũng vì nàng. Chữ Dư và chữ Vu đọc cùng âm nhưng khác từ nhé. Tui không biết tui đang dịch ngôn tình hay là linh dị nữa. Tự nhiên nhai cẩu lương ngon lành, hihi )
Sau này, tôi có hỏi thăm về sự việc phát sinh hôm đó của cô ấy.
Cô nói là, lúc đó cô từ Bạch Ngọc Kinh lén trốn xuống đây, bởi vì nghe nói ở núi tuyết thâm sơn đã khai phá một lối vào của m Thành, cũng là do tuổi trẻ khí thịnh, nên muốn cướp ngựa để tiêu diệt nơi m Thành đó, kết quả là lúc giết đến nơi thâm sâu nhất, lại bị một thiếu niên ngăn cản lại.
Vị thiếu niên đó vô cùng lợi hạnh, nhanh chân lẹ tay đã có thể ngăn cản được cô, quả thật không giống năng lượng mà người phàm có thể có được.
Cũng may lúc đó có một vị cao nhân xông vào, nếu không thì e là không thể đi ra được nữa.
Cô bảo là, vị thiếu niên đó nói, anh ta là Tạ Tần Hán Đường, cũng có thể gọi anh là Tam Thiên, trên đường thành tiên, sẽ có lúc tương phùng.
Cô nghi ngờ rằng, vị thiếu niên đó chính là tương lai của Âm Thành, cũng như cô là tương lai của Bạch Ngọc Kinh vậy, sớm muộn gì cũng phải quyết chiến một trận.
Cô nói, cô đã dùng hết sức để tranh giành, cũng chỉ có thể ở lại Nhã An ba năm, sau ba năm phải đi bế tử quan.
(Là bế quan đến chết.)
Cô nói tiếp, bế tử quan tại núi tuyết thâm sơn, hang núi lạnh lẽo cùng cốc, bên trong ngoại trừ kinh dịch của giáo phái, thì vẫn là kinh dịch của giáo phái, chỉ có lương khô và nước, còn lại thì không được đem bất cứ thứ gì vào.
Bế tử quan cần phải có một trái tim cầu tử, không cuồng ma, không cầu sự sống, nếu thất bại thì chỉ có chết mà thôi.
(Cầu tử là mong muốn được chết.)
Rồi cô nói, cô không sợ chết, nhưng lại không thể chết, bởi vì trách nhiệm cô phải gánh vác thật sự là quá lớn, thánh giáo Nam Cương, hàng vạn con dân ai nấy đều đang dựa dẫm nhìn về phía cô.
Vốn dĩ cô không muốn thành tiên, cái mà gọi là thành tiên là phải diệt tuyệt hết mọi thứ cảm tình, khiến bản thân mình biến thành một miếng gạch, một tượng đá, loại tiên này có thành thì cũng có ý nghĩa gì chứ?
Rồi cô nói với tôi: “Sẽ có một ngày, khi mà muôn nơi vì em mà thắp lên hàng vạn ngọn đèn, hàng vạn tín đồ truyền tụng tên em, thì em sẽ được trở về với nhân gian.”
“Lúc đó, đừng quên em nhé! Em là Vu Sinh Nhất!”