Sở Lưu Hương Hệ Liệt

Chương 130: Ngọn nến trắng




Hải Quát Thiên mỉm cười:
- Vinh hạnh cho tại hạ quá! Lịnh cao đồ hẳn có bản lỉnh cao minh lắm! Quái khách chẳng chút khiêm nhượng, cao giọng gọi:
- Bạch Lạp Chúc! Lên đây! Lưu ý đến bốn chiếc rương đấy! Rồi y lắc đầu cười tiếp:
- Đồ đệ của tại hạ có tật lạ ngay từ lúc nhỏ, không đốt lên là không làm gì nên việc. Do đó tại hạ đặt cho nó cái tên Bạch Lạp Chúc! Mong các vị đừng cười.
Câu Tử Trường vụt hỏi:
- Có muốn tại hạ tiếp tay hắn không?
Gã muốn thừa cơ hội biểu lộ khinh công của gã, chứ không do hảo ý mà tình nguyện giúp.
Ngờ đâu quái khách lắc đầu đáp:
- Các hạ bất tất phải nhọc. Tự hắn cũng có thể lên được.
Hải Quát Thiên lại cười. Sư phó suýt rơi xuống sông, đồ đệ tài gì lên một mình được.
Bạch Lạp Chúc sửa lại bốn chiếc rương, cột hai thành một, phân ra làm hai, lấy chèo xỏ vào giây cột mỗi đầu chèo một cặp, quảy lên vai, như đòn gánh có hai gióng, đoạn bất thình lình nhún chân nhảy lên sợi giây dài.
Ai ai cũng hồi hộp cho rằng nếu gã có đứng vững được trên sợi giây thì giây cũng phải đứt. Bốn rương vàng nặng ít nhất cũng trên mấy trăm cân, mang một trọng lượng như thế nhảy lên đã không phải là dễ, hà huống gã muốn thi triển khinh công?
Dù thuật khinh công có cao lắm gã cũng khó làm giảm trọng lượng lúc đáp xuống sợi giây. Bốn rương vàng dằn mạnh, giây phải đứt là cái chắc.
Ngờ dâu Bạch Lạp Chúc mang bốn rương vàng nhảy trên sợi giây như nhảy trên mặt đất.
Hải Quát Thiên hết cười nổi nữa.
Câu Tử Trường trố mắt nhìn sửng, hắn quảy bốn rương vàng như vây, hắn nhảy, chấp bên ngoài bốn năm người cầm giây mà quất vào, nhất định không một sợi giây nào chạm vào người hắn được.
Nhưng bảo hắn chạy chậm, chẳng bao giờ hắn làm được. Chạy trên sợi giây treo, càng chậm càng khó.
Quái khách áo màu tro khẻ kêu lên một tiếng. Bạch Lạp Chúc hụt chân, đạp vào khoảng không, người và rương sắp rơi xuống sông. Ngờ đâu một bóng người chớp lên, chẳng rõ hắn làm cách nào lại đứng trước mũi thuyền.
Thì ra hắn muốn hiển lộ chút công phu cho tất cả cùng xem. Bởi chẳng ai chú ý đến gã, bay giờ mọi người mới nhìn gã như thế nào.
Sau đó mọi người mới hiểu tại sao gã có cái tên Bạch Lạp Chúc. Gã có làn da trắng, dưới ánh đèn, màu trắng đó trong suốt như pha lê, gân, mạch, xương hiện rõ. Một màu trắng bệnh hoạn song lạ thay lại có cái uy lực thu hút tâm tưởng con người. Mắt mũi tai rất đoan chính, lại thanh tú, ẩn ước có vẻ khù khờ. Gã nhút nhát như trẻ con vừa trải qua một cơn sợ lớn, niềm sợ hãi còn phảng phất trong đầu. Y phục vốn màu trắng, bây giờ biến thành một màu không tên.
Con người như vậy, khó gây niềm hảo cảm nơi bất cứ ai. Chẳng biết tại sao Lưu Hương có ấn tượng không xấu lắm về gã. Chàng cho rằng gã chịu đựng thử thách dày vò quá nhiều và gã đáng thương hại hơn là đáng ghét.
Gã thì như vậy đó, sư phụ gã lại khác hẳn. Y đội chiếc mũ trông giống chiếc chậu đồng, phủ xuống sâu che khuất hơn nữa cái đầu. Không ai trông rõ mặt mày của y như thế nào. Tuy nhiên phần mặt không bị mũ che mất đó, tuy ít vẫn giúp cho người bàng quang một nhận xét về y không sai lệch lắm.
Gương mặt của y hẳn là phải ươn ướt, nhơn nhớt. Gương mặt đó gợi lên hình ảnh một chiếc bánh bao vì tay bếp sơ xuất nên để hỏng. Hoặc giống một quả trứng nứt nẻ, luôc xong thành bầy nhầy hay giống một quả lựu bóc vỏ.
Đừng mong ai tìm ra chiếc mũi và vành miệng của y ở đâu, dù mũi và miệng phải ở trên gương mặt. Bởi nơi vị trí của chiếc mũi hiện có hai lỗ hổng, từ trong hai lỗ hổng đó, chốc chốc có tiếng hu hu vọng ra, như hơi gió thoảng. Chiếc miệng đã biến thành khối thịt đỏ, chẻ hai, mỗi lần nói chuyện, hai phần chẻ đó khép mở trông ghê quá.
Lưu Hương là tay trầm tịnh cao hạng, trông thấy gương mặt đó, chàng cũng phải rợn người. Chàng không thể nhìn y lần thứ hai.
Cũng may y rất biết điều, lên thuyền rồi, y tìm một chỗ tối tăm ngồi xuống. Đồ đệ ngồi sát phía sau lưng y, hai bàn tay luôn luôn nắm lại.
Lưu Hương hiểu, vô luận là ai, làm điều gì vô lể với sư phó gã, gã xuất thủ liền, và chàng nghĩ rằng, chịu nổi đôi quyền của gã, gẩm trên đời chẳng có mấy tay.
Hai thầy trò họ là hai quái tượng, quái đến mức đáng sợ. Cả Hồ Thiết Hoa và Trương Tam là những kẻ lắm lời, lúc đó cũng bị khóa miệng lại vì cái vẻ kỳ quái đáng sợ đó.
Đinh Phong phá tan im lặng trước hết. Thoạt đầu hắn điểm một nụ cười. Vô luận sắp nói gì, hắn cũng khai mào bằng một nụ cười. Rồi hắn hỏi:
- Ngày nay tất cả đề đồng thuyền công du, đó cũng là một cơ duyên bèo nước. Tất cả đều phải biết nhau mới có thể thân mật với nhau được.
Chẳng hay các hạ có thể cho biết quý tánh cao danh chăng?
Lời nói thì hướng về người quái khách vận áo màu tro, song đôi mắt lại nhìn hồ rượu, có lẽ hắn nghĩ rằng hồ rượu có vẻ ưa nhìn hơn đối tượng.
Người quái khách đáp:
- Tại hạ là Công Tôn Kiếp Dư, ngoại hiệu là Thương Tàn.
Y thở dài tiếp:
- Hẳn các vị đã thấy, với thân thể mặt mày nầy, tại hạ còn hy vọng gì nữa? Cho nên cái tên Kiếp Dư được chọn do câu:
Kiếp hậu dư sanh, còn thương là thương tâm, và tàn là tàn phế.
Thựcra y không cần phải giải thích, ai ai cũng hiểu. Con người nầy chắc đã trải qua một giai đoạn cực kỳ kinh khủng. Y được sống đến ngày nay kể ra phải vượt lắm khó khăn.
Không ai trời sanh với gương mặt như vậy.
Đinh Phong tán một câu dò dẫm:
- Lịnh cao đồ võ công kỳ diệu, trên giang hồ hiếm có người sánh kịp.
Toàn thể anh em rất ngưởng mộ....
Công Tôn Kiếp Dư đáp:
- Hắn tên Bạch Lạp Chúc, bình sanh không có bằng hữu.
Đinh Phong trầm lặng một lúc lâu sau đó lại nở nụ cười thốt:
- Hiện diện tại đây có thể nói là những bậc anh hùng hào kiệt vang danh khắp thiên hạ, để tại hạ giới thiệu với Công Tôn Tiên Sanh.
Công Tôn Kiếp Dư thở dài:
- Tại hạ dù ngu muội vẫn còn đủ sáng suốt để tự hiểu mình. Chỉ cần còn đôi mắt tinh là ai ai trông thấy tại hạ rồi phải tránh đi xa xa, do đó từ hơn mười năm qua tại hạ đã bỏ ý niệm kết giao bằng hữu. Lần này chỉ mong được một chổ ngồi dung thân trong những ngày thừa, được vậy tại hạ cảm kích vô cùng.
Y bày tỏ lập trường rõ rệt là không muốn kết giao bằng hữu với những người hiện diện trên thuyền. Thậm chí đến tên họ của bọn người trước mặt y cũng không cần biết.
Đinh Phong dù là tay khéo nói vẫn không nói ra lời.
Hướng Thiên Phi đột nhiên đứng lên, vòng tay, cất cao giọng:
- Đa tạ! Đa tạ! Công Tôn Kiếp Dư hỏi:
- Các hạ đa tạ điều chi?
Hướng Thiên Phi mỉm cười:
- Đa tạ các hạ không muốn kết giao bằng hữu với tại hạ. Nếu các hạ muốn kết giao thì thật là phiền phức Công Tôn Kiếp Dư điềm nhiên:
-Tại hạ bình sanh không thích phiền phức.
Y không hề giận. Mặc dù y có giận thì cũng chẳng ai nhận thấy sự biểu hiện trên gương mặt đó.
Hải Quát Thiên gượng điểm một nụ cười thốt:
- Công Tôn Tiên Sanh không muốn bị quấy nhiểu, tại hạ định dọn cho hai vị một phòng khách thanh tịnh. Nhưng hiện tại....
Hắn cất chén rượu lên, đoạn tiếp:
- Hai vị cứ để cho tại hạ lo tròn bổn phận địa chủ. Trước hết, chúng ta hãy ăn uống đi.
Hướng Thiên Phi lạnh lùng:
- Phải! Dù không cần bằng hữu thì cũng cần ăn.
Bạch Lạp Chúc đột nhiên cất tiếng:
- Các hạ không phải chủ nhân khung cảnh nầy?
Hướng Thiên Phi lắc đầu:
- Không! Bạch Lạp Chúc tiếp:
- Tốt! Tại hạ ăn.
Từ trong góc, gã vụt bước ra, cầm bình rượu trên mặt bàn uống ngay nơi miệng bình, tiếng nốc kêu ừng ực, bình rượu còn độ nửa, cạn sạch.
Bình rượu thuộc loại đặc biệt, lớn gần bằng chiếc vò, Hải Quát Thiên có rót ra mấy chén nhưng rượu trong bình còn ít nhất cũng ba bốn cân. Bạch Lạp Chúc uống một hơi, cạn mấy cân rượu, mặt không đổi sắc Hồ Thiết Hoa sáng mắt cười thốt:
- Không ngờ nơi đây lại có tửu lượng lớn. Hay ghê! Hay ghê! Người thích rượu, thấy ai mạnh rượu, lòng rất khoái.
Bạch Lạp Chúc không dư công ngồi nghe chuyện do nggười khác nói, cứ lo làm cái việc gã cần làm. Hai tay gã không ngừng, tay nầy lên, tay kia xuống, xuống tay lên tay mấy lượt, dĩa đồ ăn to lớn sạch nhẵn như chùi. Dĩa đồ ăn đó được chuẩn vị cho mười ăn, ít nhất cũng có bốn cân thịt.
Gã không cao vóc lắm, không ngờ hắn ăn như con hổ.
Hồ Thiết Hoa lại cười. Lần nầy y cất giọng cao hơn:
- Hay! Quả nhiên là niên thiếu anh hùng! Anh hùng là cái chắc rồi! Bạch Lạp Chúc mường tượng không nghe Hồ Thiết Hoa nói gì. Gã từ từ bước qua khoang, đến cửa, ra luôn bên ngoài, đoạn quay mình hướng về Hướng Thiên Phi gọi:
- Ra đây! Hướng Thiên Phi thoáng biến sắc, nhếch nụ cười lạnh đáp:
- Ra thì ra! Ai sợ chứ! Hải Quát Thiên vốn ý muốn ngăn cản nhưng Đinh Phong đưa mắt ra hiệu, ngầm bảo để mặc họ.
Công Tôn Kiếp Dư thở dài thốt:
- Tại hạ đã nói, cái tật của gã là vậy đó, đừng đốt thì thôi, đốt là cháy ngay. Ngọn nến trắng mà. Tại sao các hạ rây vào gã làm chi?
Câu Tử Trường lạnh lùng:
- Con người đó có tật lạ, ngay từ sáng sớm đến chiều tối cứ tìm thiên hạ mà sanh sự! Phải có ai giáo huấn hắn một phen mới được.
Hồ Thiết Hoa cười nhẹ:
- Tại hạ muốn có nhiệt náo cho nó vui cửa vui nhà! Ai giáo huấn ai cũng chẳng quan hệ gì.
Mọi người đồng bước ra ngoài, trông thấy Bạch Lạp Chúc không hề lưu ý đến Hướng Thiên Phi, cứ từ từ bước thẳng đến mũi thuyền.
Thuyền lớn của Hải Quát Thiên khởi hành, hướng về Đông. Thuyền của gã có giây giòng theo, trôi phía sau.
Gã vươn tay nhổ lấy chiếc mỏ neo, đoạn vận khí lực nạt một tiếng. Như trò ảo thuật, con thuyèn của gã rời mặt nước bay lên không. Gã giật sợi dây, con thuyền như mũi tên khổng lồ bay về thuyền lớn, áp lực trên ngàn cân. Thuyền vút đi, quét gió vù vù, hai tên trạo phu ở mũi thuyền lớn hoảng quá vội nhào qua hai bên be thuyền, mọp mình sát ván. Chúng đinh ninh là Bạch Lạp Chúc thế nào cũng bị thuyền chạm trúng, nếu không mất mạng cũng tàn phế nặng.
Ngờ đâu gã rùn mình xuống, vương hai tay lên đón lấy chiếc thuyền như hứng quả cầu da.
Mọi người mất cả tự chủ cùng reo lên:
- Tuyệt diệu! Bạch Lạp Chúc không đỏ mặt, không thở mạnh, hai tay nâng thuyền, từ từ bước đến cạnh khoang đặt xuống. Đoạn gã day qua Hướng Thiên Phi buông từng tiếng:
- Đừng nói nhiều! Giữ cái miệng! Hướng Thiên Phi biến sắc mặt thoạt xanh thoạt trắng, bất thình lình dậm chân, quay mình đi thẳng ra phía sau lái thuyền, xô tên đà công ra, tự hắn cầm tay lái, lái thuyền xuyên màn đêm lướt tới.
Từ đó không ai thất hắn xuất hiện tại khoang thuyền nữa mà cũng chẳng ai nghe hắn nói năng gì. Mãi đến kỳ trăng thượng huyền lần thứ hai, vào một đêm....
Trên bàn rượu được thêm đầy bình. Bạch Lạp Chúc từ từ trở vào khoang, cầm bình rượu nghiên miệng bình tu một hơi cạn sạch. Đặt bình không xuống gã trở về góc tối trong khoang, đứng sau lưng sư phó, mặt si ngốc như cũ, thần sắc len lét như vừa bị quở phạt.
Hồ Thiết Hoa cong ngón tay cái lên cao giọng thốt:
- Lão Xú Trùn! Ngươi thấy chứ? Như vậy mới gọi là uống rượu đó! Chứ còn ngươi, ngươi thì liếm chứ uống cái gì?
Rồi y thêm:
- Không! Ta nói sai! Ngươi không liếm! Bở liếm cũng còn khá đó! Ngươi chỉ ngửi thôi! Kim Linh Chi vụt cất tiếng:
- Mang ra đây sáu bình! Không rõ nàng hướng về ai mà ra cái lệnh đó. Nhưng Trương Tam ứng tiếng:
- Tuân lịnh! Thực ra hắn có biết là rượu để tại nơi nào trên thuyền đâu? Thì lịnh dù có tuân, hắn phải đi về góc xó nào mà lấy?
Hắn cầm bình không rời bàn tiệc, bước đi tự lẩm nhẩm:
- Xuất bạc vạn ra mua ta chỉ sai đi lấy rượu thôi thì thật là xài ngông quá! Hồ Thiết Hoa cười lạnh:
- Đừng lo! Rồi ngươi sẽ được sai khiến kỹ, dể chịu hay không sau nầy hẳn biết! Kiên nhẩn mà chờ! Kim Linh Chi trừng mắt nhì y song không nói gì. Trương Tam tiếp tục đi.
Không lâu lắm hắn trở lại với sáu bình rượu đầy.
Kim Linh Chi thốt:
- Ngươi uống bốn, ta uống hai.
Nàng không hướng về ai mà thốt lên câu đó, song mọi người cùng nhìn Hồ Thiết Hoa.
Hồ Thiết Hoa vuốt chót mũi hỏi:
- Kim cô nương nói với tại hạ đấy à?
Đinh Phong mỉm cười:
- Xem ra chỉ sợ là vậy thôi! Hồ Thiết Hoa bưng bốn bình rượu lẩm nhẩm:
- Một bình năm cân, bốn bình hai mươi cân, dù không say cũng không có bụng mà chứa.
Trương Tam điềm nhiên buông gọn:
- Bụng thì nhỏ, lời nói thì lớn. Hơi đâu có nhiều mà thổi cho cái lối phồng ra? Đúng là càng lớn lối, càng vô dụng! Hồ Thiết Hoa thở dài:
- Nghĩ cái người đó cũng có tài nịnh hót đấy chứ! Đúng là trời sanh ra hắn để làm một tên nô lệ.
Kim Linh Chi trừng mắt:
- Bỏ những cái nhảm nhí nói nghe xốn tai lắm. Ta hỏi ngươi uống hay không uống! Hồ Thiết Hoa đáp:
- Uống! Uống chứ! Tự nhiên phải uống! Có điều hiện tại chưa phải lúc! Trương Tam cười mỉa:
- Uống rượu chứ đâu phải là cưới vợ mà cần chọn ngày lành giờ tốt?
Hồ Thiết Hoa lơ đi, chỉ cười tiếp:
- Ta có cái lối uống rượu của ta, là lúc uống mà có ánh sáng thái dương chiếu ta chết ngay. Hiện tại, đêm sắp tàn, ngày sẽ trở về trong chốc lát, mà trời sáng là ta không uống được.
Kim Linh Chi hừ một tiếng:
- Ngươi muốn đợi đến lúc nào?
Hồ Thiết Hoa đáp:
- Ngày mai! Khi màn đêm vừa buông xuống.
Kim Linh Chi đứng thẳng người lên:
- Được rồi! Ngày mai thì ngày mai. Ngươi trốn đi đâu được mà ta sợ chứ?
Hồ Thiết Hoa liếc mắt sang Đinh Phong điềm nhiên đáp:
- Đã ở trong khung cảnh nầy chỉ sợ dù cho ai cũng không trốn thoát! Phải vậy chăng?
Công Tôn Kiếp Dư gằn từng tiếng:
- Trốn, không đúng danh từ. Đi là phải hơn. Tuy nhiên, nếu muốn đi, phải đi trong lúc nào? Đi bằng cách nào? Chính cái đó không ai biết rõ! Thuyền có hai tầng. Tầng dưới dành cho mười bảy thủy thủ và làm nơi tích trữ nhu cầu các loại, quanh năm suốt tháng ánh sáng không lọt vào.
Tầng trên có mấy phần. Phần trước là nơi họ quây quần ăn uống, phần sau có bốn gian phòng. Vào thời kỳ đó, con thuyền có quy mô như vậy là lớn lắm rồi.
Công Tôn Kiếp Dư và Bạch Lạp Chúc chiếm một phòng. Kim Linh Chi dành một gian, Câu Tử Trường tạm ở chung với Đinh Phong. Lưu Hương, Hồ Thiết Hoa Trương Tam cùng chia một gian, thế là cả bốn gian đều bị chiếm trọn. Chủ nhân là Hải Quát Thiên đương nhiên phải ngủ ở gian ngoài.
Hồ Thiết Hoa ngồi xuống rồi trừng mắt nhìn Trương Tam một lúc đoạn cởi giầy, cởi vớ. Y nghĩ đôi bàn chân thỉnh thoảng cũng cần thở, nhốt mãi lại thì chúng sanh bệnh mất. Còn như có tắm rửa cho chúng hay không, điều đó chẳng quan hệ lắm.
Trương Tam gải mũi cau mày thốt:
- Cái mũi không linh lắm lúc cũng có lợi chứ! Ít nhất cũng không ngửi cái mùi thúi của bàn chân kẻ khác Hồ Thiết Hoa lại trừng mắt:
- Ngươi hiềm đôi bàn chân của ta thúi?
Trương Tam thở dài:
- Thúi như mùi thúi thường, ai nói làm chi. Mùi thúi của đôi chân ngươi thật là kỳ quái! Hồ Thiết Hoa lại hỏi:
- Nếu ta bỏ một vạn bạc mua một tên nô lệ thì dù có gá đôi chân vào mũi, hắn cũng chẳng dám che thúi. Phải chăng?
Trương Tam cười hì hì:
- Không sai một điểm! Người có tiền *** cũng nghe thơm. Hà huống đôi chân! Hồ Thiết Hoa hừ một tiếng:
- Nếu vậy sao ngươi không vào phòng mà ngửi đôi chân của chủ nhân ngươi?
Trương Tam điềm nhiên đáp:
- Ta cũng muốn vào ngửi đó chứ, chỉ sợ có kẻ nổi ghen.
Hồ Thiết Hoa phát cáu:
- Nổi ghen? Ngươi nói ai nổi ghen?
Trương Tam không để ý đến Hồ Thiết Hoa, áp vành tai váo vách. Vách phòng bằng gổ, bên kia phòng là nơi trú ngụ của Công Tôn Kiếp Dư và Bạch Lạp Chúc.
Hồ Thiết Hoa cười lạnh:
- Đúng là một nô tài hành nghề. Nịnh hót cũng hay, tai nghe trộm cũng thính. Thiếu hai đặc điểm đó thì đừng hòng ai dùng. Muốn được dùng, chẳng những cần có mà còn có tinh vi.
Trương Tam vẫn lờ đi, cứ lắng nghe, mặt dần dần lộ vẻ kỳ quái. Hắn thoạt cau mày, thoạt cười nhẹ, thoạt lắc đầu liên tiếp mấy lược, rồi lại gật đầu liên tiếp mấy lượt. Mường tượng hắn đang theo dỏi một tuồng hát, vui buồn theo người làm trò. Bên phòng kia, hai người ấy đang làm gì, nói gì với nhau?
Hồ Thiết Hoa không còn đùa nữa, tánh hiếu kỳ khích động, y hỏi:
- Ngươi nghe được gì chăng?
Trương Tam lắng nghe đến xuất thần, không đáp. Hồ Thiết Hoa nóng nảy áp tai vào vách nghe song chẳng nghe gì cả.
Y cau mày thốt:
- Không có tiếng động gì cả.
Lưu Hương mỉm cười:
- Đâu có thinh âm gì mà nghe. Nếu ngươi phát giác ra tiếng động thì đúng là một quái sự! Hồ Thiết Hoa giật mình:
- Không có thinh âm? Sao ngươi nghe rất thích thú?
Trương Tam cười đáp:
- Cái đó gọi là, lúc nầy không tiếng động hay hơn có tiếng động. Ta nghe ngươi nói mãi bực cái lỗ tai hết sức, nên áp vào vách cho nó nghỉ một lúc.
Hết bực lỗ tai tự nhiên ta thích thú.
Hồ Thiết Hoa nhảy dựng lên, bàn tay sè ra, tát tai chưa bay đi, y vụt cười lớn, vừa cười vừa mắng:
- Ta không ngờ ngươi cặp kè với Lão Xú Trùn chưa được bao lâu, lại học sở trường của hắn. Tại sao ngươi không học ngón nghề khác của hắn?
Trương Tam mỉm cười:
- Cái đó gọi là học hư dễ hơn học nên, hà huống cái nghề trộm hương cắp ngọc của hắn ta không thích học.
Rồi hắn tiếp:
- Ta chỉ khoái học cái thuật chọc tức ngươi thôi, chọc cho ngươi tức đến có thể được là ta sung sướng lắm rồi.
Lưu Hương điềm nhiên thốt:
- Bên vách kia, nếu có người lắng tai nghe ngóng câu chuyện của chúng ta, chắc là họ thích thú lắm! Nhất định họ sẽ cho là ta nhốt hai con chó điên chung chuồng, chó cắn chó, làm huyên náo lên.
Hồ Thiết Hoa xì một tiếng:
- Ta là chó điên, còn ngươi? Chó mê cái à?
Trương Tam tiếp:
- Chó mê cái nghĩ ra là còn sướng hơn chó điên. Chó mê cái chỉ chạy theo đám cái thôi, còn chó điên thì cắn loạn cả đực lẫn cái.
Hồ Thiết Hoa trừng mắt chưa kịp nói gì. Chợt bên ngoài cửa có người hỏi vọng vào:
- Chẳng lẽ trong phòng của các vị có chó? Kỳ quái thật! Tại hạ đã ra lịnh cho chúng thu dọn kỹ lắm mà Người đó hiển nhiên là Hải Quát Thiên, bởi chính chủ nhân mới có khẩu khí đó.
Lưu Hương đưa tay ra dấu với Hồ Thiết Hoa và Trương Tam, đoạn mở phòng, cười hỏi:
- Hải bang chủ chưa nghỉ à?
Hải Quát Thiên không đáp, chỉ đảo mắt nhìn quanh bốn phía rồi lẩm nhẩm:
- Chó ở đâu? Sao tại hạ không thấy?
Lưu Hương không hiểu hắn nói thật hay giả vờ, điểm một nụ cười đáp:
- Đại giá Hải bang chủ đến, dù cho là cọp bầy, voi đàn cũng cong đuôi mà chạy trốn nói gì đến chó?
Hải Quát Thiên mỉm cười. Xem ra chừng như hắn có tâm sự trùng trùng, thần sắc ngưng trọng, tuy hắn cười, nụ cười có vẻ gượng thấy rõ. Hắn nhìn quanh rồi quay mình đóng cửa phòng, hắn tỏ ra nghi hoặc, nghi cả những vật vô tri, vô giác.
Không ai biết hắn đang làm gì, sẽ làm gì.
Bọn Lưu Hương đăm đăm nhìn hắn. Cài then cửa rồi Hải Quát Thiên thở phì mấy tiếng rồi thấp giọng hỏi - Phòng bên cạnh có động tịnh chi chăng?
Hồ Thiết Hoa vội đáp:
- Chẳng có gì cả. Ăn no, uống say, không ngủ thì làm gì nữa?
Hải Quát Thiên trầm ngâm một lúc, cau mày hỏi tiếp:
- Hương Soái giẫm dấu chân khắp bốn phương trời, giao du rộng, nghe lắm, biết nhiều, hay từng gặp họ lần nào chăng?
Lưu Hương lắc đầu:
- Chưa từng! Hải Quát Thiên tiếp:
- Hương Soái suy nghĩ kỷ xem....
Lưu Hương mỉm cười:
- Vô luận là ai trông thấy họ một lần chỉ sợ vĩnh viễn khó quên! Hải Quát Thiên gật đầu thở ra tiếp:
- Chẳng phải tại hạ có tánh đa nghi, song họ có vẻ kỳ quái quá, người trầm tĩnh nhất thấy họ cũng phải nghi ngờ. Nhất là người đồ đệ, xem thì ngây ngốc song võ công lại cao đến độ vô tưởng! Hồ Thiết Hoa gật đầu:
- Phải! Lúc gã giật chiếc thuyền nhỏ bay lên, gã đã lộ công phu rõ ràng, gã không dùng cái tử khí lực đâu mà chính gã tá lực hóa lực, mượn lực lượng bên ngoài làm phát sanh lực lượng bên trong, dùng bốn lượng điều động ngàn cân theo phương pháp của người chuyên luyện nội gia công phu. Nếu không vậy, chẳng làm sao gã tiếp đón nổi một con thuyền đang bay vù vù, dù là con thuyền nhỏ.
Hải Quát Thiên thốt:
- Nhưng sư phụ của gã không bằng một phần mười của gã. Tại hạ vốn có ý nghĩ là lão ấy dấu diếm cái thực tài của lão. Song càng nhận xét, tại hạ càng thấy lão chỉ là tay tầm thường.
Hồ Thiết Hoa lại gật đầu:
- Đúng vậy! Dù lão cố giả vờ, vị tất lão đã qua mặt nổi bao nhiêu người tại đây.
Hải Quát Thiên tiếp:
- Cho nên tại hạ đoán họ chẳng phải là thầy trò với nhau.
Hồ Thiết Hoa hỏi lại:
- Không là thầy trò thì họ là gì của nhau?
Hải Quát Thiên đáp:
- Cái tên Công Tôn Kiếp Dư hẳn là một tên giả! Lão phải có một thân phận nào đó. Còn Bạch Lạp Chúc là người ta thỉnh đến để bảo vệ lão, gã là một cao thủ trong võ lâm, vì muốn che mắt thiên hạ nên giả vờ ngốc nghếch.
Họ đã thỏa thuận nhau khoác cái danh nghĩa thầy trò.
Rồi hắn tiếp luôn:
- Gương mặt của Công Tôn Kiếp Dư không đến đổi quá kỳ quái như vậy đâu! Lão cố ý làm ra vẻ thô lậu đáng sợ cho người ta không dám nhìn lão, tránh bị lộ tẩy.
Lưu Hương thốt:
- Hải bang chủ quả có đôi mắt sáng như đèn, soi rỏ mọi việc. Đáng cho người ta bội phục! Nói như vậy, chàng không có vẻ hoàn toàn cố ý phụng thừa. Lối nhận xét của Hải Quát Thiên rất giống với sự nhận xét của chàng. Hắn không hổ là tay lão luyện giang hồ.
Hồ Thiết Hoa hỏi:
- Hai người đó hao phí quá nhiều tâm cơ để lên thuyền nầy, làm vậy họ có dụng ý gì?
Hải Quát Thiên mỉm cười đáp:
- Chính điều đó làm cho tại hạ thêm nghi ngờ....
Đoạn hắn thấp giọng tiếp:
- Tại hạ đưa ba vị đi xem cái nầy.
Hồ Thiết Hoa cau mày:
- Cái gì mà có vẻ thần bí thế?
Hải Quát Thiên chưa kịp đáp bổng bên ngoài có tiếng lạch cạch vang lên. Hắn biến sắc mặt, áp tai vào cửa nghe một lúc rồi nhẹ mở cánh cửa nhìn ra ngoài.
Lâu lắm hắn mới nhắc lại lời mời:
- Ba vị đi theo tại hạ. Thấy là biết ngay.
Bên ngoài phòng có một lối đi rất hẹp. Tận đầu lối đi có một cái thang.
Thang nhỏ thuộc loại thang gác, ăn xuống lòng khoang thuyền. Hải Quát Thiên đi trước dẩn đường, hắn bước rất nhẹ, thần tình hết sức dè dặt, mường tượng sợ bị phát giác.
Bên dưới khoang quanh năm không có ánh sáng mặt trời. Bọn thủy thủ thở, ngáy đều đều, chứng tỏ chúng đang say ngủ. Bọn chúng luân phiên nhau phục dịch, quần quật suốt phiên, buông việc rồi là vào đó ngủ lấy sức, bất phân ngày đêm.
Công tác lao khổ, chúng nằm xuống rồi là ngủ như chết, muốn gọi chúng thức dậy, chẳng phải dễ dàng gì, thì Hải Quát Thiên đâu phải sợ bị chúng phát giác?
Hẳn là hắn phải sợ một kẻ nào khác! Vật dụng chứa ở đầu thang bên dưới, trong một gian phòng có khóa cửa kỷ lưởng, ngoài cửa có hai người canh gác, tay cầm đao, mắt chúng hiện lộ vẻ kinh hoàng.
Hải Quát Thiên bước tới hỏi:
- Sau khi ta đi rồi có người nào khác đến đây chăng?
Hai gã đó nghiêng mình đáp:
- Không! Hải Quát Thiên tiếp:
- Tốt! Mở cửa đi. Vô luận là ai đến đây, các ngươi đừng cho vào!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.