Song Nữ Hiệp Hồng Y

Chương 80: Chỉ túc cường lạc




Thanh Lam chưa kịp trả lời thì Bạch Mai đã gật đầu, cướp lời đáp:
- Vâng, chúng tôi muốn đi Đồ Long đảo thực. Tại sao lão trượng lại biết rõ như thế?
- Vì lão thấy người nào đi Đồ Long đảo cũng hay đem theo đao kiếm. Nay tiểu lão thấy bốn vị cũng có mang theo khí giới nên mới hỏi như vậy.
Nói tới đó, ông già lại ngắm nhìn Thanh Lam rồi nói tiếp:
- Tiểu lão ở đây mấy chục năm rồi, năm nào cũng thấy có một hai bọn người mướn thuyền đi Đồ Long đảo, nhưng chưa bao giờ được trông thấy những người đẹp tựa thần tiên như công tử và mấy vị cô nương đây vậy. Theo ý tiểu lão thì bốn vị không nên đi Đồ Long đảo.
Tiểu Hồng vội hỏi:
- Sao cụ lại nói như thế?
Ông già hít một hơi thuốc, thở khói ra và đáp:
- Lão nghe nói trên Đồ Long đảo có một vị lão thần tiên và có ba người đồ đệ cũng đã thành tiên hết. Vì dưới chân núi có một cái hang lửa sâu hơn trăm trượng, bên trong chứa đựng đầy những kim ngân châu báu, ai tới đó chỉ cần lấy được một nắm cũng đủ sung sướng suốt cả một đời, nhưng... người đi thì nhiều, và từ đó đến giờ chưa thấy một người nào quay trở lại cả. Chính tiểu lão đã chở hai ba trăm người lên đảo đó rồi.
Bạch Mai hỏi tiếp:
- Thưa cụ, chúng tôi đã hẹn với người ta thể nào cũng phải đi đến đó, và thể nào cũng sẽ quay trở về. Cụ cứ cho chúng tôi biết Đồ Long đảo ở đâu là được rồi.
Ông già thuyền chài cầm ống điếu chỉ ra ngoài khơi và đáp:
- Từ đây đến Đồ Long đảo còn xa lắm.
Thanh Lam lại lên tiếng hỏi:
- Thưa cụ, không biết mấy ngày gần đây có hai ông cụ và hai vợ chồng trẻ tuổi mướn thuyền đi ra Đồ Long đảo không?
Ông cụ ấy đáp:
- Hôm nọ có hai người một già một trẻ mướn thuyền của Tiểu Tam Tử ở bên láng giềng của lão đi Đồ Long đảo, nhưng tới nay vẫn chưa thấy họ về. Tối hôm qua, cũng có một người mặt đen mặc áo khoác tới đây chứ không có hai ông cụ với hai vợ chồng trẻ tuổi như công tử vừa nói. Nếu muốn đi Đại Mạc Dương để tới Đồ Long đảo thì thể nào cũng phải mướn thuyền ở nơi đây đi mới được.
Thanh Lam nghe nói Nam Quái, Bắc Tàn và vợ chồng Văn Uý chưa tới nơi, đang thất vọng thì Lan Nhi đã xen lời hỏi:
- Cụ nói người mặt đen có phải người ấy trên lưng có đeo một chiếc đồng trùy bóng nhoáng đấy không?
Ông già nọ gật đầu đáp:
- Phải đấy, lão thấy cái trùy ấy có vẻ nặng lắm, nên lão có đưa mắt ngắm nhìn mấy lần.
Lan Nhi nghe nói, mừng rỡ khôn tả, nhẩy bắn người lên, vội la lớn:
- Lam đại ca, Hắc sư huynh đã đi Đồ Long đảo rồi, chúng ta phải đi ngay mới được.
Thanh Lam sực nghĩ tới chuyện mình đánh gẫy hai cái răng của Kỳ Thiên Hành, nên y mới kiếm mình để trả thù. Lúc ấy, Hắc Y Côn Luân liền nhận lời gắn lại hai cái răng cưa ấy cho y, quí hồ hai chiếc răng cửa ấy còn giữ lại được.
Vương ốc Tản Nhân có hỏi Hắc Y Côn Luân rằng:
- Ngươi có thể lấy được cao sừng rồng hay sao mà dám cam đoan gắn lại được hai cái răng cưa ấy cho lão phu.
"Có lẽ phen này Hắc sư huynh đi đảo Đồ Long là muốn lấy được Long Giác Cao để gắn lại hai cái răng cửa kia cho Vương ốc Tản Nhân hộ ta cũng nên".
Nghĩ tới đó, chàng bỗng thất thanh kêu "ối chà" một tiếng và nghĩ tiếp:
"Bữa nọ ở Trường Hận Cốc, gặp Đông Hải tam tiên, võ công của họ cao siêu như thế, tất nhiên sư phụ của họ là Đồng Da lão nhân thì võ công ắt phải cao siêu hơn họ nhiều. Ừ, phải rồi, Trì và Lầu hai lão tiền bối nói, võ công của Đồng Da lão nhân cũng ngang với hai ông ấy. Như vậy một mình Hắc sư huynh địch sao nổi thầy trò họ? Vì việc của mình mà Hắc sư huynh phải mạo hiểm như vậy, nếu anh ấy có mệnh hệ nào, thì tạ..
Nghĩ tới đó, chàng càng lo âu thêm, vội nói với ông già thuyền chài rằng:
- Thưa cụ, anh em chúng tôi, có việc cần phải đi Đồ Long đảo ngay, cụ làm ơn muớn hộ chúng tôi một cái thuyền, dù phải trả đắt đến đâu, chúng tôi cũng vui lòng. Quí hồ cụ mướn cho chiếc thuyền nào đi thực nhanh thì anh em chúng tôi cảm ơn cụ vô cùng.
Chàng vừa nói vừa móc túi lấy một nén bạc ra đưa cho ông già.
Ông cụ trông thấy nén bạc trắng xoá như thế cười đến tít mắt lại và đáp:
- Nếu công tử cứ nhất định đi thì tiểu lão không dám ngăn cản nữa. Ngày hôm nay trời quanh mây tạnh ai nấy đều ra ngoài khơi đánh cá hết. Thôi, để lão chở công tử và ba vị tiểu thư đi vậy.
Bạch Mai kinh ngạc hỏi:
- Lam đại ca, chúng ta không đợi chờ Thôi đại ca với hai vị lão tiền bối nữa hay sao?
Thanh Lam cau mày lại, đáp:
- Hắc sư huynh đã một mình mạo hiểm đi trước rồi, chúng ta phải đi tiếp viện ngay mới được. Còn hai vị tiền bối với vợ chồng Thôi đại ca chưa tới thì chúng ta chỉ cần viết một lá thư để lại, bảo họ đi ngay cũng được chứ sao?
Một lát sau, ông già với một người trẻ tuổi đem rất nhiều lương thực xuống thuyền, rồi mời bốn người xuống, nhổ neo chèo thuyền đi luôn.
Chiếc thuyền ấy cũng khá lớn, trước sau có những hai cột buồm, bốn người liền vào trong ngồi xuống. Ông già đẩy cửa sổ ra để cho bốn người có thể xem cảnh ở ngoài bể, rồi ông ta mới kéo buồm để cho gió thổi đẩy thuyền đi.
Chiều hôm ấy, người trẻ tuổi bưng cơm vào trong khoang cho bốn nhiều ăn và nói:
- Bốn vị xơi cơm xong, nên đi nghỉ ngơi chốc lát trước. Bằng không, khi thuyền ra tới ngoài khơi, sóng gió nổi lên có lẽ chịu không nổi, sẽ thấy khó chịu vô cùng đấy.
Thanh Lam gật đầu đáp:
- Không sao, phổ cậy hãy cho chúng tôi biết bây giờ đã tới Đại Mạc Dương chưa?
Người thuyền chài ấy vừa cười vừa đáp:
- Hãy còn sớm, đêm hôm nay mới chính thức ra tới ngoài bể, hiện giờ chúng ta vẫn còn đi ở trong ven bể, khi ra tới Đại Mạc Dương rồi, lại còn phải đi về phía Nam rồi mới tới Đồ Long đảo được.
Lan Nhi xen lời hỏi:
- Đến bao giờ mới tới?
Người thuyền chài vừa cười vừa đáp:
- Nếu thuận buồm xuôi gió, thì đến trưa mai chúng ta mới tới Đồ Long đảo được.
Mọi người ăn cơm xong vẫn chưa chịu đi ngủ ngay, cứ ngồi xem cảnh trên mặt bể hoài.
Khi trời đã tối xẫm, thuyền đã bắt đầu ra tới ngoài khơi liền có những ngọn sóng cao như núi đánh tới, dồn chiếc thuyền bồng lên, bồng xuống như sắp bị đắm tới nơi vậy, dù bốn người có võ công rất cao siêu, nhưng thấy thế cũng phải kinh hoảng.
Ông cụ ngồi ở đầu lái bị sóng đánh ướt áo mà vẫn trấn tĩnh như thường, không thấy ông ta có vẻ gì là sợ hãi hết. Bốn người liền ngồi xếp bằng tròn vận công điều tức, mặc cho tình cảnh kinh hiểm đến đâu cũng không để ý tới, nhờ vậy mới bớt sợ hãi dần.
Sáng ngày hôm sau, từ khi mặt trời mọc cho đến lúc trưa, sóng gió không còn mạnh như trong đêm khuya nữa, bốn người ra đứng ở đằng mũi để ngắm phong cảnh không bao lâu mọi người trông thấy đằng trước có một cái chấm đen nhỏ như một hạt thóc vậy.
Lúc bấy giờ ông cụ mới gọi người trẻ tuổi kia đến cầm lái thay cho mình. Ông ta châm ống điếu rồi đi tới cạnh bốn người và nói:
- Công tử gia với mấy vị tiểu thư đã trông thấy chưa? Cái chấm đen ở phía đằng trước đó là đảo Đồ Long đấy.
Mọi người mới hay nơi đó là Đồ Long đảo, Bạch Mai vừa nhìn về phía đó vừa lên tiếng hỏi:
- Cụ bảo Đồ Long đảo còn xa bao nhiêu nữa mới tới?
Ông cụ thuyền chài tủm tỉm cười và thủng thẳng đáp:
- Từ đây tới đó phải mất hai tiếng đồng hồ nữa mới tới nơi được.
Ai nây đều trông thấy cái chấm đen ở phía đằng xa và thuyền của mình đang đi thẳng về phía đó.
Chiếc thuyền đánh cá cứ xông pha trước sóng gió mà tiến, không bao lâu bốn người đã trông thấy rõ có đảo ở trước mặt rồi, và cũng biết đảo này chính là Đồ Long đảo, nhưng càng tới gần đảo bao nhiêu, sóng vỗ vào mạn thuyền càng mạnh bấy nhiêu. Ông già thuyền chài vội hạ buồm xuống, rồi đi xuống đằng lái để cầm tay lái thay cho người trẻ tuổi kia. Còn người trẻ tuổi thì tay cầm chiếc sào thực dài đứng chực sẵn ở đằng mũi.
Thuyền ghé dần vào eo biển. Trên đảo, trên bờ có một bãi cát nho nhỏ. Vách núi của hòn đảo ấy tựa như một cái bình phong ngăn cản trước mặt mọi người, và trên đó đục ba chữ "Đồng Da Đảo" thực lớn.
Bạch Mai bỗng kêu "ủa" một tiếng và hỏi:
- Ông già ơi, đảo Đồ Long tức là đảo Đồng Da này đây à?
Ông già mỉm cười đáp:
- Cô nương nói rất đúng. Đồ Long đảo trước kia là Đồng Da đảo.
Vì trên đảo có những cây dừa cứng rắn như đồng, cho nên người ta mới gọi đảo này là Đồng Da đảo. Nghe nói năm xưa trên đảo này có một con khủng long thường thường xuất hiện gây gió bão đánh đắm thuyền bè, sau có một lão thần tiên dùng thanh kiếm Đồng Da giết chết con nghiệt long ấy, rồi từ đó trở đi hòn đảo này mới đổi tên là Đồ Long đảo.
Thuyền vừa mới chạm cào cát. Lan Nhi đã nhanh như chim cắt phi thân lên trên bãi cát ấy luôn. Khi nào Bạch Mai lại chịu lép vế, nàng cũng vội đuổi theo luôn.
Ông già thuyền chài thấy vậy giật mình kinh hãi. Ông ta không ngờ hai cô bé này lại biết bay như vậy. Mồm ông ta chỉ ú ớ được hai tiếng rồi vội vàng lớn tiếng kêu gọi:
- Công tử ơi!..... Các người hãy khoan. Lão còn có lời này muốn thưa cùng công tử.
Thanh Lam vội hỏi:
- Chuyện gì thế? lão trượng cứ nói!
Ông già há hốc mồm ra hồi lâu rồi mới gượng lời, nói tiếp được:
- Già không biết bốn vị là những người có tài bai thông thiên đến như thế. Chắc quí vị có liên quan gì tới lão thần tiên ở trên đảo này. Quả thực già không biết...
Thanh Lam biết những người thuyền chài rất hay mê tín, dù chàng có giải thích cũng vô ích, vì vậy mà chàng chỉ ậm ậm ừ ừ thôi.
Ông già thuyền chài lại nói tiếp:
- Xin tha lỗi cho sự đường đột của già, lão có câu này muốn thưa cùng công tử... nhưng cũng may công tử với lão thần tiên ở đây có sự liên quan với nhau, nên già chả cần phải nói nữa chắc công tử cũng đã biết rồi. Vì nơi đây có một luật lệ, thuyền ở đâu tới cũng chỉ được phép đậu có một ngày thôi, bằng không... Hì hì! công tử là người hiểu biết, dù già có đợi chờ thêm một ngày nữa cũng không sao, nhưng... già sanh sống ở trên mặt biển này, nễu lão thần tiên trách cứ, thì già quả thực chịu không nổi. Cho nên... công tử muốn về...
Thanh Lam nghe nói liền ngẩn người ra, mới hay những thuyền bè chỉ được phép đậu ở đây có một ngày thôi. Chàng suy nghĩ giây lát rồi vừa cười vừa đáp:
Cụ cứ yên tâm, nếu chờ đến ngày mai vẫn không thấy chúng tôi quay lại, thì cụ cứ việc về trước đi.
Ông già vâng vâng dạ dạ. Tiểu Hồng đã nóng lòng sốt ruột liền thúc giục.
- Lam đại ca, chúng ta nên đi ngay đi thôi.
Thanh Lam không nói năng gì nữa, hai cái bóng người cùng phi thân xuống bãi cát, Lan Nhi vội chạy hỏi:
- Ông già nói gì thế hở Lam đại ca?
Thanh Lam đáp:
- Ông già lão vọng nói đảo quy định thuyền chỉ được phép đậu có một ngày thôi, nên chậm nhất là giờ này ngày mai, chúng ta phải rời khỏi nơi đây.
Bạch Mai xen lời hỏi:
- Thế Lam đại ca có nhận lời ông ta không?
Thanh Lam đáp:
- Không nhận lời thì cũng phải nhận chứ biết làm sao bây giờ?
Bạch Mai lo âu vô cùng, vội hỏi tiếp:
- Nhỡ chúng ta không ra kịp, thuyền đã bỏ đi rồi thì biết làm sao?
Thanh Lam nói tiếp:
- Ông già ấy rất thành thực, chắc không bao giờ ông ta lại bỏ rơi chúng ta mà về trước đâu? Trong một ngày trời chúng ta cũng đủ thời gian để quay về rồi.
Lan Nhi lại xen lời nói:
- Đảo Đồ Long nho nhỏ này thì giữ làm sao nổi được chúng ta?
Bốn người vừa đi vừa chuyện trò. Khi đi tới dưới vách núi, mới hay hai bên vách đều có han đá do người ta đục thành. Đi lên phía trên bốn người liền theo hang đá ấy mà tiến lên. Lên đến đầu vách đá ấy, liền có một đường vừa rộng vừa phẳng lỳ, hai bên đường trồng toàn những cây dừa đồng. Con đường này đi thẳng tới chân đỉnh núi.
Bốn người đi hết con đường đó, lại thấy có hai con đường nhỏ.
Con đường ở bên trái cứ theo chân núi mà đi xuống. Còn con đường ở phía bên trái thì đi lên trên đỉnh núi. Giữa hai con đường ấy lại có một cái đỉnh bát giác bằng đá, bên trong có bàn đá, ghế đá, hình như để cho người ta nghỉ ngơi vậy.
Quả nhiên trên đỉnh núi có một cái biển đề "Chỉ Túc Đình".
thực.
Hai bên còn có một câu đối, vế bên phải đề:
"Hối đầu bất nan".
(Quay trở lại không khó) vế bên trái đề :
"Chỉ túc thường lạc" (Ngừng chân lại sẽ được sung sướng luôn luôn) Thanh Lam xem xong câu đối ấy, liền nghĩ:
"Đôi câu đối này ngông cuồng thực, ý của y là muốn bảo người ta nên quay trở lại thì mới khỏi bị tai nạn, và nếu kip thôi ngừng bước thì bao gờ cũng được sung sướng. Thế ta chủ nhân nơi dây dặn bảo những người đến Đồ Long đảo chỉ nên đi tới Chỉ Túc Đinh này là phải quay trở về ngay, chứ đừng nên tiến thêm nữa mà bị mang tai hoạ vào người".
Bốn người đang ngắm nhìn, thì bỗng có tiếng khánh kêu "coong", phía sau đình đã có bốn đạo sĩ trẻ tuổi, lưng deo kiếm dừa đồng, bước ra đứng xếp thành hàng ngang chắp tay vái chào Thanh Lam, rồi lạnh lùng hỏi:
- Bốn vị ở xa đến thăm Đồ Long đảo, vậy có biết luật lệ ở trên đảo này như thế nào không?
Thanh Lam ngạc nhiên nghĩ thầm:
"Không ngờ trên Đồ Long đảo này mà cũng có lắm luật lệ như vậy!".
Nghĩ đoạn, chàng vội chắp tay đáp lễ và trả lời:
- Tiểu sinh là Giang Thanh Lam, môn hạ của phái Không Động, tháng trước đã được Đồng Địch Tiên đạo trưởng cho hay, mới không quản ngại ngàn dặm xa xôi tới đây để xin một chút Long Giác Cao.
Còn luật lệ của quý đảo như thế nào thì quả thực chúng tôi không hay biết gì cả. Xin quý đảo hãy cho hay để chúng tôi biết tuân theo.
Đạo sĩ trẻ tuổi ấy thấy Thanh Lam nhắc đến tên nhị sư thúc của y, nên giọng nói của y đã thấy có vẻ khách khí hơn trước và mặt cũng bớt lầm lỳ hẳn, vội hỏi lại:
- Nhị sư thúc Trà chân nhân hiện giờ không phải là người tổng trực, nên ông ta đang ở trong đơn thất luyện công, không tiếp khách.
Luật lệ của Đồ Long đảo chúng tôi là không cần biết người tới bổn đảo tên họ là gi, và là người của môn phái nào? Dù là đệ tử của mấy đại môn phái ở Trung Nguyên nếu đã đến Đồ Long đảo này rồi thì cũng chỉ được lấy tư cách cá nhân của mình mà hành sự thôi. Sở dĩ bổn đảo có quy định như thế là muốn để tránh mọi sự hiểu lầm với các đại môn phái. Đồng thời, ai tới đây cũng phải qua một cuộc thí nghiệm thử thách xem có đủ tư cách để lên Đồ Long đảo hay không?
Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, Thanh Lam liền hỏi tiếp:
- Chẳng hay cách thử thách của quí đảo như thế nào?
- Nghĩa là phải thắng nổi bốn anh em bần đạo, rồi mới được phép yêu cầu yết kiến trức nhật sư tôn.
- Bốn vị đạo huynh thừa lệnh trên để thử thách võ công của người tới đảo, như vậy tiểu sinh đâu dám không tuân theo luật lệ đó, mong bốn vị đạo huynh hãy nương tay cho.
Nói xong, chàng vội rút Thất Tinh kiếm ra từ từ tiến lên. Lan Nhi, Bạch Mai và Tiểu Hồng cũng rút kiếm ra theo.
Thanh Lam vội ngăn cản ba người rằng:
- Các người hãy khoan, để mình tôi thử thách trước đã.
Bạch Mai tủm tỉm cười, quay đầu lại nói:
- Nếu vậy chúng tôi lược trận cho Lam đại ca nhé?
Bốn đạo sĩ trẻ tuổi cũng rút Đông Da kiếm ra, rồi đứng yên, trông rất oai nghi.
Thanh Lam có vẻ phong nhã, giơ kiếm lên, lớn tiếng nói:
- Xin mời bốn vị đạo huynh ra tay trước.
Bốn đạo sĩ ấy đều chăm chú nhìn vào thanh Thất tinh kiếm của Thanh Lam, rồi người đứng giữa đáp:
- Xin thiếu hiệp cứ việc ra tay đi!
Thanh Lam mỉm cười, mũi kiếm giơ thẳng lên, chân khí truyền vào kiếm, thuận tay khẽ rung động thanh kiếm một cái, trên không đã có ba luồng kiếm phong, nhưng đột nhiên ngừng lại ngay.
Bốn đạo sỹ trẻ tuổi nọ vốn dĩ không coi Thanh Lam vào đâu cả nhưng bây giờ mới thấy chàng giở có một thế kiếm ra thôi, cả bốn đã biến sắc mặt cùng đưa mắt nhìn nhau, rồi không hẹn mà nên vội đẩy Đông Da kiếm về phía trước nửa thước để phong bế lấy cửa ngõ đã.
Thì ra thế kiếm của Thanh Lam vừa rồi chính là thế Càn Tam Liên trong Càn Khôn Bát Kiếm mà Thiên Lý Cô Hành Khách đã truyền thụ cho chàng.
Mới thoáng trông, chỉ thấy mũi kiếm của chàng ở trên không rạch ba cái thôi, nhưng thực sự thế kiếm này là thế đầu của Càn Khôn Bát Kiếm tất nhiên bên trong bao hàm rất nhiều sự biến hóa kỳ ảo. Có lẽ bốn đạo sỹ này đã biết thế kiếm ấy rất lợi hại, nên họ mới biến sắc mặt không dám khinh thường chàng ta nữa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.