Sự Trỗi Dậy Của Đế Chế Đại Việt

Chương 71: Nam Kì Rực Cháy




Chuyện là những quan tuyên giáo này cũng không phải dạng vừa, họ bị trục xuất khỏi đội quân bảo vệ Kì Hòa, thế nhưng không hề nản chí, thật ra trong đầu họ sự căm thù người hoa được tiêm nhiễm còn cao hơn căm thù giặc Pháp xâm lược rất nhiều, nhất là sau khi vào Nam chứng kiến rất nhiều kẻ người Hoa nối giáo cho giặc và người Hoa đã kiểm soát phần lớn kinh tế miền Nam, cho nên họ muốn giúp Hồng Đĩnh thay đổi tình trạng này trước khi Hồng Đĩnh nam tiến, nhằm mục đích đặt vững cơ sở thống trị cho Hồng Đĩnh, mà điều tiên quyết cơ bản nhất chính là phổ biến cho tất cả mọi người cuốn sách" Dòng Máu Lạc Hồng" đây được coi là kim chi Nam, là chỗ dựa tinh thần cho họ.
Những người này khi đi mang theo rất nhiều thân tín của mình trong quân, tự động phân chia đến khắp mọi nơi của Lục Tỉnh Nam kì, từ nơi đông dân thành thị đến nơi rừng thiêng nước độc, họ mở lớp dạy học và trở thành ông giáo trong mắt người dân. Những thứ họ tuyên truyền đều là niềm tin của dân tộc, sức mạnh của tri thức và nguồn gốc dân tộc, điều này không hề đi ngược lại với lợi ích của Nho giáo, mà còn cùng chung chí hướng, dẫn đến tất cả các nhà nho, sĩ phu đương thời miền Nam đều nhiệt liệt ủng hộ. Đặc biệt họ đều là những người đã từng chiến đấu bảo vệ đất nước, nhiều người còn mang thương tật trong người, càng làm mọi người thêm kính trọng.
Không những thế các nhà nho còn nô nức đi học và kéo theo các học trò của mình theo, trong đó có cả nhà Nho Nguyễn Đình Chiểu nổi tiếng và các sĩ phu đương thời. Thêm nữa tất cả những quan tuyên giáo này đều có kiến thức về quân sự cho nên những lớp học này được dựng lên vừa để học sách cho mọi người bất kể tầng lớp nhân dân, vừa được huấn luyện quân sự chuẩn bị kháng chiến. cứ thế mỗi tổng ở Nam kì đa phần đều có một lớp học được mở ra nơi đông dân thì mỗi lớp có đến 30- 50 học sinh, nơi rừng thiêng nước độc thì có 5-10 học đồ, cứ thế sáng sớm họ tập quân sự, tự rèn đúc trang bị vũ khi với chiến thuật của Hồng Đĩnh, đêm đến lại tất bật đốt đèn đọc sách, mọi tầng lớp nhân dân và sĩ phu đều ủng hộ cho nên rất nhanh, khắp nơi đều bùng lên những đám lửa hừng hực.
Thế nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó, việc những người cuồng tín đi chỉ dạy một đám người sớm đã hừng hừng và có nhiều bất mãn thì sớm muộn cũng xảy ra họa.
Đầu tiên là đám trẻ, việc trẻ con được nhận vào lớp học để học chữ là điều đầu tiên các quan tuyên giáo này làm, bởi Hồng Đĩnh đã từng nói trẻ em là tương lai của đất nước, là ngọn cờ trung kiên của dân tộc, cho nên họ vô cùng chú trọng đào tạo trẻ em.
Một bà mẹ ở Vĩnh Long kể lại, " Con trai tôi, nó mới 11 tuổi, hằng ngày vẫn còn mò mấp lăn lộn khắp nơi bắt cá mò tôm phụ giúp gia đình. Đến rồi một ngày có một vị thầy đồ ở nơi xa về mở lớp, thầy rất trẻ, nói chuyện cũng rất vui, thầy bị mất một con mắt, nghe thầy kể là con mắt này bị mất đi khi chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở đại đồn Kì Hòa bảo vệ bình an cho dân chúng. Rồi thầy dựng một túp lều tranh mở lớp dạy học, cùng với đó là tập trung thanh niên trai tráng trong vùng huấn luyện chuẩn bị đi tiếp viện đại đồn đánh giặc ngoại xâm.
từ đó bộ mặt nơi đây bỗng nhiên như có một thứ ánh sáng mới chiếu rọi, sáng sáng chúng tôi nghe tiếng kèn tiếng trống, hiếng hô đội ngũ và rèn luyện vang vọng cả một vùng trời. Con trai tôi nó nghe thấy những âm thanh ấy liền vứt cả rỏ cá chạy về xin phép cha mẹ được tòng quân, tôi thương nó lắm, ba nó đi đánh giặc mấy năm rồi chưa về, rồi thằng anh trai nó thấy bảo đi đánh đồn Kì Hòa cũng biệt tăm, chả biết còn sống hay không, giờ lại đến lượt nó nữa. thế nhưng tiếng kèn tiếng trống trận cứ liên tục thúc giục.
Rồi một hôm thằng nhỏ về ôm trầm lấy tôi vừa nói, vừa khóc.Mẹ ơi, mẹ có nghe thấy tiếng kèn không, tiếng kèn tổ quốc kêu gọi đó, rồi nó hát lên:
Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi
Nào có mong chi đâu ngày trở về
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi, ra đi thà chết không lui.
Nói rồi nó khóc lóc từ biệt mẹ cầm theo hành lí đi theo những đứa trẻ con khác đi đến nhà thấy Đồ học tập và rèn luyện"
Với phương pháp huấn luyện và giảng dạy kiểu phát xít, những đứa trẻ này chẳng mấy chốc đã thoát thai hoàn cốt, bớt đi những nét ngây ngô của tuổi thơ. nhiều thêm mấy phần kiên định và dũng cảm.
Bọn chúng mỗi đứa được phát một con dao găm, được lệnh phải đi giết một con vật, bài học này dạy cho chúng sự thiết huyết. Mỗi lớp lại tự bầu ra một lớp trưởng, chính là người dùng thực lực để chứng minh mình là người đứng đầu, bọn chúng được dạy quân lệnh như sơn, nhất nhất phải nghe lệnh Hồng Đĩnh quận công, cho dù có phải lên núi đao hay biển lửa cũng thề chết k từ, những bài học từ sự đoàn kết là sức mạnh, ra sức cho lũ trẻ phát huy sức tưởng tượng của mình, chúng thường xuyên tổ chức đánh trận giả, bọn trẻ hiện tại đã không còn là bọn trẻ nữa, chỉ mấy tháng, chúng đã hiểu được như nào là sức mạnh của tập thể, sức mạnh của vũ lực, ánh mắt của chúng dần cô lại sắc lẹm, từ trong tiềm thức vọng lên tiếng gọi của dã thú.
Một người mẹ ghi lại trong hồi kí của mình" hôm ấy, đã tròn 2 tháng đứa con bé bỏng của tôi đi tham gia lớp học của thầy đồ Trường, hôm nay nó về đến nhà, người nó đen nhèm, nhưng rắn chắc, nét mặt nghiêm nghị, không ai có thể nghĩ ra đây là đứa bé 13 tuổi chỉ 2 tháng trước vẫn còn leo trèo bắt tổ chim, nhìn nó mà tôi thương con buột miệng nói, con đừng đi nữa, ở nhà với mẹ, mẹ thương.
Ánh mắt nó bỗng chốc trở nên rét lạnh, nó rút con dao găm bên hông ra, cứa đứt tay, nhìn dòng máu rõ từng dọt từng dọt rơi xuống nền nhà, dõng dạc nói: " Mạng của con thứ nhất thuộc về non sông, thứ 2 thuộc về Hồng Đĩnh, hay quên con đi." nói rồi nó thu dọn đồ đạc bước đi. Tôi không thể ngờ đây lại là lời mà đứa con tôi từng mang nặng đẻ đau lại nói và như vậy, nó cứ thế bước đi từng bước đi kiên định,. Tôi chỉ biết khóc, rồi rất lâu sau đó tôi mới gặp lại nó, nhưng lúc ấy nó nó chỉ còn trong một cái hũ sành được bọc trong một lá cờ đỏ màu máu, nó đã đi và chết vì non sông.
Không hơn lũ trẻ là bao, đám thanh niên lại càng cuồng nhiệt hơn nữa, bọn họ ban ngày hăng say huấn luyện, ban đêm đốt đèn nghe giảng về cuốn sách dòng máu lạc hồng. Những bài học thiết huyết mà họ được học, điên cuồng hơn đám trẻ rất nhiều, như vào rừng bắt hổ, hay xuống sông bắt cá sấu, thậm chí sau này các nhà sinh vật học đã tính ra, chỉ trong chưa đầy 3 tháng quan tuyên giáo loạn Nam kì, có đến 2/3 số hổ, và một nửa số cá sấu, hay những sinh vật nguy hiểm bị tiêu diệt.
Tất cả những điều ấy đều tốt đối với dân tộc nhằm huy động hết thảy sức mạnh lực lượng và ý chí để chống giặc ngoại xâm, thế nhưng cuốn sách "Dòng máu lạc hồng" còn có một mặt trái, và từ một vết rách ấy, nó bỗng nhiên như bắt lửa, thiêu đốt lên trang sử oai hùng của dân tộc.
Đó chính là tư tưởng bài trừ người Hoa trong cuốn sách,
Thêm một điều nữa là người thì luôn luôn có lòng đố kị, người Hoa ở miền Nam đa phần có đầu óc kinh thương, hoặc ít nhất đều có tư tưởng làm giàu và tương đối giàu, cũng có một bộ phận người Hoa có những tính xấu, hoặc hợp tác với giặc, nhưng không phải là rất nhiều, nhưng chỉ cần nhiêu vậy là đủ rồi, cuốn sách kết hợp với những đại diện điển hình của Hán gian khu Gia Định đã thổi phồng lên ngọn lửa bài Hoa.
Thật chớ trêu thay đội quân vốn được xây dựng để chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước thì nay lại giơ lên đồ đao tiêu diệt những người đã từng là hàng xóm láng giềng quen biết của mình.
Người Hoa ở Miền Nam lúc này ước chừng có khoảng 20 vạn trên tổng số 160 vạn dân lục tỉnh nam kì, thế nhưng chỉ trong vòng không đầy một tuần lễ, số người bị giết hại đã lên đến con số hơn 6000 người, trong đó hầu hết là người vô tội. Số còn lại đa số bị đuổi ra khỏi nhà, cơ nghiệp mà họ mất hàng chục hàng trăm năm tích cóp mới có được, bị cướp mất, những người đang chiến đấu chống giặc ngoại xâm nghe tin này thì như nổi điên, và trở giáo chạy sang phía quân thù. Lòng thù hận của người Hoa lên cao. Vốn dĩ chuyện bài hoa, cướp bóc chỉ xuất hiện ở một số nơi, thế nhưng áp lực luyện binh mở lớp dạy học cần tiền tài, lương thực để chống đỡ, cho nên những quan tuyên giáo này không ngần ngại dơ đồ đao lên với người Hoa, chính hành động sai lầm này đã đẩy người Hoa vào hoàn cảnh éo le, bắt buộc những người còn lại phải lựa chọn phản bội đi theo giặc Pháp và giờ đây lịch sử lại bước thêm một trang mới.
Giặc Pháp đã kiệt quệ, thương vong thiệt hại vô cùng to lớn, mong muốn cầu hòa, thì người Việt lại nội bộ lục đục, và số lớn người Hoa trở giáo sang phía Pháp, đi theo bọn họ là vô số tiền tài, nhân lực, thậm chí là cả binh lính đã từng tham gia chiến trận, có ít nhất 1 nửa người Hoa trên toàn Lục tỉnh rút về Gia Định theo giặc, số còn lại liền trốn đông trốn tây khắp nơi tránh sự phân biệt chủng tộc của người Việt.
quân Pháp vốn dĩ thiệt hại nặng chỉ còn không đến 4500 người, thế nhưng bỗng nhiên lại có cả chục vạn người Hoa đến đầu nhập, mang theo đó là vô số tiền tài, cả vạn thanh tráng và rất nhiều người đã từng chiến đấu bên kia chiến tuyến, giờ đây lại mang ánh mắt thù hận lên chính những kẻ được gọi là đồng đội của mình,
Quân Pháp có thêm người, được người Hoa cống cho vô số tiền tài, nhanh chóng ổn định lại lực lượng, điều thêm quân từ khắp nơi, từ Philippin, lính đánh thuê Tây Ban Nha cho đến lính phòng thủ ở bên China, nâng tổng quân số Pháp và những người chiến đấu cho Pháp ở miền Nam lên đến 162000 người, một con số kỉ lục của Pháp ở một nơi không phải mẫu quốc của mình.
Bên phía quân Việt ngoại trừ quân đội vốn có, đội quan tuyên giáo cũng đào tạo kêu gọi được một đội quân 2 vạn người, những người này tuy được huấn luyện chưa nhiều, vũ khí trang bị cũng nghèo nàn, thế nhưng tinh thần chiến đấu vô cùng hăng hái.
Lịch sử dân tộc đã bước sang trang mới, nhiều máu hơn phải đổ trên mảnh đất này

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.