Trong thành Mỹ Tho lúc này, Tuần Phủ Nguyễn Hữu Thành đã nhận được tin báo quân địch bắt đầu tiến quân, và triệu tập quan quân thương nghị chuẩn bị chiến đấu.
Nhưng khi mọi người bắt đầu lục tục có mặt thương nghị thì một âm thanh gào thét vang vọng khắp quân doanh vang lên.
- Phó Đề Đốc Đặng Đức tên khốn khiếp nhà người, thầy đồ Trường đâu, người điều thầy đồ trường đi đâu rồi.
Phó đề đốc Đặng Đức lục tục chạy tới,
- Ta nói này tuần phủ đại nhân, ngươi có cần thiết phải hô to như vậy không cơ chứ.
- Thầy đồ Trường nói mang thiếu sinh quân đi hỗ trợ phòng thủ, ta liền đồng ý, chuyện này có gì to tát đâu, hắn lại không phải thuộc quan quân do ta quản hạt, ta nào có quản được hắn muốn đi đâu.
Tuần phủ Nguyễn Hữu Nhàn vẻ mặt giận giữ:
- Ta nói này Phó Đề Đốc, ngươi có phải là đầu bị hỏng rồi,
- Ngươi có biết đồ Trường là ai hay không, hắn là học sinh của Kỉ Vương đó ngươi biết không, vừa rồi có binh sĩ của ta nhận biết về báo cáo, hắn mang theo đồ Thiêm, đồ Hiển, đồ Tài cùng với mấy trăm thiếu sinh quân đi đồn Tứ Quy rồi đó ngươi biết không.
- Kỉ vương chuẩn bị vào Nam rồi, ngươi để đồ đệ của hắn đi chiến địa trực tiếp đối đầu với mũi tấn công của giặc, ngộ nhỡ đồ Trường có ba dài hai ngắn gì thì ai chịu trách nhiệm đây cơ chứ, con đường làm quan của ta và ngươi coi như chấm dứt là vừa.
Nghe đến đây sắc mặt Phó đề đốc Đặng Đức chuyển sang màu xanh xám, hắn nhận rõ tình thế hiện tại có bao nhiêu gian nan.
Đúng vậy a, đắc tội ai cũng được nhưng không thể đắc tội Kỉ Vương nha, chiếu chỉ đã tới nơi rồi, Kỉ Vương hiện tại chính là chúa của Lục Tỉnh Nam kì à nha, sự hiểu biết của mọi người về vị Kỉ Vương này nói chung vẫn còn rất chi là mù mờ, nếu như hắn biết mình để cho học sinh cưng của hắn đi ra nơi đầu sóng ngọn gió thì không biết sẽ có cảm tưởng gì đâu.
Định Tường có mấy ngàn quân triều đình, thế nhưng lại để cho mấy trăm thiếu sinh quân vũ khí trang bị không đầy đủ, mới thành quân được đôi ba tháng của đồ Trường đi bảo vệ thì đó là cái ý nghĩa gì, là không hiểu thế sự nha.
Đặng Đức lúc này đã bắt đầu hối hận đến xanh ruột, đáng lẽ ra khi thầy đồ Trường hỏi xin hắn đi hiệp trợ phòng thủ, hắn nên tự thân sắp xếp một khối đất ở phía sau hậu phương cho đám thiếu sinh quân này chứ không phải tùy tiện trả lời muốn đi đâu thì đi như thế. Hiện tại quan tuyên giáo ở miền Nam có địa vị vô cùng cao, trong tay có mấy vạn Hồng Vệ Binh cùng với hầu hết dân chúng sĩ phu Nam Kì ủng hộ, ai ai cũng đều nổi tiếng, thiếu một người thôi cũng đủ để chấn động cả vùng rồi.
Bởi vì Hồng Đĩnh còn chưa vào tới Nam Kì, cho nên hiện tại quân đội tại Lục Tỉnh Nam Kì rất loạn.
Hơn trăm quan tuyên giáo sau khi vào nam bắt đầu đi dạy học cùng với luyện binh bắt đầu dần dần mạnh lên cùng với đó là sự ủng hộ của nhân dân miền Nam, nếu như trong lịch sử lúc này nhân dân nô nức tham gia dân dũng khởi nghĩa hình thành các toán nghĩa quân chống Pháp một cách tự phát thì giờ đây tất cả đều đã đứng dưới ngọn cờ của Hồng Đĩnh với tên gọi chung là Hồng Vệ Binh. Hiểu nôm la là đội quân bảo vệ Đỏ, đỏ này là màu đỏ của máu đỏ da vàng, chứ k phải là binh đoàn bảo vệ đỏ, như bên Tàu thời Mao Trạch Đông, mặc dù cùng có cách viết giống nhau nhưng ý nghĩa và tư tưởng khác nhau
Đội quân này rất tạp, bao gồm cả trẻ em từ 8 tuổi đến 40 tuổi, quy mô lên đến hơn 4 vạn người, tất nhiên là thành phần được coi là có sức chiến đầu chỉ hơn 2 vạn mà thôi, đóng ở khắp các huyện phủ trên lục tỉnh.
Bọn họ tay đeo băng đỏ để phân biệt với tất cả các toán quân khác, ở độ tuổi từ 8 cho đến 15 tuổi được gọi là học sinh quân, từ 16 tuổi trở lên bắt đầu được biên chế thành các đơn vị Hồng Vệ Binh. Học sinh quân thì vẫn còn đang ở trên lớp học tập và huấn luyện còn chân chính Hồng Vệ Binh thì đã bắt đầu tập kết và chuẩn bị chiến đấu.
Nam kì là nơi cuốn sách “ Dòng máu lạc hồng” được phổ biến rộng rãi bậc nhất, bởi vì ý nghĩa to lớn của nó trong việc chiến đấu chống giặc ngoại xâm lúc bấy giờ cho nên các sĩ phu Nam Kì vô cùng ủng hộ và ra sức truyền bá nó, cho nên đến hiện nay, Lục Tỉnh Nam kì là nơi có nhiều tín đồ của Hồng Đĩnh bậc nhất.
Hồng Vệ Binh thành lập chưa lâu, thế nhưng tiếng tăm kì thực không nhỏ, bởi lối đánh hung hãn không sợ chết của Hồng Vệ Binh, trang bị của Hồng Vệ Binh tuy rằng rất kém cỏi, quân triều đình trang bị đã kém rồi nhưng Hồng Vệ Binh còn kém hơn rất nhiều, cũng tại vì Hồng Đĩnh bận tiếp tế cho mặt trận Chí Hòa và Biên Hòa, hệ thống tiếp tế chưa trải đến các tỉnh Miền Nam cho nên chưa có điều kiện trang bị tốt cho đội quân này, mâu thuẫn của quan quân với Hồng Vệ Binh cũng có, cho nên không muốn chia sẻ trang bị, mà có muốn chia sẻ thì cũng lực bất tòng tâm, bởi vì Hồng Vệ Binh quá nhiều a, quân triều đình trang bị còn thô sơ lấy đâu ra mà cấp cho Hồng Vệ Binh. Thế nhưng chỉ bằng có thế, giáo mác cùng với một ít lựu đạn tự chế, Hồng Vệ Binh gần như làm cỏ toàn bộ đạo phỉ trên địa bàn Lục Tỉnh, cũng chỉ còn có một số trung tâm đề kháng rất lớn của người Hoa hiện tại đang gồng mình chống lại, số còn lại đã bị Hồng Vệ Binh tàn sát gần như tuyệt tích.
Đây là điển hình của việc một con sư tử tài giỏi chỉ huy một đàn trâu rừng mà.
Khi vào trận đánh, tuyên giáo quan hô to một tiếng:
“ Vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì Kỉ Vương”
Đồng loạt các tiếng hô theo “ Kỉ Vương Vạn tuế”
Như rồng như biển đáp lại, hàng ngàn người xung phong, người chết ngã xuống người sau tiến lên bắt đầu khởi xướng phản kích điên cuồng.
Điều đặc biệt là sự phối hợp của mỗi binh sĩ Hồng Vệ Quân đều là chặt chẽ, cơ bản đều là biển người theo đội hình tản mạn tiến lên, áp sát đủ gần thì quăng lựu đạn, rồi đánh giáp lá cà.
Kì thực quân nổi dậy người Hoa sợ Hồng Vệ Binh hơn quân triều đình nhà Nguyễn rất nhiều, thà rằng giao chiến với quân triều đình chứ không dám đánh nhau với Hồng Vệ Binh, bởi vì Hồng Vệ Binh không hề thu lưu tù binh.
Chuyện này phải nói bắt đầu khi mà các quan tuyên giáo dạy dỗ đám người, họ liên tục tuyên truyền những hành động xấu xa của người Hán phương Bắc đối với dân tộc, như 1000 năm đô hộ với biết bao tang thương, dân ta bị đồng hóa tàn bạo, rồi thì khi quân Minh xâm lược nước ta, Trương Phụ cho giết người treo ruột lên cây, rán thịt người lấy mỡ, mổ bụng phụ nữ moi đứa trẻ con, quân Thanh xâm lược đã giết hại hãm hiếp như thế nào.
Rồi thì ngay hiện tại người Hoa tàn ác, khốn khiếp ra sao, lừa mua ép bán, lũng đoạn kinh tế, đoạt chiếm đất đai, nô dịch người Việt. Hợp tác với giặc giết hại nhân dân ra sao.
Nên nhớ được đi học cái chữ ở thời đại này được coi là một điều vô cùng lớn lao, người dân vô cùng tôn sùng kẻ biết chữ, vì đó là tín ngưỡng sùng Nho hàng ngàn năm, cho nên người thầy dạy cái gì họ liền coi đó là thật, và cộng thêm những uất ức của thời đại bỗng chốc biến họ thành những lưỡi gươm khát máu.
Đồ Trường dẫn theo các thầy đồ Thiêm, đồ Hiển, đồ Tài và hơn 400 Hồng Vệ binnh tới đồn Tứ Quy.
Với sự góp mặt của Hồng Vệ Binh đồn Tứ Quy bỗng chốc đã trở thành một căn cứ quân sự náo nhiệt vô cùng, hơn 400 người mà đồ Trường mang tới hợp với 200 quân triều đình và 400 dân dũng phủ Kiến Anh đã biến nơi đây trở thành một căn cứ quân sự vô cùng hùng mạnh.
Đồn Tứ Quy là đồn mới được xây dựng, tên nó được đặt cũng vô cùng ngẫu nhiên và tùy tiện. Bởi vì sắp xếp theo thứ tự phòng thủ là thứ 4 trong hệ thống đồn dọc Kênh trạm, lại khi khởi công xây dựng ở nơi đây bắt được bốn con rùa lớn xung quanh đất này, cho nên được đặt tên là Đồn Tứ Quy, mọi người vô cùng hăng hái và kì vọng vào đồn này, bởi vì Quy ( rùa) là một trong những linh vật của dân tộc, trong các câu chuyện của cuốn Dòng Máu Lạc Hồng đều có nó xuất hiện, cho nên mọi người đều cảm thấy đây như là điềm lành trời ban cho.
Đồ Trường và Quản Tu hiện tại đang trong trướng thương thảo kế sách đánh địch, tuy nhiên hai người này bình thường đều là bạn tốt, thế nhưng lúc này lại đang tranh cãi vô cùng nảy lửa.
Quản Tu là tổng chỉ huy đồn Tứ Quy, trong lịch sử trong trận chiến này, chính Quản Tu là người đã bắn chết trung tá Bourdais khiến cho bước tiến quân Pháp bị chậm lại, gây được tiếng vang vô cùng lớn, sau này cũng trở thành một trong những thủ lĩnh kháng Pháp ở 3 tỉnh Miền Tây.
Tất nhiên trong lịch sử thì đồn Tứ Quy cũng không có được quy mô và sức mạnh như hiện tại, nơi đây cũng chỉ ngăn cản quân Pháp được chưa đầy một buổi, ngoài chiến tích tiêu diệt tên Trung Tá Bourdais chỉ huy lực lượng Pháp thì không có điểm nào sáng giá,
Thế nhưng cùng với hiệu ứng cánh bướm do Hồng Đĩnh mang lại. Lịch sử đã không còn là lịch sử như chúng ta đã biết.
Tranh cãi giữa đồ Trường chỉ huy Hồng Vệ Binh và Quản Tu xuất phát từ bất đồng trong kế hoạch tác chiến.
Quản Tu, một trong những con người tài giỏi của vùng đất Miền Nam, sau khi học tập và nghiên cứu chiến thuật của Vệ Quốc quân Hồng Đĩnh, cũng như lực lượng Vệ Quốc quân phòng thủ đại đồn Chí Hòa đã có những trưởng thành trong tư tưởng chiến lược và chiến thuật. Quân đội dưới quyền Quản Tu cũng biên chế và huấn luyện theo phương pháp của Vệ Quốc Quân, mặc dù chỉ là mô phỏng một bộ phận chiến thuật thế nhưng cũng hiện lên sức chiến đấu không hề có thể coi thường. Bố trí phòng thủ và chiến đấu đã có những bước tiến bộ vượt bậc so với trong lịch sử.
Nhận rõ được ưu và nhược điểm của quân Pháp cũng như của quân ta, Quản Tu đã nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch tác chiến, thay vì đem hết quân bố trí phòng thủ kín kẽ đồn Tứ Quy, Quản Tu đã điều chỉnh thành chỉ để lại một đại đội và một số dân binh phòng thủ nơi đây, số quân tinh nhuệ còn lại thì ém ở cánh rừng phía sau phục kích. Mục đích là nhử địch đánh đồn Tứ Quy, khi chúng bị sa lầy ở đây bởi đội quân cảm tử phòng vệ đồn Tứ Quy thì đội quân phục kích sẽ ào lên tiếp viện đánh cận chiến với địch.
Không thể không nói đây là một kế hoạch vô cùng khôn ngoan, nếu Hồng Đĩnh ở đây chắc chắn sẽ vỗ tay khen tài giỏi, bởi vì quân ta nếu tập trung hết ở trong đồn, sẽ nhất định thương vong rất lớn trong giai đoạn đầu cuộc chiến bởi vì ưu thế hỏa lực pháo binh của giặc.
Bởi vì chiến thuật quen thuộc của Pháp là tập trung hỏa lực pháo hạm điên cuồng bắn phá cứ điểm của ta, khi đã thấy quân ta rối loạn là thương vong lớn thì bắt đầu cho bộ binh tiến lên dọn dẹp chiến trường.
Kế hoạch của Quản Tu chỉ để lại một bộ phận quân cảm tử phòng thủ, như vậy ít người hơn, sẽ giảm được thương vong của bom pháo địch, khi bộ binh địch tiến đánh gặp sa lầy trong đồn Tứ Quy thì quân ta bắt đầu phản công, đây chính là tinh túy của chiến thuật: “ nở hoa, bốn bề hợp vây” của ta, nhằm hạn chế hỏa lực địch, trong tình thế đôi bên hỗn chiến thì pháo binh địch rất ít có thể chi viện hiệu quả cho bộ binh, buộc địch phải tăng thêm bộ binh tiến lên trợ chiến, khi đó ta cũng tăng thêm quân vào chảo lửa ấy, cuối cùng là hỗn chiến với thương vong lớn.
Đây là một chiến thuật tài tình, thể hiện sự trưởng thành của một bộ phận quan quân miền Nam.
Nhưng nó lại vấp phải sự phản đối kịch liệt của đồ Trường.
Lí do rất chi là củ chuối, bởi vì theo như lí lẽ của đồ Trường và các thầy đồ khác, Kỉ Vương đã ban sắc lệnh: “ Không được lùi dù chỉ một bước” sống chết cũng phải bảo vệ nơi đây, hành động đó chính là tự tiện thay đổi quân lệnh, mặc dù biết là tử thủ có thể khiến cho thương vong lớn vô cùng, thậm chí là toàn quân bị diệt. Thế nhưng đồ Trường cuồng tín kiên quyết chấp hành chỉ thị của Hồng Đĩnh, bất kể Quản Tu có ra sức khuyên giải, và rằng mặc dù biết rằng kế hoạch của Quan Tu tốt hơn, có thể thương vong ít hơn, tiêu diệt nhiều quân giặc hơn, thế nhưng đồ Trường không thèm quan tâm.
Cuối cùng khi nghe tin đồn thứ 3 thất thủ, và sự van nài của Quản Tu, đồ Trường đã đồng ý với kế hoạch này, với điều kiện tiên quyết là đồ Trường cùng thiếu sinh quân sẽ ở lại tử thủ.
Điều này có đáng chê không? Rất đáng chê trách bởi vì bộ phận sĩ quan binh lính dưới sự dạy dỗ của Hồng Đĩnh có tư tưởng rất cứng nhắc, nhưng cũng rất đáng khen bởi lòng trung thành và ý chí quyết tâm của họ. Bọn họ không khác gì các vị chính ủy Hồng Quân Liên Xô trong giai đoạn đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, vì đạt được mục tiêu phía trên đề ra, không tiếc máu và sinh mạng đi chấp hành, thế nhưng ở thời đại này, và với sự chỉ huy của Hồng Đĩnh, nó lại mang đến những thắng lợi đáng kinh ngạc, cho đến khi gặp một thất bại khổng lồ khiến Hồng Đĩnh bắt buộc phải thay đổi tư tưởng chiến thuật.
Có kế hoạch, rât nhanh mọi thứ đã được an bài thỏa đáng.
400 thiếu sinh quân và 100 dân binh lưu lại phòng thủ đồn Tứ Quy, số còn lại theo Quản Tu lui về phục kích ở phía sau đồn.
Cuộc chiến đẫm máu bắt đầu.
Gần trưa hôm ấy, Trung úy hải quân Vicaire mai theo một tiểu đoàn Pháp với rất nhiều đại bác hạng nhẹ được sự hỗ trợ của dân binh người Hoa tiến lên theo đường bộ dọc kênh Trạm, hạm đội thì thẳng đường kênh đánh vỗ mặt đồn quân Việt.
Do trinh sát kém,và sự rậm rạp của khu rừng cho nên quân Pháp chưa thể tìm được vị trí chính xác đồn quân Việt ở đâu, thình lình đồn xuất hiện ở trước mặt chỉ cách 400 thước, ngay một khúc ngoặt của con kênh Trạm, sự xuất hiện của đồn làm bất ngờ quân Pháp, Thiếu sinh quân cũng bất ngờ không kém, bởi vì đội quân này chũng không phải một đội quân chính quy, an bài và tổ chức vẫn rất kém, do chỉ huy cao nhất cũng chỉ là quan tuyên giáo, không hiểu biết mấy, không thể so sánh được với đội quân chính quy của Hồng Đĩnh, thiếu hụt trinh sát, khi giặc bất ngờ xuất hiện quân Thiếu Sinh Quân mới vội vã làm ra những hành động chuẩn bị chiến đấu.
Quân Pháp nổ một phát đại bác vào đồn, ngay lập tức đồ Trường chỉ huy pháo thủ bắt liền ba phát đạn đáp trả, một rớt lên thuyền, làm bị thương một lính Pháp, một giết chết Bourdais. Tức thì đồng loạt đại bác trên các chiến hạm của Pháp dồn dập nổ súng cày nát đại đồn.
Nếu như trong lịch sử thì giờ phút này trong đồn đã nhốn nháo, binh sĩ hoang mang bỏ chạy tứ tán, thì giờ đây đội Cận Vệ Đỏ, những người đeo băng tay màu đỏ không hề như vậy, họ nghiến răng chịu đựng đạn pháo, tìm chỗ chú ẩn, trong tay nắm chặt vũ khí, súng đạn đã sẵn sàng, mấy chục khẩu hỏa mai đã sẵn sàng nổ súng giáng cho địch một đòn đau.
Trung tá hải quân Desvaux lên nắm quyền chỉ huy hạm đội tiên phong thay cho trung tá Bourdais bị giết chết bởi đại bác quân Việt bắt đầu thét lệch cho binh lính đổ bộ tấn công đồn.
Quân Pháp đổ bộ tiến lên rất rầm rộ, bởi họ cảm nhận được sự im lặng chết chóc phía trong đồn, đoán chừng quân Việt đã rút lui, bởi vậy ngông nghênh tiến vào đồn.
Thình lình một loạt súng nổ vang, gần chục lính Pháp ngã xuống trong vũng máu, quân Pháp rối loạn, chĩa súng bắn loạn vào đồn nhưng không hề thấy cái bóng quân Việt.
Giật mình trước sự chống cự của quân Việt, Desvaux nhanh chóng điều chỉnh chiến thuật, tiếp tục dùng pháo bắn thẳng vào đồn, kìm chân quân Việt, đồng thời đổ bộ thêm 2 chiếc xà lúp gần 50 tên binh lính người Hoa lên bờ, rất rõ ràng, quân Pháp muốn dùng lính Hoa kiều tiến lên mở đường đánh tiên phong, nhằm làm giảm thương vong của người Pháp.
Chỉ huy quân đội người Hoa là Lí Diệc Phàm rất bất đắc dĩ nhưng cũng chỉ có thể chấp hành quân lệnh, bởi hắn rất hiểu rõ tình thế của người Hoa lúc này ở miền Nam.
Lính Hoa kiều lên bờ liền lập tức gào thét ngao ngao tiến công vào đồn.
Thời gian cho quân Pháp điều chỉnh chiến thuật, Thiếu Sinh quân đã lại một lần nữa tổ chức lại đội hình, súng đạn đã lên nòng, điều này cũng phải cảm ơn Quản Tu, khi rút về phía sau đã để lại toàn bộ 30 khẩu súng hỏa mai cho đồ Trường, bởi vậy hỏa lực tầm xa mới đạt được ưu thế tương đối, không đến mức bị quân Pháp đè lên đầu bắn.
Lần này lính Hoa kiểu tiến lên không hề giống lính Pháp, vô cùng hung hãn, sau hai loạt đạn, gần 20 tên giặc ngã xuống nhưng lính Hoa vẫn không sợ chết tiến lên, phía sau là quân Pháp cũng lập đội hình đối bắn yểm trợ.
Khi tiến qua hàng rào phòng thủ thì chờ đợi quân giặc là hơn mười quả lựu đạn nổ vang, tiếng lựu đạn làm giật mình rất nhiều người. Quân giặc bị lựu đạn nổ cho bung bét đội hình, tiếng la hét, gào khóc rung trời. Quân Pháp bị chững lại trong giây lát, chớp thời cơ, Thiếu Sinh quân nhanh chóng nạp đạn và thêm một vòng bắn nữa, lần này thì chính chỉ huy quân Pháp cũng phải giật mình rồi, hỏa lực quân Việt trong đồn và sức kháng cự cũng quá đỗi mạnh mẽ đi. Sức chiến đấu như vậy, trong suy nghĩ của Desvaux thì chỉ có thể là đội quân thần bí trong đại đồn Chí Hòa mới có thể làm được, không lẽ quân trong đại đồn Chí Hòa đã kéo đến đây tiếp viện?
Như thế chính là tình thế xấu, bởi vì điều đó nói lên rằng cuộc tấn công của Cụm Quân Trung tâm đã bị thất bại.
Mượn nhờ lính Hoa làm khiên thịt, sau khi lính Hoa chết gần hết Quân Pháp đã tiến vào đồn, đầu tiên là một loạt đạn ầm ầm nổ, găm tứ tung vào khắp nơi trong đồn, tuy rằng thương vong do nó gây ra là không lớn, bởi vì quân Việt đã ẩm nấp sau các công sự, thế nhưng quân Pháp với độ hình luân phiên đối bắn đã khiến quân Việt không ngóc đầu lên được.
Gần 50 lính Pháp xung phong ở phía chính diện trung tâm đồn, đồ Trường cũng không chịu lép vế, lệnh cho Thiếu Sinh quân xung phong đánh giáp lá cà.
Sau công sự, Đồ Thiêm nắm chắc cây trảm mã đao, vụt ra khỏi công sự, hét to:
- Vì tổ quốc, vì nhân dân, Kỉ Vương vạn tuế, xung phong.
Đáp lại là tiếng hét Vạn Tuế như rời non lấp biển, Quân Việt từ các chỗ ẩn nấp, công sự bắt đầu liều chết phản công.
Khoảng cách quá gần đến nỗi rất ít quân Pháp có thể bắn được một phát đạn,cứ thế 2 bên quấn vào nhau chém giết.
Cây trảm mã đao của đồ Thiêm vung lên theo quỹ tích một vầng trăng lớn, bổ mạnh vào một tên giặc Pháp, tên này vì thân hình quá lớn cho nên lưỡi đao không thể cắt hắn thành hai nửa được, ngược lại bị giắt lại, không kịp nghĩ nhiều đồ Thiêm buông tay vứt bỏ cây đao chồm lên ôm lấy một tên giặc, cắn mạnh vào cổ hắn, giứt lên một khối thịt lớn kèm theo một lòng máu phun lên thành dòng cao đến một thước, hình ảnh tàn bạo này khiến cho mọi người run sợ.
Quân Pháp cũng không yếu kém, tỏ ra mình là một đội quân nhà nghề, nhanh chóng lập đội hình ứng đối, hai bên lao vào chém giết cuồng dã.
Một tên lính Pháp điên cuồng lao lên, rất thuần thục găm mạnh lưỡi lê vào lồng ngực tên lính Việt trẻ, lưỡi lê đâm mạnh đến mức đâm xuyên người.
Trên mặt tên lính Pháp hiện lên vẻ thỏa mãn, thế nhưng chỉ một giây sau hắn bốc mắt trợn trừng vẻ mặt không thể tin được, đối phương dùng toàn bộ chút sức lực cuối cùng còn sót lại, ném mạnh lưỡi đao về phía tên lính Pháp trong ánh mắt khó tin của giặc, lưỡi đao lực đạo không lớn lắm, nhưng lại thần kì chính xác cắm vào yết hầu của tên giặc Pháp, vừa đủ mở ra một cái động nhỏ ở yết hầu.
Tên giặc Pháp hoang mang hoảng sợ đến tột độ, vội vàng vứt bỏ khẩu súng lấy hai tay che lại yết hầu, thế nhưng dòng dòng máu đỏ tươi không ngừng phun ra, mang theo từng tia sinh mạng của hắn, ánh mắt bỗng chốc dại ra. Thế nhưng trước khi chết hắn bỗng nhìn thấy nụ cười của đối phương, nụ cười vô cùng khủng bố, thỏa mãn khi được đồng quy vô tận với kẻ thù.
Khắp nơi chém giết ác liệt, trong đồn trở thành một nồi cháo hỗn độn máu tanh.
Từ trên thuyền Desvaux nhìn cảnh tượng đó khiếp sợ, thế nhưng cũng vô cùng hưng phấn, bởi vì hắn biết mình đã đụng phải đội quân hàng hiệu rồi, đánh nhau với quân triều đình hễ cứ đụng vào là tan làm hắn không hề thỏa mãn, mong muốn của hắn vẫn là được đụng độ với đội quân ở đại đồn Chí Hòa, thế nhưng bị điều đi đánh Định Tường, làm hắn vô cùng bực tức. Giờ thì hay rồi, hắn đã được thỏa mãn.
Desvaux hưng phấn điều binh khiển tướng mệnh lệnh cho tên Lí Diệc Phàm mang theo lính Hoa đổ bộ lên bờ, với mệnh lệnh, không cần biết là tổn thất bao nhiêu, bắt buộc phải toàn diệt đội quân đeo băng tay đỏ này.
Nhìn tình hình chiến đấu trong đồn, Lí Diệc Phàm nuốt một ngụm nước miếng, hắn thật sự có phần hoang mang, đồng thời hối hận, biết rằng quân Việt thế và lực mạnh như này thì trước đây đã không đảo ngũ sang phía quân Pháp, nhưng giờ có hối hận thì cũng đã muộn.
Mấy trăm tến giặc dưới sự chỉ huy của Lí Diệc Phàm ào ào lên bờ, tham gia vào cuộc hỗn chiến,
Tình hình bỗng chốc thay đổi theo hướng bất lợi cho Hồng Vệ Binh. Mà rõ ràng là trận chiến này ngay từ đầu Hồng Vệ Binh chẳng hề có chút lợi thế nào cả. Từ đầu trận đánh đến giờ bất quá chỉ nửa canh giờ, thế nhưng đồ Trường gần như đã tung vào trận toàn bộ lực lượng của mình, hơn 400 người đánh ngang tay với gần 300 quân Pháp, sau khi bỏ ra thương vong hơn một nửa thì đã cùng với quân Pháp xoắn lại với nhau. Người Pháp cũng mất hơn trăm người. Rõ ràng là bất kể thể lực binh lính hay là trang bị thì quân Pháp cũng đều vượt trội hơn, cho nên đây là điều hiển nhiên khi với quân số ít hơn mà giặc Pháp vẫn dần dần lấn ép quân Việt.
Khi mấy trăm lính Hoa tràn lên thì đồ Trường mày đã nhăn lại.
Trên người đồ Trường vết máu đã loang lổ trên khắp bộ trang phục, đó là máu của cả kẻ địch lẫn của chính mình.
Đồ Hiển cố chém chết một tên giặc, tiến sát về phía đồ Trường.
Lớp trưởng, anh em sắp không trụ nổi nữa, thương vong lớn quá rồi.
Đồ Trường sau khi chém chết một tên giặc Pháp cao to, chống cây đao xuống đất, thở phì phò người gần như thoát lực,
Thế nhưng ánh mắt vẫn kiên định, nhìn sang bên đồ Hiển nói:
Ngươi sợ chết không?
Câu hỏi làm kích thích hung tính của đồ Hiển liền gào lên.
- Sợ cái chim, Lớp trưởng chết người cùng lắm để lại cái sẹo bằng cái bát, mười tám năm sau bố lại thành hảo hán,
- lớp trưởng viện binh tại sao lại không tới theo kế hoạch, có phải bọn họ định bỏ mặc chúng ta hay không. Lũ quân triều đình chó má, đúng là không thể tin tưởng vào bọn chúng mà.
Nghe thấy thế đồ Trường quát lớn.
- Câm miệng, chiến đấu và chết cho quê hương là nhiệm vụ thiêng liêng, dù có chết thì có làm sao chứ, không phải ngay từ đầu tất cả mọi người đã thề chiến đấu đến giọt máu cuối cùng sao.
- Đúng vậy!.
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1. Cô Gái Ngốc, Tôi Yêu Em
2. Ngài Ảnh Đế Đang Hot Và Cậu Nghệ Sĩ Hết Thời
3. Kẹo Sữa Bò
4. Đối Tượng Kết Hôn Của Tôi Lắm Mưu Nhiều Kế
=====================================
Đồ Hiển đáp lại, nói rồi lại bắt đầu lao vào chém giết.
Quản Tu bỏ mặc Hồng Vệ Binh không mang viện binh đến phải không, đương nhiên là không phải.
Vì sợ quân giặc phát hiện cho lên lùi về phía sau hơi xa một chút, khi thấy đôi bên đã bắt đầu xoắn lại chém giết thì Quản Tu đã ra lệnh tiến công rồi, thế nhưng người tình không bằng trời tính.
Lính Hoa ào lên theo hướng chính diện cùng quân Pháp đánh ép quân Việt, vốn dĩ đang quấn vào nhau hỗn chiến, bất ngờ địch được tăng viện binh khiến cho Hồng Vệ Binh chiến đấu vô cùng cật lực.
Một đội lính Pháp khác do chính Desvaux chỉ huy tấn công theo hai bên cánh bao vây đồn từ phía sau, hòng toàn chặn đường lui của quân Việt và tiêu diệt hoàn toàn đội quân này.
Oan gia ngõ hẹp, Quản Tu liền gặp đội quân này, rồi bất ngờ lâm vào hỗn chiến, không thể dứt ra được.
Kế hoạch của Quản Tu rất hoàn hảo, thế nhưng điểm yếu của nó là nếu hai bên không thể hô ứng cho nhau thì có nghĩa là bị chia cắt ra thành hai phần chiến đấu đơn lẻ, bị tiêu diệt từng bộ phận.
Và người Pháp đã thành công, Quân Việt đã bị bao vây, thế nhưng họ không hề run sợ, quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, càng nhiều người liều chết đổi mạng với quân thù.