*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
“Nếu cô là ma quỷ, tôi chính là tử thần.”
Antonia ngẩng đầu, nhìn Nikola không chớp mắt.
Rượu đỏ thấm ướt cổ áo sơ mi thiếu niên, chiếc áo trắng ngần loang màu đỏ nhạt.
Hết thảy tĩnh lặng.
Tia sáng mềm mại vây quanh họ, nhịp tim đập thình thịch vô cùng rõ ràng.
Antonia mỉm cười.
Cô chầm chậm lại gần Nikola, đột nhiên vươn tay lau giọt rượu đỏ trên cằm anh, thuận thế hỏi: “Anh đang an ủi tôi?”
Khuôn mặt thiếu niên trắng nõn, trên trán và ngực đều nhớp nhúa rượu. Anh lẳng lặng đứng yên, vóc dáng thon gầy tựa thủy tinh mong manh dễ vỡ, khá hợp thẩm mỹ của cô.
Đáng tiếc Nikola nắm cổ tay Antonia, từ chối diễn trò.
“Cô cần an ủi?” Thiếu niên hỏi.
“Không cần.” Antonia hừ mạnh.
Cô giật cổ tay, lại không thoát khỏi tay anh.
“Thôi được rồi.” Nikola mỉm cười, buông tay cô ra, “Coi như đang an ủi tôi.”
Antonia xoa cổ tay, lạnh lùng trừng anh.
Nikola lùi về sau hai bước, nhẹ nhàng nâng niu một quả cầu lửa, nhìn nó trượt dọc theo cánh tay, “Dù sao một mình ở thế giới này… có phần cô đơn.”
“Sống ở thế giới nào cũng có vô số người ghét tôi.” Anh mỉm cười bổ sung.
Antonia khoát tay trước ngực, đánh giá Nikola, “Ngài Tesla, xin thứ cho tôi mạo phạm, anh không có bạn ở thế giới của anh?”
Nikola phì cười, giống như nhớ tới gì đó, “Không có.”
Ở thế giới này, Nikola vẫn còn trẻ, không ai quan tâm vấn đề tình cảm của anh. Nhưng rất lâu trước kia, khi đó Nikola đã nổi danh, vô số phóng viên từng hỏi anh, anh chỉ trả lời một lần duy nhất.
Bởi vì vị phóng viên đó hỏi rất khéo.
“Ngài Tesla, theo ngài, người mang khí chất nghệ thuật có nên kết hôn không?” Phóng viên hỏi.
Lúc ấy Nikola mỉm cười đáp: “Đối với nghệ thuật gia, tôi thấy nên; Đối với nhạc sĩ, tôi thấy nên; Đối với một tác giả, tôi thấy cũng có thể.”
Phóng viên mỉm cười nhìn anh, tiếp tục nghe anh nói.
“…Đối với một nhà khoa học, tôi thấy không nên.” (*)
Antonia ngẩn ra, bất giác nói: “Xin lỗi.”
Nikola mỉm cười, “Không cần xin lỗi, cô còn trẻ.”
“Lúc tôi chết đã được ba mươi bảy tuổi.” Antonia nhướng mày.
“Tôi biết.” Nikola mỉm cười, “Đối với tôi, cô vẫn chỉ là một cô bé.”
Antonia im lặng.
Có người sống ở thế kỷ tương lai, biết hết thảy cuộc đời Antonia, cô lại hoàn toàn không biết gì về đối phương. Cảm giác này thực sự không dễ chịu.
Antonia xoay người, tựa lưng vào ngăn tủ hỏi: “Vừa rồi anh hỏi tôi, hiện tại tới lượt tôi hỏi anh. Vì sao anh muốn tới đây?”
“Vì sao tôi không thể tới đây?” Nikola chớp mắt, “Thân phận cơ thể này đã chết. Ở thời đại này, nền khoa học nước Pháp phát triển nhất.”
“Nhưng nơi này sẽ nhanh chóng chìm trong hỗn loạn. Từ dân chúng tới quân đội, đâu đâu cũng là địch.”
“Sẽ không. Chẳng phải có cô ở đây sao?”
“Tôi?” Antonia mỉm cười, “Anh tin tưởng tôi sẽ thay đổi hết thảy?”
“Tôi tin cô.” Nikola gật đầu, thản nhiên đối diện ánh mắt trào phúng của cô.
Hai người nhìn nhau hồi lâu, anh nhún vai, “Được rồi, lui một bước mà nói, cho dù lịch sử tái diễn, đến lúc đó tôi cũng có năng lực cứu cô thoát khỏi Paris.”
Antonia mím môi.
Cách Mạng bùng nổ, cô từng ý đồ dẫn Louis và các con thoát khỏi Paris. Khi đó người giúp đỡ cô là người khác… Hiện tại người ấy chưa tới Pháp, chưa xuất hiện trong cuộc đời cô.
Antonia im lặng hồi lâu, thản nhiên mỉm cười, “Hy vọng anh không hối hận.”
Cô xoay người rời đi, đẩy cửa bước vào bóng tối.
Ánh sáng ấm áp biến mất, trong đêm tối, cô chỉ loáng thoáng thấy ánh sáng từ Versailles hắt ra. Gió đêm phớt qua hai má, cảm giác man mát.
Có lẽ là giọt rượu nho.
...
Cuối hè, ánh nắng Paris chói chang.
Sáng hôm đó, giáo đường Saint Germain vọng tiếng hát Hallelu Yah [1]. Dưới bóng cây, mọi người mặc lễ phục đen nối đuôi nhau đi ra. Người đàn ông trẻ tuổi, mép tóc ít ỏi bước ra sau cùng. Bộ quân phục màu đen khiến anh ta không giống người thường.
Anh ta đứng trước ngã tư, quay đầu nhìn giáo đường, cúi đầu vẽ hình chữ thập.
Chỉ mong ở trên thiên đường, ngài vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu vật lý.
Nole thọ bảy mươi tuổi, chết tại nhà. Ông chết rất bình yên, quan tài của ông được chôn trong giáo đường. Là một người đam mê nghiên cứu tĩnh điện, cuộc sống của ông vô cùng viên mãn.
Đang lúc anh ta định đội mũ tam giác lên, người trẻ tuổi bên cạnh nói: “Ngài Nole, mong ngài an giấc ngàn thu.”
Người đàn ông quay đầu, phát hiện đó là thiếu niên có mái tóc xoăn màu đen, thoạt nhìn không giống người Pháp.
Thiếu niên cũng thấy anh ta, lập tức mỉm cười.
“Alessandro Volta [2].” Thiếu niên lại gần, “Ngài cũng nghiên cứu vật lý sao?”
Người đàn ông đánh giá Volta, bắt tay với anh ấy, “Charles de Coulomb [3]. Tôi làm việc trong quân đội, hiện tại đang nghiên cứu công trình cơ học và tĩnh cơ học.”
Volta gật đầu, nhiệt tình hỏi: “Tôi là người Italy, có niềm đam mê với điện học. Ngài Nole từng chỉ dạy tôi rất nhiều kiến thức quý giá, ngài ấy là người tốt. Ngài biết không? Năm ngoái ngài ấy từng nhận xét bài luận văn đầu tiên của tôi!”
“Tốt quá.” Coulomb gật đầu, bình tĩnh đeo găng tay.
Volta như được cổ vũ, “Cảm ơn ngài! Tôi tới Paris tham gia lễ tang của ngài ấy, đương nhiên cũng muốn thăm thú, học tập những người đi trước… Hiện tại tôi đang nghiên cứu bản tích điện. Ngài biết nó không? Sau khi ma sát tĩnh điện, đặt nhựa cây lên đó, khi ngắt điện…”
“Xin lỗi, tôi phải về.” Coulomb ngắt lời, đè mũ gật đầu, “Nếu may mắn, có lẽ chúng ta sẽ gặp lại nhau ở salon khoa học. Tạm biệt.”
Dứt lời, anh ta xoay người rời đi.
“Vâng…” Volta thất thần, đứng tại chỗ hồi lâu.
“Người Pháp thật lạnh lùng.” Anh ấy thở dài, “Không giống người Italy chúng ta, không bao giờ bỏ mặc một người nhiệt tình… À, không, có lẽ ngài ấy làm việc trong quân đội. Đúng rồi, quân hàm của ngài ấy là gì?”
Anh ấy hỏi nam hầu bên cạnh.
“…Hình như là thiếu tướng?” Nam hầu cố gắng nhớ lại quân hàm của người đàn ông.
“Ồ, giỏi quá.” Volta than, “Nói không chừng tương lai thật sự gặp lại. Chỉ mong không phải trên chiến trường, nếu không vừa nhìn thấy anh ta, tôi đã bị dọa nằm úp sấp.”
Anh ấy lên xe ngựa, quay về khách sạn trên phố Fudison. Xe ngựa vừa dừng lại, đứa bé phát báo ngó đông ngó tây trên bậc thang vội chạy xuống, quơ tờ báo trong tay, “Ngài Volta! Cháu được được ‘Rheinische Zeitung’ hôm nay cho ngài đây ạ!”
“Cảm ơn cậu bé dũng cảm của ta!” Volta mỉm cười xoa đầu cậu bé, cho cậu ta mười xu bạc, “Nhờ cháu ngày mai cũng mua giúp ta.”
“Không thành vấn đề!” Đứa bé phát bao kiêu ngạo ưỡn lưng, “Đúng rồi, trước bậc thềm có bức thư gửi cho ngài, cháu lấy cho ngài luôn rồi ạ.”
“Được rồi, cảm ơn cháu.” Volta tiện tay nhận bức thư, chăm chú đọc tờ báo.
Đây là niềm vui mới anh ấy phát hiện khi tới Pháp – Không ngờ một tờ báo lại có tiểu thuyết còn tiếp! Khi đó Volta ngồi trong quán coffe, nghe mọi người bàn luận tình tiết, tò mò mua hai tờ đọc thử, sau đó vung tiền quyết tâm sưu tầm bằng được.
Đọc câu chuyện của Werther đa tình, nhiệt liệt, anh ấy cảm giác như mình cũng trở thành nhân vật chính. Nói ra có chút xấu hổ, nhưng anh ấy thường hay nhập tâm.
Quan trọng hơn cả, tất cả mọi người đều đọc câu chuyện này. Khác với các salon văn học trước, mọi người đánh giá chất lượng câu chuyện như thế nào, cùng các đồng nghiệp phân tích câu chữ, đánh cược Werther sẽ giải quyết vấn đề ra sao.
Giống như cuộc sống trong tiểu thuyết hòa làm một với họ.
Volta cho rằng, để đọc xong câu chuyện này, anh ấy có thể rời Paris muộn hơn chút.
...
Cùng lúc đó, Coulomb quay về phòng nghiên cứu của mình. Dựa theo thói quen hàng ngày, anh ta mở hộp thư, phát hiện bên trong có một bức thư, bên trên đóng dấu chuyên dụng của Vương thất Pháp.
Thư của Vương thất? Coulomb nhíu mày, cẩn thận tự hỏi nghiên cứu dạo gần đây của bản thân. Anh ta xuất thân học viện quân sự Paris, mấy năm qua chỉ tập trung chiến đấu, chưa từng tiếp xúc với Vương thất.
Coulomb tự hỏi một lúc, bóc thư ra.
Không ngờ lại là thư của Thái Tử phi.
“Ngài Coulomb thân mến, ta chân thành mời ngài tham gia salon nghiên cứu vật lý của cung điện Versailles. Ta tin chắc ngài sẽ hứng thú với đề tài thảo luận tại salon.”
...
Hai ngày sau, một bức thư được gửi tới trang viên Fourvière, Lyon. Ở đây trồng rừng anh đào mênh mông vô tận, hiện tại đang giữa trưa, bên ngoài hầu như không có ai.
Người đưa thư lái xe bò dạo quanh rừng anh đào một lúc mới gặp được một người.
Cậu nhóc nọ ngồi xổm bên gốc cây anh đào, không biết đang làm gì.
Người đưa thư lại gần, “Có thư gửi cho ngài Ampère!”
“A… Vâng. Cẩn thận, ở đây nhiều kiến lắm.”
Cậu nhóc nhét thư vào túi áo, không thèm ngẩng đầu, hô: “Papa, có thư!”
Không ai đáp lại.
“Papa! Papa có thư!”
“Papa!”
“…” Cậu nhóc bất đắc dĩ buông gậy gỗ, tạm thời tha đàn kiến bị cậu hành hạ, mở thư ra.
“Sao thế? Con gọi bố?” Lúc này giọng phụ thân từ xa truyền đến.
Nhưng cậu nhóc lại ngây ngẩn nhìn bức thư, “Hả?”
Tên người nhận là André-Marie Ampère [4], không phải tên phụ thân.
Cậu nhóc khó hiểu, “Thư từ Paris… gửi cho mình?”
...
Lúc này, cách cung điện Versailles mấy trăm dặm Anh, Nikola ném dụng cụ sang một bên, cầm quyển sách ra ngoài, nằm dưới bóng cây râm mát sưởi nắng.
Anh nhẹ nhàng mở quyển sách ra.
Bên trên viết một loạt tên: Charles-Augustin de Coulomb, Alessandro Volta, André-Marie Ampère…
“Hầy.” Nikola đặt sách lên mặt, nằm ngả xuống.
Đúng là tinh anh trong tinh anh.
Sinh sớm cũng là một loại may mắn, có thể gặp những người tạo ra nền móng khai sáng.
Ánh dương ấm áp chiếu xuống, khiến người ta càng thêm buồn ngủ.
“…Nếu tên của mình cũng là đơn vị tính toán thì tốt.”
______
Lời tác giả:
Cho nhóc Ampère xuất hiện sớm mười năm, để cậu ấy được tham gia buổi tiệc náo nhiệt.
Có bạn hỏi quả cầu lửa là cái gì, tôi chỉ có thể nói… Nhân loại vẫn luôn muốn biết nó là gì, nhưng đến bây giờ chưa ai nghiên cứu ra orz.
______
Một số bình luận của cư dân mạng Trung:
– Boss à, tên của ngài cũng là đơn vị đấy ạ ~
– Không dám nhớ lại môn vật lý thời trung học.
– Đáng sợ quá, bị khoa học chi phối.
______
[1] Hallelu Yah (khúc 2:00):
[2] Alessandro Volta: Bá tước Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta (18 tháng 2 năm 1745 – 5 tháng 5 năm 1827) là một nhà vật lý người Ý. Ông là người đã có công phát minh ra pin điện và tên của ông được đặt theo đơn vị điện thế volt (ký hiệu V).
Alessandro Volta, từ nhỏ đã say mê khoa học tự nhiên, năm 29 tuổi ông đã trở thành giảng viên vật lý cho một trường trung học ở quê hương ông cho đến năm 1779.
1774: Ông trở thành giáo sư vật lý tại trường Khoa học hoàng gia ở Cosmo và trong những năm tiếp theo ông phát minh ra Electrophorus: thiết bị tạo ra dòng điện nhờ ma sát giữa đĩa và một bản kim loại.
1776-1777: Ông tập trung nghiên cứu hoá học, nghiên cứu dòng điện trong chất khí và lập những thí nghiệm như sự phóng điện trong bình kín.
1779: Ông trở thành giáo sư khoa vật lý trường đại học Pavia trong suốt 25 năm.
1800: Volta phát minh pin điện hoá (pin Volta), cha đẻ của pin hoá học hiện đại, tạo ra dòng điện ổn định.
Năm 1823, cái chết đau đớn của một đứa con đã gây cho ông xúc động quá mạnh khiến những ngày còn lại của ông trên cõi đời càng rút ngắn hơn. Vào ngày 5/03/1827, một ngôi sao sáng trên thế giới khoa học đã tắt lịm. Thiên tài Volta ra đi đã để lại cho thế hệ sau một hướng đi mới, để thay đổi sâu rộng cả một thế giới mà ông không bao giờ ngờ tới cũng như không bao giờ có thể được chứng kiến.
1
2
[3] Charles-Augustin de Coulomb:
Coulomb là kĩ sư và là nhà vật lý người Pháp, nổi tiếng trong lĩnh vực điện trường và từ trường. Sau khi giải quyết các vấn đề liên quan đến ma sát và lực xoắn, ông đã bắt đầu yêu thích nghiên cứu bộ môn khoa học này. Các đơn vị điện tích đã được đặt theo tên của ông – Coulomb.
Vào năm 1777, Coulomb đã khám phá ra sự cân bằng lực xoắn, được ông sử dụng để đo lực hút và đẩy giữa các dòng điện và các cực của nam châm. Từ những kết quả thu được, ông đã đưa ra “Định luật Coulomb (Định luật Cu-lông)” về lực tĩnh điện. Định luật phát biểu rằng: “Lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương nằm trên một đường thẳng nối hai tích điểm, có chiều là chiều của lực hút nếu hai điện tích điểm cùng dấu và đẩy nếu hai điện tích điểm trái dấu, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích các điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng”.
Lực tĩnh điện, do đó, được đặt tên là lực Coulomb. Cống hiến này của Coulomb đã đặt nền tảng quan trọng cho việc phát triển nghiên cứu về điện và từ tính.
Định luật Cu – lông:
[4] André-Marie Ampère: Ampère, André Marie là nhà toán học và vật lý người Pháp. Ông là người đã phát hiện ra hiện tượng vô cùng quan trọng trong lĩnh vực điện. Đó là: Hai dòng điện đặt song song, cùng hướng thì sẽ hút nhau, còn hai dòng điện song song ngược hướng sẽ đẩy nhau.
Thí nghiệm để dẫn tới kết luận trên được thực hiện từ năm 1820 đến năm 1825. Từ đó, Ampere đã đưa ra “Định luật Ampe”, xác định lực từ trường cảm ứng lên đoạn dây dẫn khi có dòng điện chạy qua, cho thấy mọi dòng điện đều sinh ra quanh nó một từ trường. Định luật này chính là cơ sở để chế tạo động cơ điện, ứng dụng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của nhân loại.
Ampe kế: