Tạm Biệt Versailles

Chương 68:




Năm 1775, nước Pháp xuất hiện cảnh tượng kỳ lạ. Louis XVII đăng cơ ở cung điện Versailles, đồng thời một Nữ Vương cũng bước lên ngai vàng. Hai người họ không phải vợ chồng.
Không chỉ vậy, họ còn là kẻ thù. Một người ở Versailles, một người ở Paris.
Cung điện Versailles, mọi người vội vàng đi qua đi lại.
||||| Truyện đề cử: Tinh Thần Châu |||||
“Điều binh! Mau điều binh!” Louis XVII nào còn dáng vẻ tao nhã của bá tước Provence, rống giận với các đại thần: “Paris… Paris dám phản loạn! Giết sạch những kẻ phản loạn cho ta!”
Louis XVII ngồi xuống sofa, tức giận thở dốc: “Người Paris đã sớm quên ai giúp chúng được như ngày hôm nay… Quả nhiên cho thủ đô quyền tự chủ sẽ gây ra mối họa.”
Quân chủ không ở Paris, thành phố bành trướng quá mức rất khó quản lý.
Từ thời Louis XIV, Quốc Vương đã tuyên bố các pháp lệnh hạn chế Paris bành trướng. Ví dụ như cưỡng chế khu vực tường thành, cấm Paris xây dựng phòng ốc mới. Nếu muốn xây mới, vậy phải dùng vật liệu xây dựng đắt đỏ nhất, áp dụng các tiêu chuẩn công trình thi công phức tạp.
Nhưng Paris vẫn luôn phát triển.
Không chỉ về mặt vật lý.
Thời điểm không ai phát hiện, nó dần thoát khỏi sự kiểm soát của Versailles. Ví dụ như năm năm trước “Rheinische Zeitung” bị cấm, không một ai nghĩ rằng “Nỗi đau của chàng Werther” sẽ trở thành mồi lửa xung đột giữa những người ủng hộ và giáo hội. Mọi người nhận thức được rằng, giáo hội muốn dùng quyền lực can thiệp tư tưởng nhân dân.
Tòa soạn báo chính gốc vườn không nhà trống, nhưng báo từ các xưởng in ấn trôi nổi tiếp tục bán ở đầu đường góc phố Paris. Thậm chí đây là cơ hội giúp sách chính trị được xuất bản. Trước khi Louis XVI qua đời, lượng sách xuất bản đạt mức năm mươi ba cuốn mỗi tuần.
Mười mấy năm trước thủ đô đã trở thành cái gai trong mắt Quốc Vương. Khoảnh khắc thành phố đóng cửa, xua đuổi sứ giá Versailles, tầng che giấu cuối cùng cũng lộ ra.
Chạng vàng cùng ngày, biên tập viên “Rheinische Zeitung” mở hộp thư, ngây người nhìn đủ mọi bài viết bên trong.
Chắt lọc xong, các biên tập viên mỉm cười nhìn nhau.
“Để người dân quyết định đi.”
Ngày hôm sau, ngoại trừ những tin tức chính quan trọng, “Rheinische Zeitung” viết thêm hai trang báo.
Ở trang báo thứ nhất, biên tập viên ghi chú đây là thư từ Versailles.
“Tuy tòa soạn không đồng ý với ý kiến của bọn họ, nhưng chúng tôi muốn người dân Paris biết, chúng ta đang uy hiếp quyền lợi bọn họ. Lo lắng bọn họ sẽ làm liều, chúng tôi quyết định đăng bài viết này.”
Phong thư kịch liệt chỉ trích: “Bất cứ ai phản đối Quốc Vương đều là quân phản loạn! Quốc Vương là quân chủ Thượng Đế chọn, là quyền uy cao nhất nước Pháp. Phản bội Quốc Vương chính là phản bội Pháp, phản bội Thượng Đế. Tất cả những kẻ phản loạn sẽ phải xuống địa ngục.”
“Các ngươi sẽ chọn theo ả đàn bà dị quốc, hay lựa chọn Louis XVII được Thượng Đế chỉ định làm Quốc Vương Pháp?”
“Nhớ kỹ, cho dù là thủ đô, Paris cũng không may mắn thoát nạn. Quân đội sẽ nhanh chóng dẹp yên bạo loạn. Máu tươi của quân phản loạn sẽ tinh lọc dòng nước Thánh Paris.”
Ở trang báo còn lại, Nữ Vương ủy quyền ra lệnh: “Về việc cải cách thu thuế.”
“Nước Pháp có hơn hai ngàn sáu trăm vạn người, đẳng cấp thứ nhất và thứ hai gồm giáo sĩ, quý tộc chiếm chưa đến một phần ba, lại nắm giữ tiền tài và lãnh địa rộng lớn. Bọn họ thừa kế tiền tài tổ tiên đánh cướp mà có, hưởng thụ đặc quyền miễn thuế, dùng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân sống cuộc sống xa hoa lãng phí. Louis XVI và ta cho rằng điều này không chính nghĩa.”
“Versailles không phải trung tâm Pháp, càng không phải toàn bộ Pháp. Chúng ta từng viếng thăm mọi ngóc ngách quốc gia, muốn nghe lời nói của nhân dân, nhưng họ không bao giờ lên tiếng. Nhân dân từng không thể lên tiếng, phải dựa vào người khác… Nhưng hiện tại, lời nói của họ trở thành một phần không thể thiếu của đất nước.”
“Tội ác xảy ra ngay trước mắt, hung ác vĩnh viễn không thể ngăn cản quyết tâm của chúng ta. Ta sẽ hủy bỏ lệnh miễn trừ thuế của quý tộc và giáo sĩ. Trước mặt pháp luật Pháp, mỗi người đều ngang hàng.”
Giống vô số tờ báo khác, tờ báo này nhanh chóng truyền khắp Paris.
Theo sau là các cuốn sách chính trị: “Ai cho phép quý tộc và giáo sĩ giẫm lên người chúng ta? Thượng Đế chỉ thị chúng ta nuôi họ bao giờ?”
“Địa vị của họ do họ đoạt lấy, không phải Thượng Đế ban cho. Bọn họ là sâu mọt nước Pháp!”
Người dân Paris vốn say mê thảo luận chính trị, dưới tình cảnh hỗn loạn, quần chúng xúc động lên tiếng.
Với phần lớn thường dân, từ khi cố Quốc Vương lên ngôi, bọn họ vẫn luôn chờ mong lời hứa cải cách thuế của ngài, cho đến khi chính mắt họ chứng kiến hành vi độc ác phát sinh.
Nhân tính là vậy. Khi một sự kiện diễn ra, mọi người khó phát hiện điểm bất thường, chỉ khi chung tay mới có thể phát huy sức mạnh.
Một khi ai đó nói “phải thay đổi”, bức tường vô hình trước mặt xô ngã, người ta mới phát hiện thói quen và chế độ kéo dài bao lâu nay không hợp lý. Bọn họ không thể nhẫn nại thêm.
Hy vọng dấy lên, kích thích lòng quyết tâm, không ngoài dự đoán phá tan nhịn nhục.
“Thượng Đế lựa chọn quân chủ? Thượng Đế lựa chọn Louis XVI là quân chủ! Thời khắc Thượng Đế chọn ngài ấy, chúng ta biết đã đến lúc đoạt lại quyền lực!”
Cả Paris như củi khô bén lửa, hết thảy sôi trào.
Voltaire lưu vong hải ngoại nhiều năm nhận lời mời của Nữ Vương, quay về Paris.
Hôm đó, mọi người vây quanh đón ông giống hệt khi xưa đưa tiễn nhà giả kim thuật sư. Họ giơ cao cây đuốc, chào mừng nhà tư tưởng vĩ đại. Tiếng hoan hô vọng khắp thành phố, thậm chí ngay cả những kẻ xâm lăng canh gác ngoài thành cũng nghe thấy.
Đối với người dân Paris, hầu hết bọn họ đọc tác phẩm của ông lớn lên. Thời khắc quốc gia lâm nguy, ông lựa chọn tới Paris, không phải Versailles.
Điều này khiến mọi người biết, ông về phe nhân dân.
“Bệ hạ, thần đã muốn gặp ngài từ lâu.” Ông lão tám mươi mốt tuổi được hộ tống tới cung điện Louvre, mỉm cười với Antonia.
“Hai người bạn của thần đều từng nhắc tới ngài. Một người là Nữ Hoàng bệ hạ Nga, một người hiện tại đang tham vấn cho ngài trong cung.”
“Ngài Smith?” Antonia hỏi.
Lúc trước Adam Smith rời Paris ba tháng, nói muốn thăm ông bạn già François – cũng chính là tên thật của Voltaire. Sau khi bị Pháp và Quốc Vương Phổ tỏ thái độ, nhà tư tưởng nán lại biên cảnh Verne nằm ở biên giới Pháp và Thụy Điển.
“Vâng.”
“Bệ hạ, thần có thể hiểu thuở nhỏ ngài bị Ekaterina bệ hạ ảnh hưởng.” Khuôn mặt ông in hằn nếp nhăn, đôi mắt sâu thẳm sắc bén, giống như nhìn thấu hết thảy bí mật trần gian, “Nhưng điều này không đủ để giải thích hành động cấp tiến của ngài. Xin thứ cho thần dùng từ ‘cấp tiến’ để hình dung ngài. Ngay cả Sa Hoàng bệ hạ nắm chặt quyền hành trong tay cũng không dám làm như vậy.”
“Còn nữa, thần không hiểu vì sao ngài ở lại Pháp… Xin lỗi vì đã mạo phạm, nhưng nếu ngài nhanh chóng quay về Áo, thần nghĩ cha mẹ ngài có đủ năng lực bảo vệ người Pháp không xúc phạm tới ngài, cho dù ở đây từng xảy ra chuyện gì.”
Nói tới đây, Voltaire thở dài, “Nói thật, trực giác thần mách bảo nước Pháp sắp xảy ra biến cố chưa từng có.”
Antonia im lặng nhìn ông lão râu tóc bạc trắng.
Kiếp trước ông về thăm Paris, cô từng tiếp kiến ông.
Nhưng khi đó Antonia không hứng thú triết học, tiếp kiến chỉ để làm tròn nghĩa vụ Vương Hậu. Cô không hiểu lý luận của ông, cũng như bản thân cô không biết vài năm sau Pháp sẽ thay đổi nghiêng trời lệch đất.
Hiện tại Thượng Đế và cô đang đánh cược, hết thảy mục tiêu đều theo quỹ đạo.
Ngọn lửa bắt đầu dấy từ Paris, kiếp trước cũng thế, kiếp này cũng thế.
Nếu vài năm trước có người nói ngọn lửa Cách Mạng bùng cháy, cô sẽ cảm thấy kỳ lạ.
Nhưng hiện tại… hết thảy không thể đều thành có thể.
Vì sao?
Cô từng sống ở cung điện xa hoa nhất, cũng từng ở nhà tù ẩm ướt nhất.
Cô từng ngồi xe ngựa nạm vàng xa hoa, cũng từng ngồi trên xe, bị dân chúng ném bùn và đá.
Trước khi bước lên đoạn đầu đài, cô từng hỏi vì sao.
Nếu ngọn lửa không dấy lên, cô sẽ giống vô số Vương Hậu trên đại lục này, khiêu vũ, cười đùa, ăn diện, bố thí, sinh con đẻ cái, cuối cùng làm một vị Vương Hậu xinh đẹp, tôn quý nhưng nhàm chán, cứ thế chết đi mà không biết gì về thế giới bên ngoài.
Cô vĩnh viễn không có cơ hội biết vương miện trên đầu nặng như thế nào.
Trước phút tử vong, cô tự viết cho bản thân: “Chỉ khi chìm trong bất hạnh, ta mới biết bản thân là ai.” (*)
Vương miện quá nặng.
Cô lý giải, tha thứ, ngỡ tưởng máu tươi nhiễm ướt đoạn đầu đài đã trả hết nợ.
Kiếp này cô dùng toàn lực ngăn cản bản thân gặp nguy hiểm.
Cho tới khi thiếu niên còn chưa kịp đội vương miện bị bắn, thân thể anh ấy ngả vào lòng cô.
Đứa nhỏ ấy để lại di ngôn: “Không cần báo thù cho cái chết của ta… Ta tha thứ tất cả những kẻ gây nên bất hạnh cho ta.”
Giây phút Louis chết, thứ nấn ná trong lòng Antonia là hận thù.
Đại Cách Mạng nguy hiểm không? Hỗn loạn không? Liệu cô có một lần nữa bước lên đoạn đầu đài không?
Nếu cô rời đi, thây xác Louis lạnh lẽo nằm dưới hầm mộ giáo đường, kẻ chủ mưu, hung thủ đứng sau giẫm xác anh ấy, bước lên Vương vị.
Cuộc sống phải hắc ám cỡ nào mới có thể dễ dàng tha thứ?
Antonia nhắm mắt.
Cô nói với Voltaire: “Thưa ngài, đúng là có chuyện sắp xảy ra.”
“Nhưng ngài phải biết, mặc kệ ta đứng ở đâu, nó cũng sẽ phát sinh.”
Tư tưởng lột xác sẽ không thể nghịch chuyển, thời kỳ khai sáng đã kéo dài hơn một thế kỷ. Nó tựa làn sóng cuối cùng, in hằn dấu vết lịch sử.
Louis giao nước Pháp cho cô.
Ít nhất cô có thể kéo đất nước đang hỗn loạn thoát khỏi hỏa hoạn.
Vô số người vô tội chết trong trận gió lốc.
Đúng lúc này, có người vội vàng gõ cửa, vội cúi đầu xin lỗi.
Người nọ thì thầm bên tai Antonia.
Antonia thở phào nhẹ nhõm, gật đầu với Voltaire.
“Thưa ngài, ngài biết đấy, ta đang chờ một tin tức.”
Tin tức đã đến.
Nữ Vương đứng dậy, trịnh trọng nhìn vị đại thần vừa báo tin cho cô.
“Mời ngài báo tin cho cả nước.”
“Một tháng sau Paris tổ chức hội nghị tam cấp.”
_________
Một số bình luận của cư dân mạng Trung:
– Tỷ lệ biết chữ của Paris cao vậy sao, còn đọc tác phẩm của Voltaire lớn lên?
– Cảm thấy hơi qua loa… Nước Pháp thi hành chính sách “Luật thừa kế Salic”. Phụ nữ không có quyền thừa kế gia sản. Louis XVI chết, người đầu tiên thừa kế Vương vị là con trai ông ấy. Ông ấy không có con trai thì tới lượt em trai, không có em trai thì còn có người khác. Marie rất khó thượng vị giống Ekaterina. Hầy, ngẫm lại trinh nữ xứ Gioanna [*] mà xem. Người Pháp sẽ không thừa nhận nước Pháp có Nữ Vương giống Ekaterina. Kể cả đến thế kỷ XXI, các quốc gia Châu Âu khác đều có tổng thống nữ, riêng nước Pháp vẫn chưa có  ┐(? -`)┌.
[*] Gioanna xứ Arc là một nữ anh hùng người Pháp, sinh sống trong khoảng năm 1412 – 30 tháng 5 năm 1431. Trong tiếng Pháp, tên cô thường được gọi là Jeanne d’Arc (phát âm: [ʒan daʁk], có biệt danh “Trinh nữ xứ Ooc-lê-an” (tiếng Pháp: La Pucelle d’Orléans). Cô nổi tiếng vì là một lãnh chúa, người chỉ huy quân sự và anh hùng trong các cuộc chiến đấu ở Chiến tranh Trăm Năm giữa Pháp và Anh, và đã được Giáo hội Công giáo La Mã phong thánh. Sinh ra trong một gia đình nông dân ở miền đông nước Pháp, Gioanna tuyên bố mình đã nhận được thiên khải từ Tổng lãnh thiên thần Thánh Michael, dẫn dắt cô đến trợ giúp Charles VII giải phóng nước Pháp khỏi sự thống trị của quân Anh trong giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh trăm năm. Charles VII, khi đó chưa lên ngôi, đã gửi Gioanna đến cứu viện trong Cuộc vây thành Orléans. Cuộc tấn công bị đẩy lùi chỉ sau 9 ngày, giúp Gioanna trở thành một nhân vật tinh thần quan trọng trong quân đội Pháp. Một vài chiến thắng quan trọng khác đã góp phần đưa Carôlô VII lên ngai vàng, đặt dấu ấn quan trọng trong việc củng cố sĩ khí của quân đội và mở đường cho thắng lợi sau cùng của quân Pháp trước quân Anh. Ngày 23 tháng 5 năm 1430, cô bị phe Burgundy, phe phái quý tộc Pháp thân Anh, bắt sống tại Compiègne, và bị giao cho quân Anh. Cô bị đưa ra xét xử bởi giám mục phe thân Anh, bị kết tội là phù thủy và bị thiêu sống vào ngày 30 tháng 5 năm 1431, khi mới 19 tuổi. Năm 1456, Giáo hoàng Canlíctô Tam Thế cho tra xét lại vụ án, xóa bỏ các cáo buộc chống lại cô và tuyên bố cô vô tội, sau đó phong Gioanna là một người tử vì đạo. Đến thế kỉ 16, Gioanna trở thành biểu tượng của Liên đoàn Công giáo Pháp, và đến năm 1803, cô được công nhận là một anh hùng dân tộc của nước Pháp dưới thời Napoleon Bonaparte. Cô được nhận chân phước năm 1909 và được phong thánh năm 1920. Gioanna xứ Arc là một trong chín vị Thánh bảo trợ của nước Pháp.
– Nói thật… Nữ chính không có duyên với ngai vàng Pháp. Khác với Nga, Nga có truyền thống chồng chết, vợ sẽ lên kế vị (Ekaterina I, Ekaterina II, Elizaveta I). Nữ chính muốn thượng vị, hoặc quyền lực cực lớn, hoặc được thế lực trong nước ủng hộ. Nếu cô ấy tự tiện soán vị… Không phải ai cũng có năng lực thương vị làm Quốc Vương Pháp. Nếu nữ chính muốn khống chế Pháp, cô ấy vừa phải mở hội nghị tam cấp, hoặc khởi xướng Cách Mạng… như vậy có thể được nhân dân ủng hộ. Nếu nữ chính vội vàng thượng vị, quý tộc trong nước không ủng hộ, thật sự rất khó để quay đầu…
– Ừm… nói thế nào nhỉ… Vương vị hiện tại của Antoinette danh không chính, ngôn không thuận khiến người ta xấu hổ. Tôi đọc mục bình luận, chợt nhớ ra nữ chính vẫn còn quân quyền trong tay Napoléon, miễn cưỡng xem như có nền tảng đoạt vị. Nhưng cái chết của mười sáu thực sự khiến người ta căm tức, cái chết của anh ấy quá đỗi vô lý… Khiến tôi không dám nhìn thẳng sau này Tesla ‘thượng vị’ kiểu gì.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.