Năm 1775, Châu Âu chấn động. Rất nhiều năm sau, mọi người mới nhận ra mỗi một ngã rẽ lịch sử ảnh hưởng lớn như thế nào.
Một năm này, ba vị Nữ Vương đứng đầu ba cường quốc – Nữ Sa Hoàng Ekaterina Nga, Nữ Hoàng Áo Maria Theresa, Nữ Vương Pháp Antonia.
Cũng bởi vậy, người đời sau gọi thời đại này là “Ván cờ của Nữ Vương”.
Một đêm tháng tư năm 1776, mọi người hoảng loạn chạy khắp hành lang cung điện Schönbrunn, Vienna.
“Mau, mau đi tìm đại thần…”
“Nữ Hoàng bệ hạ muốn gặp các đại công tước.”
Nữ Hoàng Áo sinh rất nhiều con, nhưng phần lớn đều gả sang các nước khác. Anna ở Prague và Elisabeth ở tu viện Innsbruck không lập gia đình, ngoài ra còn có con gái của Joseph – Maria Theresa, con của Christina và con của Leopold.
Nữ Hoàng Áo thở dài nhìn lũ trẻ.
Bà ngồi dậy, dịu dàng vuốt ve mái tóc từng đứa, mỉm cười dặn dò bọn nhỏ phải yêu thương, bình an lớn lên.
Lũ trẻ chưa hiểu tử vong là gì ngơ ngác rời đi. Bà ngẩng đầu nhìn con gái út đứng bên cửa.
Maria Theresa hoảng hốt.
Lúc trước bệnh nặng, ý nghĩ hỗn loạn, cảnh tượng chân thật và ảo giác nhiễu loạn trí nhớ bà.
Hình ảnh trước mắt khắc sâu vào tâm trí Maria Theresa. Người con gái đứng đó không phải cô bé nghịch ngợm thuở ấu thơ. Cô lẳng lặng đứng dưới ánh ban mai, tuy ánh mắt đau thương, nhưng bình tĩnh trầm lắng.
Maria Theresa ý thức được, con gái út của bà trưởng thành.
Bà không dành nhiều thời gian cho con gái út. Bởi vì nhan sắc nổi bật, cô được chọn gả tới Pháp hùng mạnh, không còn là công chúa nhỏ nước Áo.
Antonia lại gần mẫu thân, cầm tay bà, “Bệ hạ.”
Đối mặt với mẫu thân, cô không biết nên nói gì. Im lặng một lúc, cô nhỏ giọng nói: “Chúng ta đoạt lại… Silesia rồi.”
“Silesia.” Nữ Hoàng thở dài, nhìn về phương xa.
Trong trận chiến thừa kế vương vị của Maria Theresa, Phổ cướp Silesia. Đó mãi mãi là nỗi đau trong lòng bà.
Phụ thân bà ban bố “Chiếu thư nền tảng lập quốc”, nhấn mạnh gia tộc Habsburg đứng đầu Áo; Hungary và Bohemia tuyệt không thể phân cách. Bà nhận chiếu thư, thừa kế vương vị.
Để quốc gia yên ổn, cha mẹ Maria Theresa muốn bà kết hôn với Thái Tử Phổ hoặc Nga, nhưng cuối cùng đều vì Thái Tử chết non hoặc một vài thế lực ngăn cản nên từ bỏ. Maria Theresa may mắn được kết hôn với người mình yêu. Khi đó bà của thời còn trẻ tuyên bố: “Ta đã hy sinh vì quốc gia một lần, và bây giờ ta chỉ là một góa phụ. Ta có đầy đủ lý do lựa chọn hôn nhân thứ hai của ta.”
Cuối cùng bà được đền bù như mong muốn, kết hôn với công tước Franz Stephan của Lorraine, sống tại cung điện Vienna. Thậm chí vì bà, Franz từ bỏ lãnh địa Lorraine của gia tộc, đổi thành đại công tước công quốc Toscana, Italy.
“Hiện tại Lorraine thuộc về Pháp.” Maria Theresa nhìn con gái, lẩm bẩm: “Nếu con có thể một lần nữa hợp nhất nó với vương triều Habsburg – Lorraine, ta nghĩ phụ thân con sẽ rất vui. Ta giao lũ trẻ nhà Habsburg cho con…”
Antonia ngẩng đầu nhìn mẫu thân.
Nữ Hoàng già cả nắm chặt tay cô, đôi mắt tỏa ánh sáng uy nghiêm, giống hệt bao năm qua bà vẫn luôn cầm quyền: “Antonia, con không thể cự tuyệt ta, tựa như không thể cự tuyệt dòng họ và thân phận của con. Con tuyệt đối không thể quên…”
“Bệ hạ.” Antonia lên tiếng, đột nhiên người đối diện rơi nước mắt.
“Antonia… ta từng nằm mơ… ngày đó con rời Vienna…” Nữ Hoàng lẩm bẩm, “Ta mơ lịch sử thay đổi… ta không biết nó là lịch sử hay tương lai…”
“Hiện tại ta sắp đi, giấc mộng đó lại ùa về…” Bà nghẹn ngào, “Ta chưa bao giờ sợ hãi như vậy, giống như sự thật ngay trước mắt… Ta nhìn thấy vận mệnh của con, thấy gió lốc tàn khốc điên cuồng…”
Antonia trợn mắt.
Mẫu thân của cô, quân chủ Vương Quốc này chưa bao giờ kích động như vậy.
Kiếp trước, cô rời Vienna hai mươi bốn năm, không hề gặp lại mẫu thân. Cô không thấy mẫu thân già cả, cũng không được nghe di ngôn trước phút lâm chung của bà.
Chưa một khắc nào giống như bây giờ, Antonia nhận thức rõ ràng… Hóa ra mẫu thân cũng già đi.
“Antonia…” Maria Theresa nắm tay con gái, run rẩy hỏi: “Trực giác ta mách bảo… điều này có nghĩa gì? Liệu con có gặp chuyện không?”
Antonia im lặng hồi lâu, bình tĩnh cúi đầu, “Không có gì, chỉ là ác mộng thôi.”
Cô hôn nhẹ lên mu bàn tay Nữ Hoàng.
“Con không sao… Mama, người yên tâm.”
Maria Theresa thở đều. Cô đứng lên, gật đầu với đức giám mục.
Mẫu thân là giáo đồ trung thành. Trước phút lâm chung bà muốn sám hối và cầu nguyện.
Antonia rời phòng ngủ của Nữ Hoàng, tất cả mọi người trong cung điện Vienna đều thành kính cúi đầu.
Cô là công chúa nhỏ nhất nước Áo, nhưng từ lâu đã không phải công chúa.
Không ai nhìn ra bước đi tao nhã của Antonia nhanh hơn vài nhịp, bàn tay lạnh lẽo siết chặt tùng váy.
Cho tới khi hơi thở đêm lạnh ngoài hoa viên cung điện Schönbrunn thổi vào mặt, một bàn tay nắm chặt ống tay áo cô.
Dưới ánh trăng mông lung, vóc dáng cao gầy che khuất ánh trăng, tựa như tỏa vầng sáng, khiến anh hư ảo không giống thật.
Antonia ngạc nhiên nhìn Nikola, nước mắt không chịu khống chế lăn xuống gò má.
Rất lâu trước kia, cô đã quen dùng lý trí cân nhắc hết thảy… Trải qua năm tháng hỗn loạn, nước mắt và yếu thế chỉ khiến người khác có cơ hội tổn thương cô.
Antonia tỏ thái độ cao ngạo, quyết tuyệt, lạnh lùng kiên trì tới giờ khắc cuối cùng. Không ai có thể thấy nước mắt của cô, không ai có thể nhìn ra nét thống khổ trên khuôn mặt bình tĩnh.
Đã đội vương miện, cho dù chết cũng phải hiên ngang.
Nhưng sao có thể không hận?
Nếu hết thảy đều không có giới hạn, cô đã điên cuồng hận tất cả. Hận mẫu thân khư khư cố chấp gả cô tới dị quốc, hận đám tiểu nhân âm hiểm xảo trá phỉ báng… Nhưng cô càng hận bản thân quá đỗi ngu xuẩn.
Có lẽ chết là kết cục tốt nhất.
Sống lại, cuộc đời và sinh mệnh thay đổi, nhưng mãi mãi không thể xóa nhòa ký ức hằn sâu.
Mười mấy năm đằng đẵng trôi qua, Antonia vẫn luôn bình tĩnh. Cô tự ép bản thân, nhưng sâu trong tiềm thức, cô biết mình đang bước trên tấm băng mỏng.
Lời nguyền chết chóc tựa thanh gươm của Damocles [1] treo trên đầu. Giây phút quyết tâm đính hôn, Antonia không lùi bước, không có nghĩa cô không đau đớn.
[1] “Thanh gươm của Damocles” là một thuật ngữ thường được người phương Tây sử dụng để chỉ một hiểm nguy hoặc một phán quyết đang cận kề.
Trên đời này có một người hiểu được nỗi đau của cô.
Người nọ ôm chầm Antonia, nhịp đập trái tim văng vẳng bên tai, cô không kiềm chế tiếng khóc.
Năm này tháng nọ, tất cả tình cảm tích tụ phá tan xiềng xích, không thể che giấu.
“Đều đã qua.”
Anh thở dài, vỗ nhẹ lưng cô, “Có anh ở đây… đừng sợ.”
...
Cùng chung sống một đại lục, mỗi một cuộc chiến lại khiến các nước khác chú ý. Cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng chúng ta như thế nào? Ta nên theo hay nên phản?
Ta nên lợi dụng cuộc chiến để đạt về lợi ích lớn nhất ra sao?
Chiến tranh Đế Quốc La Mã thổi quét khí thế toàn đại lục, khiến các nước lớn nhỏ xung quanh đều ngừng thở.
Ai cũng không ngờ nó chỉ kết thúc chưa đến một năm. Một lần nữa quyền lực được thanh lọc.
Ở ranh giới tân lãnh thổ Biển Đen, hai vị quân chủ đóng vai trò quan trọng nhất trong trận chiến gặp nhau. Nữ Sa Hoàng Nga và Nữ Vương Pháp cùng ký hiệp ước hòa bình.
Đây là lần đầu tiên hai vị quân chủ hai cường quốc gặp nhau, Voltaire uy danh hiển hách đứng giữa điều hành, đồng thời làm chứng Quốc Vương Nikola I Vương Quốc Serbia tách khỏi Đế Quốc Ottoman. Tuy quốc gia này thoát khỏi sự thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ chưa đầy một năm, nhưng toàn đại lục biết rõ lực lượng quân sự hùng hậu của nó.
Sống trên đại lục khói lửa chiến tranh chưa bao giờ ngừng, không ai biết hòa bình có thể duy trì bao lâu, nhưng ít ra hiện tại mọi người thấy hy vọng mới.
Dù thế nào, thanh danh mấy vị quân chủ trước mặt khá tốt, không ai tính tình kỳ lạ hoặc hung dữ tàn bạo.
“Cô bé năm đó trưởng thành, có thể bắt tay với ta.” Ekaterina cười nói.
Antonia cũng mỉm cười đứng lên, “Năm đó ta với không tới.”
“Nói đi cũng phải nói lại, cô kiếm được món hời lớn.” Ekaterina lắc lư ly rượu, “Nga rất lớn, nhưng ta chỉ có mấy miếng đất nhỏ…”
“Mà cô, để ta tính xem… Hiện tại cô là Nữ Vương Pháp, Hungary, Bohemia, Croatia, Slovenia và tây Phổ, nữ đại công tước Áo, Lorraine, Toscana, nữ công tước Milan và Luxembourg… Nhiều quá, ta đếm không hết. Đương nhiên, danh hiệu ‘Nữ Hoàng Đế Quốc La Mã Thần Thánh’ đủ để bao quát tất cả.”
Nói tới đây, Ekaterina mỉm cười nhìn cô, “Ta thấy khá thú vị, bởi vì Đế Quốc La Mã nằm trong tay chúng ta. Tuy ta khống chế được Chính Thống giáo, nhưng nghe nói giáo hội La Mã và mấy Hoàng thân không nghe lời như vậy, đúng không?”
“À.” Antonia thản nhiên nhấp hớp rượu vang, “Hoàng thân đều ở phụ cận lãnh thổ của ta, mà Giáo Hoàng ở bán đảo Appennini.”
“Ta thiện chí nhắc nhở Giáo Hoàng, phía đông nam của Giáo Hoàng là Napoli và Sicily, chị gái Johana của ta là Vương Hậu ở đó. Phía tây bắc có chị gái Josepha là nữ đại công tước Parma. Phía tây là Toscana của ta. Phía tây nam là hải đảo Corsica.”