Tâm Lý Học

Chương 43: Tâm lý những kẻ SÁT NHÂN HÀNG LOẠT (15)




hương 15: NGƯỜI CHĂM SÓC
Vào cuối năm 2004, y tá Charles Cullen bị bắt về tội kê sai đơn thuốc và thừa nhận đứng sau nhiều vụ án mạng trong các tổ chức. Năm tiếp theo, một tổ chức điều tra Anh kết án tên bác sĩ sát nhân Harold Shipman, thông tin tiết lộ rằng hắn có thể phải chịu trách nhiệm cho ít nhất 250 cái chết của bệnh nhân. Những tên này đã che giấu sự thật và gây án trong nhiều thế kỉ, nhưng gần đây tội ác của chúng dần bị phơi bày, và động cơ ngày càng chi li trầm trọng. Những tên sát nhân hàng loạt trong lĩnh vực y tế được các chuyên gia biết đến với cái tên HCSK. Chúng có thể là bất cứ nhân viên nào lạm dụng quyền hạn của mình giết chết ít nhất hai nạn nhân trong hai vụ khác nhau, với khả năng phạm tội cao về tâm lí. Đây không phải là làm chết nhân đạo, nó vượt quá lòng ích kỉ và mất nhân tính.
Trong ba mươi năm gần đây, có hơn 80 vụ việc của HCSK ở những xã hội phát triển (hơn một nửa là tại Mỹ), với hơn 2000 trường hợp tử vong, và nhiều cái chết đáng ngờ không được điều tra đầy đủ. Vài HCSK hiếm hoi vào nghề như những "thiên sứ của sự thương xót" đầy tà tâm, mà hầu hết họ biến thành kẻ sát nhân xuất phát từ động cơ tốt đẹp ban đầu. Những bệnh nhân nhạy cảm nhất chính là trẻ em, thanh thiếu niên hoặc người bệnh nặng. Nói cách khác, đó là những người gần như khó có thể báo với ai về những gì y tá đã làm với họ.
BÁC SĨ
HCSK mà là bác sĩ thì rất hiếm. Thông qua các trường hợp, chúng ta thấy thường bác sĩ ra tay do xuất phát từ ham muốn trải nghiệm cảm giác quyền lực thần thánh đối với bệnh nhân hay chỉ là tò mò muốn thực nghiệm. Họ tự xem bản thân như cấp trên và giết người do ảo tưởng quyền lực. Một trong những bác sĩ khét tiếng ở Anh chính là Harold Shipman. Hắn giữ kỉ lục số vụ án gây ra cho đến nay trong danh mục phụ sát nhân hàng loạt.
Shipman ban đầu được cho là bắt đầu việc gây án sau khi tham gia một buổi luyện tập tổng quát ở Todmodern năm 1974. Nhưng khi cơ quan điều tra được thôi thúc bởi những bản báo cáo của một y tá ở nơi mà Shipman làm việc năm 1971, liền kiểm tra thi thể trước thời gian đó. Một cơ quan đặc biệt giám định lại 137 thi thể bệnh nhân và Shipman xác nhận nhúng tay vào ít nhất một phần ba số đó. Một con số đáng báo động so với tỉ lệ trung bình 1,6% của các bác sĩ khác. Đây quả là tỉ lệ cao bất thường của những cái chết xảy ra từ 6h chiều đến giữa đêm.
Trong những năm sau đó, Shipman gọi những cuộc gọi nội bộ đến những người già (hầu hết là phụ nữ) và lợi dụng sự dễ dãi của họ. Tuy nhiên hắn vẫn chú ý đến những đối tượng khác. Nạn nhân đầu tiên là Margaret Thompson, 76 tuổi, bị đột quỵ. Bà mất vào tháng 3 năm 1971, hồ sơ ghi nhận Shipman đã ở cùng bà vào thời điểm đó. Tiếp đó hắn giết ba người đàn ông ở độ tuổi 54 đến 84. Khi Hội đồng điều tra những khả năng cho hành vi của Shipman, họ biết được hắn đã thức canh người mẹ bị ung thư nặng của mình chết trong hơi gây mê và trở thành tên nghiện pethidine. Vì thế hắn đã phát triển phương pháp gây mê bằng ma túy. Có bằng chứng cho thấy hắn thích thí nghiệm ranh giới của các hình thức điều trị. Khi một vài bệnh nhân chắc chắn chết trong vòng vài tiếng, dường như Shipman tận dụng cơ hội để thí nghiệm họ bằng cách đẩy nhanh quá trình tử vong. Thí nghiệm của hắn thường được làm vào ca trực chiều lúc ít ai đi lại quanh đó.
Đối với những bệnh nhân phải điều trị tại nhà thì Shipman được xem rất tài giỏi và nhã nhặn. Nhưng theo điều tra thì hắn đã nhạo báng các nạn nhân và gọi họ bằng những cái tên như WOW-Whining Old Woman (Mụ già rên rỉ) and FPTBI-Fail To Put Brain In (Đồ không não). Hắn thể hiện sự ngạo mạn ở những thử nghiệm và chẳng hề ăn năn với những hành động của mình, mưu toan hưởng thụ.....Hắn vào tù năm 2004, sau đó tự tử trong xà lim bằng chiếc ra trải giường trong tư thế thách thức công khai.
Tuy có những bác sĩ nữ giết bệnh nhân, thì theo chúng tôi được biết không có ai trong số đó là giết người hàng loạt trong nhóm này.
Y TÁ NAM
Các y tá thường mang cảm giác thấp kém, và cụ thể là y tá nam dễ gặp áp lực với những đồng nghiệp vì mình không có tiếng nói và bị xem thường. Sự cuồng sát của các y tá ở cả hai giới dường như được bắt nguồn từ việc nhằm đạt được sự chú ý, đạt được quyền lực và kiểm soát trong lĩnh vực nào đó, làm giảm căng thẳng, thất vọng, trả đũa hệ thống bất công và làm giảm khối lượng công việc nặng nề.
Năm 2003, Charles Cullen bị bắt khi là tình nghi trong vụ sát hại một bệnh nhân và cố giết một người khác ở bệnh viện tại New Jersey. Cả hai người họ được hắn đưa thuốc bệnh tim, dioxin – những thứ lẽ ra không được dùng. Cullen, 43 tuổi là một yếu tố chung của họ, vì hắn từng liên quan với 4 trường hợp nữa dùng liều cao isulin và dioxin. Hóa ra hắn cũng bị nghi kê toa làm chết bệnh nhân ở các bệnh viện khác nhưng không có chứng cứ. Những tên HSCK biết rất khó để tìm thấy loại thuốc nhất định, nhất là sau khi thi thể bị ướp hoặc thiêu). Bất cứ nơi nào hắn thường đặt chân đến thì các cơ quan này đều ém nhẹm vụ việc.
Tại một phiên tòa trước mặt hai nạn nhân, Cullen thừa nhận hắn đã cho thuốc quá liều với họ. Nhưng điều gây sốc quan tòa và các nhà báo vây chật kín ở đó là: Trong hơn mười sáu năm qua tại mười cơ quan khác nhau ở New Jersey và Pennsylvania, hắn đã làm điều tương tự với ba mươi, bốn mươi bệnh nhân. Hắn từ chối đại diện pháp lí nhưng chấp nhận luật sư công bào chữa. Người ấy đã bảo Shipman cung cấp tên của các nạn nhân để thoát án tử hình.
Những thám tử ở New Jersey đã thẩm vấn Cullen trong bảy tiếng đồng hồ vào ngày 12 tháng 12 năm 2003. Hắn huyên thuyên về sự dễ dàng khi nhảy việc từ chỗ này sang chỗ khác ngay khi dấy lên nghi ngờ. Hắn còn chỉ ra đó là lỗi của hệ thống, khi mà những người như hắn có thể âm thầm tiến hành phẫu thuật mà không bị ai chú ý. Một trong những cách làm của hắn là lấy thuốc từ ngăn kéo hay tủ đồ bệnh nhân. Vì ban đầu chẳng có ai (...) cả. Khi việc theo dõi thuốc điện tử được đặt đúng chỗ, hắn biết làm cách nào để thao túng dữ liệu máy tính. Dù để lại "dấu vết" nhưng không ai kiểm tra cả, và các y tá không chịu trách nhiệm cho số thuốc họ đã kê. Tại một nơi khác, hắn có thể ăn cắp bất cứ lúc nào tùy thích trong phòng trữ thuốc không bao giờ khóa. Hắn khai vài cấp trên biết nhưng vẫn lờ đi những việc hắn làm. Ở vài chỗ hắn chỉ bị sa thải hay ép nghỉ việc, và chưa từng bị báo cáo lên hội đồng bang. Hắn hiểu rằng các bệnh viện phải có chứng cứ nếu không muốn bị kiện.
Cullen khẳng định việc giết người là để chấm dứt khổ đau cho họ. Hắn từng trải qua một cuộc đời bất hạnh khi là con út của một gia đình có chín anh chị em. Cha mất khi hắn còn nhỏ và người mẹ cũng qua đời khi hắn lên trung học. Hai trong số những người chị em mất và hắn phải chăm sóc cho một trong những người còn lại. Trước 1988, hắn nhận công tác trong một bệnh viện. Sau đó, hắn lập gia đình và có hai cô con gái, nhưng cuộc sống hôn nhân đổ vỡ và họ li dị. Năm 1998, Cullen giải trình phá sản với những khoản nợ còn thiếu của trợ cấp trẻ em hơn 65000 đô. Cơ quan bảo vệ động vật từng tịch thu con chó của hắn khi được báo chủ của nó đã bỏ bê không chăm sóc.
Theo nghiên cứu dọc, có vẻ Cullen giết người trong những lần căng thẳng, có lẽ bắt nguồn từ cảm giác mình là kẻ thất bại. Năm 1993, vợ hắn đệ đơn lệnh ngăn giữ Cullen vì lo rằng hắn sẽ gây nguy hiểm cho cô và những đứa con. Cô kể hắn từng pha xăng vào rượu người khác, đốt sách con gái mình và hành hạ cả thú nuôi. Sau khi vợ đưa đơn li hôn vài tuần thì hắn bị bắt giữ vì tội theo dõi nhân tình. Hắn đã đột nhập vào nhà cô ta và gây rối, ngay sau đó thừa nhận bị tâm thần. Và chỉ trong một năm có đến hai lần Cullen tự sát. Tại những nơi làm việc trong khoảng thời gian đó, hắn giết bệnh nhân, và hồ sơ cho thấy khi có gì đó không vừa lòng, hắn thường hung hăng phản ứng lại.
Tháng 1 năm 2006, Cullen nhận tội trong 20 vụ giết người và 6 vụ giết người không thành. Hắn cũng tỏ ra hối lỗi trước gia đình.
Y tá nam không hẳn đại diện cho những người chăm sóc chuyên gây hại bệnh nhân. Theo tính định lượng, có rất hơn vụ việc về y tá nữ phạm tội để thỏa mãn hành vi. Beatrice Yorker – Chủ nhiệm khoa Cao đẳng Sức khỏe và Dịch vụ Cộng đồng ở đại học bang California, Los Angeles đã viện dẫn con số thống kê rằng: Từ năm 1975, trong số các y tá gây án, y tá nam chỉ chiếm 146000 vụ (5-7%), và cũng chỉ liên quan đến một phần ba những vụ án ở Hoa Kì do y tá gây ra.
Donald Harvey là người nắm giữ kỉ lục. Năm 1987, hắn thú tội ở Indiana, Kentucky và Ohio trong 37 vụ án mạng và một vài vụ giết người không thành (dù ban đầu hắn thừa nhận khoảng 80 vụ). Hầu hết hắn dùng phương pháp đầu độc hoặc làm ngạt. Một nhà tâm thần học đã kiểm tra và xác nhận rằng sở thích giết chóc của hắn phát sinh từ nhu cầu bắt buộc để giảm tải căng thẳng. Hắn khai đã dùng ma túy và tận hưởng cái cảm giác có được quyền lực và sự kiểm soát mà sự giết chóc đó mang lại.
Orville Lynn Majors, LNP, có mặt trong đội ngũ y tá tại bệnh viện Vermillion County ở Clinton, Indiana vào năm 1993. Chỉ có 26 người chết ở đây mỗi năm trong phòng hồi sức cấp cứu, nhưng trong năm 1994 số ca tử vong lên đến hơn 100 người, hơn một nửa xảy ra trong ca trực của Majors. Điều tra cho thấy trong suốt 22 tháng hắn ở đây có 147 người chết, hầu hết xảy ra trong lúc hắn làm việc. Các nhà điều tra khai quật 15 thi thể và phát hiện có những cái chết khớp với sự quản lí epinephrine và KCl. Dù Majors bị tình nghi trong hàng tá vụ án nhưng chỉ bị buộc tội 6 vụ vào ngày 17 tháng 10 năm 1999.
Các nơi khác cũng thỏa thuận với những kẻ như thế này. Ngày 14 tháng 1 năm 2004, Roger Adermatt bị bắt ở Switzerland về tội giết người trong 22 vụ và giết người không thành trong 3 vụ. Hắn thú nhận đã dùng cả thuốc và thuốc quá liều và gây ngạt để giết các bệnh nhân. Nạn nhân của hắn thường là những người ở độ tuổi 66-95 cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Như những HCSK khác, Andermatt khẳng định đã ra tay vì lòng thương hại, tuy nhiên thêm rằng cũng cảm thấy quá tải với lượng công việc mà cả nhóm hoàn thành. Hắn bị bắt và nhận bản án chung thân.
Y TÁ NỮ
HCSK thông thường dùng cách cho thuốc quá liều hoặc làm ngạt thở, và nhanh chóng cho biết hành động xuất phát từ sự thương hại và lòng trắc ẩn. Nhưng với hầu hết ở các vụ án, những động cơ này và các bằng chứng lại cho thấy họ thực sự là kẻ sát nhân. Bằng chứng đầu tiên thuyết phục nhất là sự hiện diện của chúng lặp đi lặp lại ở gần hiện trường ngay trước khi vụ việc xảy ra. Nam và nữ HCSK có động cơ và phương pháp giống nhau, nhưng cũng có những điểm khác biệt đáng kể.
Trong mỗi trong ca trực của Kristen Gilbert ở khu C – khu chăm sóc bệnh nhân cấp tính của trung tâm y khoa Veterant's Affairs ở Northampton, Massachusetts, số bệnh nhân ở đây bị tim ngừng đập bỗng tăng nhanh (thậm chí có những người không có vấn đề gì về tim mạch khi được đưa vào). Thật ra trong suốt 14 tháng, Gilbert gây ra 47 vụ án và 50% trường hợp khẩn cấp ở khu đó – cao hơn rất nhiều so với bất kì y tá nào khác. Ở nhà Gilbert lưu trữ những quyển sách về độc dược và trợ tử. Những năm về trước, Gilbert đã gọi báo 22 trong 30 mã xanh. Biệt danh của cô ta là "Thiên thần báo tử", dấu hiệu của kẻ dám giết người. Cuối năm 1966, có ba y tá báo ban quản trị bệnh viện rằng họ nghi có kẻ giết người trong nội bộ. Chỉ có vài bệnh nhân được cứu sống và hơn tám mươi liều thuốc trợ tim epinephrine bị thiếu một cách khó hiểu. Gilbert bị tình nghi vì có thái độ hào hứng với các trường hợp khẩn cấp liên quan đến tim mạch. Ngay khi biết về phản ảnh cô ta đã làm đơn nghỉ phép.
Để điều tra, thi thể của hai bệnh nhân trước đó được khai quật và phân tích độc tố. Kết quả cho thấy có liên quan đến chất độc epinephrine- một chất được cơ thể sản xuất tự nhiên như adrenaline và khó phát hiện. Nhưng epinephrine không hề được kê toa cho những người này. Một trong số họ tử vong ngay sau khi Gilbert hỏi cô ta có thể về sớm trong ngày mất của ông cố không. Một bệnh nhân khác, bị cảm cúm và trải qua bốn lần đau tim. Một bệnh nhân sống sót khẳng định chính Gilbert đã truyền chất gì đó vào tay ông gây tê liệt.
Cuối năm 1998, Gilbert khi đó 33 tuổi, bị bắt và buộc tội với 4 tội danh giết người và 3 tội danh giết người không thành. Cô ta cũng từng đánh lạc hướng cuộc điều tra bằng việc gọi đến bệnh viện đe dọa đánh bom, và sau đó lãnh 17 tháng tù cho việc này. Cuộc điều tra cho thấy cô ta cũng giả mạo tài liệu và chuyển sang bộ phận khác từ dải EKG.
Trợ lí U.S. Attorney William M. Welch 2 nghĩ ra giả thuyết: Gilbert có quan hệ với một nhân viên an ninh của bệnh viện, James Perrault. Những mã xanh gần như luôn xảy ra trong ca làm của anh ta và quá bận rộn để trả lời. Nghĩa là Gilbert theo sát hoạt động của anh ta và liên lạc nhanh. Rồi mối quan hệ ấy cũng kết thúc, không khó để buộc Perault ra tòa làm chứng. Hắn khai nhận với bồi thẩm đoàn rằng Gilbert nói với hắn đã tiêm thuốc giết bệnh nhân.
Các nhân chứng khác đưa ra chứng cứ cụ thể hơn: những kiện epinephrine bị vỡ được tìm thấy trong một thùng nhựa bị bỏ sau ca tim. Và họ từng nghe một bệnh nhân la khóc trước lúc chết khi Gilbert bước vào "Không! Đừng! Cô đang giết tôi!". Cũng theo một y tá, Gilbert mang theo chất "epi" trong túi.
Luật sư David P.Hoose đại diện cho bị cáo phát ngôn rằng không ai tận mắt chứng kiến cô ta tiêm chết bệnh nhân. Thêm vào đó, họ ở trong bệnh viện thì rất có thể chết vì nguyên nhân khác liên quan đến sức khỏe. Để phản bác Perrault, Hoose nói anh ta phản ứng với lời nói của Hoose vì chính hắn đã phá hủy mối quan hệ của họ. Về việc số epinephrine bị mất, có thể vài y tá vì vấn đề về thuốc men trong khu đã lấy cắp chúng. Luật sư vẫn khăng khăng Gilbert mới là người bị đem ra thế tội.
Cuối cùng sau 12 tuần, Gilbert bị bắt về tội danh giết người mức độ một với 3 vụ, giết người mức độ hai với 1 vụ và giết người không thành với 2 vụ, cùng với vài lời cáo buộc khác. Dù vụ việc vượt quá thẩm quyền liên bang, Gilbert vẫn bị kết án chung thân. Cô ta kháng án nhưng bất thành.
Gilbert, 33 tuổi, là một bà mẹ đơn thân của hai cậu con trai lên 7 và 10, nhưng không được gặp chúng trong bốn năm. Cô dọn ra khỏi nhà để được ở cạnh Perrault. Trong lời khai của cha của cô ta, ông Richard Strickland nói rằng cô được nuôi dạy trong một gia đình trung lưu, và cũng là Brownie và Girl Scout. Người ông tuyệt vời của cô đã phải chịu cái chết kéo dài từ từ trong một bệnh viện cựu chiến binh, chính điều này có lẽ đã tác động sâu sắc đến cô. Gilbert không hề tỏ ra ăn năn. Cô cực kì liều lĩnh khi gọi điện liên tục đe dọa có bom nhằm ép sơ tán bệnh viện.
Những hành vi của cô ta tại phiên tòa, lời cáo buộc chống lại cô ta bởi những người quen cho thấy người chỉ biết yêu bản thân chỉ biết có nhu cầu và mong muốn cá nhân. Mọi người chỉ là con tốt tong trò chơi của cô ta, không có vị thế và quyền lợi. Qủa thật, việc thoát được tội giết người càng tạo cảm hứng cho cảm giác quyền lực đủ để truyền động lực cho cô ta tiếp tục.
Những người như Gilbert giết người hàng loạt trong các cơ quan sức khỏe cộng đồng nhìn chung rất thông minh. Những lời Gilbert nói với đồng nghiệp cho thấy họ nắm được nhiều cách giết người và biết những cách nào dễ xóa dấu vết. Khi bị bắt, họ đổ lỗi cho bệnh viện vì đã không kiểm soát được dược phẩm (như Cullen đã làm). Gilbert dựa vào nguyên nhân dùng thuốc quá liều vì rất khó để giám định, và chọn những người lớn tuổi vì cái chết của họ có thể trong sự mong đợi của người khác.
Bằng chứng ban đầu cáo buộc những sát nhân như Gilbert chính là sự hiện diện nhiều lần của họ tại hiện trường xảy ra vụ án hoặc gần đó, cũng như xem sắc mặt của họ. Ở Texas, Genene Jones cũng là một HCSK khét tiếng, bị bắt về tội dùng một loại thuốc làm bắp thịt bớt căng succinlyncholine gây thiệt mạng một đứa trẻ, và giết không thành một đứa trẻ khác. Cô ta dựng lên một vở kịch của trường hợp khẩn cấp và khăng khăng mình là chỉ người mang thi thể đứa trẻ đến nhà xác, nơi được báo cáo là nhiều lần cô ta bị bắt gặp ngồi trên ghế và lắc lư thi hài nhỏ. Cô ta còn bị tình nghi trong nhiều vụ sát hại trẻ em ở Trung tâm y dược San Antonia trong năm 1981 và 1982. Trong ca trực, tỉ lệ tử vong ở phòng chăm sóc đặc biệt khoa nhi tăng 178%, một đứa trẻ dưới sự chăm sóc của cô ấy đã mười lần suýt chết và 23 lần động kinh. Đối với một sát nhân với bằng chứng gấp sáu lần người khác thì xứng đáng phải lãnh 99 năm tù.
Trong các HCSK nữ, cũng có một vài nhóm giết người đáng sợ. Chúng tôi đã xem qua trường hợp của Gwendolyn Graham và Catherine Wood, những kẻ đã khởi động "trò chơi án mạng" tại nhà thương, nhưng cũng có sự xuất hiện vài hiêp hội của nhân viên bệnh viện.
CHỊ ĐỠ ĐẦU
Ở nước Úc, có bốn y tá và các phụ tá cùng lập nhóm với nhau. Chuyện khởi đầu vào năm 1983 và tiếp diễn đến gần sáu năm, trước khi bị một bác sĩ tố giác sau khi nghe lén những gì chúng bàn bạc với nhau. Trong khoảng thời gian đó, số người chết ước tính khoảng 42-49, có thể là cao hơn. Người đứng sau là Waltraud Wagner, 24 tuổi, từng một lần chiều theo ý một bệnh nhân 77 tuổi để kết thúc sự chịu đựng của bà ấy. Cô ta thấy giá trị của hành động này ở những bệnh nhân nhất định và ngay lập tức tuyển chọn đồng bọn từ ca trực đêm. Maria Gruber, 19 tuổi, và Ilene Leidolf, 21 tuổi. Lần tuyển chọn thứ ba là bà Stephanija Mayer 43 tuổi. Họ xem khu của họ là "Sảnh Tử Thần".
Wagner dạy cho nhóm cách tiêm chết người, và cô ta sáng tạo thêm cơ chế của riêng mình. Kinh khủng nhất là phương pháp bằng nước, giữ mũi nạn nhân trong khi ép họ uống nước. Đây là cái chết cực kì đau đớn, gây phình phổi, nhưng không thể xem là án mạng. Từ khi có nhiều bệnh nhân chết do phình phổi, giám định vẫn không tìm thấy dấu hiệu đáng nghi nào. Động cơ ban đầu là lòng thương hại, nhưng rồi họ dần thích thú với cảm giác đó và trở nên tàn độc, xuống tay với cả bệnh nhân quá phiền hà.
Những người này làm ra "Vé về Trời". Ban đầu, chúng hành động không thường xuyên, nhưng đến năm 1987, sự việc bỗng chốc leo thang và những lời đồn thổi về một sát nhân ở nhanh chóng lây lan ở Sảnh 5 dần xuất hiện.
Vị bác sĩ phát hiện vụ việc đã đến đồn cảnh sát và phát động cuộc điều tra sáu tuần. Cả bốn nữ y tá bị bắt vào ngày 7 tháng 4 năm 1989. Người bác sĩ chịu trách nhiệm ở khu của họ không chú ý đến mức độ tử vong bất thường cũng bị đình chỉ công tác. Họ thú nhận 49 vụ giết người và 7 vụ giết người không thành. Wagner nhận 39 vụ, dù sau đó chỉ nhận 10 vụ. Cuối cùng, Wagner bị kết án chung thân sau 15 vụ giết người, 17 giết người không thành, hai cáo buộc tấn công. Leidolf với 5 vụ giết người. Còn 2 người khác ở tù 15 năm cho tội cố sát và giết người không thành.
DẤU HIỆU
Những kẻ giết người này thường xuyên được chuyển công tác từ bệnh viện này sang bệnh viện khác. Chúng bị sa thải nhưng hiếm khi chịu trách nhiệm trước công lí cho tới lúc bằng chứng phạm tội đạt tới mức độ khó tin. Không thể tìm kiếm loại tâm thần với biểu hiện rõ rệt, mà tập hợp những dấu hiệu và hành vi chứng minh là những dự đoán khá chính xác, ít nhất nhiều trong số chúng xuất hiện cùng nhau: cư xử bí ẩn, mất thuốc, cùng ca trực tối, những cái chết không ngờ trong ca trực của một người nhất định, lý lịch làm việc không rõ ràng. Những dấu hiệu này nhìn chung càng củng cố những mối nghi ngờ. Nhưng những người được cho là HCSK có vẻ như "dự đoán" đc khi có ai đó sắp mất, làm việc ở ca mà các vụ tai nạn hay mã xanh tăng cao, bị bắt gặp khi trong phòng một bệnh nhân không dưới sự chăm sóc, hay thường xuyên bàn tán về chết chóc.
Theo thống kê, mức độ tử vong cao hơn khi kẻ tình nghi làm trong ca đó và những cái chết bất ngờ xảy đến. Mối nghi ngờ bắt nguồn từ cả một quá trình, những lời phản ảnh của bệnh nhân, những đợt chuyển công tác. Chúng tỏ ra bức bối với lượng công việc phải làm và cợt nhả về sự chết. Một vài kẻ mắc phải sự rối loạn như hội chứng Munchausen.
Hầu hết những gì chúng ta biết về HCSK thông qua những người làm việc chung với họ. Những nguyên tắc nắm giữ sự thật với những kiểu giết người hàng loạt khác. Và những người gần gũi nhất với chúng, thì sẵn sàng cung cấp những thông tin giá trị.
Cre: ver1.tamlyhoctoipham.com

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.