Tâm Ma

Chương 31: Phong Vũ




Phong Giang làm lễ chào mọi ngời. Gặp nhau, Chính và Phong Giang hớn hở ra mặt, Phong Giang tươi cười, mất hẳn vẻ lạnh lùng thường ngày. Chính nói:
- Trông đệ rắn rỏi hẳn ra đấy.
Phong Giang đáp:
- Sư huynh thì vẫn vậy.
Chính chợt nhìn thấy vết sẹo của Phong Giang lộ ra, chạy dài đến tận cổ, liền hỏi:
- Đệ bị sao thế này?
Phong Giang nói vừa nói vừa nhìn Trần Gia cười:
- Chuyện này dài lắm, từ từ đệ kể cho huynh nghe.
Chính thầm nghĩ: “Phong Giang vẫn còn non trẻ, háo thắng tranh phong sẽ chẳng mang lại gì tốt đẹp”, nghĩ vậy, Chính nói:
- Đệ hãy còn ít kinh nghiệm giang hồ, hành sự nên vô cùng thận trọng.
Chính vốn coi Phong Giang như em ruột mình, vốn tưởng đã mất đi em trai trong trận bão, khi gặp Phong Giang, Chính giành hết tình cảm cho cậu. Chăm sóc lo lắng cho cậu từ lúc nhỏ, đến giờ hai người thân như ruột thịt. Phong Giang nhìn quanh không thấy Chịnh đâu, từ hồi 2 anh em họ đoàn tụ thường dính với nhau như hình với bóng, cậu hỏi:
- Chịnh sư huynh không đi với huynh sao?
Chính đáp:
- Hắn chắc đang đi cùng Lão Ba rồi.
Vừa hay, Chịnh từ xa bước lại, gã lại gần, chào mọi người rồi đưa tay vuốt ve con ngựa của mình mà Trần Gia đang cưỡi. Trần Gia thấy vật liền nhảy xuống ngựa, trao lại dây cương cho Chịnh, chắp tay cảm tạ. Chịnh không nói gì, gã vẫn vuốt ve con ngựa một cách âu yếm. Chính cất tiếng:
- Ta tưởng chú đã đi cùng lão Ba
Chịnh đáp:
- Em ở đây chờ mọi người từ mấy hôm nay.
Phong Giang liền nói:
- Vậy sao, đệ cũng đã đến đây từ mấy hôm, tiếc là không thấy huynh đâu.
Chịnh không đáp, Phong Giang quay sang nói với Trần Gia:
- Sư phụ lão Ba dặn cháu ở đây đợi ông. Người chờ ông cả ngày hôm qua nhưng không gặp được, hôm nay có việc gấp phải lên đường sớm. Người có vật này giao lại cho ông.
Nói rồi, Phong Gian rút trong áo ra một mảnh vải, vừa nhìn Trần Gia đã nhận ra lá thư bằng máu mà lão Ba viết lúc trúng độc gặp nạn ở rừng. Trần Gia đưa tay nhận lấy, Phong Giang nói tiếp:
- Sư phụ dặn cháu chuyển lời với ông: Người đã hứa là sẽ dạy võ cho Trần Thiếu, quyết không thể nuốt lời, nhưng nay việc bôn tẩu liên miên, lại không thể mang Trần Thiếu theo, việc này làm người áy náy mãi không thôi. Nay sư phụ giao cho cháu thay người chỉ dẫn cho Trần Thiếu, những điều căn bản cốt lõi người đã ghi cả lại, cháu chỉ thay người chuyền đạt, vì vậy danh chính ngôn thuận, sư phụ lão Ba vẫn là sư phụ của Trần Thiếu và Trần Thiếu là sư đệ của cháu. Đích thân người sẽ tới chỉ bảo đốc thúc trực tiếp. Bữa nay không gặp được ông, sư phụ cháu xin tạ lỗi.
Nói rồi Phong Giang chắp tay cúi lạy, Phong Giang nói rành mạch, rõ từng từ một, cố gắng nhấn mạnh mình chỉ thay lão Ba chỉ dạy, vì lão Ba đã dặn nó lão sẽ nhận Trần Thiếu là đệ tử. Trần Gia nghe vậy như mở cờ trong bụng, lâu nay lão vẫn đau đáu trong lòng việc này, không có được võ công thượng thừa thì sẽ không bao giờ báo thù được. Lão thầm cảm tạ lão Ba là người hiệp nghĩa, trọng chữ tín, vốn tưởng lão Ba đã nuốt lời, không ngờ lão còn cẩn thận đến vậy. Trần Gia đáp:
- Được vậy thì còn gì bằng. Tiếc là ta đến chậm, không được đích thân tạ ơn lão.
Nghỉ ngơi chút, đoàn người lại từ biệt, Chính và Chịnh ngược lên phía bắc hội quân với Lão Ba. Trần Gia và Phong Giang đi về phía ngọn Phong Tiên. Phong Giang cùng bọn thằng Tý, Út vốn đã được lão Ba thu xếp ở ngay dưới chân núi, vừa tiện việc cho Phong Giang lại vừa rộng rãi, thoáng đãng.
Đêm đã khuya, ba người vội vã thúc ngựa phi nhanh. Từ phía sau, có một đoàn 2 người nữa vọt lên phía trên, hai người này quay lại nhìn 3 người khi nãy rồi lại đi tiếp. Chỉ có tiếng vó ngựa, tiếng gió vang lên trong đêm. Một lúc sau, lại có 2 bóng người phi ngựa tới, lần này là Phong Giang và Trần Gia, hai người cố đi nhanh về để nghỉ ngơi một thể. Trần Gia nói với Phong Giang:
- Đã khuya rồi, chi bằng ta nghỉ ngơi rồi sớm mai đi tiếp, ngựa cũng đã mỏi rồi.
Phong Giang đáp:
- Ông nói phải.
Hai ông cháu đi vào ven rừng tránh bọn trộm cướp, chọn một chỗ trống cột ngựa rồi kiếm củi đốt sưởi ấm, lấy lá khô, cỏ bụi gom lại thành nệm ngủ.
Quá nửa đêm, từ xa vọng lại có tiếng râm ran, vừa như tiếng người lại vừa như tiếng ong vò vẽ. Tiếng lúc đầu còn thưa rồi ngày càng rậm dần. Phong Giang tỉnh giấc giữa đêm, bất chợt cậu lắng tai nghe thấy. Vốn hiếu kỳ, cậu lò mò dậy, thấy Trần Gia đã ngủ say, cậu một mình lần tìm. Đi sâu vào rừng, dần dần lộ ra ánh sáng lửa bập bùng. Phong Giang cúi thấp người núp vào bụi rậm, cẩn thận hé mắt nhìn. Trước mặt cậu là một đám người lố nhố tụ tập quanh một đống lửa. Sau lưng họ là dãy núi đá, vách đá hõm sâu vào trong tạo thành một mái hiên tự nhiên nhô loe rộng ra ngoài.
Cũng lúc ấy, tại kinh thành Thăng Long náo nhiệt, trong một căn nhà bề thế, có hai người đang đấu võ. Tất cả đều căng thẳng im lặng theo dõi, đứng ngay ngắn xung quanh thành 3 cạnh của 1 hình vuông. Hai người đang đấu với nhau là một thằng bé tầm 13,14 tổi và một người trung niên khoảng 40 tuổi. Thằng bé mặt đã đỏ gay, liên tục vận chiêu lao vào, người này chỉ tránh né chứ không phản đòn. Người trung niên nói:
- Còn một chiêu nữa.
Thằng bé hơi lùi lại. Có vẻ đang suy nghĩ. Đưa mắt nhìn tấm phù điêu có dòng chữ: “Hồng Lạc Môn” ngay ngắn ngay giữa võ đường, nó bình tâm trở lại, vận khí hít thở đều. Nó lùi lại 1 bước, chắp tay cúi chào. Thanh kiếm gỗ lại đưa lên, vũ động, thằng bé không nhảy lên như những lần trước nữa, nó vốn thấp hơn, dù có nhảy cũng không thế chiếm được chút tiện nghi nào, ngược lại còn ở thế chơ vơ không điểm tựa, nó cúi hẳn xuống, người trượt đi, cũng không ra chiêu tấn công, vì thế người kia cũng không ra chiêu chống đỡ được, gã giơ chân ra ngáng đường, nhưng chân vừa mới đưa ra đã gặp ngay mũi kiếm, chỉ một thoáng lưỡng lự, thằng bé đã vượt qua, nằm lăn trên đích được đánh dấu trên sàn. Bọn trẻ xung quanh vỗ tay reo hò tán thưởng, người trung niên cản đường khi nãy nói:
- Đã vượt qua kỳ thi tam cấp
Thằng bé đưa mắt ngước lên người đang ngồi ở ghế trên cùng ngay dưới tấm phù điêu, người ấy nhìn nó, gật đầu rồi đứng dậy quay lưng bước đi. Thằng bé đứng dậy, bọn trẻ nãy giờ đứng nhìn đã vây quanh lấy nó:
- Tuyệt diệu thật, cậu đã thi qua rồi. Người đầu tiên luôn
- Thế là cậu lại vượt cấp rồi, từ mai là lại học toàn cái hay, bọn này tập đi tập lại mấy chiêu cũ phát chán rồi.
Thằng bé chỉ mỉm cười, nói:
- Có gì đâu, may mắn thôi mà.
Thằng bé đó tên là Hoàng Phong Vũ, con trai thứ hai của Hoàng Chính Hùng, môn chủ Hổng Lạc. Phong Vũ bản tính cần cù chăm chỉ, là một trong những môn sinh suất sắc của môn kiếm, thế hệ kế cận của Hồng Lạc môn. Người mà thằng bé ngước nhìn chính là Hoàng Chính Hùng. Phong Vũ tách đám đông ra, đi cùng người trung niên vào phòng Chính Hùng, nó khấp khởi trong lòng, mong nhận được lời khen ngợi hay chút động viên từ bố nó, mở cửa bước vào, Chính Hùng nói:
- Ngồi xuống ghế đi.
Phong Vũ nhẹ nhàng ngồi xuống ghế bên cạnh, người trung niên cũng ngồi sang một bên. Chính Hùng cất tiếng hỏi:
- Đặng Chất, ngươi thấy sao.
Đặng Chất trả lời:
- Cậu chủ rất khá, tuổi đang còn nhỏ mà đã tinh khôn nhanh nhẹn.
Chính Hùng nói:
- Bằng tuổi nó ta chỉ cần 3 chiêu để vượt qua. Võ công của Hồng Lạc phái vũ dũng mãnh liệt mà tinh tế, nằm lăn ra đất trông thật khó coi.
Phong Vũ cảm thấy vô cùng thất vọng, vốn nghĩ rằng mình sẽ được khen ngợi mà giờ lại bị chê. Đặng Chất đỡ lời:
- Chưởng môn quá lời rồi, quả thật, cậu chủ xứng đáng là đệ nhất trong đám môn sinh của Môn phái hiện tại.
Chính Hùng thở dài:
- Thế hệ bây giờ ư, thật là …
Đặng Chất im lặng, Phong Vũ cũng không nói gì. Chính Hùng nói tiếp:
- Phong Vũ, từ mai lên tập luyện ở bậc Nhị cấp
Phong Vũ đáp:
- Dạ
Cả 2 lẳng lặng đi ra ngoài. Chính Hùng đứng nhìn Phong Vũ qua khe cửa, mặt đăm chiêu suy nghĩ.Đám bạn Phong Vũ đã đợi sẵn ở ngoài, cậu vừa ra, chúng túm tít lại. Cả tụi nó khoác vay kéo nhau ra phố kiếm bánh trái ăn mừng, vừa đi vừa trò truyện rôm rả. Phong Vũ đi qua ngõ Tam Kính, Phong Vũ theo thói quen đưa mắt nhìn hàng bán kẹo kéo, tìm con nhỏ phụ hàng, nhưng bữa nay nó vẫn nghỉ, cậu dừng một lại một thoáng rồi đuổi theo bọn nhóc.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.