Tào Tặc

Chương 10: Tiếng gáy đầu tiên




Kiến thức của Tào Cấp nông cạn, từ nhỏ tới lớn chưa hề đi quá khỏi trấn Trung Dương.
Nhưng Vương Mãnh thì khác, y làm đại soái, từng dẫn quân Khăn Vàng tung hoành Nam Dương nên kiến thức rộng rãi. Nguyên An tiên sinh là ai thì Tào Cấp có thể không biết, Tào Bằng cũng chưa nghe nói tới nhưng Vương Mãnh biết. Nguyên An tiên sinh tên là Bàng Quý là người của Lộc Sơn môn ở Tương Dương, danh sĩ Kinh Châu.
Khi Lưu Biểu mới tới Kinh Châu, còn chưa ổn định. Lúc đó có Trương Hổ, Trần Sinh chiếm cứ Tương Dương tác oai tác quái.
Khi đó, một là Lưu Biểu không có binh, hai là không có tướng, chỉ có một cái danh hiệu Kinh Châu mục và đeo theo một cái dòng dõi nhà Hán.
Có điều, vào thời Lưu Biểu có tám cái tên danh chấn thiên hạ. Chớ có xem thường điều này, đôi khi chỉ cần nó mà chống đỡ được với thiên quân vạn mã.
Cho dù là thời hậu thế là một người như vậy cũng được mọi người tranh giành tới máu chảy đầu rời. Còn những năm cuối ca thời Đông Hán thì danh tiếng lại càng có tác dụng lớn hơn nữa.
Lưu Biểu liền mời Bàng Quý xuất mã.
Cả hai người cưỡi ngựa đi vào thành Tương Dương, với ba tấc lưỡi thuyết phục được Trương Hổ, Trần Sinh giải tán mấy vạn đại quân. Nhờ đó mà Lưu Biểu không mất một người nào, chiếm được Tương Dương, nổ phát súng chinh phạt Kinh Châu đầu tiên của y. Nói một cách khác, nếu không có Bàng Quý, Lưu Biểu muốn đứng vững ở Kinh Châu cũng không phải là chuyện dễ dàng.
Ngoại trừ lần đó ra, Bàng Quý còn có một danh hiệu khác. Ở Kinh Châu có một cách nói: Lộc Sơn môn có nhị Bàng, tiểu Bàng hiền nhất.
Bàng Quý tự Nguyên An, chính là Bàng lớn trong nhị Bàng của Lộc Sơn Môn. Còn huynh đệ của lão chính là danh sĩ nổi danh cực phú của Kinh Châu - Bàng Đức.
Còn về phần Tư Mã Huy thì là Hoằng Nông Tư Mã chính là một chi của họ Bàng, là một trong những thần đồng hiếm có, cũng là danh sĩ của Kinh Châu.
Còn ngược lại vị Văn Sính - Văn Trọng Nghiệp kia thì không có chút tiếng tăm gì. Ít nhất, Vương Mãnh cũng không rõ là Văn Sính làm cái gì. Có điều đối với võ nghệ của Văn Sính, Vương Mãnh có một sự e ngại. Tào Bằng mở miệng nói lãnh giáo khiến cho Vương Mãnh đổ mồ hôi lạnh.
Đừng nói tới Bàng Quý và Tư Mã Huy, cho dù là Văn Sính muốn giết Tào Bằng cũng chẳng khác gì giết một con kiến.
Lãnh giáo?
Ở thời đại này, lãnh giao chính là tranh cãi, làm mất mặt.
"Đứa nhỏ này có phải điên rồi không?"
Đang yên đang lành lại đi làm bẽ mặt Tư Mã Huy và Bàng Quý?
Văn Sính trầm mặt xuống, tay vịn thanh kiếm, đồng thời trợn đôi mắt hổ.
Một tia sát khí từ trên người y lặng lẽ tản ra. Tào Bằng cảm nhận được liền thấy toàn thân rét run, miệng đắng ngắt.
Có điều, hắn vẫn không hề sợ hãi. Hắn đang đánh cuộc.
Đánh cuộc Tư Mã Huy sẽ đứng ra nói chuyện. Nếu Tư Mã Huy là danh sĩ, trong Tam Quốc diễn nghĩa lại là thầy của Gia Cát Lượng, Từ Thứ, Bàng Thống thì chắc chắn không thể như người thường. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tư Mã Huy xuất hiện cũng không nhiều nhưng vẫn làm cho người ta khắc sâu ấn tượng về một người "thanh lịch, tao nhã, hiểu biết và lương thiện".
Một đanh sĩ như vậy có thể không chấp nhận cho người khác nói chuyện không?
Nhưng không ngờ, chưa đợi Tư Mã Huy mở miệng, Bàng Quý đã khoát tay ngăn lại trước, đồng thời nghiêm mặt nói:
- Trọng Nghiệp! Chớ có vô lễ.
Nét mặt lão hết sức nghiêm túc, lộ vẻ trang trọng.
Văn Sính nhìn qua vô cùng kính trọng Bàng Quý, thấy lão mở miệng liền thu hồi sát khi, buông tay khỏi thanh kiếm. Khóe miệng y hơi nhếch lên thành một đường cong. Nhìn nét mặt của y như muốn nói: "Để xem tên nhóc chưa ráo sữa mẹ có thể nói được cái gì?"
Tư Mã Huy ôn hòa lẳng lặng nhìn Tào Bằng.
Vóc người của Tào Bằng không cao lắm, thậm chí so với những người cùng lứa tuổi còn thấp hơn. Vương Mãi và hắn cũng mười ba tuổi nhưng gã đã cao tới một mét bảy còn Tào Bằng thì mới chỉ chừng một mét sáu. Lại thêm hắn lúc còn trong bụng mẹ không đủ dinh dưỡng nên nhìn rất gày yếu.
Tào Bằng khoác một chiếc áo chẽn màu xám, bên ngoài khoác một cái áo bông. Chiếc áo bông hơi tơ cho nên càng lảm nổi vóc dáng gầy gò của hắn.
Mà so với mấy người đang ngồi thì quần áo của Tào Bằng quả thực thiếu thốn. Nhưng hắn vẫn cố tình ngẩng đầu lên, không hề tỏ ra một chút nào nhút nhát.
Trong đôi mắt kia là một sự bình tĩnh như mặt nước phẳng lặng, ẩn chứa một sự kiêu ngạo.
Tư Mã Huy không khỏi nở nụ cười.
Đừng có thấy quần áo của hắn thiếu thốn mà nhầm. Chỉ riêng cái phong thái đó cũng đủ khiến cho mọi người khen ngợi.
- Hữu Học tiểu hữu có gì chỉ bảo?
Cho dù là Tư Mã Huy hay Bàng Quý thì cũng không thể không quan tâm tới người bất đồng ý kiến.
Nét mặt Văn Sính không chút thay đổi nhưng trong lòng cũng thầm khen ngợi:" Đứa nhỏ này mặc dù còn ít tuổi nhưng có chút khí phách, cũng không tầm thường đâu."
Tào Bằng nắm chặt tay lại, móng tay gần như cấu hẳn vào thịt, cố gắng làm cho bản thân bình tĩnh.
Đúng như lúc trước hắn nói với Vương Mãi. Ở thời đại này muốn nổi bật thì ngoại trừ bản lĩnh ra còn phải có hai điều kiện.
Thứ nhất là gia thế.
Thứ hai chính là danh tiếng.
Gia thế chính là xuất thân. Thứ này do ông trời sắp đặt nên không ai có thể thay đổi.
Nhưng danh tiếng thì khác, cái loại đồ chơi này có thể nhào nặn, có thể tìm thấy. Tào Tháo có thể không cần quan hệ thân sơ, không hỏi tới đức hạnh, nhưng nếu có chút danh tiếng thì sự đối đãi sẽ khác. Còn Tư Mã Huy và Bàng Quý trước mặt chính là một con đường tắt để hắn tìm lấy danh tiếng.
Ổn định tinh thần, điều đầu tiên Tào Bằng làm đó là vái chào rồi mới lên tiếng:
- Vừa rồi nghe hai vị tiên sinh nói về tình hình thiên hạ, tiểu tử bất tài nhưng cũng có vài câu. Nguyên An tiên sinh nói rằng Tào Tháo chứ không phải Viên Thiệu mới là địch. Nhưng tiểu tử lại nghĩ rằng Viên Thiệu kia chẳng qua chỉ là người mua chuộc danh tiếng chứ không phải là địch thủ của Tào Tháo.
Vừa rồi, Bàng Quý và Tư Mã Huy bàn chuyện thiên hạ, cho rằng Tào Tháo mặc dù phụng mệnh thiên tử nhưng rất khó làm được chuyện gì lớn. Nguyên nhân rất là đơn giản...tuy rằng Tào Tháo chiếm được Duyện Châu và Thanh Châu, hiện giờ có thểm Dự Châu. Trên danh nghĩa là quản lý ba châu, hơn nữa lại phụng mệnh Thiên tử ra lệnh cho chư hầu.
Nhưng Duyện Châu và Thanh Châu bị tàn phá. Năm đó Tào Tháo tru diệt Biên Nhượng khiến cho kẻ sĩ của Duyện Châu rất bất mãn.
Trong tình huống bất đắc dĩ đó, Tào Tháo mới đành phải chuyển đến Dự Châu. Nhưng trong thời điểm hiện nay căn cơ vẫn chưa đủ vững chãi. Lại thêm xung quanh Tào Tháo toàn là địch, sau khi phụng mệnh Thiên Tử lại càng trở thành cái đích cho mọi người chỉ trích. Trái lại Viên Thiệu tứ thế tam công, hùng cứ ở Hà Bắc, thuế ruộng đầy đủ. Cho dù là danh tiếng hay thực lực thì Tào Tháo đều khó có khả năng chiến thắng được Viên Thiệu. Mà y lại phụng mệnh Thiên Tử, nói không chừng còn có thể nhanh chóng bị diệt vong.
Tóm lại, Bàng Quý không quá xem trọng Tào Tháo.
Còn thiếu niên ngồi bên cạnh Bàng Quý, nhìn Tào Bằng đầy hứng thú.
Tư Mã Huy nói:
- Tiểu hữu có cao kiến gì? Text được lấy tại Truyện FULL
- Tiểu tử nghĩ rằng Viên Thiệu sẽ bại.
- A! Xin lắng tai nghe.
Bàng Quý vẫn thản nhiên, xua tay ra ý bảo thiếu niên bên cạnh nhường chỗ.
Thiếu niên bên cạnh cũng không có ý kiến chỉ cười cười đứng lên, nhường chỗ ngồi.
Tào Bằng chắp tay đi tới quỳ gối xuống.
- Hán cao tổ và Sở Hạng tranh chấp với nhau. Sở Hạng tuy mạnh nhưng tại sao Hán cao tổ lại thắng? Hạng Tịch là người nối tiếp của đại tướng quân Hạng Yên còn Cao tổ chỉ là đình trưởng của Huyện bái.
- Cái này rất giống với Viên Thiệu và Tào Tháo ngày hôm nay. Mặc dù Viên Thiệu xuất thân tứ thế tam công lại chiếm được Hà Bắc màu mỡ, có thể nói là giống như Sở Hạng. Nhưng tiểu tử nghe nói, nếu không có Viên Thiệu thì đâu có loạn Đổng Trác? Nhớ ngày đó, loạn thập thường thị làm rối loạn triều đình, đại tướng quân Hà Tiến muốn trừ mười thường thị, Tào Tháo từng can gián chỉ thẳng tới đám Trương Nhượng nhưng cuối cùng lại bị Viên Thiệu ngăn cản, nói điều biên quân cần vương nhưng không ngờ lại dẫn sói vào nhà. Bởi vậy có thể thấy được Viên Thiệu chỉ tốt mã dẻ cùi chứ không phải là chí sĩ cao minh.
Bàng Quý và Tư Mã Huy nghe thấy vậy nét mặt liền thay đổi, quay sang nhìn nhau. Sau đó, ánh mắt nhìn Tào Bằng đã hoàn toàn khác trước.
Còn lúc này, đám người Vương Mãnh đang rúc trong góc phòng chỉ biết trợn mắt há mồm.
- Hiền đệ! Những điều a Phúc nói là học của ai?
Tào Cấp há to miệng, nuốt nước miếng rồi nói:
- Ta đâu có biết. Thằng nhóc này trước nay ít nói. Từ trước tới giờ chưa từng nói với ta những điều như vậy. Ngươi hỏi ta chẳng bằng hỏi Đầu Hổ. Có thể, nó còn rõ hơn so với ta.
Vương Mãnh liền quay sang nhìn Vương Mãi thì thấy Vương Mãi lắc đầu nói:
- Con cũng không rõ lắm. Trước đây mặc dù a Phúc thường xuyên chơi đùa với con nhưng chưa bao giờ nói tới việc này.
- thằng nhóc này quả nhiên không phải tầm thường.
Mấy người Vương Mãnh ở bên này bàn tán thì bên kia Tào Bằng cũng từ từ đi vào trạng thái cân bằng.
- Theo tiểu tử thấy, Viên Thiệu mặc dù mạnh nhưng cũng có điểm yếu.
- Xin lắng tai nghe.
- Tiểu tử thấy Viên Thiệu có mười điểm bại còn Tào Tháo thì có mười điểm thắng.
- Viên Thiệu xuất thân cao quý, nhiều lễ lại đa nghi. Còn Tào Tháo thể theo tự nhiên. Đây là thắng về đạo.
- Viên Thiệu hay ngược dòng còn Tào Tháo lại thuận theo xu thế, đây là thắng về nghĩa.
- Từ Hoàn, Linh tới nay trị vì khoan dung. Viên Thiệu buông lỏng để trị vì còn Tào Tháo thì cứng rắn đây là một điều thắng về trị.
- Viên Thiệu thì ngoài rộng lượng nhưng trong lại đố kỵ, dùng người chỉ biết tới thân. Tào Thào thì ngoài đơn giản, trong sáng, người hầu chỉ cần có tài. Đây là điều thắng về độ lượng.
- Viên Thiệu mưu nhiều không quyết đoán, Tào Tháo được kế chấp hành, đây là thắng về mưu.
- Viên Thiệu mua danh chuộc tiếng, Tào Tháo thành tâm đãi người ngoài. Đây là cái thắng về đức.
- Viên Thiệu nghe tiểu nhân mà xa hiền thần, Tào Tháo thì rộng rãi chu đáo. Đây là điều thắng về người.
- Viên Thiệu u mê nghe lời gièm pha, Tào Tháo dùng người có phương pháp, không chịu nghe lời gièm pha. Đây là thắng về sự sáng suốt.
- Viên Thiệu lẫn lộn phải trái, Tào Tháo giữ nghiêm luật pháp, đây là thắng về văn.
- Viên Thiệu chỉ được cái hư trương thanh thế, không biết tới sự quan trọng của dụng binh, Tào Tháo có thể lấy ít địch nhiều, dụng binh như thần, đấy là thắng về võ. Theo tiểu tử suy nghĩ, thì Tào Tháo có mười điều thắng đó, sớm muộn gì cũng đánh bại Viên Thiệu.
Những năm cuối của thời kỳ Đông Hán, ngôn luận vô cùng tự do.
Dân chúng có thể bàn luận việc triều chính, bình luận danh sĩ mà không bị triều đình trị tội.
Đặc biệt là trong các danh sĩ, bàn luận về quan lại trong triều hoàn toàn theo ý mình. Mà người bị phê phán cho dù biết cũng không thể nào trách tội, càng không thể tức giận mà ngược lại còn phải tới tận nơi thỉnh giáo, thậm chí còn phải tỏ vẻ lòng biết ơn. Nếu tùy ý trả thù sẽ bị người ta nói là lòng dạ hẹp hòi.
Trong lịch sử, ở năm Kiến An thứ ba, Viên Thiệu khiêu khích Tào Tháo.
Lúc đó, Tào Tháo đối với Viên Thiệu ít nhiều vẫn có sự lo lắng. Nhưng mưu sĩ của y khi đó là quân sư Quách Gia đã vạch ra mười điều thắng và mười điều bại.
Nói trong số quần hùng của Tam Quốc thì mưu sĩ mà Tào Tháo yêu thích nhất cũng không phải là Gia Cát Khổng Minh mà mọi người đều biết.
Người mà y sùng bái nhất chính là Giả Hủ và Quách Gia, thường xuyên đau lòng vì cái chết của Quách Gia. Trong lịch sử, Quách Gia cũng không để lại nhiều dấu vết lắm nhưng luận mười thắng mười bại cũng là một trong những dấu vết kinh điển của ông.
Đời sau có chuyên gia nghiên cứu đã nói rằng mười thắng mười bại không phải xuất phát từ Quách Gia, nhưng Tào Bằng vẫn tin rằng đó là từ y. Hiện giờ, hắn đang muốn cầu danh đối với Bàng Quý và Tư Mã Huy, nên trong lúc đàm luận về Viên Thiệu và Tào Tháo đã lấy ra.
Bàng Quý và Tư Mã Huy quay sang nhìn nhau.
Mười thắng mười bại đó giống như một tiếng chuông khiến cho người ta tỉnh ngộ.
Ngay cả Văn Sính ngồi bên cạnh cũng gật đầu liên tục. Chỉ với bằng đó kiến thức cung đủ cho gã xem trọng Tào Bằng thêm vài phần.
- Ngươi nói Tào Tháo tất thắng?
Thiếu niên đứng bên cạnh Bàng Quý vẫn im lặng đột nhiên lên tiếng hỏi.
Tào Bằng chẳng hề do dự, gật đầu nói:
- Đúng thế.
- Vậy nếu không thắng thì sao?
- A?
- Ta nói là nếu Tào Tháo thua bởi Viên Thiệu thì sao?
Lời nói của thiếu niên có một chút gì đó như đấu khẩu.
Hiển nhiên rằng lời nói của Tào Bằng đã đánh động được Bàng Quý và Tư Mã Huy nhưng chưa thuyết phục được thiếu niên.
Tào Bằng cũng không nôn nóng trả lời, dưới ánh mắt của Bàng Quý và Tư Mã Huy, hắn trầm ngâm một lúc rồi ngẩng đầu nói:
- Nếu Tào Tháo thua thì sinh linh phải chịu khổ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.