Tào Tặc

Chương 186: Đông Lăng Đình




Khi Trần Quần đi tới Đông Lăng đình thì đã quá giờ Thìn.
Chưa đi đến chỗ của Tào Bằng thì nghe thấy một mùi hương khiến lòng người khó cưỡng lại.
-Bảo Kiên, đã ngửi thấy mùi chưa.
Con mắt Trần Quần sáng loáng, nuốt nước miếng, vội vàng hỏi.
Bầu trời giáng xuống một cơn mưa phùn lất phất, trên mặt sông có từng tầng sương mù. Từ xa nhìn lại trên sông chỉ thấy phía sau rừng đào, một ngôi nhà có vườn hết sức thanh tịnh và đẹp đẽ. Hai người thanh niên từ trên xe ngựa bước xuống, khoảng chừng ba mươi tuổi, cử chỉ ưu nhã, rất có khí độ.
Nhìn thoáng qua cây gậy trúc trong tay Trần Quần một người thanh niên liền nở nụ cười.
-Trường Văn là lão tham, quả nhiên không sai.
- Ngươi bảo ta là lão tham vậy ngửi mùi xem… chậc chậc. Đột nhiên ta có ao ước được như Hữu Học.
-Hả?
-Ngươi xem sương mù trên sông, mưa phùn lất phất. Thân ở trong rừng đào, lại có giai nhân làm bạn, có bạn tốt bên cạnh, thật là một người có ý thích tuyệt vời.
Hai thanh niên nghe được, không nhịn được cười.
-Nghe Văn Trường nói như vậy, ngược lại ta cảm thấy mình quá thô tục!
-Đã như vậy sao lại không dừng ngựa vào rừng đào? Mùi thơm này thật khiến cho kẻ khác thèm muốn.
Ba người dứt lời thì dừng xe ngựa lại, cất bước đi vào rừng đào. Xuyên qua khu rừng, bước giữa những cánh đào hồng và hoa hạnhcho dù tâm tình nóng nảy trong người, thoáng cái trở nên yên bình rất nhiều. Đi qua rừng đào thì thấy một bức tường trắng thấp thoáng trong sương mù. Một dãy nhà tranh hiện ra trước mặt ba người.
-Hữu Học, Hữu Học!
Trần Quần mau bước tới trước, lớn tiếng gọi:
-Hôm nay lại có món ăn gì mới?
Hắn vào trong sân thì thấy Bộ Loan mặc áo trắng, từ trong phòng bếp đi ra.
-Trần tiên sinh, ngài đã tới?
-Hà hà, ta có bản lĩnh thần thông, tính toán ra hôm nay tri kỷ nấu món ngon nên cùng người đến đây.
Hai thanh niên đi theo sau Trần Quần thấy Bộ Loan thì cũng sáng mắt lên. Thật là một tỳ nữ xinh đẹp! Người nào cũng có lòng thưởng thức cái đẹp. Hai thanh niên không thể không thán phục trong lòng: Tào Hữu Học này quả thật là người tao nhã.Nghe nói hai người nữ tỳ của hắn đều có nhan sắc khuynh quốc khuynh thành. Chỉ cần nhìn nữ tỳ trước mắt thì biết lời đồn quả không sai. Không biết người kia có dáng dấp thế nào? Lúc này hai người thực sự ao ước được thấy người nữ tỳ kia.
-Công tử cùng Đường huynh sáng sớm đã đi đánh cá, bình thường chắc cũng sắp về.
Trần tiên sinh ra hành lang phía sau hẳn là có thể thấy bọn họ. Tỳ nữ còn có chuyện nên không thể đón tiếp quý khách, xin mời tiên sinh cứ tự nhiên.
-A Loan, Hữu Học chuẩn bị món ngon gì vậy?
-Trước đó vài ngày, công tử đã dạy tỳ nữ món "tam sáo áp". Nếu quý khách đã tới thì cũng vừa dịp có thể thưởng thức thử. Tạc Nhật công tử còn bảo người đi hái mơ, nói là có thể dùng với rượu ấm. Công tử cùng Đường huynh ngồi thuyền đánh cá, không biết có câu được gì không. Rượu đã chuẩn bị ở phía sau hành lang, xin Trần tiên sinh cứ tự nhiên.
-Tam sáo áp?
Trần Quần nhìn qua Bộ Loan rồi lại quay đầu nhìn hai người thanh niên. nguồn TrumTruyen.vn
-Món sáo áp này có gì đặc biệt đây?
Người ta nói quân tử lánh xa bếp núc. Việc ba người Trần Quần vào bếp là việc quyết không thể. Nhưng mà trong đầu họ lại rất thắc mắc nên không nhịn được hỏi.
-Nghe nói Hạ Hầu đại ca săn vài con chim bồ câu, Bá Đạo đại ca bắt hai con vịt trời, Đường huynh mua một con vịt nuôi. Đem bồ câu nhồi trong bụng vịt trời, rồi đem vịt trời nhồi trong bụng vịt nuôi thì ra món "tam sáo áp". Hi hi. một lúc nữa các ngài sẽ biết.
Con mắt Trần Quần lại càng sáng lên!Hai thanh niên còn lại nhìn nhau ngơ ngác rồi cùng lắc đầu, tỏ ý chưa từng nghe qua món ăn này.
Bộ Loan lại chạy vào bận bịu trong bếp. Trần Quần dẫn theo hai người thanh niên vào chính đường. Trong chính đường bày biện rất đơn giản, một chỗ ngồi có án thư. Bên cạnh đặt một tấm trường kỷ dùng để tiếp khách, bàn bạc công việc.
Trên tường đối diện cửa chính có treo một tấm tranh sơn nướcChữ viết trên đó chính là bài "Lậu thất minh". Nét chữ tự nhiên thanh thoát, thậm chí còn mang phong cách Phi Bạch thư của Thái Ung.
-Đây là…
-Đây là bài văn do Hữu Học làm, còn chữ là của Tử Sơn.
Nói đến đây, Trần Quần không khỏi lắc đầu. Học vấn của Hữu Học không tệ, nhưng mà chữ của hắn, thật sự là…
Hai người thanh niên nghe được liền nở nụ cười. Đứng trước tấm thư họa, mọi người lại bình phẩm một phen.
Ba người lại đi qua cửa tới hành lang phía sau. Chỗ mà họ gọi là hậu viện, thực ra chỉ là một khoảng đất trống không bày biện đồ gì, chỉ có đá sỏi kéo dài đến bờ sông. Ở bờ sông, họ dựng một cái bến đò bằng trúc rất đơn giản.
Phía sau hành lang đặt một cái bếp lò đỏ hồng, đập vào mắt ba người. Giữa bếp lò đặt một cái đĩa than. Phía trên còn đặt một cái chậu nước, ở giữa có một bầu rượu. Còn chưa ngồi xuống thì hương thơm của rượu thổi qua đã khiến ba người thèm thuồng. Bàn tròn đặt ở phía sau hành lang hướng ra phía sông nước.
Loáng thoáng có thể thấy một con thuyền dang cập bến trên sông. Cách một lớp sương mù nên không thể thấy rõ trên thuyền, nhưng trong lớp sương mù vang lên tiếng ca của một cô gái khiến cho ba người Trần Quần lại thêm bâng khuâng xúc động.
-Bảo Kiên, Quý Bật, có cảm nhận được không?
Hai người thanh niên nhìn nhau nở nụ cười.
-Trường Văn, ngươi cần gì phải hỏi? Nếu hai người ta có dụng ý xấu với Tào Hữu Học thì tuyệt đối sẽ không theo ngươi đến đây. Lúc trước khi có tin đồn nhảm, ta với Quý Bật cũng không gây chuyện nói gì mà. Có điều xem qua tình cảnh của Tào Hữu Học thật không phải người tầm thường. Ta nhớ hắn năm nay mới chỉ mười lăm. Tuổi tác có thể không tính đến, nhưng tương lai thì không thể lường được.
Bảo Kiên cười đáp. Quý Bật lại gật đầu:
-Xem qua nơi ở thì biết tâm tình. Tào Hữu Học thật là người tao nhã!
Những năm cuối thời Đông Hán, có thể được gọi là "tao nhã", tức là được đánh giá cao. Hai người nói một hồi, Trần Quần cũng mỉm cười hài lòng. Ba người ngồi uống rượu mơ ở hành lang phía sau, nhìn con thuyền cập bến giữa làm sương mù như ẩn như hiện mà trào dâng cảm xúc. Từ phía xa vọng đến tiếng quân lính hô. Chắc là Hác Chiêu đang kết thúc thao luyện, chuẩn bị chấn chỉnh nhân thủ.
Trên mặt sông, một con đò nhỏ đang di chuyển. Khi nó lướt qua lớp sương mù càng khiến người ta cảm thấy như đang ở giữa tiên cảnh kỳ diệu. Một lát sau, con đò cập bến. Một người con gái mặc áo màu nâu nhảy từ trên thuyền xuống.
Theo sau có Bộ Chất và Tào Bằng cả hai đều mặc một cái áo tơi, đầu đội nón, đang leo lên bến đò. Hai người đều mang theo một cái thùng gỗ trong tay, có thể thấy được nước ở giữa thùng bắn tung tóe, hình như bên trong có cá đang quẫy đạp. Tào Bằng và Bộ Chất đều chỉ khoác một cái áo tơi mỏng, bên trong mặc một cái áo xám ngắn, ở dưới mặc một cái quần dài màu nâu nhạt. Ống quần hai người đều xắn cao. Hai người đi trên bãi sỏi, vừa đi vừa cười nói. Cái loại cảm giác kỳ diệu này khó mà dùng ngôn ngữ miêu tả cho kẻ khác
Trần Quần đứng dậy:
-Xem ra bọn họ thu hoạch cũng được khá nhiều.
Hai người thanh niên cũng mỉm cười đứng dậy nhìn kỹ hai người trong trang phục ngư ông đang đi đến gần.
-Hiền đệ, ngươi mà không trở lại thì chỗ rượu này của ngươi đã bị chúng ta uống hết rồi!
Trần Quần lớn tiếng bắt chuyện.Tào Bằng ngẩn ra, ngẩng đầu nhìn lên.
-Huynh trưởng, các người tới đây lúc nào?
-Hà hà, nghe được có cao lương mỹ vị, vi huynh không mời mà tới.
Bộ Chất không nhịn được cười:
-Trần Trường Văn đúng thật là có mũi thính.
Quách Hoàn neo con đò lại trên bến, rồi chạy theo mọi người. Đúng lúc khi nàng chạy đến thì nghe Bộ Chất nói, không nhịn được, nở nụ cười khúc khích. Nụ cười của nàng như trăm hoa đua nở.
So sánh với nét đẹp dịu dàng mềm mại của Bộ Loan, Quách Hoàn khiến cho người ta cảm thấy một sự thú vị khác. Một người con gái có giọng nói mềm mại của vùng sông nước, một người lại sinh ra ở vùng biên cương hiểm yếu nghèo nàn, hai vẻ đẹp khác nhau nhưng lại đồng thời xuất hiện ở bên cạnh một người. điều đó khiến cho hai người thanh niên không khỏi ghen tị, nhưng đồng thời ánh mắt nhìn Tào Bằng cũng khác trước.
Người thiếu niên này thật đúng là danh sĩ! Hai người lập tức mang lòng cảm khái.
-Quách Hoàn, ngươi cười cái gì?
Quách Hoàn cười nói:
-Hôm trước Tử Sơn tiên sinh ngửi thấy trong phòng có mùi kỳ lạ, sau đó tìm được một con chuột lớn ở trong phòng. Công tử mỉm cười nói từ nay về sau trong nhà không cần phải nuôi chó nữa vì Tử Sơn tiên sinh có cái mũi thính quá. Hôm nay chắc phải tặng cho Trần tiên sinh.
Trần Quần nghe được khuôn mặt lập tức biến sắc. Bộ Chất nói hắn có cái mũi thính hơn cả mũi chó à. Hai người thanh niên cũng không cười nữa.
Người ta nói Tào Hữu Học cuồng ngạo không xem ai ra gì. Nhưng xem dáng dấp của hắn lại là một thiếu niên thú vị, tại sao lại nói là cuồng ngạo?
-Hữu Học, hôm nay thu hoạch được gì?
Trần Quần vội chuyển hướng câu chuyện để giấu nỗi xấu hổ. Tào Bằng đi đến dưới cửa hiên thì đặt thùng gỗ xuống đất. Giữa thùng nước, cá đang đạp nước bắn tung tóe khắp nơi.
-Ngươi muốn làm ngư sinh?
-Ôi, ta đã chán ăn cá rồi. Hôm nay chúng ta sẽ ăn cá ba cách khác nhau.
-Hả?
Trần Quần liền tỉnh cả người:
-Ăn ba cách như thế nào?
-Việc này ngươi sẽ biết.
Lúc này, Bộ Loan từ phía sau chạy tới, cùng với Quách Hoàn mỗi người ôm một cái thùng gỗ mang vào phòng bếp. Hai người nữ nhi cười đùa với nhau, vô cùng hòa thuận. Bộ Chất bỏ áo tơi, ngồi ở cửa hiên, uống một ngụm rượu, húp một tiếng mãn nguyện.
–Được uống rượu bên sông Trường Giang, lại ăn cá chép bạc đầu, sống ở Quảng Lăng thật hạnh phúc biết bao?
-Hả. Người nào nói?
-Haha, còn có thể là ai. Tất nhiên là Hữu Học mới nói lúc trên đò.
Ba người Trần Quần nghe được liền vỗ tay tán thưởng.
-Được rồi. Ta dẫn đến giới thiệu cho ngươi. Hai vị này là bạn chí cốt của ta.
Trần Quần cười rồi kéo Tào Bằng ngồi xuống. Hắn chỉ tay về một thanh niên.
–Đây là Từ Tuyên, Từ Bảo Kiên. Nói cho hai người biết, hắn chính là người Hải Tây.
-À, thì ra là Từ tiên sinh.
Tào Bằng vội vàng thi lễ. Từ Tuyên cũng không dám thất lễ, vội vàng đứng dậy đáp lễ.
-Vị này chính là Trần Kiểu, Trần Quý Bật, người Đông Dương. Tổ tiên hắn là Đường Sắc hầu Trần Anh. Trần thị ở Đông Dương cũng là một vọng tộc.
Trần Anh là một kẻ tuấn tài thời Sở Hán tranh hùng. Y đã từng theo Sở Hoài Vương trụ quốc, về sau tới nương tựa Lưu Bang, được phong làm Đường Sắc hầu.
Lịch sử Trần thị ở Đông Dương thậm chí còn lâu đời hơn Trần thị ở Quảng Lăng. Hơn nữa, hai nhà còn có mối liên hệ rất sâu xa. Trần thị ở Quảng Lăng, nói rõ ra thì chính là một nhánh của Trần thị ở Đông Dương tách ra. Nhưng vì người tài của Trần thị ở Quảng Lăng xuất hiện nhiều nên đã dần dần áp đảo Trần thị ở Đông Dương.
Hai người này bây giờ đều là những người nổi tiếng ở Quảng Lăng.
Tào Bằng hoảng hốt, vội vàng hành lễ. Đúng lúc này ở trước sân vọng đến một tiếng động lớn.
-Công tử, công tử… Chúng ta tới rồi.
Nghe tiếng thì hình như là Hạ Hầu Lan.
Tào Bằng đứng lên.
–Đúng là Tử U Bá nói là tới. Tử Sơn tiên sinh, các người cứ tạm thời an tọa. Ta đi đón họ một chút, nhân tiện dạy Bộ Loan làm cá ba cách thế nào. Bảo Kiên tiên sinh cùng Quý Bật tiên sinh tới vừa đúng lúc. Hôm nay cảnh sắc rất hợp với uống rượu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.