Hoài Bắc tháng chín tiết trời biến đổi thất thường.
Đầu buổi trưa trời vẫn còn nắng. Sau giờ ngọ, trời đã u ám. Đến tầm giờ thân, mọi người đã quen ăn cơm lần nữa. Tào Bằng nhận thấy giờ ăn này thật ra cũng khá giống với bữa trà chiều ở thời hậu thế.
Bên đình Tổ Thủy, Tào Bằng nhìn sông Tổ Thủy chảy siết, xuất thần suy nghĩ.
Cam Ninh ngồi một bên, nhìn Tào Bằng, cuối cùng nhịn không được, hỏi:
-Công tử, ngài thật sự muốn như vậy sao?
Tào Bằng lấy lại tinh thần, nhìn Cam Ninh, mỉm cười:
-Hưng Phách, làm người phải có lòng biết ơn nghĩa. Đây là nguyên tắc của ta. Ta phải làm.
-Nhưng…
-Ta biết rất khó, hơn nữa cũng sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Tào Bằng thở ra một hơi dài, duỗi người:
-Thế nhưng ta nhất định phải làm như thế, nếu không cả đời này ta sẽ không được thanh thản.
Cam Ninh trầm mặc!
Tào Bằng nhìn dòng Tổ Thủy chảy xiết, trong đầu hiện lên dung nhan như hoa như ngọc kia.
Chắc hẳn nàng sẽ tha thứ cho hành động của ta lúc trước!
Dù sau khi Tào Bằng sống lại như thế nào, muốn sống được ở thời này phải có thủ đoạn độc ác, nhưng có một số việc dù sao vẫn không thể thay đổi được.
Ví như thời khắc đó vẫn luôn khắc sâu ơn nghĩa trong lòng hắn.
Đến giờ hắn vẫn còn nhớ kỹ dáng người kiều diễm trong thùng gỗ đầy nước nghi ngút trong gian nhà nhỏ nơi đó.
Đối với Điêu Thuyền, hắn rất tôn kính. Cho dù đã từng nhìn thấy cảnh xuân vô tận của nàng cũng chỉ khiến tâm hồn hắn lay động một chút, trong lòng vốn không hề có chút dục vọng muốn chiếm đoạt này. Trên thực tế, nếu không nói đến tuổi tác, Tào Bằng nghĩ khi có một nữ tử đứng trước mặt hắn như thế, hắn sẽ bị áp lực rất lớn.
Nàng là một nữ tử khả kính.
Bất luận ban đầu nàng tìm cách tiêu diệt Đổng Trác vì lý do gì, ta vẫn không thể bỏ qua những đóng gió của nàng.
Tào Bằng tuy họ Tào, nhưng không phải là Tào Tháo, càng không có sự cố chấp giống như Tào Tháo. Bất luận suy nghĩ của y với Điêu Thuyền là gì, y đều luôn khinh thường nàng. Nhưng Tào Bằng cứu Điêu Thuyền đồng thời cũng là bởi cảm tạ ơn nghĩa của nàng. Còn một lý do nữa là chút tàn niệm của hắn giành cho Lã Bố từ kiếp trước.
Hắn không thể thay đổi được đại cuộc. Chính vì thế, hắn chỉ có thể dốc hết sức tìm cách báo ân mà thôi.
-Chu Thúc!
-Có!
-Tình hình ở Úc Châu sơn hiện thế nào?
-Tất cả đều tốt cả. Theo lời dặn dò của công tử, suốt nửa năm nay ta đều bí mật tu sửa nơi đóng quân ở Úc Châu sơn, không có kẻ nào biết hết.
-Tốt!
Tào Bằng suy nghĩ một chút, thấp giọng nói:
-Ngươi lập tức trở về Hải Tây, chỉ huy hải thuyền rời biển. Sau khi rời bến, bí mật đi vòng quanh Y Lô Loan, vẫn phải che giấu hành tung. Mặt khác, tiếp tục đến chỗ anh rể ta mượn lương thảo cho ta, cất giấu trên Úc Châu sơn, nhất định không được để lộ hành tung.
-Tuân lệnh!
Chu Tương không hề cho rằng Tào Bằng làm sai. Thậm chí gã còn nghĩ hắn có ân báo ân, là một trang hảo hán.
Gã xuất thân là thảo dân, không có sự lo lắng chu đáo và xác đáng như Cam Ninh. Nếu như Tào Bằng muốn báo đáp ân nghĩa thì mạo hiểm một lần cũng đã làm sao?
Chu Thương không phải là một người sợ phiền phức như thế.
Cam Ninh nhẹ giọng nói:
-Nếu công tử đã quyết định, nhất định phải thật cẩn thận.
Theo ta thấy, tốt nhất là để Hác Chiêu đến rồi lệnh cho gã ra trấn thủ ở Khúc Dương. Dù sao, gã cũng là người Tịnh châu, nhất định sẽ đồng ý với hành động của công tử. Hơn nữa, gã trấn thủ ở Khúc Dương cũng sẽ tận tâm tận lực hơn. Có gã ở Khúc Dương, công tử càng có thêm sự bảo đảm.
-Để Bá Đạo trấn thủ Khúc Dương ư?
Tào Bằng nhíu mày, trầm ngâm một lát sau, rồi nhẹ nhàng gật đầu.
-Bá Đạo trấn thủ Khúc Dương là thích hợp nhất. Người đâu!
-Có!
Tên sở qua lắc mình đi ra, chắp tay hành lễ ngoài sân đình.
-Cầm ấn tín và dây đeo triện của ta suốt đêm chạy về Hải Lăng, lệnh tư mã Biệt bộ Hác Chiêu ở Đông Lăng Đình lập tức xuất phát, nhậm chức ở Khúc Dương, đảm nhiệm việc phòng ngự ở Khúc Dương. Lệnh Vương Mãi làm binh tào Hải Lăng, tiếp nhận việc phòng ngự Đông Lăng đình, tiếp chưởng chiến sự Hải Lăng. Lại lệnh Tử Sơn lập tức đến Hạ Tương này. Tất cả sự vụ của Hải Lăng đều giao cho Hám Đức Nhuận coi sóc. Sau khi Chu Thúc đến Khúc Dương sẽ cùng Bộc Dương tiên sinh trở về Hải Tây.
Năm nay Hải Tây tuy được mùa thu hoạch nhưng vẫn chưa bình ổn.
Từ Châu đánh một trận, tất khiến nhiều người dân phải trôi giạt khắp nơi, bỏ nhà bỏ cửa. Đồng thời nhắc nhở anh rể ta chuẩn bị sẵn sàng nhận lưu dân. Còn nữa, thỉnh anh rể ta lập tức điều năm mươi vạn hộc lương thảo, trữ ở Khúc Dương. Đến lúc đó, ta sẽ phái người tiếp quản.
Tháng chín năm Kiến An thứ ba, Trương Liêu mấy lần xuất kích, tấn công Đồng huyện, hòng chiếm lại Hạ Tương.
Trần Đăng đứng lên chỉ huy, đối mặt với sự tấn công điên cuồng của Trương Liêu mà không chút hoảng loạn. Nếu như nói trước đây Trần Đăng luôn cho Tào Bằng ấn tượng trong vai trò là mưu sĩ thì trong trận ác chiến ở Hoài Tứ lần này, tài năng quân sự của y rõ ràng cũng rất xuất sắc.
Sau khi vượt qua Hoài Thủy, Trần Đăng tiến đánh chiếm Hoài Phổ, lấy Hoài Dũng làm chỗ dựa, thúc quân thẳng tiến bình nguyên Hoài Tứ, chiếm lĩnh Đồng huyện. Bạn đang đọc chuyện tại TrumTruyen.vn
Sau đó, Trần Đăng ở Đồng huyện lại có một trận đánh chặn cực kỳ đẹp mắt nữa.
Trương Liêu nóng lòng trở về Hạ Bì tụ họp với Lã Bố bị Trần Đăng phục kích. Tuy rằng quân sĩ chưa bị tổn thất quá lớn nhưng đã không còn có thể tiếp tục tiến về phía Bắc nữa. Toàn quân rơi vào đường cùng. Trương Liêu không biết làm gì khác hơn là lui về Từ huyện, tùy thời mà hành động. Ngày mười ba tháng chín, Tào Tháo phát động chiến dịch đánh Bành thành…
Trương Liêu nhân cơ hội này định vượt qua Hoài Thủy, đánh chiếm Hu Thai, phá tan sự sắp xếp của Trần Đăng.
Thế nhưng Trần Đăng lại liều mạng để Trần Kiểu trấn giữ Hu Thai, bày trận thế ở ngạn phía Nam Hoài Thủy. Trương Liêu thấy đánh lén không được, đành phải thôi…Ngày mười tám, gã chợt tập kích Lăng huyện, định một nhát phá thành. Trần Đăng nổi giận, từ Hạ Tương điều Từ Tuyên ra trấn thủ Đồng huyện, rồi đích thân dẫn đại quân trấn thủ Lăng huyện, đôn đốc trận chiến. Ngày hai mươi ba, Trần Đăng đoạt lại Lăng huyện, ép Trương Liêu lùi lại mà không đoạt được gì.
Chưa đến hai mươi ngày ngắn ngủi, Trương Liêu ba lần xuất kích, ba lần thất bại.
Tuy rằng binh mã của Trương Liêu đã giảm thiểu đến mức thấp nhất những lần động độ với binh mã của Trần Đăng, thế nhưng lực lượng bên gã vẫn tiêu hao rất nhiều. Chính vì vậy, Trương Liêu đành thủ vững Từ huyện, không xuất kích nữa.
Ngày hai mươi sáu tháng chín, Bành thành cáo phá…
Lúc này, Tào Bằng được giao trọng trách thống lĩnh ba nghìn binh sĩ trấn thủ Hạ Tương.
Còn Đặng Tắc phái Bộc Dương Khải tạm trông coi Khúc Dương, phụ trách hỗ trợ Trần Đăng dụng binh.
Bành thành cáo phá, tình hình chiến sự ở Từ Châu thoáng chốc trở nên rõ ràng. Lúc này, Lã Bố đã hoàn toàn hoảng loạn. Gã không để ý đến lời can gián của Trần Cung, xuất binh đón đánh Lữ huyện thì lại gặp Hạ Hầu Đôn và Lưu Bị liên thủ giáp công. Lã Bố đại bại trở về. Sau trận chiến này, Lã Bố không còn liều mạng như trước nữa. Gã vừa giục Trương Liêu mau chóng trở về Hạ Bì, vừa lệnh Ngụy Tục xuất binh, quyết lần nữa đoạt lại Hạ Tương…
Tào Bằng cứ ở trong thành mà chiến, quyết thủ không ra.
Ngày mồng ba tháng mười, Ngụy Tục vâng lệnh thu binh trở về Hạ Bì, trên đường còn bố trí mai phục, định phục kích truy binh của Tào Bằng, cứu vãn chút thể diện.
Nào ngờ, Tào Bằng lờ đi chuyện Ngụy Tục lui quân.
Tào Bằng nói:
-Ngươi lui về Hạ Bì sớm muộn gì cũng chết, lão tử cần gì phải mất công dây dưa với ngươi?
Ngụy Tục cuối cùng đành phải trở về tay trắng, chỉ để lại đống hỗn độn khắp nơi…
Ngày mồng bày tháng mười, binh sĩ của Tào Tháo tới Cát Phong sơn, chuẩn bị tiếp một trận thương vong với Hạ Bì!
Có lẽ bị ảnh hưởng bởi trận chiến Khúc Dương, Trần Cung lần nữa lại hiến kế, xin Lã Bố thống lĩnh bộ kỵ ra ngoài thành Hạ Bì, để y một mình trấn giữ Hạ Bì, nội ứng ngoại hợp, xa tương hô ứng. Nếu Tào Tháo đánh Hạ Bì, Lã Bố sẽ công kích từ phía sau; nếu Tào Tháo tấn công Lã Bố, Trần Cung sẽ tương ứng từ Hạ Bì.
Chung quy lại, kế sách này của Trần Cung giống y như kế sách của Đặng Chi.
Điểm khác nhau là Lã Bố có gần vạn binh mã, còn có tám trăm tinh binh hãm trận của Cao Thuận. Dựa vào sự dũng mãnh cùng sự cuồng dã muốn xông vào trận địa của Lã Bố đủ để Tào Tháo phải đau đầu. Nhưng không giống với Khúc Dương lúc trước, Tào Bằng cả tướng cả binh đều gặp khó khăn. Nhưng dù sao kế sách này cuối cùng cũng không được thực hiện.
Sử sách có chép lại, lúc đầu Lã Bố thật ra có đồng ý, nhưng sau này lại nghe gia quyến khuyên bảo nên đã đổi ý.
Kiếp trước, Tào Bằng khi đọc đoạn này đã từng chửi ầm lên, nói Lã Bố không quả quyết, nói gia quyến của Lã Bố đúng là lúc thắng thì chẳng thấy đâu, lúc bại lại nhiều lời.
Thế nhưng, hôm nay, đích thân hắn đã trải qua trận chiến tranh này.
Hắn có nhận thức rõ ràng về những tin tức trong này.
Không phải là Lã Bố bị gia quyến khuyên can, thật sự là Trần Cung đã từng có tiền lệ đưa gia đình và sào huyệt của mình giao cho người một năm trước cùng người bí mật mưu đồ tạo phản. Cho dù là Tào Tháo, hẳn cũng không yên lòng nổi. Trần Công Đài thế nhưng lại muốn phản lại Lã Bố a.
Chính vì thế, Tào Bằng có thể hiểu được cách làm của Lã Bố.
Chỉ là trong tình hình như vậy, sự hoài nghi của Lã Bố đã đánh mất hoàn toàn đường sống của gã!
Ngày mồng mười tháng mười, binh sĩ của Tào Tháo tới Hạ Bì. Lã Bố hiện tại đã thành con điểu giữa bầy lang sói…
Ngày mười bảy tháng mười, Thịnh Phách dẫn binh quy thuận Tào Tháo.
Từ Hoảng sớm đã quét sạch chướng ngại vật cuối cùng, dẫn binh xuôi về phía nam theo Nghi Thủy, nghe qua Đông Hải quận. Ngày hai mươi bảy tháng mười, hắn dẫn quân đến cách Hạ Tương một con sông. Sự xuất hiện của Từ Hoảng hoàn toàn phá tan ý định hợp binh của Trương Liêu và Lã Bố. Ngày hai mươi chín tháng mười, Trần Đăng khởi binh từ Lăng huyện, dẫn binh vây khốn Từ huyện. Đến lúc này, tình hình chiến sự ở Hoài Tứ đã bắt đầu rơi vào thế giằng co. Sự bại vong của Lã Bố chỉ là sớm muộn mà thôi.