Tất Cả Bạn Gái Của Tôi Đều Là Lệ Quỷ

Chương 22: Nhật ký




Dương Húc Minh đứng trong phòng nhìn quanh quẩn một lát, sau đó hắn quyết định kiểm tra cái giường trước, cái giường này cùng một kiểu với giường trong phòng ngủ bố mẹ ở dưới lầu 1, trên giường có một cái chăn màu hồng nhạt
Mặc dù chăn màn lâu ngày dơ bẩn và bốc mùi nấm mốc, nhưng quả thật đúng là giường của bé gái, trên giường có hai cái gối, dưới gầm giường là vài ba đôi giày nữ.
Giày?
Dương Húc Minh vội vàng cúi đầu ngó xuống, hắn thất vọng phát hiện đây cũng không phải là giày thêu màu đỏ mà hắn muốn tìm, chỉ là hai đôi giày thông thường của các em bé gái, một đôi lớn, một đôi nhỏ, vậy là cả 2 chị em đều để giày ở nơi này.
Hẳn là hai chị em ngủ cùng với nhau ở trong phòng?
Dương Húc Minh tìm kiếm trên giường một lúc, lật tung hết cả ga giường mốc meo, lôi cả vỏ chăn màn ra nhưng cũng không tìm được cái gì.
Dưới gầm giường cũng trống trơn.
Dương Húc Minh chưa từ bỏ ý định, hắn mở tủ quần áo cạnh giường ra. Hai chị em này không có nhiều quần áo, chỉ có vài bộ mà toàn là rách rưới vá víu đến độ không thể mặc được nữa.
Trong tủ nhiều nhất là đồng phục học sinh của hai chị em, có cả thảy 4 bộ, hai lớn hai nhỏ, đều là đồng phục của trường tiểu học, lâu ngày đã nhăn nhúm bạc màu.
Trong tủ quần áo, Dương Húc Minh vẫn không tìm được đôi giày thêu. Nhất thời hắn cảm thấy có chút chán nản.
Cuối cùng, hắn chuyển mục tiêu đến cái bàn học cạnh cửa sổ. Đây là một cái bàn gỗ đôi thường thấy trong các trường học, có thể ngồi được 2 học sinh, bàn đã xỉn màu cũ nát, hẳn là lấy từ trường học nào đó mang về.
Trên bàn học đầy chữ viết nguệch ngoạc và những vết khắc, nét chữ cùng vết khắc đủ các thể loại, chắc là của những học sinh trước đây đã từng ngồi học ở cái bàn này.
Trên bàn có vài cuốn sách, Dương Húc Minh cầm lên thì thấy toàn là sách giáo khoa lớp sáu. Trên nhãn tên ở trang sách đều ghi cùng một nội dung: Tưởng Tiểu Vũ - Lớp 6-1
Bỏ những quyển sách giáo khoa này xuống, Dương Húc Minh cầm hai cái cặp ở trên bàn lên, hắn mở ra cái cặp nhỏ hơn, bên trong là sách vở của cô em gái, trên nhãn vở còn ghi tên: Tưởng Hân- Lớp 1-2. Chỉ có sách giáo khoa và mấy quyển vở ghi chép, còn có mấy quyển bài tập về nhà, ngoài ra thì không còn thứ gì khác.
Dương Húc Minh vốn hi vọng tìm thấy trong cặp sách một quyển nhật ký để hắn có thể hiểu rõ hơn một chút về gia đình này, dù sao cô em gái cũng đã vụng trộm viết nhật ký lên tảng đá trong rừng trúc, không chừng còn một quyển nhật ký khác nữa.
Nhưng sự thật đã chứng minh là học sinh lớp 1 không biết viết nhật ký, nếu không thì cô bé cũng không mang tâm sự của mình viết lên mặt sau tảng đá.
Dương Húc Minh bỏ cặp sách của Tưởng Hân xuống, hắn cầm cặp của cô chị lên. Trong cặp này nhiều sách hơn của cô em, bên trong nhét đầy sách vở, ngoài sách giáo khoa còn các loại sách bài tập, vở ghi chép, nhưng khiến Dương Húc Minh để ý là giữa những quyển sách giáo khoa có kẹp một quyển sổ ghi chép màu hồng. Đây là một loại sổ ghi chép có ổ khoá thường bán ở các cổng trường, mặc dù loại khoá này là khoá cho trẻ con, Dương Húc Minh có thể dễ dàng mở bằng một cái đầu bút bi, nhưng dù sao cũng là có khoá, chứng tỏ nội dung bên trong quyển sổ này, cô bé chị không muốn để người khác đọc được.
Có thể nào đây là một quyển nhật ký?
Dương Húc Minh không quên lời mà Sinh Tử Lục cảnh báo hắn: Biết được càng nhiều thì hi vọng sống sót càng lớn. Chươ𝘯g‎ 𝗆ới‎ 𝘯hất‎ tại‎ ﹎‎ t‎ rù𝗆tr𝘂𝑦ệ𝘯.𝘝𝖭‎ ﹎
Một quyển nhật ký sẽ giúp hắn hiểu rõ tình huống của người trong nhà này. Hắn mở hộp đựng bút của cô chị ra, lấy một cái ngòi bút, sau đó cẩn thận dùng ngòi bút mở ổ khoá của quyển sổ.
Quyển sổ nhanh chóng bị Dương Húc Minh mở ra.
Ở trang đầu tiên không có viết tên hay địa chỉ gì, chỉ có ghi một câu danh ngôn:
"Cuộc đời như biển lớn, chỉ có người kiên cường mới có thể tới được bờ."
Nhìn những dòng chữ viết này, Dương Húc Minh trầm mặc trong giây lát, mặc dù chỉ là học sinh lớp 6 nhưng cô bé này viết chữ thật là đẹp. Một cô bé sinh ra trong gia đình nghèo khó, trong quyển nhật ký ghi một câu danh ngôn như vậy thật dễ khiến người ta thấy đau lòng.
Đúng là con nhà nghèo sớm biết lo liệu việc nhà.
Dương Húc Minh mở quyển nhật ký của Tiểu Vũ. Nội dung trong trang thứ nhất cũng không nhiều:
"Ngày 9/3, trời trong xanh..
Thầy giáo nói là chúng ta nên thường xuyên viết nhật ký, có thể giúp học văn giỏi hơn, luyện tập khả năng ngôn ngữ.
Nhưng việc trong nhà mình nhiều lắm, mỗi ngày phải đi chợ nấu cơm, còn phải làm việc nhà, sợ là không có thời gian viết nhật ký.
Sau này phải dành thời gian chăm chỉ viết nhé..."
Đúng là về sau thì Dương Húc Minh phát hiện cô bé này đúng là không phải ngày nào cũng viết nhật ký, thời điểm ban đầu thì còn 2-3 ngày viết một đoạn, ghi lại những việc vặt trong sinh hoạt, càng về sau thì khoảng cách ghi nhật ký lại càng dài, thậm chí nội dung càng ngày càng ít đi.
....
Dương Húc Minh lật đến một trang, trong đó ghi:
"Ngày 18/9
Bố trở về, nhưng cả nhà đều rất lo lắng.
Chân bố chảy máu nhiều liên tục, mặc dù đã được băng bó kín nhưng vẫn dễ dàng thấy được là bố bị thương rất nghiêm trọng, máu thấm cả ra ngoài băng vải.
Nhưng bố vẫn cười nói không việc gì, bố sẽ khỏi nhanh thôi.
Nghe bố nói bố bị thương ở trên công trường, ông chủ đã cho tiền và bảo bố về nhà.
Thầy Ngụy nghe được chuyện này đã rất tức giận, bảo bố đi đòi tiền đền bù tai nạn lao động từ ông chủ.
Nhưng bố không đi, bố bảo là ông chủ rất hung dữ ghê gớm, sẽ không chịu đền tiền đâu, bố bảo chịu khó ở nhà tĩnh dưỡng một thời gian là khỏi thôi.
Hân Nhi muội khóc rất nhiều đến lúc mệt thì ngủ mất.
Mình không ngủ được, mới nãy xuống toilet thì nghe tiếng rên khóc khe khẽ.
Là tiếng của bố, chắc bố rất đau. Nhưng mà mình không giúp được gì cho bố. Thật là khó chịu quá. Đến lúc nào mình mới có thể lớn lên, đi thi đại học và kiếm thật nhiều tiền?
Đến lúc đó thì bố sẽ không phải khổ cực như vậy!
...
Ngày 20/9, trời mưa to.
Chân bố có vẻ nghiêm trọng hơn, bố bảo có đau một chút.
Nhưng mình biết, mỗi đêm bố đều rất đau đớn.
Mỗi khi đêm đến bố đều ở trong phòng khóc lặng lẽ, mẹ cũng không có giúp bố, trời tối mẹ đều đi ngủ một mình.
Ban ngày bố đau đến không đứng dậy nổi, không có nước uống. Mẹ rõ ràng ở nhà mà lại không hề để ý đến bố, chờ đến lúc hai chị em mình đi học về thì bố mới gọi nhờ lấy nước cho bố.
Thật khó chịu.
Vì sao mẹ lại nhẫn tâm như vậy? Không phải là vợ chồng hay sao?
Mà mẹ vẫn luôn nhẫn tâm như vậy, hoàn toàn không quan tâm đến chúng ta.
Mình và Hân Nhi chẳng lẽ là nhặt được ngoài đường?
...
Ngày 28/9, trời trong xanh.
Chân bố rất nghiêm trọng, hoàn toàn không động đậy được, bắt đầu bốc mùi thối như là sinh mủ.
Thầy Ngụy vội vàng gọi người chở bố đi bệnh viện thành phố, nhưng bố không chịu đi, sợ tốn tiền.
Cuối cùng thầy Nguỵ đã gọi người khiêng bố bắt phải đi bệnh viện, mình đi học về nghe mọi người nói với nhau là bố hình như phải cắt chân.
Mình phải làm gì đây, nếu bố không có chân thì sau này làm sao có thể đến công trường đi làm kiếm tiền?
Mình phải đi làm thuê sao? Nhưng mình nhỏ như vậy, không biết có chỗ nào nhận vào làm không?
Mà mình không ở nhà, ai nấu cơm cho bố với Hân Nhi ăn.
Hân Nhi còn bé nhỏ như vậy.
Thật là khó chịu."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.