Thám Hoa Giới Giải Trí

Chương 12: Gặp được ‘trùm’ học thuật




Nếu là người khác, dù nghe hiểu những lời này chắc cũng không biết nên khóc hay nên cười, ai lại nói chuyện như vậy, thật kỳ lạ!
Nhưng người ngồi đối diện Đào Thanh Phong, sau khi nghe xong, hai mắt lại sáng lên. “Không dám không dám! Đào Quán là một trong những thư viện được xây dựng ở thời Sùng An năm thứ hai mươi. Hoàng đế ban ân khoa, ra lệnh cho Quốc Tử Giám xây dựng thư viện trên khắp cả nước, mời các nhà nho lớn dạy học. Bất kể xuất thân giàu nghèo, chỉ cần là người ham học đều có thể đến thư viện học.”
Đào Thanh Phong ngẩn ra, mấy ngày nay, giao tiếp với người ở thời này, chưa thấy ai nói chuyện lịch sự như vậy bao giờ. Dù là thạc sĩ du học về như Lệ Toa, cách nói cũng rất đơn giản, trực tiếp. 
Nếu Đào Thanh Phong quen với thời đại này hơn một chút, sẽ biết cách nói như vậy ‘rất không bình thường’. Nhưng hiện Đào Thanh Phong đang thả lỏng tinh thần, chỉ đơn thuần cảm thấy, thì ra ở thời này cũng có người nói chuyện đầy đủ lễ nghĩa như vậy!
Đào Thanh Phong hứng thú hỏi, “Hoàng đế Sùng An mở ân khoa, lại xây dựng thư viện tạo phúc cho kẻ sĩ, hèn chi có thể kéo dài thái bình thịnh thế nhiều năm đến vậy. Nhưng vì sao lại đặt tên là Đào Quán, có điển cố gì sao?”
Ân khoa tức là trong khoảng ba năm giữa hai kỳ thi bình thường, có một kỳ thi thêm, tăng cơ hội được làm quan. Khoa cử càng nhiều, càng có nếp đi học. Ở thời phong kiến, ân khoa có thể xem là cách tích cực tìm kiếm người tài.
Ở thời Hữu Quang, học sinh nghèo muốn làm quan là chuyện hết sức khó khăn. Người muốn theo học các nhà nho lớn đông như trẩy hội, người thường khó mà chen lọt. Hơn nữa, một phần các nhà nho lớn lại thường ở nơi rừng sâu lánh đời, càng khó tìm kiếm.
Tính ra Đào Thanh Phong thật sự là rất may mắn. Ở vùng Nam Sơn vắng vẻ có đại nho Từ Đường Ông ẩn cư lánh đời, vừa mắt tư chất của Đào Thanh Phong, nên nhận làm đệ tử dạy dỗ. 
Từ Đường Ông biết Đào Thanh Phong thân cô thế cô, trong triều càng không có ai giúp đỡ, thấy Đào Thanh Phong đậu Thám Hoa, vui mừng cho rằng triều đình đã cải thiện, mới chấp nhận lời đề cử của Huyện thừa nơi đó, rời núi về kinh thành lại.
Trước khi ở ẩn, Từ Đường Ông đã dạy rất nhiều học trò, trong đó có không ít người làm quan lớn trong kinh thành. Trước kia sư phụ lánh đời, họ không tiện lui tới. Nay nghe tin Từ Đường Ông trở lại, họ lập tức tụ họp, dần dần trở thành một thế lực lớn có tiếng ở kinh thành, tự xưng là ‘Từ môn’.
Đào Thanh Phong chẳng được hưởng lợi ích gì từ mối ràng buộc kia, bởi vì trong ba năm ‘Từ môn’ hình thành và lớn mạnh, Đào Thanh Phong lại có tang mẫu, về quê ở Nam Sơn chịu tang, ngày ngày đọc sách làm ruộng. diễnlkn.đnà/leq/s;mp;uy.sđon Nhưng, vẫn không chạy khỏi số mạng bị hoàng đế mới nhổ cỏ tận gốc.
Cùng một sư phụ, hiển nhiên bị quy vào cùng một phe.
Nếu ở thời đó, khắp nơi đều có thư viện do triều đình mở, trong thư viện lại không chỉ một hay hai vị đại nho dạy học, học sinh chắc chắn sẽ không bị phân thành phái nào hết. Cho xây thư viện trên khắp cả nước, thật sự là một hành động vô cùng sáng suốt.
Người kia đáp, “Tên thư viện là do Quốc Tử Giám Tế Tửu định ra, không thấy ghi tại sao lại gọi như vậy. Theo cá nhân tôi phỏng đoán, chắc là ứng với câu ‘Úc đào tư Quân nhĩ’ của Kha Tử, ‘úc’ là ưu tư, ‘đào’ là vui mừng. Cái tên Đào Quán chắc có ý nghĩa mong muốn học sinh nghèo được vui vẻ đi học.” Dứt lời, cười cong cả mắt.
Đào Thanh Phong hoảng hốt nghĩ thầm: người này cười lên nhìn càng giống Yến Đạm Sinh. 
Chắc vì đều tuấn tú, nên cười lên trông giống nhau thôi. 
Đào Thanh Phong bỗng có cảm giác thân thiết lạ lùng, thời này người thường không biết nhiều kiến thức hiếm người biết như vậy, may mắn vô tình gặp được người hiểu.
Hiện tại não Đào Thanh Phong gần như đã bị tê liệt hơn một nửa, vả lại ở thời của Đào Thanh Phong, vì khoa cử, hai mươi ba mươi tuổi còn đi học là chuyện bình thường, nên chỉ cho rằng đối phương học chuyên ngành lịch sử cổ đại. Không hề biết rằng ở xã hội hiện đại, người hai mươi bảy hai mươi tám tuổi, trừ học thạc sĩ tiến sĩ, bình thường đều lo đi làm kiếm tiền, làm gì có thời gian tới thư viện đọc sách. 
Đào Thanh Phong định đọc lại ‘Sử Đại Sở’ xem có ghi chú gì về vị Quốc Tử Giám Tế Tửu đã đặt tên ‘Đào Quán’ kia không, nhưng chợt nhớ ra, Quốc Tử Giám Tế Tửu là chức quan Tứ phẩm trở lên, trong ‘Sử Đại Sở’ không nhất định sẽ có ghi chép.
Người này đã biết về Đào Quán, không chừng cũng biết chút gì đó về vị Tế Tửu kia!
“Vậy ngài cảm thấy, Quốc Tử Giám Tế Tửu kia là người phương nào?” Đào Thanh Phong hiểu đây là những điều cực ít người biết, nên thành khẩn thêm vào ‘ngài cảm thấy’ làm bậc thang, ngộ nhỡ đối phương không biết cũng không xấu hổ.
Đào Thanh Phong che kín mặt như vậy, lại hỏi những câu ‘bất thường’, người bình thường rất dễ sinh nghi. Nhưng đối phương vẫn vui vẻ trả lời như chuyện đương nhiên, “Cậu có thể xem ở cuốn ‘Ký lục những chuyện quan trọng trong 36 năm thời Sùng An’. Trong đó có ghi, Yến Đạm làm Quốc Tử Giám Tế Tửu hai mươi năm, từ Sùng An năm thứ mười chính đến Sùng An năm thứ ba mươi chín. Cái tên Đào Quán là do người đó đặt.”
Đào Thanh Phong ngẩn người: làm Quốc Tử Giám Tế Tửu hai mươi năm? Chẳng phải chí hướng ban đầu của Yến Đạm Sinh là muốn thành Lễ Bộ Thượng Thư?! Chẳng phải đã từng nói: cảm thấy một nơi như Quốc Tử Giám không có tính khiêu chiến?! Ngược hẳn với mình, vẫn luôn muốn trở thành Quốc Tử Giám Tế Tửu, quản lý việc học của thiên hạ.
‘Ký lục những chuyện quan trọng trong 36 năm thời Sùng An’ hẳn là sẽ ghi lại những việc xảy ra trong thời Sùng An kỹ hơn ‘Sử Đại Sở’ nhiều. Không biết ai đã biên soạn, một hồi phải tìm xem thử mới được.
Đào Thanh Phong nhìn người kia với ánh mắt kính nể, nói, “Mạo muội xin hỏi, chuyên ngành của ngài là lịch sử cổ đại?”
Người kia ngạc nhiên hỏi, “Cậu… Cậu không phải là sinh viên của đại học Thanh Hoa?”
Đào Thanh Phong “?”
Người kia nói tiếp, “Tôi cứ tưởng… Khụ, khụ, không sao. Tôi, làm về lịch sử cổ đại.”
Nếu Đào Thanh Phong hiểu cách nói chuyện của người hiện đại, cộng với trí thông minh vốn có, hẳn sẽ phát hiện đối phương không nói ‘học lịch sử cổ đại’ mà là ‘làm về lịch sử cổ đại’, hai bên khác biệt rõ ràng, không đơn thuần là ‘học tập kiến thức’ mà đã vào hàng ngũ ‘nghiên cứu’.
Lúc này, điều Đào Thanh Phong để ý lại là tại sao đối phương lại nghĩ mình là sinh viên đại học Thanh Hoa. dinlkễn.đn"mà"ltq;ud.đô";m"n ‘Sinh viên’ Đào Thanh Phong hiểu, nhưng ‘Đại học’ là cái gì? Lúc Tô Tầm nói về fan, hình như từng nhắc tới một chủ weibo học chuyên ngành lịch sử ở Đại học Thanh Hoa khen mình. Khi ấy, Đào Thanh Phong nửa hiểu nữa không, giờ lại nghe thấy tiếp.
Nhưng nãy giờ đã hỏi nhiều, Đào Thanh Phong ngại hỏi tiếp nữa. Nguyên tắc học tập của trước kia mặc dù đề xướng chăm học siêng hỏi, nhưng sau khi được giải đáp, cũng phải có qua có lại, giúp nhau cùng tiến bộ.
Đào Thanh Phong xấu hổ thầm nghĩ, mình không đặc biệt nghiên cứu lịch sử cổ đại, kinh thư ứng đối trong trong kỳ thi năm đó cũng hơn phân nửa là học từ các nhà nho đời trước, không biết những hiểu biết của mình có ích chút nào với vị tiên sinh này không.
Đào Thanh Phong không nhắc tới suy nghĩ của mình, chỉ cố gắng nói những điều đã từng đọc được trong sách sử chính thống.
“‘Úc đào tư quân nhĩ’ của Kha Tử  trong Liêm học phái từng giải thích là ‘hỉ ưu bất năng thư dã, kết nhi vi tư’. Cho nên ‘đào’ chưa chắc là chỉ việc ‘vui vẻ’.  Do đó, không chừng vị Yến Đạm Sinh kia đặt tên ‘Đào Quán’ còn có nghĩa khác.”
Đào Thanh Phong ngạc nhiên phát hiện, dường như ánh mắt người đối diện trừ vẻ kinh ngạc đã thấy ở dì Thẩm và Lệ Toa, còn có một chút… vui mừng?!
Quả thật, lời Đào Thanh Phong đã khiến người kia vui mừng khôn xiết. Một là vì: ‘Liêm học phái’.
Nho học ở mỗi triều đại đều có nét riêng. Trong đó ‘Liêm học phái’, bởi vì phục vụ cho cách thống trị cực đoan của hoàng thất phong kiến nên rất bị coi thường. Nhưng khởi nguồn của học phái này kỳ thực là muốn tăng lên sự kiên định ý chí của người học, xem Nho học là một tài nghệ, kết hợp thơ nói, đẩy Nho học lên một giá trị cao trước nay chưa từng có. Sau, vì các lý luận của nó phục vụ chính trị quá mức nên mới bị vặn vẹo, gán tên ‘Lệ Nho’. Các đời hoàng đế sau cũng từ bỏ hệ thống Nho học quá lý tưởng hóa, diệt hết những ham muốn của con người.
Hiện một bộ phận các nhà sử học đang cố gắng tìm kiếm tài liệu của học phái này, để gạn lọc, bỏ thô giữ tinh. Theo lịch sử ghi lại, người sáng lập Liêm học phái tên Lý Liêm, cũng chính vì vậy nên mới có tên là ‘Liêm học phái’. Lý luận của Liêm học phái khó hiểu, khó truyền bá rộng rãi, nên ít người biết đến, một phần văn hiến mấu chốt của Liêm học phái đã bị thất lạc từ lâu.
Đào Thanh Phong không hề biết việc điển tịch của Liêm học phái không được lưu truyền tới thời nay. Ở thời của Đào Thanh Phong, Liêm học phái được phổ biến rộng rãi, rất nhiều người nghiên cứu.
Người kia nói, “Hiện văn luận của Liêm học phái là chứng cứ duy nhất chứng tỏ học phái này đã từng tồn tại, nhưng không có giá trị cao trong giới học thuật. Thật ra chúng đã bị thiếu mất một phần vô cùng quan trọng ở giữa. Chỉ cần tìm được bản viết sơ khởi ‘Thể dụng luận sơ’ của Lý Liêm…”
“Hiện tại không có sao?...” Đào Thanh Phong hỏi xong mới kịp phản ứng, lập tức ngậm miệng lại. Nguy hiểm quá, suýt nữa là nói ‘Không sao, tôi thuộc’rồi. 
Nói ra có giúp được đối phương không? Tự mình nói ra không có bằng chứng, chẳng biết người ta có tin không.
Lời tác giả: tất cả thơ văn trong đây đều lấy từ Luận Ngữ và Chu Dịch. Tất cả kiến thức lịch sử tương quan đều là nói bừa, cầu không khảo chứng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.