Ánh mắt phu quân run rẩy, vài hơi thở sau, hắn dang tay ôm chặt ta.
"Lưu Vân, đây là nàng tự chọn, về sau dù nàng cầu xin ta, ta cũng không cho nàng đi."
Nước mắt hắn nóng rơi xuống đỉnh đầu ta, ta ôm hắn khóc òa.
Trong màn nước mắt mờ ảo, thấy mẹ chồng quay lưng đi cùng bà v.ú về tiểu viện của mình.
Đêm đó, phu quân và ta quấn quýt mãnh liệt.
Hắn dường như muốn nghiền nát ta, nhét vào xương thịt mình.
Sáng hôm sau ta và phu quân đều ngủ quên.
Đêm qua mưa gió bão bùng, hôm nay hiếm khi trời trong.
Đêm qua phu quân quá mệt, ta không đánh thức hắn, dặn dò tỳ nữ, nếu phu quân tỉnh, bảo hắn đi chợ trong thành.
Ta tìm mẹ chồng, bà đã chuẩn bị sẵn sàng.
Ta nhìn bà cười: "Mẹ, chúng ta đi thôi?"
Mẹ chồng gật đầu: "Ừ, đi thôi!"
Chúng ta ngồi xe ngựa ra khỏi thành, bị lính gác cổng chặn lại.
Hắn vẻ mặt ngạo mạn khinh thường: "Hai phu nhân không định bỏ trốn chứ?"
Mẹ chồng điềm đạm: "Chúng ta ra ngoài thành phát cháo cho dân tị nạn, liên tục nhiều ngày rồi, ngươi đi hỏi là biết."
Lính cười khẩy: "Ai biết có phải các người che mắt ta không, không thể cho đi."
Nắng đã quá trưa, ta lo lắng: "Dân tị nạn đang đợi ăn."
Lính không chịu nhượng bộ, còn châm biếm chúng ta là phản tặc, nói chúng ta chắc chắn tìm cách trốn khỏi kinh thành.
Đang tức giận, Trương Tổng đốc Cửu Môn đại nhân đến.
Ông quản lý ra vào các cửa thành kinh thành.
Ông kiểm tra từng vật mang trên xe ngựa, hỏi phu quân đang ở đâu, rồi nói: "Cho qua!"
Lính vội nói: "Đại nhân..."
Trương đại nhân lạnh lùng: "Hoàng thượng chưa ra lệnh hạn chế người Hầu phủ, ngươi lấy quyền gì ngăn cản?"
Lính mới lui xuống.
Trương đại nhân chắp tay: "Phu nhân, thế tử phu nhân, nay biên cương có chiến tranh, dân tị nạn nhiều, để an toàn, ta sẽ phái vài huynh đệ bảo vệ hai vị."
Không phải bảo vệ, mà là giám sát chứ.
Nhưng chỉ cần được ra khỏi thành là được.
Liên tiếp nhiều ngày đều như vậy.
Lúc đầu, ta còn lo dân tị nạn nghĩ chúng ta là phản tặc mà có ác cảm.
Không ngờ họ lại cười ha hả.
"Chúng ta không quan tâm chuyện đó, các người cho chúng ta ăn, cho chúng ta chỗ trú mưa tránh gió, các người là Bồ Tát của chúng ta."
Trong thành, quý tộc tránh xa chúng ta.
Ngoài thành, dân tị nạn lại tôn chúng ta như thần.
Chỉ một bức tường ngăn cách, chuyện đời đôi khi buồn cười và mỉa mai.
Liên tục nhiều ngày, chúng ta đều ra ngoài thành phát cháo, phu quân luôn ở lại trong thành.
Chỉ khi hắn ở trong thành, ta và mẹ chồng mới ra ngoài được.
Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗
Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
Truyện CHỈ đăng trên Fanpage "Xoăn dịch truyện" và web MonkeyD. Vui lòng KHÔNG reup.
Hôm đó tại cổng thành, gặp tỷ tỷ.
Nàng ngồi trên xe ngựa của nhà họ Triệu, vén rèm, cười với ta.
"Kỷ Lưu Vân, làm thêm chút việc vặt vãnh có ích gì?"
"Phu quân ngươi đỗ Trạng nguyên thì sao? Mạng ngươi cũng không giữ được, lấy gì so với ta?"
Ta lặng lẽ nhìn nàng: "Ta chưa từng nghĩ muốn so với tỷ tỷ."
"Tỷ tỷ luôn xem ta là kẻ thù giả định."
Đúng lúc, lính đã kiểm tra xong.
Ta hạ rèm, xe ngựa từ từ ra khỏi thành.
Dân tị nạn đã đợi lâu, chúng ta vừa đến, họ liền tới giúp.
Rất nhanh, mùi thơm của thức ăn lan tỏa.
Ta cúi đầu múc cháo, tay sắp gãy.
Một giọng nam trung niên ấm áp vang lên.
"Cho ta một bát."
Người này quần áo giản dị, nhưng khí chất cao quý, bên cạnh còn có tùy tùng.
Ta nhíu mày: "Bát đâu?"
"Không mang."
Ta lấy từ giỏ ra một cái bát mẻ.
Tùy tùng quát: "Láo, dám đưa bát mẻ cho lão gia ta..."
"Thích ăn thì ăn, không ăn thì thôi." Ta mệt cả ngày, không vui, "Nhìn các người không thiếu ăn uống, sao phải tranh ăn với họ."
Người trung niên nhận bát: "Làm phiền, ta chỉ nếm một miếng."
Ta múc nửa bát.
Ông uống từ từ, lại xin một củ khoai luộc, tự ăn một miếng nhỏ, còn lại đưa cho đứa trẻ đang thèm thuồng.
Lúc này, thức ăn chúng ta phân phát cũng gần hết.
Người trung niên lại đi tới: "Ta thấy trong thành phát toàn bánh bao trắng, cháo trắng, ngươi..."
Lời chưa dứt, một lão ông hét lên: "Quý nhân, đừng lo chuyện không đâu, có cái nóng ăn là tốt rồi, khoai lang với cháo ngũ cốc, chúng ta nông dân cũng ăn vậy."
Người khác cũng hưởng ứng.
"Đúng vậy, có ăn là tốt."
"Bánh trắng, ta cả đời cũng ăn không mấy lần."
...
"Một cân gạo trắng đổi năm cân ngũ cốc, một cân bánh trắng đổi mười cân khoai lang." Ta lau tay, cười, "Lúc này, để nhiều người ăn được là quan trọng nhất."
"Và biên cương đang có chiến tranh, bây giờ giá bánh trắng và gạo trắng là bao nhiêu, quý nhân có biết không?"
Ông chỉ vào vết mực đỏ trên tay những người tị nạn: “Đây là ý gì?”
“Để ngăn việc có người lấy phần của người khác bằng cách lấy nhiều lần, chúng tôi đánh dấu để nhận diện.”
Lúc này, mẹ chồng đã nấu xong thuốc trong lều khác, đến nhập bọn với ta. Nhìn qua trung niên nhân và tùy tùng của ông ta, bà liền biến sắc, kéo ta quỳ xuống: “Tham kiến...”