Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 220: Hội đèn lễ Vu Lan




Chợ Nam của Lạc Dương còn gọi là chợ Phong Đô, là một thị trường buôn bán lớn nhất Đại Tùy. Nó gấp hai lần chợ Tây của Trường An, có hơn trăm sạp hàng cao cấp, có mấy nghìn cửa tiệm, thương nhân tụ tập, hàng hóa như mây, trăm nghề đều phát triển, vô cùng huyên náo.
Dương Nguyên Khánh trên đường đi nghe ngóng về nghề trà. Phương bắc Đại Tùy không thịnh uống trà. Nhưng sau khi triều nhà Trần bị diệt thì có rất nhiều người phương Nam đến kinh thành. Lần này lại từ Giang Nam di dân đến hàng ngàn phú hộ thì khiến cho những người uống trà càng ngày càng tăng thêm, trong chợ Nam cũng có hẳn một phố hàng trà.
Trời vẫn còn chưa tối hẳn. Bọn họ tìm thấy một phố hàng trà ở góc tây bắc thành Nam. Trên một con đường ngắn, hương trà bay bay, tất cả có hai mươi mấy cửa hàng. Dường như toàn bộ khu vực phía bắc đều là do hai mươi mấy cửa hàng trà này cung ứng. Mỗi cửa hàng đều rất lớn, cửa hàng nọ san sát cửa hàng kia. Đằng sau đại đa số là nhà gỗ hai ba tầng, để trữ hàng được nhiều hơn.
Ở giữa phố có treo một cái cờ dài màu đỏ chừng sáu thước, trên đó có viết bốn chữ lớn màu đen: “Hồng Tú Trà Trang”. Đó cũng là cửa hàng lớn nhất toàn bộ khu phố trà này, nó chiếm chừng năm mẫu đất. Toàn bộ thành Nam này, số cửa hànghiếm năm mẫu đất thì không nhiều.
Cửa hàng này trên thực tế chính là tài sản riêng của Dương Nguyên Khánh. Một mình hắn chiếm 60%, Khang Ba Tư chiếm 15%, còn lại hơn 20% là do một số quan quân chủ yếu của Phong Châu cùng góp tiền vào. Cửa hàng này cũng lũng đoạn việc cung ứng lá trà cho thảo nguyên.
Trà của triều Tuỳ là trà xanh, còn chưa có phương thức làm khô bằng lửa nhỏ mà trực tiếp dùng để hãm với nước. Vì thế trà này không thích hợp để giữ lâu, dễ bị mốc và biến chất mà phải thông qua một số quá trình xử lý đơn giản như lên men, phơi khô để làm thành bánh trà rồi mới bán lên thảo nguyên được.
Phương pháp tuy rằng rất đơn giản nhưng làn sóng uống trà của thảo nguyên vừa mới lên thì các thương nhân bình thường đều không biết. Cũng chính là như vậy nên Hồng Tú Trà Trang không làm những vụ kinh doanh trong nước lợi nhuận nhỏ mà toàn bộ lá trà đều đưa lên thảo nguyên tiêu thụ thu lời lớn. Ở đây thực tế ra chỉ có một kho trung chuyển, trong cửa hàng thì vắng tanh vắng ngắt, cơ bản chẳng có khách nào.
Dương Nguyên Khánh đi đến cửa cửa hàng thì từ xa đã nhìn thấy Khang Ba Tư vội vàng chạy tới từ phía đối diện. Ngoài trà trang này ra thì ông ta cũng mở một quán rượu, mỗi ngày đều chạy đi chạy lại giữa hai cái cửa hàng này.
Khang Ba Tư mặc một bộ áo dài người Hán màu xanh, đầu đội bình khăn, nhưng khuôn mặt lại là người Hồ mắt xanh mũi nhọn, bộ dạng có chút buồn cười, chẳng ra sao cả.
Khang Ba Tư cũng nhìn thấy Dương Nguyên Khánh, đầu tiên là sửng sốt, sau đó thì lập tức cười to lên một tiếng, dang hai cánh tay nghênh đón. Từ tháng ba năm trước đến nay, bọn họ đã đã hơn một năm không gặp rồi.
Hai người ôm chặt lấy nhau. Khang Ba Tư động tác khoa trương đập đập vào vai Dương Nguyên Khánh một cái, lại lôi cánh tay hắn cười nói:
- Sao ngài không gửi thư trước?
- Ta đến kinh thành là để xử lý một số việc riêng, đi vội quá.
- Là chuyện của ông nội ngài đúng không!
Khang Ba Tư đoán được mục đích đến của Dương Nguyên Khánh.
- Ông biết không?
Dương Nguyên Khánh hỏi.
Khang Ba Tư gật gật đầu:
- Biết chút chút thôi. Đi đi, chúng ta vào trong nói chuyện.
Ông ta lại vẫy vẫy gọi Lục Trà và thân binh của Dương Nguyên Khánh, ra lệnh cho tiểu nhị ở quầy chuẩn bị chỗ ở và bữa ăn tối, mấy tên tiều nhị dẫn ngựa của bọn họ vào trong.
- Trà trang này có rất nhiều chỗ, điều kiện ở đều rất tốt. Tôi đã bảo quán rượu Tề Lỗ mang cơm sang cho mọi người. Món thịt nai kho tàu của bọn họ ăn rất ngon, còn có món cá hấp nữa, còn rượu thì không cần nữa, trong quán của tôi có rượu nho rất ngon rồi.
Khang Ba Tư nhiệt tình giới thiệu khiến cái bụng đói của binh lính càng réo ầm ĩ, trong mắt bọn họ đầy vẻ chờ mong. Tiểu nhị ở quầy dẫn bọn họ đi qua con đường trong cửa hàng, đi đến đại sảnh phía sau nghỉ ngơi. Khang Ba Tư dẫn Dương Nguyên Khánh và Lục Trà lên phòng khách nhỏ trên lầu hai. Đi trên đường đã mệt nhọc, cuối cùng Dương Nguyên Khánh cũng đã được ngồi xuống. Hắn thở nhẹ một hơi, duỗi người ra một cái.
Lục Trà ngồi ở phía trước cửa sổ, dáng người nhỏ xinh, hệt như một con mèo nhỏ. Cô bé mở lớn hai mắt tò mò nhìn ra phía ngoài cửa sổ xem xét. Từ nơi này có thể nhìn thấy được tình hình trên đường. Cô bé chưa bao giờ đến Trung Nguyên nên đầy vẻ hiếu kỳ đối với Trung Nguyên. Mỗi khi đến nơi nào đó cô bé đều rất tỉ mỉ quan sát cảnh đường phố, theo như lời của cô bé thì ở đó cũng có nhiều cái hay để học.
Một gã tiểu nhị đưa trà đến, Dương Nguyên Khánh bưng lên bát uống một ngụm, liền cười hỏi Khang Ba Tư:
- Con gái ông xuất giá rồi sao?
- Vẫn chưa, cô gia tốt ở triều Tuỳ chẳng dễ tìm.
- Dương Nguy thế nào? Ta cảm giác anh ta có ý với con gái ông. Anh ta cũng đã nói với ta vài lần đó.
- Cái này...
Khang Ba Tư không ngờ Dương Nguyên Khánh sẽ đột nhiên nhắc tới Dương Nguy làm cho ông ta hơi phản ứng chậm. Nghĩ đến Dương Nguy có dáng người to béo, trong lòng ông ta có chút hoảng sợ, nhưng anh ta lại đối nhân xử thế rộng rãi, ông ta liền cười nói:
- Chỉ cần A Mạt thích thì tôi không có vấn đề gì.
Trầm ngâm một chút, Dương Nguyên Khánh lại thấp giọng hỏi:
- Có thông tin của cô ấy không?
Dương Nguyên Khánh hỏi chính là Xuất Trần. Mùa đông năm kia cô ấy rời khỏi thành Đại Lợi rồi bặt vô âm tín. Khang Ba Tư lắc đầu. Năm ấy ông ta cùng Xuất Trần chia tay nhau ở kinh thành, cô ấy chỉ nói là quay trở về phương Bắc, rồi sau đó không có tin tức gì.
Dương Nguyên Khánh trong lòng ảm đạm. Hắn không muốn nhớ đến chuyện này nữa, quay trở về chủ đề chính:
- Nói chuyện của ông nội ta đi, ông biết điều gì rồi?
- Ngài đến không đúng lúc lắm. Hôm qua đưa tang Dương thái uý vô cùng long trọng, triều đình nghỉ một ngày, Hoàng đế còn đích thân ra đỡ linh kiệu.
- Cái gì?
Dương Nguyên Khánh giật mình kinh hãi. Mùa hè nóng bức như vậy mà hôm qua mới đưa tang sao?
- Đình cữu ở đâu?
- Nghe nói là gửi ở trong hầm băng chùa Bạch Mã, làm pháp sự bốn mươi chín ngày. Ngày hôm qua là bảy bảy bốn chín ngày, chính thức hạ táng, chôn ở Mang Sơn.
Tuy rằng thời gian đình cữu dài ngắn không cố định, sớm thì ba ngày, muộn hơn thì hơn trăm ngày, còn tuỳ vào tình hình mộ hoặc là đợi người thân quan trọng trở về. Nhưng thông thường thời tiết mùa hè thì đều là bảy ngày hoặc chín ngày, lâu nhất là nửa tháng, thời gian dài quá thi thể không giữ được, rất ít người đình cữu đến bốn mươi chín ngày. Điều này khiến cho Dương Nguyên Khánh trong lòng rất không thoải mái. Nhà họ Dương nguyên quán Hoằng Nông, gia tộc cùng lắm là hai ngày có thể về rồi. Còn mộ của ông thì ba năm trước đã xay trước xong cả rồi, chẳng có lý do gì mà nhà họ Dương lại phải kéo dài thời gian chôn cất như thế?
Khang Ba Tư dường như hiểu được tâm tư của Dương Nguyên Khánh, liền thở dài nói:
- Tôi đã bỏ tiền ra để hỏi thăm tin tức nhà họ Dương. Nghe nói là Thánh Thượng không chịu cấp tước vị Thái úy cho phụ thân ngài. Nhà họ Dương liền dùng đình cữu để kháng nghị, nói Thánh Thượng hậu đãi người chết, bạc đãi người sống, dù thế nào cũng rất oán hận.
- Sau đó thì sao?
Dương Nguyên Khánh lạnh lùng hỏi.
- Cuối cùng chính là Thánh Thượng nhượng bộ. Mười ngày trước Thánh Thượng phong phụ thân ngài làm Sở quốc công, thêm Lễ Bộ Thượng thư. Nhưng được cái này thì cũng mất cái khác. Mấy hôm trước Thánh Thượng khâm định tuyển chọn Tào thất quý. Phụ thân ngài không trúng tuyển mà Vũ Văn Thuật trúng tuyển, cùng với sáu người khác trở thành bảy trọng thần đương triều.
Dương Nguyên Khánh không biết nên nói gì. Lúc trước hắn và ông nội lao lực tâm cơ đánh bại Vũ Văn Thuật để phụ thân trở thành người đầu tiên trong Tào thất quý. Bây giờ nhà họ Dương vì một tước vị mà lại đối kháng với Hoàng đế, tự huỷ tiền đồ của mình, khiến cho hắn chẳng còn gì để nói nữa.
Khang Ba Tư ban đầu chỉ là một thương nhân nhỏ, bị Tây Đột Quyết bắt tới tham gia quân ngũ, trở thành tù binh quân Tùy, và luôn đi theo Dương Nguyên Khánh. Nhiều năm như vậy, ông ta hiểu biết càng nhiều về triều Tùy. Hơn nữa hai năm nay, ông ta cố ý để ý đến cục diện chính trị, cũng biết không ít tin tức.
Đây cũng là hy vọng của Dương Nguyên Khánh đối với ông ta, không cần trở thành một thương nhân chỉ biết kiếm tiền, mà muốn ông ta dùng sự nhạy bén đó vào cục diện chính trị.
Lúc này, trời đã tối hoàn toàn, Khang Ba Tư đứng dậy cười nói:
- Tướng quân, đi ăn cơm tối thôi!
- Ừ
Dương Nguyên Khánh gật gật đầu,
- Lục Trà, cùng đi nào.
Lục Trà không phản ứng gì. Dương Nguyên Khánh vừa quay đầu lại chỉ thấy cô bé đang ngơ ngác nhìn xa xa, nhìn rất chăm chú mê mẩn.
- Lục Trà!
Dương Nguyên Khánh lại gọi cô bé một tiếng, Lục Trà lúc này mới tỉnh, cuống quít nói:
- Công tử, làm sao vậy?
- Ngươi nhìn cái gì mà chăm chú vậy?
Dương Nguyên Khánh đi đến bên cô bé cười hỏi.
- Công tử, kia là cái gì? Sặc sỡ loá mắt quá!
Lục Trà chỉ vào một tòa tháp sáng cao mấy trượng ở phía xa xa, ánh sáng rực rỡ, không ngừng biến màu, chả trách Lục Trà nhìn đến mê mẩn.
Dương Nguyên Khánh trầm tư một chút, bỗng nhiên hiểu ra, quay đầu lại hỏi Khang Ba Tư:
- Hôm nay là lễ Vu Lan?
Khang Ba Tư theo hoả giáo, không có hứng thú với những vật của đạo Phật như thế này. Nhưng ông ta cũng biết, liền cười nói:
- Ngày mai mới là lễ Vu Lan, đêm nay có hội đèn Vu Lan, rất náo nhiệt. Kinh thành gần như một nửa mọi người sẽ đi Lạc Thủy để ngắm đèn.
Lục Trà lại nhìn nhìn ánh sáng phía bên kia. Ánh mắt cô bé dường như cầu xin Dương Nguyên Khánh,
- Công tử, cho tôi đi xem được không?
Dương Nguyên Khánh cũng có năm sáu năm không ngắm đèn rồi. Nghĩ đến thân binh và Lục Trà đều chưa bao giờ từng ngắm nhìn sự phồn hoa của hội đèn triều Tùy cũng nên để cho bọn họ hiểu thêm một chút liền cười gật gật đầu,
- Đi ăn cơm trước đã, sau đó mọi người cùng đi.
......
Khi ăn cơm, con gái cả của Khang Ba Tư là A Mạt lặng lẽ đến, ngồi bên nói chuyện với Lục Trà. Cô đã ở triều Tùy hơn hai năm rồi, nhập gia tùy tục, không chỉ nói lưu loát tiếng Hán mà ngay cả cách ăn mặc, quần áo cũng không khác gì các cô gái triều Tùy khác. Cô mặc một cái váy vân màu đỏ, tóc chải hai vòng, khuôn mặt trang điểm rất tinh tế, dáng khá cao, hơi hơi béo, to và đầy đặn hơn những cô gái triều Tùy bình thường.
A Mạt năm nay đã mười sáu tuổi, cùng vài lần xem mặt rồi. Người khác đều ngại cô là Hồ nữ là hồ nữ chưa trưởng thành. Còn phụ thân Khang Ba Tư lại một lòng muốn tìm cô gia triều Tùy. Vì thế nên chuyện hôn sự của cô cứ để chậm trễ mãi.
Nhưng cô cũng không phải không có duyên phận. Từ lúc đầu Khang Ba Tư khích lệ Dương Nguy béo đại uy vũ thì có thể tìm được vợ tốt ở Túc Đặc. Người nói không có ý gì, người nghe lại để tâm. Dương Nguy liền có lòng với A Mạt. Loáng một cái đã sắp hai năm, Dương Nguy mấy lần mặt nhắc tới A Mạt trước mặt Dương Nguyên Khánh trước, khiến Dương Nguyên Khánh không thể không suy xét tâm tư của Dương Nguy.
Nếu phụ thân của không phản đối, để cho bọn họ cùng nhau thì xem bọn họ có duyên hay không. Nhưng Dương Nguyên Khánh cũng biết, Dương Nguy vấn đề lớn nhất không phải Khang Ba Tư, mà là vì tôn giáo mà bọn họ theo. A Mạt có đồng ý bỏ tín ngưỡng của mình vì Dương Nguy hay không?
- Nguyên Khánh!
Dương Nguy bước nhanh vào đại sành trà trang, thăm dò tìm Dương Nguyên Khánh, lại liếc mắt một cái thấy A Mạt, anh ta liền ngây người ra và cứ đứng ngốc ra giống như một bức tượng nhìn cô, không hề động đậy.
A Mạt mặt xấu hổ đến đỏ bừng, cúi đầu xuống quay đi. Mấy thân binh đều che miệng cười. Khang Ba Tư thật sự nhìn không được, thở dài một tiếng, tiến lên nặng nề vỗ vào vai của anh ta:
- Ôi! ngài rốt cuộc muốn tìm ai? Tìm Nguyên Khánh hay là tìm con gái ta?
Dương Nguyên Khánh đi lên trước, chậm rãi nói:
- Chuyện của ông nội huynh đều biết hết rồi. Đệ không cần phải nói nữa. Khó có dịp gặp hôm nay, đệ dẫn cô ấy đi xem đèn đi!
Dương Nguy nhìn Dương Nguyên Khánh, lại nhìn nhìn A Mạt, trong lòng do dự. Ngày hôm qua mới đưa tang ông nội xong, anh ta làm như vậy có phù hợp hay không? Nhưng cuối cùng suy nghĩ đó cũng không thể thắng được khát vọng trong lòng. Anh ta lấy dũng khí chậm rãi đi đến bên A Mạt quỳ một gối xuống, nói nhỏ nhẹ với cô một câu gì đó. Một lúc lâu sau, A Mạt đỏ mặt nhẹ nhàng gật gật đầu.
Mọi người lập tức cười ha hả, lại bị Dương Nguyên Khánh trừng mắt, mọi người sợ đến mức dám cười nữa.
Dương Nguy vẻ mặt vui mừng, đứng dậy chắp tay nói với Dương Nguyên Khánh:
- Nguyên Khánh, vậy đệ xin lỗi nhé. Đệ cùng cô ấy đi ngắm đèn.
- Đi đi!
Dương Nguyên Khánh cười vung tay với anh ta.
A Mạt chậm rãi đứng lên, vụng trộm liếc mắt phụ thân một cái. Khang Ba Tư khẽ gật đầu, tỏ vẻ đồng ý. A Mạt vẻ mặt đỏ ửng, cô cúi đầu đi ra trong tiếng cười của mọi người.
- Mọi người rửa mặt chút đi, chúng ta cũng cùng đi ngắm đèn.
Dương Nguyên Khánh cười nói với mọi người.
Mọi người vui sướng vô cùng, người trước người sau chạy về phía giếng nước trong vườn.
....
Kim triều hoan xưng ngọc kinh thiên,
Huống trị quan đông lý tục niên.
Vũ thái nghi hồi tử dương nữ,
Ca thanh tự át thái vân tiên.
....
Nam Bắc triều Phật giáo hưng thịnh, quan lại và dân chúng đều rất coi trọng lễ Vu Lan. Các bồn Vu Lan của các chùa chiền lớn đều là từ phía triều đình cung cấp, hàng năm tặng bồn và các vật khác, cùng với người đỡ bồn, người hát múa, còn có quan tặng bồn nữa v.v…. Lễ Vu Lan thật long trọng mà nhiệt liệt.
Sau khi triều Tùy thành lập, Tùy Văn Đế đề xướng tiết kiệm, phản đối xa hoa. Lễ Vu Lan một thời kỳ đều rất nhẹ nhàng. Nhưng từ khi hoàng đế mới lên ngôi, đề xướng phồn hoa giàu có và đông đúc, thiên hạ quan dân cùng vui. Làn gió xa hoa lại dần dần hứng khởi, lễ Vu Lan lại thêm hưng thịnh.
Dân gian thường gọi là tết Trung Nguyên hơn. Ngày này quan dưới âm phủ thay phiên công việc, quỷ đói được đặc xá, được quan âm phủ áp giải cho lên dương gian ăn uống. Thế nên nhà nào nhà nấy làm cơm làm bánh, cung phụng trái cây để cho tổ tiên về nhà ăn, đồng thời giăng đèn kết hoa, đuổi đi ác quỷ, lại có các nhà quyền quý hiến bồn Vu Lan, tranh đấu Phật quang, thu hút dân chúng cùng vợ con đến xem. Ngày này cũng trở thành ngày vui chung của người và quỷ.
Tết Trung nguyên là rằm tháng bảy. Trên thực tế là đã bắt đầu nghênh đón tổ tiên từ ngày đầu tháng bảy, đốt một lượng tiền giấy rất lớn, và kéo dài đến ngày mươi lăm thì đưa tiễn tổ tiên, nhà nào nhà nấy cũng phải hiến tế tổ tiên, triều đình thì hiến tế cho các linh hồn binh lính đã bỏ mạng. Đến rằm tháng bảy lại là lễ Vu Lan, hai lễ này kết hợp, thế nên việc ngắm đèn là thú vui chung của tất cả mọi người.
Nơi náo nhiệt nhất ễl Vu Lan Lạc Dương chủ yếu là tập trung ở hai bên bờ sông. Không giống với tết Nguyên Tiêu, tết Trung Nguyên là xem đèn quỷ, nước là âm, do đó các loại đồ trang sức đèn đều tập trung ở trong nước, còn hai bên bờ Lạc Thủy là đặt bồn Vu Lan, là nơi Phật quang tranh đấu. Vì thế nên hai bờ sông Lạc Thủy người đông tấp nập, trăm nghìn người dẫn theo vợ con đến bờ sông Lạc Thủy ngắm đèn.
Lục Trà nhìn thấy ánh sáng đầy màu sắc chính là ở bờ nam sông Lạc Thủy. Ánh sáng bảy màu thực ra là tòa tháp mà thiên tử Dương Quảng xây cho phụ thân Dương Kiên, có treo cờ dài và ô rồng, lại có một bồn Vu Lan bạch ngọc, bên trong có một cây ngọc cao chừng một trượng năm thước. Trên cây treo đầy các loại châu báu vàng bạc, được xây bên trong chùa Pháp Hoa bờ phía nam sông Lạc Thủy.
Đến đêm tòa tháp và bồn Vu Lan lại dùng đèn trang trí chiếu sáng. Giá đèn cao ba trượng, do Thái Phủ Tự Thiếu Khanh Hà Trù tự tay chế tác. Hà Trù có thể nói là cao thủ chế tác khéo léo của hai đời Tùy Đường. Ông ta thiết kế ánh sáng đèn theo gió mà động, không ngừng thay đổi màu sắc, rực rỡ loá mắt, làm người ta xem rất thích thú, thu hút rất nhiều người đến ngắm đèn.
Dương Nguyên Khánh vốn chẳng có tâm trạng gì ngắm đèn. Hắn đã bỏ lỡ đám tang ông nội, khiến lòng hắn có chút hối hận. Còn Lục Trà và thủ hạ thì hứng thú vô cùng. Hắn không đành lòng làm bọn họ mất hứng. Hơn nữa Trung nguyên cũng là lễ xá tội vong nhân, hắn liền ở thành Nam mua mấy cái đèn hoa sen cùng với bọn họ thả đèn trên sông Lạc Thủy, gửi gắm nỗi thương nhớ ông nội.
Hai bờ sông Lạc Thủy chật ních tấp nập dân chúng thả đèn. Trên mặt nước hàng chục nghìn cái đèn trôi nổi, đồ sộ vô cùng. Một con thuyền thuyền đi lại trên mặt nước, cô gái thả đèn thả từng chiếc đèn hoa lên mặt nước, thỉnh thoảng lại thu hút tiếng hô vang ở bên bờ.
Dương Nguyên Khánh tìm một khoảng không ít người, châm đèn và thả đèn trên sông, chắp tay yên lặng cầu nguyện cho ông nội.
Đúng lúc này, phía sau hắn bỗng nhiên truyền đến tiếng của một vài thiếu nữ
- Mẫn Thu, đến bên này thả đèn, bên này ít người hơn.
“ Mẫn Thu”, cái tên này Dương Nguyên Khánh thấy rất quen tai nhưng nhất thời lại không nhớ ra. Hắn ngoảnh đầu lại, chỉ nhìn thấy ba cô gái tay cầm hoa đăng đang chạy tới, trong dòng người đông nghịt bên bờ sông Lạc Thủy, muốn tìm được một chỗ trống để thả đèn thật không dễ dàng chút nào. Dương Nguyên Khánh đem theo mười thuộc hạ bên mình, mười người vừa đi khỏi để lại một khoảng trống thì ngay lập tức bị ba cô gái kia phát hiện ra khoảng trống này.
Người chạy trước nhất là Bùi U, ánh mắt nàng nhạy bén, giỏi nắm bắt cơ hội, vừa liếc mắt một cái thấy có chỗ trống thì nàng liền gọi ngay hai cô em chạy tới.
Nhưng nàng lại không nhìn thấy Dương Nguyên Khánh, sau khi cướp được một phiến đá để ngồi thì trong lòng vui sướng liền vội vàng vẫy hai cô em:
- Hỉ nhi, Mẫn Thu, nhanh tới đây!
Dương Nguyên Khánh nhận được ra ba người bọn họ, hai năm không gặp, ba người họ vẫn còn ở cùng nhau. Trong lòng hắn dâng lên một niềm vui mừng vì gặp lại cố nhân, đặc biệt là Mẫn Thu, ấn tượng của hắn với nàng vô cùng sâu sắc.
Ánh mắt hắn bất chợt hướng về phía sau, hắn chỉ trông thấy hai thiếu nữ tay bưng đèn hoa sen đang vội vàng chạy tới, phía sau là một dáng người xinh đẹp, trong tay cầm chiếc quạt bích la, tay trái bưng chiếc đèn hoa đăng lá sen, sáp trên đèn đã gần cạn nên ngọn đèn cứ chợt tắt chợt sáng.
Chiếc đèn hoa đăng mà Bùi Mẫn Thu mua vốn có một cái cán nhỏ, nhưng do dây thừng bị đứt nên nàng đành phải dùng tay để nâng đèn, mà tay nàng lại còn cầm cả quạt nữa, thật là vô cùng khổ sở, mới được một đoạn đường mà tay đã rệu rã rồi. Khi nhìn thấy đã sắp tới bên hồ, nàng vô cùng nôn nóng nên càng chạy nhanh hơn, không may nàng sẩy chân vấp phải đá, người nàng lảo đảo làm chiếc đèn văng ra khỏi tay.
- Aaaaa…!
Nàng kêu thất thanh một tiếng, một bóng đen chợt lướt tới giơ tay đón được chiếc đèn hoa đăng của nàng.
Dương Nguyên Khánh trả chiếc đèn hoa đăng lại cho nàng, cười nói:
- May quá, vẫn chưa bị rớt.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.