Thiên Kiều

Chương 109: Hậu sự (thượng)




Ngày mùng 7 tháng giêng trời đổ đầy tuyết, thích hợp ra ngoài, cưới xin và động thổ.
U Châu Thứ Sử Chu Thông Lệnh mua dây buộc mình, bao che cho lưu phỉ trong thành. Ai ngờ trong đêm tối trời, trên đường hộ tống Chân Định đại trưởng công chúa lại gặp phải lưu phỉ đánh lén nên toàn bộ quân U Châu bị diệt. Cái này không khác gì khi Tề Quốc Công Lục Xước bị tập kích lúc trước. Dưới sự bảo vệ liều chết của hộ vệ, nữ quyến của Lục gia an toàn rời đi.
Giống như lịch sử lặp lại, lại giống như giẫm lên vết xe đổ. Khi người có tâm nghe được thì trong lòng biết rõ trò hay này.
Trường Đình nghĩ trong vòng 10 ngày chuyện này sẽ được truyền khắp thiên hạ vì thế rất mong đợi. Một là có Chân Định đại trưởng công chúa nói rõ những gì đã trải qua, hai là có Thạch Mãnh quạt gió thêm củi, ba có Tần Tương Ung ngồi ngư ông đắc lợi. Bọn họ đều xem diễn, ngồi trên đài cao mà quan sát, ai cũng sợ thiên hạ không loạn. Ba phương thế lực cùng tề tựu, dù Chu Thông Lệnh đã chết thì máu của hắn cũng sẽ không rửa sạch được.
Người đã chết, vậy hậu sự nên làm sao?
Thân thể một ngã thì dễ dàng tìm được nơi thích hợp để nằm xuống —— Chu Thông Lệnh chết thực thảm thế nên Mông Thác không cho mấy cô nương xuống xe ngựa. Sau đó có tên lính tới báo tin kể lại một cách sinh động: “… Kẻ kia bị đâm một đao còn chưa chết hẳn, Chân Định đại trưởng công chúa lập tức lệnh cho tiểu Tần tướng quân kéo hắn vào trong rừng trúc. Từ xa vẫn nghe thấy tiếng Chu Thông Lệnh gào, ‘cầu xin ngươi giết ta, một đao giết ta đi! Để ta chết thống khoái đi!’. Chậc chậc chậc, thuộc hạ đi theo bên người Nhị gia mười mấy năm cũng chưa bao giờ nghe thấy một nam nhân lại có thể gào chói tai như thế!”
Có lẽ Mông Thác không cho tiểu binh kia nói tỉ mỉ, sợ “quá mức máu me dọa cô nương gia”.
Trường Đình chỉ cảm thấy có chút ấm áp, lại tủi thân. Nàng đều đã xem đủ máu me, giống như phụ ý tốt của hắn. Mà khi một người lấy tư thế cao lớn bảo vệ sự trong sáng và mềm yếu trong nội tâm một tiểu cô nương thì Trường Đình không thể không thừa nhận kỳ thật bản thân rất vui mừng.
Phẫn nộ và oán hận của Chân Định đại trưởng công chúa cũng không kém Trường Đình. Việc bà ấy trút giận như thế cũng là nằm trong dự kiến.
Trừng phạt thể xác đã xong, hiện tại đến thanh danh, địa vị của hắn. Tuy những thứ này hư vô mờ ảo nhưng đây mới là quan trọng nhất.
Một loạt câu hỏi và mâu thuẫn cũng theo cái chết của Chu Thông Lệnh mà nổi lên: U Châu sẽ ra sao? Con trưởng của Chu Thông Lệnh mới 12,13 tuổi, dù có người phụ tá thì cũng không ngồi vững, không quản được. Ước định với Lục Phân thì phải thế nào? Đống sổ sách Chu Thông Lệnh giấu phải làm sao đây? Tần Tương Ung tra rõ kết quả chuyện Tề Quốc Công Lục Xước bỏ mình thì sẽ làm gì?
Còn một chuỗi vấn đề tồn đọng, nhưng đây đều không phải việc nàng cần quan tâm. Mà nàng cũng không có sức lực để quan tâm, bởi vì việc cha nàng chết chỉ là một viên đá nhỏ làm dậy sóng khắp mặt hồ. Cái chết của Chu Thông Lệnh cũng là một viên đá khác khơi dậy chí tranh hùng của những kẻ còn lại. Kẻ thông minh hoàn toàn có thể mượn việc này mà thâu tóm thế lực khắp nơi và thượng vị.
Ví dụ như Thạch Mãnh, lại như kẻ chậm hơn ông ta một chút là Tần Tương Ung.
Tin tức Chu Thông Lệnh chết đương nhiên sẽ được truyền tới Ký Châu nhanh hơn kinh thành. Mùng 7 hắn chết thì mùng 10 Thạch Mãnh đã điều binh bao vây thành U Châu, mượn cớ “Tra rõ và thanh trừng” để lấy thế lôi đình chiếm được kho lúa cùng con đường thông bắc nam của U Châu. Phản ứng của ông ta cực nhanh, lúc người Chân Định đại trưởng công chúa phái tới báo cho ta tình hình thì Ký Châu sớm chiếm thế thượng phong. Càng đừng nói tới Tần Tương Ung ở xa, đương nhiên không kịp trở tay. Có thể nói Thạch Mãnh chính là người thắng đậm nhất trong trò chơi này.
Trường Đình đã thực hiện được lời hứa lúc trước với Thạch Mãnh, “Chỉ cần trăm người là có thể chiếm được U Châu.” Đây coi như báo đáp ông ta đã giúp nàng tìm Lục Trường Anh.
Nhưng cơ sở để nàng đưa ra được hứa hẹn này chính là sử dụng địa vị của Lục gia.
Đúng vậy, Thạch Mãnh chỉ cần trăm người, nhưng Lục gia lại hao tổn gần ngàn người, ám tuyến cũng bại lộ, thanh danh của Bình thành Lục thị cũng tổn hại mới nhổ được rễ Chu Thông Lệnh. Trường Đình cũng hiểu rằng sau khi Chu Thông Lệnh chết, đống sổ sách kia lộ ra thì Chân Định đại trưởng công chúa sẽ lập tức phát hiện.
Hẳn bà ta sẽ tức đến hộc máu.
Ánh nắng ấm áp rọi qua cửa sổ, Trường Đình bình tĩnh nhìn Chân Định đại trưởng công chúa cũng mang vẻ mặt bình thản thì thấy khá ngạc nhiên.
Một việc khác cũng nằm ngoài dự kiến của nàng chính là Chân Định đại trưởng công chúa cũng không hề mở miệng nói tới việc xảy ra trên đường. Bà ta chỉ thăm dò nhìn vào trong phòng xem tiểu Trường Ninh lúc này đang nằm đó, trán đắp khăn lạnh, khuôn mặt ửng đỏ. Bà ta ôn hòa hỏi, “A Ninh đỡ hơn chưa? Lang trung nói con bé trúng tà nên đổ mồ hôi trộm. Lời của lang băm nơi sơn dã này chỉ nghe được một nửa thôi, trúng tà gì đó vừa nghe đã thấy vô căn cứ rồi.”
Vào đêm mùng 7 tháng giêng ở chân Đạc Sơn, lửa lớn bùng lên, thợ săn trong núi nhất định rất kinh ngạc. Tuyết đọng dày như thế làm sao có thể bốc lửa lớn thế kia? Nếu là người mũi tinh và từng trải chỉ cần ngửi một chút nhất định sẽ than thật lớn. Lấy rượu ngon lâu năm ra mà phóng hỏa thì đúng là quá mức ngạo mạn!
Bọn họ đốt hết tất cả.
Đêm đó trong rừng trúc, giữa núi đá chênh vênh, cây khô và cành lá đều táng thân trong biển lửa, đương nhiên Chu Thông Lệnh cũng ở trong đó. Ánh lửa tận trời, Nhạc Phiên cắn một cây cỏ đuôi chó sau đó nhanh nhẹn nhón chân lên ngồi lên ghế cho xa phu trước xe ngựa và dọa Hồ Ngọc Nương, “Khi còn nhỏ nghe lão nhân nói nếu con người ta bị thiêu chỉ còn lại một nắm tro thì Diêm La Vương cũng không chịu thu đâu. Bọn họ mang theo hỏa khí và oán khí của thế gian, nên chỉ có thể làm cô hồn dã quỷ, mấy đời đều đầu không được thai.”
Hồ Ngọc Nương xích một tiếng, không hề bị dọa, nhưng A Ninh lại sợ quá mức. Một đường này con bé không hề sinh bệnh, nhưng vừa yên ổn một chút thì lại phát sốt.
Đêm đó trôi qua, tới ngày hôm say con bé lập tức ngã bệnh, ban đêm thường xuyên thét chói tai tỉnh lại. Chân Định đại trưởng công chúa chọn đường lớn để đi, chọn một huyện nhỏ bên ngoài thành để nghỉ chân. Sau đó bà ấy cho mời đại phu, vị đại phu giang hồ kia miệng toàn lời mê sảng nói con bé trúng tà, phải hút tà khí ra. Chân Định đại trưởng công chúa nghe vậy thì vung tay lập tức đuổi ông ta ra ngoài.
Trường Ninh chính là bị kinh hãi, lại thêm thể xác và tinh thần đều mệt một thời gian dài nên cuối cùng không chịu nổi.
“Ban đêm con bé vẫn khóc nháo, sốt thì đã hạ rồi. Uống xong mấy thang thuốc nên ban ngày tinh thần con bé cũng tốt hơn.” Trường Đình rót trà sau đó cầm hai tay đưa cho Chân Định đại trưởng công chúa. Bà ta không nói rõ nên nàng tự nhiên cũng vui mừng nhẹ nhàng, “Lúc này con bé đang ngủ, nếu không buổi tối cháu mang A Ninh tới thỉnh an ngài nhé?”
Chân Định đại trưởng công chúa lắc đầu nói, “Quá phiền toái, để A Ninh nghỉ ngơi cho tốt.” Bà ta cúi đầu nhấp một ngụm trà, lại ngước mắt ngưng thần bình tĩnh nhìn thẳng Trường Đình: “Ngươi là một người chị tốt, cũng là cô nương tốt.” Sau khi ngừng một lát bà ta bổ sung, “Là một đứa con gái hiếu thuận.”
Trường Đình giãn mày cười nhạt, giống như chấp nhận nhưng cũng không thẹn. Chân Định đại trưởng công chúa nhẹ đặt chén trà xuống, tay để trên bàn, đốt ngón tay hơi gõ gõ có quy luật.
Động tác này cũng là thói quen của Lục Phân.
Trường Đình rũ mắt, bộ dạng dịu ngoan.
“Ba ngày trước Tần Tương Ung đã công bố sổ sách qua lại giữa Lục Phân và Chu Thông Lệnh trên triều. Lúc ấy không ai mở miệng, mọi người đều hiểu rõ trong lòng nhưng không ai dẫn đầu tỏ thái độ.” Chân Định đại trưởng công chúa tựa lưng vào ghế ngồi, mặt mày mệt mỏi, miệng cười nhạo một tiếng, “Nhưng ai cũng biết đây mới chỉ là bắt đầu. Sau khi bọn họ cân nhắc lợi hại xong hẳn sẽ không lặng yên đâu.”
Trường Đình ngồi thẳng tắp, kính cẩn lắng nghe.
“A Kiều, ngươi biết lúc nào? Lúc ta đến Ký Châu? Trước khi ngươi tới Ký Châu? Hay ngay từ đầu ngươi đã biết rồi?” Chân Định đại trưởng công chúa thu lại cười nhạo mà đánh cho Trường Đình một cái trở tay không kịp.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.