Thiên Tống

Chương 233.1: Cãi nhau trên phố (1)




Điều kiện để có thể tiến hành việc này là phải thuyết phục các vị chưởng quỹ đồng ý, để họ biết được những lợi ích này. Có điều thời gian lại có chút gấp gáp, Âu Dương ngẫm nghĩ một lát, lại viết một bức thư gửi cho Thái XX, nội dung của bức thứ nói rằng: Thông qua thành quả nghiên cứu của đại học Dương Bình. . . Mong hắn đề bạt mấy người ở trong hầm mỏ nọ làm quản đốc, có thể cho làm thử trong vòng một tháng để xem hiệu quả thế nào. Nếu Thái XX thực sự làm nên chuyện thì không cần hắn phải bỏ thêm bất kì công sức nào, người của tộc Nữ Chân tự khắc sẽ loạn.
Cách làm này có thể thực thi trong chiến tranh với Kim quốc hay không?
“Ăn đồ ăn rồi.”
Lần trước Hồ Hạnh Nhi dùng tay đẩy cửa, lần này lại dùng chân để đá bay cánh cửa.
Muốn chết sao. Âu Dương vội thu bức thư về, nếu bức thư này mà bị nữ nhân kia nhìn thấy chắc mình lại phải biện hộ nữa cho mà xem. Gì chứ bịa chuyện là một công việc hết sức nặng nhọc và mệt mỏi, với một người nói dối không chớp mắt như Âu Dương đây, thì việc thốt ra một lời nói dối cần phải cân nhắc và khảo nghiệm hết sức kĩ càng, còn phải kịp thời đề phòng những sơ hở có thể có ở trong lời nói đó nữa.
Ví dụ như đi cả đêm không về, di động tắt máy, phải giải thích làm sao với bà xã đây? Bà xã hỏi: đi đâu vậy? Ông xã cẩn thận đáp: Đi uống rượu vừa hay gặp được hàng ngon, nên một đêm* thôi. Bà xã nộ: Thành khẩn khai báo thì sẽ được khoan hồng. . . Có phải là lại đi đánh mạt chược rồi? Ông xã không đáp, bà xã lại chất vấn: Có phải không? Ông xã nộ: Bà có thấy phiền không hả, tôi đánh mạt chược mà cứ giống như kẻ trộm vậy, nào có dám nói ra, chỉ có thể tắt di động, vì sao chứ? Sợ mất mặt. Đánh lạc hướng tiêu điểm của mâu thuẫn thành công, mặc dù tiến hành tranh cãi xoay quanh vấn đề mạt chược, nhưng hình phạt cũng đã được giảm từ tử hình xuống tạm giam rồi. Có người lại còn cao minh hơn, có một người anh em rất thích chơi bi – a, mà đã chơi là chơi đến tận khuya, bà xã thấy vậy liền có ý kiến. Đi cả ngày tới đêm hôm khuya khoắt mới chịu mò về, bà xã chất vấn mãi mà không có kết quả, lại phát hiện ở ông tay áo của người này có dấu vết của phấn trắng, nên nhận định rằng người này lại đi đánh bi – a rồi. Nhưng thực ra là người anh em này chỉ dạo một vòng trong phòng bi – a sau khi đã ăn trộm thịt sống một chút mà thôi.
Để hổng quá nhiều vấn đề. Hộ Hạnh Nhi chẳng chú ý gì đến điểm khác thường ấy, nên Âu Dương đương nhiên cũng không cần phải xóa sạch vết phấn làm gì. Hồ Hạnh Nhi đặt tô canh già lên bàn rồi nói:
“Hồi tối ta thấy ngươi ăn không được nhiều cho lắm nên bảo nhà bếp làm cho ngươi đó.”
Âu Dương liếc nhìn tô canh gà rồi hỏi:
“Hình như ngươi chỉ mò được bộ y phục này ở chỗ của Nhị Cữu chứ không có mò được tiền thì phải.”
“Đúng vậy, phải đi gấp mà. Ngươi ăn đi nhé, ta ra ngoài đây.”
Hồ Hạnh Nhi bước ra khỏi cửa, chừng ba giây sau, cánh cửa lại bị đạp cái rầm, Hồ Hạnh Nhi đùng đùng nổi giận, xông vào hỏi:
“Lúc nãy có phải ngươi muốn nói là gà này là dùng tiền của ngươi không?”
Âu Dương hỏi lại với dáng vẻ nghi hoặc:
“Không phải sao?”
“. . . . .”
Hồ Hạnh Nhi ngẩn tò te một hồi lâu, sau đó đi ra ngoài và dùng lực đạp cho cánh cửa phòng đổ xuống.
Âu Dương thở phào nhẹ nhõm, xem ra tối nay nàng ta sẽ không đến quấy rầy mình nữa đâu.
… . . .
Ngày hôm sau, Hồ Hạnh Nhi chưng ra cái bộ mặt lạnh như băng, lời nói cũng rất khó nghe. Âu Dương bảo nàng ta đi ăn sáng, nàng ta liền trả lời:
“Ta không có tiền, không dám ăn.”
“Nhưng ngươi có tiền công mà.”
“Tiền công cái gì chứ?”
Âu Dương lấy ra một tờ ngân phiếu mười quan tiền, nói:
“Tiền công dẫn đường.”
“Đúng rồi, số tiền này ta đáng được nhận a.”
Hồ Hạnh Nhi cầm lấy tiền rồi cười rộ lên, sau đó nói:
“Hôm nay ta sẽ mời ngươi ăn sáng.”
Mẫu thuẫn nhỏ của tiểu cô nương cũng được giải quyết một cách dễ dàng rồi.
. . . .
Hồ Hạnh Nhi cáu kỉnh vẫn hoàn cáu kỉnh, nhưng dù sao cũng đã hoạch định xong tuyến đường cần phải đi. Tối qua nhân lúc Âu Dương đang viết bản thảo, nàng ta đặc biệt tìm một tiểu nhị để hỏi thăm về sự phân bố của các mỏ quặng trong phạm vi một trăm dặm gần đây. Sau khi bị Âu Dương làm cho ôm một bụng tức trở về phòng, nàng ta liền dùng cách tiết kiệm thời gian nhất để vẽ ra tuyến đường. Ngay cả nghỉ ngơi ở đâu, nghỉ ngơi bao lâu nàng ta cũng viết lên trên bản vẽ luôn.
Hồ Hạnh Nhi chỉ có một yêu cầu duy nhất chính là không làm phu xe, Âu Dương đương nhiên là không đồng ý. Hồ Hạnh Nhi bãi công, cuối cùng Âu Dương đành thỏa hiệp, hứa với nàng ta là ít nhất cũng phải đi được một đoạn cho nó hòm hòm cái đã rồi mới nói tiếp. Bởi vì chỉ cần Hồ Hạnh Nhi không đến ngân hàng tư nhân rút tiền, thì người của Hồ gia nhất định sẽ không thể tìm ra nàng ta. Hồ Hạnh Nhi vui vẻ làm tiếp công việc phu xe, nhưng nàng ta quên mất không hỏi, một đoạn là bao xa?

Địa điểm tiếp theo thì tương đối thuận lợi, không có người phụ trách nào hoài nghi hay làm khó Âu Dương. Còn Âu Dương thì lại âm thầm gặp gỡ một vài người Nữ Chân, ai trong số họ cũng đều mong mỏi về một tương lai tốt đẹp. Mặc dù Âu Dương đã từng đến Kim quốc, nhưng những người mà hắn gặp gỡ khi đó đều thuộc tầng lớp thượng lưu. Đích thân gặp gỡ với những người Nữ Chân thuộc tâng lớp hạ lưu, cùng họ nói chuyện mới hiểu được cuộc sống ban đầu của họ thật ra chẳng thể gọi là sống. Nói theo một cách khác: giống như Âu Dương khao khát có được internet, có được bài hát K như trong xã hội hiện đại, thì bọn họ cũng mong muốn có được một cuộc sống yên bình, giàu có và sung túc.
. . . . .
Kế tiếp là hai việc quan trọng nhất trong lộ trình lần này: Cổ phần khống chế của Hồ gia ở Y Xuyên và việc Hồ gia tham gia kinh doanh ở Hạc Bích. Đây là hai vùng đất có nguồn lao động lớn nhất Hà Nam, cũng là nơi trọng yếu nhất trong số những nơi trọng yếu. So với những nơi khác có tầm mấy trăm người, thì hai vùng đất này có thể xem là con quái vật khổng lồ.
Trước hết là phải tới Y Xuyên, nơi này cũng đã có ít binh sĩ tham gia vào việc giữ gìn trật tự trị an vòng ngoài. Ở giao lộ có công văn trình lên, một tên lính thuộc hàng lão đại đưa cho Âu Dương một tờ giấy cứng, bên trên có viết bước vào công vụ. Hắn nói với Âu Dương rằng nếu như có người đến kiểm tra thì sẽ đưa cái tờ này ra cho họ xem. Cũng không phải vì lí do nào khác mà để ngăn chặn việc nhân công lười biếng và nhận biết người có thân phận đi đày. Đương nhiên, với trang phục mà Âu Dương đang mặc thì bình thường sẽ chẳng có vấn đề gì, nhưng Hồ Hạnh Nhi lại đang ăn mặc theo kiểu nông gia.
Binh lính không đảm trách công vụ, Âu Dương buộc phải vào trong trấn tìm người phụ trách. Việc lên núi xuống hầm mỏ Âu Dương sẽ không làm. Trong trấn có rất nhiều lao công thay ca nghỉ ngơi. Đây là đang thực hiện theo quy tắc làm việc của Dương Bình một tuần sẽ nghỉ một ngày. Chỉ có điều, ở Dương Bình thời gian lên ca một ngày tối đa là năm canh giờ, còn ở đây thì ngược lại, thời gian lên ca mỗi ngày tối thiểu là bảy canh giờ. Âu Dương nghi ngờ bọn họ cho phép nhân công được nghỉ ngơi một ngày là vì muốn phát triển kinh tế địa phương, nâng cao chi phí.
Cơ sở hạ tầng trong trấn khá đầy đủ, nhiều nhất là sòng bạc và kỹ viện. Dựa theo tiêu chuẩn tiền lương của địa phương, thì tiền lương mỗi tháng của người thợ mỏ là bảy trăm đồng. tiền lương của ngày hôm qua, Âu Dương vừa nhìn thấy hai kiểu làm ăn không để sống mà để tiêu phí này cũng đủ để biết, bọn họ sẽ không dành dụm được dù chỉ là một đồng tiền. Cũng đừng có xem thường mấy cái kỹ viện ở trong tiểu trấn, Âu Dương chậm rãi bước vào cũng phát hiện trong đó có không ít những nữ nhân có vẻ đẹp khá nghiêng nước nghiêng thành. Tùy tiện kéo một tên người Hán đến hỏi thăm mới biết, các cô nương xinh đẹp ở trong trấn này đều là người lao động thuộc tộc Nữ Chân. Thứ hàng hóa cám bã mới là xuất phẩm của Đại Tống.
“Cái thứ điêu nhân nhà ngươi.”
Một tiếng mắng nhiếc khá lỗ mãng vang lên, Âu Dương bước về phía phát ra tiếng chửi, thì ra là một gã đàn ông thân thể cường tráng, dung mạo khá gian xảo và dung tục đang không ngừng rên rỉ đau đớn, còn một bên là một người vừa đánh vừa dùng ngôn ngữ của dân tộc Nữ Chân mắng nhiếc.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.