Thiên Tống

Chương 247.2: Vào trận (2)




Người làm chứng cho gia đinh rất đông, là mấy tên gia đinh cùng lúc phát hiện bên hông của tên gia đinh kia có bức thư. Hơn nưã tên gia đinh này một chữ bẻ đôi cũng không biết, không thể có tài mô phỏng theo bút tích của ngươi khác như thế.
Đương nhiên Trương Huyền Minh đoán được việc này có khả năng là do Âu Dương làm, nhưng vì không có chứng cứ nên hắn cũng không dám tố cáo. Do vậy mà bức thư kia liền trở thành một sự bí ẩn.
Lúc Triệu Ngọc xuất quan và nghe nói có chuyện này xảy ra, nàng liền biết Âu Dương không tránh khỏi liên quan. Nhưng Triệu Ngọc cũng không phải kẻ ngốc, tuy đầu mình một khi nóng lên liền đến nơi này bế quan ba ngày, nhưng thời gian này nàng cũng vô cùng hối hận.
Đương nhiên cũng sẽ nghĩ vì sao Lý Bang Ngạn lại làm như vậy. Triệu Ngọc nào có biết Lý Cương và Lý Bang Ngạn là hai kẻ không chung đường, nhưng đây chính là thuật quyền hành.
Nếu Lý Cương làm ra chuyện gì xấu, Lý Bang Nhạn nhất định sẽ trình báo. Mà Lý Bang Nhạn phạm phải chuyện xấu, Lý Cương cũng sẽ không bỏ qua. Nếu mấy tên tướng gia đều có cùng ý tưởng đen tối, Triệu Ngọc sẽ lo lắng có khi nào bọn chúng dối trên gạt dưới hay không. Hiển nhiên là Triệu Ngọc cho rằng Âu Dương có thái độ quá khích với Lý Bang Nhạn.
Mà thực ra Âu Dương cũng không kiên định với cách nghĩ của mình, hắn cũng không khẳng định rằng Lý Bang Ngạn vì muốn hại Lý Cương mà làm lỡ chuyện quốc gia đại sự hay không, tất cả đều là phỏng đoán cả.
Nhưng Âu Dương kiên định với cách làm của mình, nói lời đanh thép: Phải vu hại Lý Bang Nhạn. Triệu Ngọc cũng không có cách nào để bắt Âu Dương, phất tay bảo Âu Dương mau cút về Dương Bình đi, không cho phép nhúng tay vào chuyện của triều đình nữa.
Vì Lý Bang Ngạn không có cách nào chứng minh mình không động chạm vào tướng ấn, không thể bài trừ nguyên nhân của sự nghi ngờ, nên chuyển xuống làm một nhàn sai. Quan vẫn nguyên hàng nhất phẩm.
Âu Dương vẫn đảm nhận nhiệm vụ gây chia rẽ, do đã có hiệp nghị với Thái Hư Tử, Thái Hư Tử chỉ có thể cầm danh thiếp của Âu Dương và đến tìm Hàn Thế Trung. Có thần côn Thái Hư Tử ở đây, Âu Dương tin vào khả năng Kim Liêu sẽ đánh nhau trở lại.
Cùng lúc đó, ở Lai Châu cơ hồ đã diễn ra một trận đại chiến. Vương Ngạn dẫn theo năm nghìn binh tức tốc đến Lai Châu. Khi đêm xuống liền lợi dụng y phục của mấy tên Liêu quốc bị giết để cải trang và lừa người ta mở cổng thành.
Năm nghìn cấm vệ quân tiến hành tập kích khắp thành theo ba hướng. Liêu quốc không ngờ Tống quốc lại trở mặt, càng không ngờ tốc độ tiến quân đến đây của người Tống lại nhanh như vậy nên không có được biện pháp xử trí kịp thời.
Thêm vào đó là quân sự của mình lại khá buông thả, tám nghìn Liêu quân trú tại hai doanh trại ở trong và ngoài thành đều bị chấn động, vội vã tháo chạy về phía Cẩm Châu, nhưng lại Vương Ngạn chặn đánh ở dọc đường.
Mãi đến buổi trưa ngày hôm sau, sau khi Vương Ngạn cướp được một huyện của Liêu quốc, chia quân thành các tốp nhỏ, cả đội quân được chia thành năm phần, mỗi phần bí mật đảm trách việc chiếm cứ và trú đóng ở các sơn gian, cô thôn và các nơi khác theo như kế hoạch ban đầu. Vương Ngạn và Trương Tuấn đã đoán rất đúng, binh lính Liêu quốc đều cho rằng tất cả bọn họ đều đang cố thủ ở thành Lai Châu.
Ngày thứ ba, đội quân chủ lực của Trương Tuấn tiến vào chiếm giữ thành Lai Châu đang trống không, vừa bố trí phòng thủ, vừa phái trinh sát tìm kiếm Liêu quân. Trưa ngày thứ tư, hạm đội Hàng Châu đến Lai Châu, cho hai vạn cấm vệ quân xuống thuyền.
Trương Tuấn lệnh cho những người này ở bến tàu tịnh dưỡng, nghỉ ngơi và chỉnh đốn hàng ngũ, hai ngày sau sẽ sáp nhập vào đội ngũ chiến đấu. Hạm đội Hàng Châu cới những thuyền trống quay trở về, đến căn cứ Đăng Châu vận chuyển vật tư, hàng hóa bổ sung. Ngoài ra còn có khoảng ba mươi chiến thuyền đến trợ giúp phòng thủ Lai Châu.
Do vậy mà Lai Châu trở thành một trọng điểm hãm chân người Liêu. Nếu không có sự hợp lực bốn bên, căn bản không thể lấy lại Lai Châu. Nếu bốn bên hợp lực, thì chẳng khác nào thả cửa cho hai đạo quân Tây Bắc và Vĩnh Hưng tiến quân.
Nếu bỏ mặc không quản, cấm vệ quân đường Hà Bắc Đông của Đăng Châu sẽ không ngừng bổ sung binh lực và hàng hóa, vật tư cho Lai Châu theo đường biển. Một khi lớn mạnh thì đủ sức để đoạt lấy phủ Lâm Hoàng.
Phía Đông Lai Châu dựa vào núi, phía Bắc lại giáp biển. Chỉ có phía Nam và Tây là có thể tiến quân. Một cánh quân Liêu quốc gồm năm nghìn người tới trước, tướng lĩnh dẫn dắt đội quân này dũng thì có dũng thật đấy, nhưng trí thì lại chẳng ra làm sao.
Thế quái nào lại chọn cách trú đóng ở hướng Bắc, cách Lai Châu mười dặm đợi quân tiếp viện. Hạm đội Hàng Châu sớm đã hiểu rất rõ thủy văn của địa phương, bức vào bãi biển, tiến hành đuổi riết điên cuồng.
Mật độ tập trung của thuyền pháo tương đối cao, một thuyền có tới hai mươi pháo thiêu đốt, năm thuyền đặt ngang hàng với nhau, một lần sẽ có tới một trăm đạn pháo. Hạm đội Hàng Châu cũng muốn ức hiếp đám người Khiết Đan bất tài vô dụng, nên mới bày ra hai hàng chiến thuyền đứng song song nhau, tiến hành oanh kích Liêu quân.
Phải biết với trận hình như thế này, nếu kẻ địch bất ngờ tấn công thì căn bản không có cách nào để quay đầu tháo chạy, dùng hỏa tiễn có tầm bắn không gần cũng không xa thì có thể thiêu sạch mười thuyền. Đáng tiếc là toàn bộ Liêu quân đều đã tháo chạy cả rồi.
Qua trận đánh này, không ai của Liêu quân dám đến gần phía Bắc. Hướng có thể chọn lựa để tiến hành tấn công cổng thành chỉ còn lại Nam và Tây. Nhưng người Tống cũng đánh giá cao năng lực phối hợp chiến đấu của đội quân Khiết Đan, mãi đến bảy ngày sau, Liêu quân mới tập trung được sáu vạn binh sĩ ở vùng lân cận, chia ra trú doanh ở hai nơi.
Thời gian thực hiện nhiều hơn năm ngày so với dự tính, điều này giúp cho sức khỏe của các cấm vệ quân bị say sóng gần chết dần dần bình phục, quan trọng nhất là đợi được lô hàng hóa, vật tư do thương đội vận chuyển tới.
Có lẽ là do hiệu quả lễ thần của Triệu Ngọc, cũng có thể là do vận khí tốt, gần đây sức gió ở Bột Hải rất thấp, mực sóng cao nhất cũng chưa tới ba mét. Đám người Trương Tuấn thấy lô vũ khí này thì lệ rơi đầy mặt.
Nhìn vào danh sách vũ khí lại càng vui mừng hơn. Bên trong có hai mươi đại bác là lựu đạn nổ đang trong giai đoạn thử nghiệm, theo đó còn có hơn hai trăm đạn pháo tốt vừa được chế tạo.
Sau khi đạn pháo rơi xuống mặt đất sẽ phát nổ đúng thời gian hẹn trước, sắt lá ở trong và ngoài đạn pháo nổ thành từng mảnh nhỏ, gây sát thương cho quân địch. Trải qua thực chiến, ảnh hưởng của đại bác đặc không rộng và xa bằng đại bác thiêu đốt.
Nhưng tầm bắn của đại bác thiêu đốt lại khá gần. Sự xuất hiện của lựu đạn giúp bù đắp chỗ thiếu sót này.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.