Thiên Tống

Chương 263.2: Lập Trữ Quân (2)




Triệu Ngọc hỏi:
"Có phải vì khanh không muốn lên kinh nên mới nghĩ ra một biện pháp lười như vậy không?"
"Đương nhiên là không rồi."
"Ở Dương Bình có rượu, có tiền, có nữ nhân. Âu Dương khanh chính là vua của Dương Bình, muốn làm gì thì làm cái đó. Giờ đến chức chủ tịch hiệp hội thương nghiệp cũng từ chức, lại càng tự do hơn, vô câu vô thúc.*"
*Vô câu vô thúc: không bị quản thúc, kiềm chế, tự do tự tại.
Âu Dương xấu hổ nói:
"Bệ hạ quá đề cao vi thần rồi."
"Đề cao cái gì chứ. Ai mà không muốn làm Lý Hậu Chủ."
Triệu Ngọc nói:
"Nhưng Trẫm đến rồi, khanh chỉ có thể không được yên tĩnh mà thôi. Buổi tối, khanh giúp Trẫm làm một bản kế hoạch để ngày mai ăn nói với thương nhân. Bao gồm cả một vài lợi ích mà Trẫm hứa hẹn dành cho họ."
"Vâng!"
"Trẫm mệt rồi, Trẫm đi nghỉ ngơi đây."
Triệu Ngọc gọi lớn:
"Người đâu, giúp Âu đại nhân mồi lửa, thêm vào chút than cho lửa cháy mạnh một chút."
Người ngủ, còn ta thì phải làm việc, Âu Dương bất đắc dĩ bước về thiên phòng, bắt đầu suy nghĩ về bản kế hoạch, bản kế hoạch phải có sự dự tính lợi ích cho mọi người, ví dụ như phân luồng các áp lực, tổn hại về kinh tế, biện pháp giải quyết kinh tế trong trường hợp bị suy thoái.vv. Âu Dương tổng kết, không tăng thuế không được rồi, dù sao thì Hoàng Đế cũng đã đến đây. Vậy thì chỉ có thể giải quyết mà thôi. Trọng điểm bản kế hoạch của Âu Dương là nói về mấy hạng mục sản xuất mới. Sau đó đề xuất kiến nghị với ngân hàng tư nhân Dương Bình và ngân hàng tư nhân Đông Nam, còn có các biện pháp để giải tỏa áo lực (bằng hết khả năng của mình) với các khu chiếm lĩnh được ở Liêu quốc. Tận lực giảm bớt áp lực mà bản quốc phải gánh chịu. Trong đó bao gồm cả việc xây dựng vũ trang cho các thương nhân trên biển, chiếm đoạt nhân khẩu ở khu vực xung quanh làm người lao động, giảm bớt thành phẩm sản xuất. Vào thời kỳ ban đầu của hình thái tư bản chủ nghĩa, chi phí dành cho người lao động khá cao.
Mãi đến rạng sáng, Âu Dương mới hoàn thành bản kế hoạch, ra khỏi phòng và bước vào sân nhà, gió rét thổi tới khiến da thịt đau nhức như bị ai xé rách vậy. Thấy hai tên nội thị vệ ở trong sân, giữ nguyên vị trí, mắt không nhúc nhích. Âu Dương khen ngợi, đây mới gọi là sự chuyên nghiệp. Âu Dương mang hai chậu than ở trong phòng mình ra, đặt ở bên cạnh họ, lại bỏ thêm chút tham. Sau đó cầm chén rượu nhỏ, vừa uống vừa nhìn bình minh. Ở hiện đại, thức đêm làm việc là chuyện hết sức bình thường.
Đến tảng sáng, Triệu Ngọc cũng thức dậy, Âu Dương đã cho người mua bữa sáng, sữa đầu nành, dầu cháo quẩy và bánh bao. Triệu Ngọc bảo Âu Dương về nghỉ ngơi trước đi, nàng tự mình chỉnh sửa bản kế hoạch. Âu Dương cũng không khách khí, về tắm rửa với nước nóng, thay một bộ y phục phù hợp, lại uống một tách trà đặc rồi bước ra khởi cửa.
..........
Sau khi nghe Âu Dương giới thiệu về thân phận của Triệu Ngọc, các thương nhân đều nói: 'không xong rồi', nhưng không có ai ngốc đến mức nói Triệu Ngọc không có tư cách tham dự cuộc họp. Người ta là Hoàng Đế, huống gì cả thiên hạ đều là đất của Hoàng Đế kia chứ. Nhưng thái độ của Triệu Ngọc tốt hơn tưởng tượng của mọi người nhiều. Đương nhiên, Triệu Ngọc tuyệt đối không phải là Hoàng Đế có thái độ ôn hòa nhất trong các triều đại. Biểu hiện của Tùy Văn Đế còn tốt hơn nhiều, gặp người già yếu, tàn tật ở trên đường, Tùy Văn Đế chủ động nhường đường, đồng thời bảo các binh sĩ gánh vật phẩm cho người không tiện cử động, còn lấy ngựa của mình cho bách tính, tiễn họ lên đường. Mỗi lần hạn hán, lũ lụt, Tùy Văn Đế đều mở lương thực dự trữ trong quốc khố, thậm chí là quân lương phát cho bách tính.
Trước tiên, Triệu Ngọc khẳng định những đóng góp của hiệp hội thương nghiệp vào cuộc dẹp loạn ở hồ Động Đình trong năm vừa qua, sau đó trình bày nguyên nhân tiến hành tăng thuế thương nghiệp, liền sau đó là bảo Âu Dương đọc bản kế hoạch, tận lực giảm bớt mối lo ngại cho các thương nhân. Nói xong những lời cần nói, mọi người đếu nhìn Tô Thiên, vì Âu Dương đã tỏ rõ lập trường, mình là đang thi hành chức trách, và thái độ của chủ tịch kế nhiệm - Tô Thiên trở thành tiêu điểm chú ý của mọi người.
Tô Thiên nói:
"Bệ hạ, thương nhân chúng thảo dân vì lợi ích của Đại Tống mà ra sức đóng góp, không có gì đáng để chê trách. Bệ hạ đích thân đến Dương Bình và nói rõ với chúng thảo dân cái khó của triều đình, và phạm vi sử dụng của chinh thuế. Còn xây dựng rất nhiều biện pháp giúp đỡ chúng thảo dân, chúng thảo dân cảm kích vô cùng."
Triệu Ngọc nói:
"Tô đại trưởng quỹ, có gì cứ nói thẳng."
"Thật ra thảo nhân nghĩ rằng, trong triều đình có người lo chuyện chiến trận, có người lo cho địa phương, nhưng lại không có ai lo cho thương nhân cả."
"Ý của khanh là...?"
"...Ý của thảo dân là...là..."
Tô Thiên nhìn Âu Dương.
Âu Dương nói:
"Bệ hạ, ý của Tô chưởng quỹ là hiệp hội thương hội nên có một vị trí ở trong triều đình. Ví dụ như cũng có thể đề xuất triều chính."
Triệu Ngọc hỏi:
"Có phải ý của khanh là hãy để cho hiệp hội thương hội tham gia triều nghị?"
"Đúng, là ý này."
Âu Dương giải thích:
"Dù sao thì văn võ bá quan cũng không phải là thương nhân chuyên nghiệp. Có một người ở đó, cũng có thể nói rõ tác động lợi hại của triều chính với thương nhân. Bệ hạ nhìn mà xem, triều đình có mấy người biết, trong việc tăng thuế khóa này, người nộp thuế nhiều không phải thương nhân mà là bách tính? Không có ai biết, càng ít người biết sẽ tạo thành sự phá hoại. Nếu có người trình bày rõ cho mọi người thấy những ảnh hưởng có thể có của nó, cũng là một chuyện tốt cho việc đưa ra quyết định của Bệ hạ và các quan đại thần.”
Triệu Ngọc uống một ngụm nước, suy nghĩ một lát rồi hỏi:
"Cứ bốn năm lại đổi chủ tịch của hiệp hội thương nghiệp một lần, vậy có phải người kia cũng đổi không?"
Tô Thiên gật đầu:
"Tất nhiên."
"Từ tứ phẩm, Thương Nghị Đại Phu."
Triệu Ngọc nói:
"Tô chưởng quỹ thấy sao?"
"Nếu Bệ hạ đã cho đám thương nhân như thảo dân cơ hội nói ra suy nghĩ của mình, có không có phẩm trật cũng được."
Tô Thiên nói:
"Tạ ơn Bệ hạ.”
"Các khanh cũng không cần phải khách sao, những đóng góp của hiệp hội thương nghiệp cho quốc gia, Trẫm đều để trong mắt cả."
Triệu Ngọc cười, nói:
"Nhưng, triều đình nước sâu, Trẫm nghĩ rằng lời của Tô chưởng quỹ trong triều nghị sẽ ít có trọng lượng."
Tô Thiên nói:
"Bệ hạ, quyết nghị này đương nhiên phải do Bệ hạ và các quan đại thần đảm nhiệm. Thảo dân chỉ là nói rõ những tác động và lợi hại của các chính sách đối với thương nghiệp một cách khách quan nhất mà thôi."
"Uhm, khi về triều Trẫm sẽ hạ thánh chỉ."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.