Thôn Phệ Giả

Chương 30: Ly Hỏa Sơn Mạch




Toàn bộ Ly Hỏa Sơn Mạch phân thành 3 khu vực.
Ngoài cùng là Vùng Đệm, hay còn gọi là Khu Vực Giáp Ranh. Đây có thể nói là khu vực an toàn nhất đối với tu sĩ khi đến Ly Hỏa Sơn Mạch lịch luyện.
Vùng giáp ranh linh khí dồi dào, linh dược linh thảo, yêu thú tuy thưa thớt, và cấp bậc thấp nhưng được cái là môi trường cạnh tranh sinh tồn không quá hà khắc.
Những tu sĩ có tu vi thấp (thường là các công tử, tiểu thư của các thế gia, đại tộc hoặc là đệ tử ngoại môn các tông phái trong khu vực) thường chọn khu vực này lịch lãm, làm nhiệm vụ săn giết yêu thú để rèn luyện, chính vì vậy vùng giáp ranh cũng là điểm đến ưa thích và là nơi cung cấp tài nguyên dồi dào cho tặc khấu cướp-giết-hiếp các loại hoạt động sôi nổi ngày đêm.
Liền trong khu vực giáp ranh, là Ly Hỏa Sơn Ngoại Khu.
Ngoại Khu có 3 cấm vực là Mê Vụ Hải, Loạn Thạch CươngChiểu Trạch Miết Trì. 3 cấm vực này hung danh có từ vạn cổ, hình thành nên thế chân vạc tọa lạc 3 phương vị vòng ngoài tạo thành giới phòng hộ nội khu Ly Hỏa Sơn Mạch.
Được gọi là cấm khu thì không cần bàn cũng biết 3 nơi này hung hiểm thế nào.
Mê Vụ Hải (là nơi Từ Hiển thu được đại cơ duyên chap trước) là biển sương độc bao phủ phương viên tám vạn dặm, xưa nay người vào hủy cốt, thú vào tan xương. Hung hiểm vạn phần!
Loạn Thạch Cương có thể coi là cấm khu ít nguy hiểm nhất nhưng khắc nghiệt không kém, vì trong vòng 15 vạn dặm không một bóng chim, không một ngọn cỏ, không nước, không cây… chỉ có đá.
Mặt đất ở đây cứng như tinh kim. Phía trên là loạn thạch và nắng. Cái nắng khủng khiếp thiêu đốt quanh năm.
Điều đặc biệt ở Loạn Thạch Cương này là ngày cũng như đêm, không một giọt mưa, không có bóng tối, chỉ có nắng. Người hay yêu thú lạc chân vào đây thì chỉ có chết đói, chết khát phơi xương trên đá.
Chiểu Trạch Miết Trì là khu vực sơn lâm chướng khí tích tụ trăm vạn năm hóa lỏng mà thành đầm lầy.
Tương truyền nơi đây có thi cốt của Huyền Vũ một trong tứ đại Thánh Thú thời thượng cổ tọa hóa. Chiểu Trạch Miết Trì, ai nghe đến cũng phải kinh tâm tán đởm.
Sa chân vào đầm lầy thì không đầy nửa khắc, dù là võ quân, võ vương cũng cốt nhục hủ thực thúi rửa mà chết.
Trung khu của Ly Hỏa Sơn Mạch cũng chính là Nội Khu. Nội khu Ly Hỏa Sơn Mạch chia thành Tam LâmTứ Động.
Tam Lâm gồm Thảo Mộc Lâm, Thạch LâmCốt Bi Lâm.
Thảo Mộc Lâm là thánh địa của linh mộc thảo dược. Phương viên rộng 4 vạn 8 ngàn dặm. Có đầy đủ các loại kì trân dị thảo, vương dược, thánh dược, thần dược cũng có cả độc dược.
Mỗi gốc linh dược như vậy có thể sinh trưởng ngàn năm, vạn năm một cách bình yên trước lòng tham của tu sĩ nhân loại là bởi có được sự bảo vệ của 3 đại cấm vực ngoại khu và những yêu thú cường đại túc trực ngày đêm canh gác.
Thạch Lâm là địa bàn của bộ tộc Thạch Nhân. Đây là tộc người đá trong truyền thuyết còn sót lại.
Thạch nhân tộc chính là những sinh vật thiên bẩm sinh mệnh. Một tảng đá đã trải qua trăm ngàn vạn năm thiên địa cảm ứng sinh ra linh trí, tu luyện tự hành thành đạo, lập tức có sự sống.
Số lượng tộc nhân tuy ít ỏi nhưng tuổi thọ không bị thời gian câu thúc. Thạch nhân có vóc dáng khổng lồ, sức mạnh bạt sơn cử đỉnh, vô xúc vô cảm, vô bi vô hỉ, vô dục vô cầu, hiếu thắng cuồng bạo.
Bất cứ sinh linh nào bước vào lãnh địa của họ thì bị truy bức đến chết mới thôi.
Cốt Bi Lâm hay còn gọi là rừng mộ. Nơi đây có hàng tỷ ngôi mộ nằm san sát nhau, trên mộ bia chỉ có mỗi chữ MỘ墓 và hình vẽ 1 khúc xương ống chân.
Cái nào như cái nấy. Không có sự khác biệt ngoại lệ nào cả. Cũng không ai có thể biết dưới mộ kia là chôn cất những sinh vật gì – là người hay yêu.
Chưa có ai bước chân vào khu mộ địa này, nên cũng không có bất kỳ ghi chép nào để lại cho hậu nhân.
Tứ Động gồm Trùng Động, Biên Bức Động, Nghĩ Động, và Hư Linh Động.
Trùng Động, đúng như tên gọi, là động quật của các loại độc vật cổ trùng. Số lượng hằng hà sa số, không biết cơ man nào đếm hết được. Đại năng bán bộ võ thần cũng không muốn dây vào.
Biên Bức Động là lãnh địa của tộc loài huyết hồng cửu đầu biên bức (dơi máu khổng lồ chín đầu) do huyết hồng cửu đầu biên bức vương cai quản. Huyết hồng cửu đầu biên bức vô cùng hung mãnh, huyết tinh.
Chúng quần cư, quây thành đàn săn giết con mồi. Nghe được mùi máu thì điên cuồng lao vào cắn xé, bất chấp đối thủ là ai, cấp bậc gì.
Vì có tốc độ vô cùng nhanh ngày bay triệu dặm nên thỉnh thoảng bức vương dẫn đàn xâm lấn Thảo Mộc Lâm săn mồi mà Thảo Mộc Lâm lâm chủ Thiên Hạc Tiên Tử cũng không thể làm gì được.
Chúng nhắm kĩ con mồi lao đến cắn xé trong tích tắc rồi vụt bay đi như một cơn huyết vụ ào qua. Vô cùng khủng khiếp.
Nghĩ Động là hang ổ của tộc đàn Thực Nghĩ – loài kiến ăn thịt khủng khiếp nhất trong thế giới Ly Hỏa Sơn.
Thực Nghĩ thân mang lớp vỏ sừng giáp cứng, đôi hàm sắc bén như đôi lợi kiếm, vô kiên bất tồi, không gì không thể cắn xé, không thể thôn phệ.
Thực Nghĩ cắn vào da thịt con mồi thì lập tức chất độc theo răng tiến vào cơ thể làm tê liệt hệ thần kinh và thôn phệ linh hồn của đối thủ, vì vậy Thực Nghĩ còn được mệnh danh là Phệ Hồn Nghĩ.
Hư Linh Động là hang động của những oán linh, nói cách khác nó là một âm phủ ở nhân gian.
Trong động là những đường hầm chằn chịt rối rắm như mê cung, tử khí ngập tràn.
Nơi đây, không biết có từ bao giờ, nhưng theo truyền thuyết dường như ở nơi sâu nhất của hang động có lối thông vào hồn giới.
Cứ mỗi trăm năm cửa truyền-tống-2-chiều mở ra nửa canh giờ, linh hồn của 2 giới có thể qua lại tự do…
Nhưng đó là truyền thuyết, còn thực hư thế nào thì cho thời điểm này, chưa có ai kiểm chứng bởi lẽ những người đã từng đi vào thám hiểm điều tra thì một đi không trở lại, biệt tăm vô tích…

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.