Thượng Thư Đại Nhân, Biến!

Chương 1: Thả rắm mất lễ nghi




Thượng thần đại nhân, biến!
Nàng là con gái của Phương Chính, thương nhân bán lương thực kinh thành, thuở nhỏ đọc đủ thứ thi thư, nữ công thêu vá không cái nào không tốt.
Nàng còn sở hữu dung nhan tuyệt mỹ, mím môi cười thôi cũng khiến người người xiêu ngã.
Nữ tử như vậy, đáng nhẽ phải được người ta chạy theo như vịt mới đúng, nhưng mà ở cái tuổi hai mươi xuân thì, chỉ vì thả một cái rắm giữa thịnh yến hoàng đình, nàng danh chấn thượng kinh.
Trên điện thất nghi, không được tiến cung lần nữa.
Dung nhan khuynh thế cũng bị hủy chỉ vì một cái rắm.
Ai hiểu được nỗi đau của nàng chứ?
Ai lý giải được đau đớn của nàng không?
Người từng khiến bao nhiêu bà mối người này nối người kia tưởng như đạp rơi cả cửa, giờ lại không ai bén mảng đến thăm, rốt cục nàng phải sống thế nào đây?
Thực ra khi nhị nương Lô Thúy Hoa của Phương Chi Uyển nước mắt rưng rưng đưa quyển sách “chuyện phiền lòng nóng ruột của hậu trạch phú gia mà người ta không biết” đến trước mặt nàng, nàng đã mua sẵn một quyển đọc ngấu nghiến rồi.
Chẳng qua thấy đau thương trong mắt người kia rõ ràng quá, khiến cho nàng không thể không biết xấu hổ lôi quyển trong tay ra đối chiếu được.
Lô Thúy Hoa nói: “Sao con lại không nóng không giận gì hết thế?
Nói còn chưa xong, nước mắt như mưa cứ thế tí tách rơi đầy mặt.
Tuy bà đã là người đẹp hết thời, không còn xinh xắn như ngày trước, nhưng phong vận bên trong vẫn không hề thay đổi, thật khiến cho Phương Uyển Chi vừa tròn hai mươi thấy mình quả không bằng.
Lô Thúy Hoa nói tiếp: “Củ cải chua thì không ăn à? Một cô nương xinh đẹp đến vậy, nếu không phải chỉ vì …. cái rắm kia, thì sao có thể đến nỗi không ai hỏi thăm thế chứ?”
Từ cái rắm đó, Lô nhị nương nói ra vô cùng ngượng nghịu, như thể mấy từ như vậy mà nói ra ngoài miệng thì mất thể diện lắm.
Quả thật chuyện này đúng là không có thể diện thực, nhân sinh từ xưa ai mà không chết, ai mà đi ngoài không cần giấy chứ? Loại chuyện này, đâu phải nói nhịn là nhịn được.
Xét cho cùng đơn giản cũng là vì thả nhầm nơi mà thôi.
Giống như khi tất cả mọi người ngồi chổm hổm trong nhà vệ sinh, đóng cửa lại là một chuyện, mở cửa ra lại là chuyện khác.
Đối với việc này, Phương đại cô nương cũng không cảm thấy uất ức gì nhiều, trên thực tế, nếu ngày ấy không có cái rắm vang dội đó, nàng có khi còn chua xót như mua phải ba cân cải chua nữa kìa.
Là nàng cố ý.
Chỉ vì không muốn phải vào cung, cho nên mới tự biên tự diễn ra một tiết mục hủy danh dự mình như vậy.
Cũng không phải cô nương nào cũng có được dũng khí làm chuyện đó đâu, nàng lại càng thêm kiêu ngạo.
Đương nhiên mấy lời này sao có thể nói với Lô Thúy Hoa được, càng không thể nói với người cha đã hao hết tâm tư muốn nhét nàng vào cung làm quý nhân kia. Bởi vậy, nàng cầm lấy dây thừng trong tay nhị nương, chạy đến ghế đá nơi hậu viện.
“Để cho ta chết đi! Một cô nương tốt đẹp, sao có thể làm ra chuyện xấu hổ mất mặt tổ tông như thế, ta sao còn mặt mũi mà sống trên đời này nữa! Để cho ta chết!!!”
Tiết mục này mỗi ngày Phương gia đều phải diễn một lần, Phương Uyển Chi đương nhiên là không thể tự tử thành công. Nha hoàn nô tài khuyên can, nhị nương Lô Thúy Hoa thì khóc đứt từng khúc ruột, hét ầm hét ĩ cho người bên ngoài nghe thấy.
Dù sao với nữ nhi nhà thương nhân chỉ vì một cái rắm mà phá hủy hết con đường phú quý của mình mà nói, thắt cổ là cách duy nhất thể hiện cảm giác thẹn thùng và áy náy mãnh liệt của bản thân.
Mặc dù Phương Uyển Chi chưa từng có hai tâm trạng đặc biệt trên.
Hoàng yến ngày đó là do thái hậu nương nương tự mình chiêu đãi, mời nhiều cao tăng quyền uy trong nước đến dùng tiệc.
Hoàng thất Đại Yển rất tôn trọng Phật giáo, người xuất gia tứ đại giai không, ngay cả con muỗi cũng nuôi đến mức cơ thể cường tráng, sao có thể làm ra chuyện sát sinh được. Cho nên Thái hậu nương nương đành nói, chuyện ngày đó chỉ là do một dân chúng tầm thường làm, nhiều quy củ đều không kiêng kị, mọi người liền tùy ý bỏ qua.
Cũng bởi vì thế, cái rắm của Phương Uyển Chi mới có thể thả thoải mái đến vậy, cũng nhờ trước kia luyện tập nhiều lần. Kết quả cuối cùng là phá hủy hoàn toàn ước mơ của cha nàng và thể diện của Phương gia, không hơn.
Nếu nói về tư sắc của Phương đại cô nương, quả thực trong kinh thành không mấy người sánh được.
Ánh mắt như nước mùa thu, mi mắt như núi xa, ánh nhìn như sóng nước, môi hồng đỏ thắm, đều là những điển hình của mỹ nhân.
Chỉ tiếc mẹ nàng mất từ nhỏ, được nhị nương nuôi dưỡng bên mình.
Thân thể Lô Thúy Hoa vốn không tốt, gần bốn mươi cũng không sinh được nhi tử hay nữ nhi nào, cho nên bà dồn hết tâm tư mình vào Phương Uyển Chi.
Khi nào nên cười mỉm, khi nào thì nên lấy khăn chấm mắt.
Không hổ danh là vũ cơ nổi tiếng nhất Yến kinh năm xưa, Lô Thúy Hoa đem tất cả sức lực dạy dỗ Phương Uyển Chi.
Không thể phủ nhận, bà rất yêu nàng.
Mà sao trách được, vì trước năm bảy tuổi nàng vẫn được mẹ ruột mình dạy dỗ rằng, người không biết xấu hổ mới có thể sống được trên thế gian này, hai loại phương thức giáo dục không giống người thường lại hoàn toàn bất đồng với nhau này ít nhiều ảnh hưởng đến Phương đại cô nương.
Lô Thúy Hoa nói: Hạnh phúc cả đời của nữ tử đều tùy thuộc vào nam nhân, dù không giữ được lòng hắn thì cũng phải giữ được tiền. Ít nhất là khi hoa tàn ít bướm, vẫn có đủ vàng bạc sống qua ngày.
Mẹ ruột Lâm Hiểu Hiểu của Phương Uyển Chi lại không cho là vậy.
Người này xuất thân là Lâm thiên kim của phú gia, cả đời chỉ tâm tâm niệm niệm một tên thư sinh nghèo kiết hủ lậu là Thiệu Vân, tên này chỉ muốn ăn cơm mềm, vừa nghe nói Hiểu Hiểu muốn cùng mình bỏ trốn liền ôm hết bạc của bà chạy khỏi thượng kinh.
Lâm Hiểu Hiểu cũng vì thế mà cắt cổ tay tự sát vài lần, đến khi tuổi lớn thì được cha mình an bài gả cho Phương Chính.
Bà vốn không yêu Phương Chính, nhưng vẫn vì ông mà sinh hạ Phương Uyển Chi. Sau đó làm bạn với Phật gia nửa đời tụng kinh gõ mõ, ăn chạy niệm Phật.
Bà nói với Phương Uyển Chi rằng: “Đừng nghe lời nhị nương con, tìm người tâm đầu ý hợp mới có thể sống thoải mái được”.
Phương đại cô nương ngơ ngác gật đầu, rồi lại gắp thêm miếng thịt cho vào mồm. Trong lòng định nói với Lâm Hiểu Hiểu một câu: “Nương, lúc trước nếu nương bỏ trốn, có khi còn chẳng hơn bây giờ”.
Tiền đổi lấy tâm người chồng, khó mà giữ được.
Lúc đó Phương Uyển Chi đã nghĩ, nhất định phải tìm được một người thương mình, cũng phải giữ được tiền của người ta. Ít nhất nam nhân đó phải có đủ bạc mua thịt cho nàng ăn.
Và kết quả của chọn lui chọn tới là, đến giờ vẫn không gả được ra ngoài.
Về phần cung đình, đó là một nơi ăn thịt người, đầu óc nàng thì không tốt, nếu không may lọt vào đó, không biết có thể đếm bạc mà sống qua được mùa đông năm sau không.
Cho nên nàng không chịu.
Nhưng mà lại nói tiếp, Phương Uyển Chi chờ đến bây giờ, cũng là vì không thoát ra khỏi mấy mối quan hệ thấy người sang bắt quàng làm họ của cha.
Phương gia là gia đình buôn bán lớn nhất thượng kinh, coi như cũng phú quý số một số hai.
Tuy Phương Uyển Chi đánh rắm trong bữa tiệc hoàng gia, nhưng cũng không phải toàn bộ người tới cầu hôn đều chết hết.
Phú thương nhà giàu có thể ngại nhưng vẫn còn tiểu gia công tử mà.
Quái là ở chỗ, Phương Chính chướng mắt.
Theo ý ông, khuê nữ của mình dù không vào được hoàng cung hồng chuyên lục ngói, thì cũng phải qua lại với tông thế vương hầu, nếu không thì cũng phải là con quan.
Mà trong hoàng yến ngày đó lại không mời các đại thần trong triều và vương hầu Công Tôn. Cho dù lời đồn có khó nghe, thì chỉ cần một thời gian qua, vẫn còn hi vọng.
Ngọn lửa hi vọng nhỏ nhoi này…
Phương Chính cân nhắc.
Cũng chỉ có thể gửi gắm nơi Lan công tử có bàn tay hội họa tuyệt thế kia thôi.
Nghe đồn vị công tử này không thích mỹ nữ chỉ yêu vàng bạc, mỹ nữ trong tranh vạn lượng khó câu. Quý là ở chỗ, chỉ cần tranh do hắn vẽ ra, không có chỗ nào không đẹp.
Ông còn nghe được, vị Lan công tử này có quan hệ tốt với nhiều vương gia trong cung, trắc phi của Trần vương Lưu Lễ cũng từng nhờ hắn vẽ cho một bức họa mới có thể ngồi vào vị trí ngày nay.
Từ sau khi Phương Uyển Chi thất nghi, Lan Khanh công tử trở thành cơn mưa duy nhất trong ngày hạn trong mắt Phương Chính, không thể không cầu.
Vì thế, Phương lão bản vòng vo trong thành bốn phương tám hướng, tìm hiểu nhiều nơi mới biết được chỗ của Lan Khanh. Ngày thứ hai lập tức mang bạc theo mình, lôi cả Phương Uyển Chi đi lên núi Bắc Yến ở ngoại ô kinh thành.
Đây là nơi Lan công tử vẽ tranh, cửa lớn sơn đỏ, thềm lót cẩm thạch, trên tấm biển ghi bốn chữ to đầy mạnh mẽ “Ngọc trần phụng uyển”, vô cùng phong nhã.
Phương Uyển Chi chớp chớp nhìn hai con sư tử to đùng bên cửa lớn thì hỏi Phương Chính:
“Cha, vị Lan công tử này có thể thay con tìm phu quân được sao? Cha nói hắn không thích người mập mạp quá à? Người không được thấp hơn sáu thước phải không? Không hôi chân với quáng gà đúng không?
Phương Chính không thèm đáp lại, xoay người đánh lên gáy nàng một cái:
“Con câm miệng cho lão tử! Đánh rắm làm mất hết mặt mũi ta, giờ lão tử bỏ tiền tìm cho con con còn không lo cười trộm đi?”
Cha, cái này không đúng à?
Đánh rắm thì không tìm phu quân được sao?
Chẳng nhẽ phu quân của nữ tử bình thường không được thả rắm để nghẹn chết à?
Phương Uyển Chi không tin có người có thể nhịn không thả, nhưng mà ở đây không thích hợp để thảo luận chuyện này với cha mình, cho nên nghe lời cầm khăn lên che miệng cười trộm.
“Cha à, người này chắc cũng phải tứ chi toàn kiện chứ? Có ham muốn gì cha đã hỏi thăm rõ ràng chưa? Có đam mê gì bất lương không? Nữ nhi nghe nói những người có tiền thích nhất là xem #¥%#*&...... %¥”.
“…..”
*
Đứng trước cửa lớn, Phương Chính đưa tay lên gõ cửa hai tiếng, không lâu sau có một người sai vặt ra đón, tướng mạo này không có gì lạ, khuôn mặt chữ điền bành ra, trên mặt cũng chẳng tươi cười, nhìn thấy họ thì hơi cúi người chào.
“Hai vị đến đây là muốn làm gì?”
Giọng có phần ồm ồm, cộng với cơ thể to lớn càng giống như giáo đầu võ quán.
Hắn nói hắn tên là Bì Bì, là tên Lan công tử đặt cho.
Phương Chính mím mím miệng nhìn hắn hồi lâu, câu ‘Lan công tử đặt tên thật không tầm thường’ cũng không thể nói ra miệng được, lúng túng một lúc mới nói: “Phương Chính ngưỡng mộ danh tiếng của Lan công tử có tay vẽ tài hoa từ lâu, hôm nay đường đột đến đây là muốn xin một bức họa cho tiểu nữ Uyển Chi, phiền tiểu ca thông báo một tiếng”.
Bì Bì này có vẻ ngày thường cũng tiếp không ít người xin tranh, theo thói quen gật đầu, không khách sáo đưa tay mời một tiếng rồi quay đầu hỏi:
“Mang đủ bạc chưa?”
Cái vẻ mặt nghiêm túc đó làm cho Phương Chính tự nhiên tức ngực. Còn chưa vào đến cửa, bỗng chốc lại có cảm giác như bị lừa gạt.
Nhìn thấy tên Ngọc trần phụng uyển, Phương Chính và Phương Uyển Chi đều cùng suy nghĩ, ở đây chắc hẳn phải giống Càn Khôn. Không nói đến chuyện ngọc thạch hình vòm, rường cột chạm khắc, nhưng cũng phải là một nơi cực kì phong nhã. Ít nhất cũng phải xứng với tấm biển phô trương bên ngoài kìa.
Họ cứ nghĩ rằng, vị Lan công tử này hẳn là không thiếu bạc.
Nhưng khi bước chân vào bên trong, họ mới phát hiện.
Không có.
Một khu nhà tranh rách rưới, đình viện nhỏ chật hẹp giống như một hộ nông gia bình thường, trên mái hiên treo đầy ớt ngô hành khô, vừa vào cửa đã vang lên tiếng động làm kinh hồn bạt vía.
Trước nhà tranh có một mảnh đất nhỏ, trên đó đầy những cây hành lá xanh biếc, tỏa ra mùi nồng nặc. Cửa sổ nhỏ trong phòng nửa mở, thỉnh thoảng bị gió thổi vẹo trái vẹo phải, phát ra từng tiếng két két chói tai.
Cách đó không xa còn có một phòng chứa củi, cửa mở lớn, bên trong chất đầy tranh vẽ và đủ loại văn chương. Tất cả cho thấy một điều, bủn xỉn.
Phương Chính ôm chặt ngân phiếu trong ngực thụt lùi về sau vài bước, nhìn ngoài thì cửa lớn từ đàn, biển hiệu rồi sư tử đá, vậy mà bên trong thì nhà tranh vách đất, treo đầy ớt khô, nhìn ra, lại nhìn vào, tâm hồn gần như sụp đổ.
Lan Khanh công tử trong truyền thuyết, có đúng là ở nơi này không?
Phương Uyển Chi nói: “Cha, cây hành này khá lớn đó, lúc về chúng ta xin nhổ hai cây về nhúng tương ăn đi”.
Phương Chính lười phải trách đứa con thiếu đầu óc của mình, nhìn chằm chằm vào mái nhà tranh bị gió tốc lên hơn phân nửa, miệng không ngừng co rút.
Đây là nơi Lan công tử nổi danh Đại Yển ở sao? Một bức mỹ nhân đồ hơn vạn lượng hoàng kim, đều mang đi quyên xây ngôi miêu đổ nát đầu thôn hết rồi sao?
Vốn cũng hiểu được thường thức đặc biệt của lão gia nhà mình, nhìn sắc mặt hai người khách Bì Bì không thể nào trách được, hắn rất nghiêm túc đưa tay mời đối phương: “Nhị vị thong thả vào trong, sau khi vào sẽ biết vì sao có nhiều người đến hỏi công tử nhà chúng ta nhờ vẽ”.
Nói xong liền thuần thục lấy lư hương trong túi ra, đốt hương thơm rồi đặt trước cửa phòng. Thoắt cái đã nhảy ra tiểu viện.
Như thể chỉ cần ở chỗ này thêm một khắc, mình cũng thấy không còn mặt mũi.
Hai người nhìn lư hương trước cửa thì vô cùng khó hiểu, rồi quay lại nhìn người đã biến mất trước cửa lớn hồi lâu, xem chừng trong một thời gian ngắn hắn sẽ không trở về, hai người mới cứng nhắc gõ cửa nhà tranh.
“Lan công tử, tại hạ là Phương Chính, đưa tiểu nữ Uyển Chi đến xin tranh.”
Cánh cửa gỗ cũ nát đến mức Phương Chính không dám gõ quá mạnh, sợ hơi quá tay một chút cũng gãy vụn luôn.
Trong phòng không có ai lên tiếng.
Ông tưởng đối phương không nghe, lại gọi thêm lần nữa.
“Lan công tử, ngài có ở đây không?”
Vẫn không có ai trả lời.
“Lan công tử “.
“Lan công tử, ta đã mang đủ bạc tới, ngài xem”.
Cửa căn nhà tranh đột nhiên mở ra một khe nhỏ, sau đó là một bàn tay rõ từng khớp xương, trong lòng bàn tay viết: Phí mở cửa, năm mươi lượng.
Phương Chính sợ đến mức không dám động.
Cảnh tượng quỷ dị như thế, nếu không phải bây giờ đang là ban ngày, ai cũng sẽ tưởng mình đang gặp quỷ.
Ngón tay người kia có phần không kiên nhẫn, lắc lư hai cái rồi thu về. Hù Phương Chính vội vàng đút vào một tờ ngân phiếu.
Ông thấy đối phương sờ sờ hai cái rồi “rột roạt”, then cửa được mở ra, cánh cửa mở rộng, không hề có người nào, chỉ phảng phất hương trúc dễ chịu. Cảm giác như bàn tay cầm lấy năm mươi lượng bạc vừa rồi chỉ là ảo ảnh.
Phương Chính có phần sợ hãi, quay đầu nhìn Phương Uyển Chi, thấy Phương Uyển Chi vẫn còn nhìn chằm chằm vườn hành ngoài kia, phút chốc sợ hãi trong lòng cũng biến mất không còn một mảnh, ông bực bội kéo mạnh đứa con gái vào phòng.
Dù sao đã đến đây rồi, không vào xem chút cũng phí mất năm mươi lượng bạc.
Nhưng mà vừa bước vào, Phương Chính đã bị mấy bức mỹ nhân đồ treo trên xà nhà đang đung đưa theo gió làm kinh ngạc.
Tranh vẽ treo trên xà nhà cao cao, mỗi bức là một nữ tử dung mạo khác nhau, người cười, người đưa tay lướt qua cành liễu. Cũng không phải đều là mỹ nhân, nhưng khuôn mặt mỗi bức hình đều có một phong thái độc nhất vô nhị. Ông từng thấy cách vẽ tỉ mỉ của Lâm tiên sinh khiến nhiều người kính nể, nghĩ thế đã tuyệt đỉnh rồi, nhưng những bức họa này so với tranh của Lâm tiên sinh còn thêm bảy phần linh động, quả thực là bút pháp thần kì sinh hoa.
Nhìn lại bài trí trong nhà tranh, nó cũng đơn sơ như vẻ ngoài, ngoại trừ những bức họa trên xà nhà, ngay cả một bộ bàn ghế cũng không có.
Ở giữa có một tấm bình phong khắc động bát tiên không phải là lớn, ngăn cách căn phòng làm hai gian.
Người bên ngoài sẽ không nhìn được phía sau bức bình phong, chỉ nghe một giọng nam vọng ra.
“Chiêu đãi không chu toàn, thứ lỗi.”
Giọng nói như chỉ mới hai mươi.
Có chút không tập trung, hơi vô lễ.
Đến cửa là khách, người tới lại là trưởng giả, ngay cả chung trà cũng không chiêu đãi, Lan công tử này đúng là người duy nhất của Đại Yển rồi.
Sắc mặt Phương Chính có phần khó coi, nhìn sang bức họa nữ tử bên cạnh, bất mãn cũng đành nuốt xuống.
Ai bảo ông có việc cầu người ta chứ.
Ông yên lặng đẩy Phương Uyển Chi lên phía trước, chắp tay nói.
“Người ngồi trong có phải là Lan Khanh, Lan công tử không? Tại hạ là Phương Chính, là thương nhân lương thực thượng kinh, nghe nói ngài có khả năng hội họa tuyệt vời, vì thế hôm nay mới đưa tiểu nữ Uyển Chi đến, nhờ ngài vẽ một bức họa để tìm một môn hộ trong sạch”.
“Ồ”.
Lan Khanh nghe xong thì đáp một tiếng.
“Tới đây ai cũng muốn tìm người tốt để gả cả, Phương lão bản mời ngồi.”
Ngồi?
Hai người nhìn một vòng quanh căn phòng nhỏ trống trải, sau đó mới nghe Lan công tử nói thêm một câu.
“Góc tường đằng sau có đệm cói.”
Đây cũng quá tiết kiệm a!!
Ngay cả cái ghế cũng không chịu mua?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.