Thương Trường Đại Chiến

Chương 9: Đón tết




Lục Gia Huy và Lục Gia Thành về nhà đã được một tuần. Bọn họ vừa mới đến vườn vải thì vô cùng ngạc nhiên, không thể tưởng tượng được anh trai Lục Gia Diệu lại bao thầu nhiều đất trồng vải như vậy, hỏi ra mới biết việc thuê đất là chủ ý của Lục Thiếu Hoa. Họ thực sự phục đứa cháu này. Bây giờ cả thôn, thậm chí là cả thị trấn đều lan truyền một điều thần bí là ở vùng duyên hải thuộc tỉnh Quảng Đông này xuất hiện một “thiên tài”. Ai cũng hiếu kỳ, mẫn cảm với những sự vật mới, người này chuyền người kia, dần dần thần hóa câu chuyện.
Cho dù bên ngoài đồn đại rất nhiều, nhưng LụcThiếu Hoa dường như sớm biết sẽ như vậy. Hắn ngày nào cũng tập luyện, tự học, chẳng để ý gì đến chuyện bên ngoài. Kỳ thực từ khi bị thầy giáo phát hiện bản hợp đồng đó, hắn đã biết sẽ có chuyện xảy ra. Có điều để họ đi truyền tin trước thì có thể khiến một số người có sự chuẩn bị tâm lý. Vả lại nhưng việc làm sắp tới của hắn sẽ kinh thiên động địa, chi bằng để những nguời nông dân chất phác này làm quen với những việc nhỏ, đến lúc ấy sẽ không bị kích động quá nhiều.
Đêm giao thừa của năm 1985 đã đến. Mỗi lần đến giao thừa nhà nào cũng tụ tập ăn cơm đoàn viên. Những người làm công từ nơi khác đến cũng vội vã thu xếp hành lý chuẩn bị về nhà, trong lòng khấp khởi vui mừng, đường lớn ngõ nhỏ đều giăng đèn kết hoa, một khung cảnh nhộn nhịp, tràn ngập niềm vui.
Đến tối, bà nội và các chú của LụcThiếu Hoa đều tụ hội ở nhà hắn, chuẩn bị ăn bữa cơm đoàn tụ cuối năm. Nhìn thấy cả nhà vây quanh mâm cơm nói cười vui vẻ, LụcThiếu Hoa không khỏi động lòng.
Kiếp trước của hắn, từ khi đi Thâm Quyến bon chen, dường như đã quên mất tết là như thế nào. Mỗi khi đến cuối năm, bố mẹ hắn đều gọi điện hỏi hắn có về nhà đón tết không? Hầu như lần nào hắn cũng trả lời là“không có rảnh”. Chỉ đơn giản có ba chữ, nhưng thực sự có phải là không có thời gian? Đáp án chắc chắn không phải, mà là hắn chẳng có mặt mũi nào về quê nhìn mặt bà con làng xóm. Một kẻ ra ngoài bon chen mười mấy năm, chẳng có gì hơn kẻ khác, chẳng phải là “áo gấm vinh quy”, thế nên LụcThiếu Hoa đều lấy cớ không có thời gian cho qua chuyện.
Trong tết của thế kỷ 21, dù trên mạng internet hay tivi đều sẽ phát bài hát “Có tiền hay không thì cũng về nhà đón tết” (1). Trong bài hát có một câu ngớ ngẩn khiến Lục Thiếu Hoa thấy rất buồn cười là câu “có tiền hay không cũng về nhà đón tết”. Nếu anh chẳng có tiền, anh có dám về nhà không? Trừ khi da mặt anh dày hơn tường, nếu không thì mặt mũi nào mà về nhà nhìn cha mẹ.
Xong bữa cơm chiều vui vẻ, đến 8 giờ tối là bắt đầu tiết mục“Văn nghệ chào xuân”. Cả nhà Lục Thiếu Hoa ngồi xem các chương trình chào mừng năm mới bao gồm những tiết mục rất đặc sắc, còn có những vở hài kịch gây cười thú vị khiến cả nhà cười ra nước mắt.
Tuy tiết mục rất thú vị, nhưng với Lục Thiếu Hoa - một người đã mấy mươi năm xem chương trình văn nghệ chào xuân thì chẳng còn hứng thú để xem nữa. Người ta thường nói một năm khởi đầu từ mùa xuân. Đón xuân chính là báo hiệu mùa xuân thực sự đã đến. Lục Thiếu Hoa nhất định sẽ vạch kế hoạch kỹ lưỡng cho năm 1986 này. Hắn nghĩ năm 1986 sẽ là một năm mấu chốt. Tuy rằng sau tết hắn cũng chỉ mới 8 tuổi, nhưng không thể quên việc hắn đã mang theo ba mươi mấy năm kí ức, tính tình cũng đã tương đối chín chắn, tuổi còn nhỏ nhưng hắn hoàn toàn có thể tìm một người đại diện để đứng sau chỉ đạo. Người đại diện mà hắn chọn chính là chú ba, chú tư của hắn. Họ là người nhà có thể tin tưởng được, với lại chú ba và chú tư hiện tại có thể nói là hoàn toàn tin phục một đứa trẻ chưa tới 8 tuổi là hắn.
Lục Thiếu Hoa đang ngây người thì Lục Gia Diệu ngồi bên cạnh xoa đầu hắn, lúc này hắn mới tỉnh ra.
- Bố!
Lục Gia Diệu hỏi Lục Thiếu Hoa:
- Con đang nghĩ gì thế? Không thèm xem ti vi à?
Nói rồi vẫn nhìn ti vi không chớp mắt. Ông là một fan hâm mộ của chương trình “văn nghệ chào xuân”. Dường như từ khi có ti vi, năm nào ông cũng xem từ đầu đến cuối, năm nay cũng vậy, từ lúc ăn cơm tối xong đã ôm lấy ti vi.
Lục Thiếu Hoa tưởng cha hắn có chuyện gì, hóa ra là hỏi hắn vì sao không xem ti vi, thế nên chỉ cười hì hì:
- Dạ, con đang xem, nhưng tự nhiên lơ đễnh.
- À, đúng rồi, ngày mốt con với bố đi chúc tết Bác Ông nha. Chẳng gì thì nhà mình cũng mượn tiền nhà họ để thầu đất, không đi chúc tết cũng thấy áy náy.
Thực ra mọi năm bácÔng vẫn đến nhà Lục Gia Diệu chúc tết, nhưng năm nay nhà Lục Gia Diệu mượn tiền nhà họ nên thấy áy náy, do đó mới đi chúc tết nhà họ.
- Vâng, bác Ông … bác Ông
Nếu Lục Gia Diệu không nhắc thì hắn cũng quên mất. Nhưng ông vừa nhắc đến thì lập tức đầu hắn lóe lên một ý nghĩ, miệng hắn lẩm bẩm “bác Ông”.
- Á!
Đột nhiên Lục Thiếu Hoa hét lên một tiếng, khiến cả nhà đang xem “văn nghệ mừng xuân” giật mình, mắt của cả nhà nhìn chằm chằm vào Lục Thiếu Hoa đầy ngạc nhiên, làm hắn ngại ngùng, gãi đầu cười ra vẻ không có gì.
Trần Lệ nói có vẻ trách móc:
- Ái chà, con làm sao mà mới đầu năm đã hét lên thế?
Lục Thiếu Hoa chẳng để ý đến sự trách móc của Trần Lệ, chuyển qua hỏi Lục Gia Diệu:
- Cha ơi, có phải nhà bác Ông buôn bán ở Thâm Quyến không ạ?
- Đúng vậy, hai con trai nhà bác ấy đều mở nhà hàng đặc sản thôn quê, nghe nói kiếm cũng được bộn tiền.
Nói đến “kiếm cũng được bộn tiền”, mặt Gia Diệu đầy ngưỡng mộ.
Nghe được câu trả lời của bố, khỏi phải nói Lục Thiếu Hoa mừng như thế nào. Mấy ngày trước hắn vẫn đau đầu về việc tìm mối quan hệ ở Thâm Quyến, cuối cùng bây giờ cũng tìm ra được một người ở Thâm Quyến, hắn không vui sao được.
Nghe câu hỏi không đầu không đuôi, lại chẳng thấy hồi âm của Lục ThiếuHoa, Lục Gia Diệu cũng chẳng hỏi lại, lại chăm chú xem “văn nghệ chào xuân”. Còn Lục Thiếu Hoa lại đang nghĩ đến việc đi Thâm Quyến thực hiện kế hoạch của mình.
Đối với việc nhờ bác Ông giúp đỡ, Lục Thiếu Hoa hoàn toàn có lòng tin. Dù gì hai nhà cũng có giao tình. Lúc Lục Gia Diệu đi mượn tiền, ông chẳng hỏi câu nào thì đã cho Lục Gia Diệu mượn tiền. Còn việc mang vải đi Thẩm Quyến bán là chuyện nhỏ, chẳng qua cũng là tìm một chỗ nhiều người qua lại, lúc rảnh rỗi thì để ý một chút. Những việc khác Lục Thiếu Hoa chẳng cần phải nhờ vả ai. Sau khi suy nghĩ xong, hắn kéo sự chú ý của mọi người ra khỏi ti vi và đem cách nghĩ của mình bàn với cả nhà.
Nghe xong cách nghĩ của Lục Thiếu Hoa, người đầu tiên có phản ứng là Lục Gia Diệu:
- Con nói sao? Thu hoạch vải xong thì đem đi Thẩm Quyến bán à?
Lục Thiếu Hoa khẳng định:
- Vâng, nếu đem vải đi bán ở Thẩm Quyến nửa ký ít nhất cũng 7-8 tệ, đây có thể là giá thấp nhất, nếu tình hình tốt, có thể giá cả còn gấp đôi. Với lại vải nhà ta hai năm nữa cũng có thể thu hoạch rồi, bây giờ đi thăm dò tình hình trước cũng được.
- Lạ nước lạ cái, làm sao mà đi Thẩm Quyến?
Nghe đến nửa ký có thể đắt hơn 1-2 tệ, nếu nói Lục Gia Diệu không động lòng thì quả là nói dối, nhưng đem đi Thẩm Quyến thì quả là quá lạ lẫm.
Lục Thiếu Hoa hớn hở:
- Hi hi, chẳng phải vừa rồi bố nói bác Ông có hai con trai ở Thẩm Quyến sao? Ngày mốt mình đi chúc tết thì nhờ bác giúp là được thôi.
Lục Gia Diệu còn chưa nói gì, LụcXương đã nói:
- Thiếu Hoa nói đúng đấy, nếu đem đến đặc khu kinh tế bán, giá một cân có thể giấp đôi. Anh à, dù gì ngày mốt anh cũng đi chúc tết nhà anh ấy, nói với anh ấy một tiếng thì chẳng có vấn đề gì.
Sinh viên đại học duy nhất của cả nhà đã ủng hộ cách nghĩ của Lục Thiếu Hoa, thì Lục Gia Diệu cũng chẳng nói gì, coi như là đã đồng ý. Còn Lục Gia Huy thì chẳng phải nói, Lục Gia Thành thì rất phục cậu cháu ‘thiên tài” này nên cũng chẳng có ý kiến gì.
- Được rồi, ngày mốt chúng ta sẽ đi nói với anh ấy.
- Vâng, ăn tết xong còn phải bón thêm phân, nếu không năng suất sẽ không cao.
Thực ra dặn dò này của Lục Thiếu Hoa là thừa, bởi từ lần trước Lục Gia Diệu phun phân bón vào lá hiệu quả rất tốt, nên mỗi tháng đều phun một lần.
- Ái chà, cái này không cần con dạy, bố con đã trồng trọt mười mấy năm nay rồi.
Lục Gia Diệu nói xong thì ti vi đã bắt đầu đếm ngược giờ.
1o
9
8...
3
2
1
Tiếng chuông đồng hồ đã điểm, năm 1985 đã đi qua, năm 1986 đã đến.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.