Thương Trường Đại Chiến

Chương 430: Phát triển các hoạt động trên quy mô lớn năm 1994 (phần cuối)




Việc buôn bán ở khu vực Trung Đông thành công đã kiếm về cho căn cứ một số tiền lớn, các hạng mục liên tiếp được đưa vào quá trình vận hành, như tàu ngầm hạt nhân chẳng hạn, Lục Thiếu Hoa đã hạ lệnh đóng thêm hai chiếc tàu chiến dùng để bảo vệ cho việc vận chuyển dầu mỏ an toàn, tàu bảo vệ cũng thêm bốn chiếc, tạo thành một vòng tròn phòng ngự thép xung quanh con tàu.
Bên cạnh đó Lục Thiếu Hoa còn hạ lệnh tăng cường nghiên cứu và chế tạo ra tên lửa tầm xa. Cái gọi là tên lửa tầm xa ấy chính là loại tên lửa có thể bắn đi rất xa. Khi bước vào thế kỉ 21 thì một quả tên lửa tầm xa ấy có thể bắn trúng mục tiêu nằm cách xa cả nửa quả địa cầu.
Mặc dù gọi là tên lửa tầm xa nhưng với trình độ khoa học kĩ thuật của những năm 90 thì việc bắn trúng mục tiêu nằm cách xa nửa quả địa cầu là không thể. Trong thời kì này thì giỏi lắm chắc bắn xa được khoảng một phần tư trái đất.
Việc tăng cường lực lượng quân sự không có nghĩa Lục Thiếu Hoa muốn đi gây chiến mà hắn chỉ muốn làm cho kẻ thù phải hoảng sợ. Giờ đây hắn đã có cả một cơ nghiệp lớn như thế này, tiền bạc nhiều không đếm hết, tuy rằng quyền lực không có nhưng nếu có kẻ muốn đụng đến hắn thì cũng là chuyện rất có thể xảy ra.
Vậy nên hắn sẽ không bị động ngồi chờ chết, hắn phải phát triển thế lực của mình, giống như là trên thương trường vậy, phải khai thác dầu, mua lại các mỏ dầu và tích trữ dầu nhằm tăng cường ảnh hưởng của hắn trên thương trường.
Xét về mặt quân sự cũng vậy, chờ đến khi phát triển đến một mức độ nào đó hắn sẽ thông qua một số con đường đặc biệt để tuồn ra tin tức, khiến cho những kẻ muốn đánh hắn phải chú ý đến cái giá mà chúng phải trả khi dám công kích hắn.
Từ cách đối nhân xử thể của hắn có thể thấy, nếu người không đụng tới hắn thì hắn cũng tuyệt đối không đụng tới người. Còn như nếu có kẻ muốn chọc tức hắn thì kẻ đó chỉ có thể chịu kết cục giống như đoàn lính đánh thuê Chim Ưng và Khô Lâu: là chết. Mà Lục Thiếu Hoa chế tạo tên lửa đầu đạn cũng là để phòng ngự, bảo vệ sự an toàn của căn cứ đồng thời cũng là để hù doạ kẻ thù.
Chẳng còn cách nào khác nữa, đúng như hắn nghĩ. Cả một cơ nghiệp lớn như thế này, nếu không có một lực lượng nhất định mà muốn tự bảo vệ mình thì quả thật là quá khó. Để hoàn thành giấc mộng của mình hắn không thể không làm như vậy. Giả dụ không làm như vậy thì nói không chừng một ngày nào đó sẽ có kẻ kề dao vào cổ hắn hoặc cho hắn ăn một phát đạn vào đầu cũng nên.
Lục Thiếu Hoa cũng từng nghĩ rằng hắn đã lo xa quá chăng. Thế nhưng suy đi tính lại thì hắn nhận thấy vẫn nên cấn thận để tránh được tai hoạ về sau. Cẩn tắc vô áy náy mà!
Đương nhiên, xét đến cùng thì tên lửa tầm xa cũng chỉ là tên lửa bắn được xa một chút, sức uy hiếp của nó dù sao cũng có hạn mà thôi. Cứ xem như hắn có trong tay đến hàng ngàn quả tên lửa tầm xa thì đã làm sao?

Mà muốn có được sức uy hiếp lớn hơn nữa thì cần phải có trong tay vũ khí hạt nhân. Đó là loại vũ khí có sức huỷ diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân hoặc phản ứng nhiệt hạch phóng thích ra năng lượng gây ra.
Ở những năm 90 vũ khí hạt nhân gồm có hai loại, là bom nguyên tử và bom hydro. Bom nguyên tử là loại bom được tạo ra bằng cách bắn những phân tử uranium vào nhau, các hạt phân tử sẽ tách ra tạo thành một phản ứng dây chuyền.
Còn bom hydro? Bom hydro hay còn được gọi là bom khinh khí, loại bom này lợi dụng bức xạ nhiệt từ vụ nổ phân dã hạt nhân để đun nóng và nén đầu mang tritium và deuterium hoặc liti từ đó xảy ra phản ứng nhiệt hạch với năng lượng được giải thoát lớn hơn rất nhiều.
Các loại khoáng vật như than hay dầu mỏ khi đốt cháy sẽ sinh ra năng lượng, nguồn năng lượng đó do các phản ứng kết hợp của carbon, hydro và oxi. Ví dụ như thuốc nổ TNT, khi nổ nó phóng thích năng lượng sinh ra từ phản ứng phân giải các chất hóa học. Trong phản ứng hóa học, các chất carbon, hydro, oxi, nitơ và các nguyên tử khác không thay đổi, chỉ biến đổi trạng thái. Phản ứng hóa học không giống phản ứng hạt nhân. Trong phản ứng tách hạch hoặc nhiệt hạch, các nguyên tử tham gia phản ứng đều biến đổi thành một nguyên tử khác. Bởi vậy, người ta mới gọi nó là vũ khí nguyên tử, nhưng thực chất là do phản ứng thay đổi các nguyên tử, cho nên gọi là vũ khí hạt nhân thì chính xác hơn.
Ngoài bom nguyên tử và bom hydro ra thì cũng còn có một loại vũ khí hạt nhân khác chính là đầu đạn hạt nhân. Bất cứ loại vũ khí nào có lắp thêm đầu đạn hạt nhân thì đều được gọi là vũ khí hạt nhân, ví như tên lửa tầm xa khi mang đầu đạn hạt nhân thì cũng biến thành vũ khí hạt nhân.
Nếu muốn có được sức uy hiếp lớn hơn nữa thì vũ khí hạt nhân là sự lựa chọn tốt nhất, Lục Thiếu Hoa cũng biết là như vậy.Thế nhưng chế tạo vũ khí hạt nhân thì có phải là làm người khác phải giật mình hoảng sợ hay không? Tuy rằng hắn đã nắm được kĩ thuật trong tay nhưng hắn lại chưa muốn chế tạo, việc có thể nhìn thấy trước được những khó khăn mà hắn phải gặp trong tương lai làm hắn cứ chần chừ mãi.
Cứ chần chừ do dự như thế mà đã vài năm rồi. Cho đến khi kế hoạch dầu mỏ của hắn chính thức khởi động và chuyến dầu thô đầu tiên được vận chuyển đến Châu Phi thì rút cuộc hắn cũng đã hạ quyết tâm phải chế tạo đi thôi.
Kết quả là đầu năm đó Lục Thiếu Hoa đã chính thức xin ý kiến được triển khai một kế hoạch phụ nằm trong kế hoạch dầu mỏ: chế tạo vũ khí hạt nhân mà mục đích không gì khác ngoài việc bảo vệ chính mình.
Lục Thiếu Hoa muốn hoàn thành giấc mộng của chính mình, xây dựng nên một đế quốc kinh tế.
Lục Thiếu Hoa đã từng hỏi chính mình việc sản xuất vũ khí hạt nhân có phải là đã quá phô trương không, nhưng kết quả cho thấy là một chút cũng không. Tuy rằng nhìn bề ngoài thì chỉ có quốc gia mới nắm trong tay vũ khí hạt nhân, nhưng thực tế ai mà biết được có cá nhân nào cũng nắm trong tay vũ khí hạt nhân hay không?
Nếu như có người đứng ra nói gì thì hắn cũng sẽ là người đầu tiên kiên quyết đứng ra phản bác. Nguyên nhân không gì khác chính là dựa vào lịch sử lâu đời của các gia tộc. Các gia tộc đó bằng cách nào có thể tồn tại từ đời này sang đời khác? Nếu không dựa vào chiến tranh thì sợ rằng họ đã biến mất từ lâu trong dòng sông dài của lịch sử.
Mà các cuộc chiến lại dựa vào cái gì? Tiền ư? Không, tiền trong trường hợp này vô ích. Quyền thì sao? Ừ, quyền cũng có chút tác dụng, nhưng tuyệt đối không thể bảo đảm cho họ có thể tồn tại đời này qua đời khác, vì quyền lực nói chung thì rồi cũng sẽ có lúc biến mất. Cho nên cái đảm bảo nhất chỉ có thể là lực lượng quân sự.
Lục Thiếu Hoa hy vọng có thể xây dựng đế quốc kinh tế, lại càng hy vọng đế quốc đó có thể tồn tại lâu dài, vậy nên hắn buộc phải có chỗ dựa, mà theo đó thì vũ khí hạt nhân cũng biến thành sự lựa chọn duy nhất để tự bảo vệ mình của hắn.
Điều may mắn là trong thời gian ở Liên Xô, trước khi giải thể hắn đã không tiếc bỏ ra mấy năm trời để sắp xếp lại mọi thứ, cuối cùng thì cũng đến lúc được hưởng thành quả. Căn cứ hiện tại đang có trong tay không dưới mười loại kỹ thuật thiết kế vũ khí quân sự, trong đó bao gồm có bom nguyên tử, bom hydro cùng với các loại chiến hạm và tàu sân bay.
Chỉ có điều đến lúc này Lục Thiếu Hoa vẫn chưa hạ lệnh chế tạo tàu sân bay, nguyên nhân thì rất đơn giản, căn cứ bên này không nằm gần khu vực biển.
Căn cứ đã được phát triển một cách toàn diện, một số lượng tiền lớn kiếm được bằng cách trao đổi súng ống đạn dược đã giúp Lục Thiếu Hoa triển khai được một số các hạng mục đồng thời cũng thu về được ba mỏ dầu, trong đó hai cái dùng tiền mua lại, còn một cái thì nhờ vào việc xuất ra hơn 1000 lính đánh thuê cùng với vũ khí để giúp một tổ chức vũ trang phản chính phủ mà có được.
Có được ba cái mỏ dầu khiến Lục Thiêu Hoa yên tâm hơn rất nhiều. Có điều ba cái mỏ dầu này đều là những mỏ dầu nhỏ nên vẫn chưa làm hắn thấy thoả mãn. Việc mua bán và trao đổi các mỏ dầu vẫn phải tiếp tục nhưng với Lục Thiếu Hoa bây giờ mà nói thì cũng đã có chút bão hoà rồi.
Lục Thiếu Hoa cũng biết rằng muốn một miếng mà ăn no luôn là chuyện không thể làm được, vậy nên sau khi chiếm được ba mỏ dầu hắn đã hạ lệnh ngừng việc khai thác dầu lại, đem súng ống đạn dược đổi thành tiền mặt để đầu tư phát triển căn cứ.
Sự thật đã chứng minh quyết định của Lục Thiếu Hoa là hoàn toàn chính xác. Chỉ trong vòng nửa năm căn cứ đã kiếm được hơn ba mươi tỷ đô la lợi nhuận nhờ vào buôn bán súng đạn, tất cả những kế hoạch mà hắn đã tiến hành cho căn cứ đã đạt được hiệu quả vô cùng rõ rệt.
Căn cứ đã có tài chính, có thể tự vận hành được rồi. Lục Thiếu Hoa cuối cùng đã có thể yên tâm để bắt đầu đầu tư cùng nhà nước, đặc biệt là hợp tác để xây dựng một căn cứ sản xuất máy bay hàng không dân dụng. Trong năm 1993 đã lên kế hoạch xong tất cả, và trong vòng nửa năm sau đó cũng đã xây dựng thành công, chuyển sang giai đoạn đi vào sử dụng.
Chính phủ cũng không nuốt lời. Khi căn cứ bước vào giai đoạn bắt đầu thì toàn bộ nhân viên được cử đến cũng đã vào đúng vị trí và cũng đã đưa ra bản kỹ thuật thiết kế máy bay hiện đại nhất tính đến thời điểm đó. Lục Thiếu Hoa cũng đưa ra bản thiết kế của mình, hai bên cùng nhau hợp tác, lấy mạnh bù yếu, trong vòng bốn tháng đã tạo ra được chiếc máy bay hàng không dân dụng hiện đại đầu tiên.
Loại máy bay đó tuy mới xuất hiện nhưng kỹ thuật hiện đại của nó đã thu hút sự chú ý của các công ty hàng không dân dụng. Ngay lập tức lượng đơn đặt hàng đã tăng lên một cách chóng mặt, đồng thời đó cũng là một cú đả kích mạnh đối với công ty sản xuất máy bay hàng không hàng đầu trên Thế Giới: Boeing.
Thế nhưng Boeing cũng chẳng thể làm được gì. Căn cứ sản xuất máy bay này là thuộc quyền quản lí của chính phủ Trung Quốc. Cứ xem như Boeing là công ty lớn mạnh nhất thì cũng không thể đối kháng với chính phủ Trung Quốc, họ chỉ có thể nhẫn nhục chịu đựng mà tiến hành nghiên cứu một kỹ thuật tiên tiến hơn. Ý đồ của họ là muốn dùng kỹ thuật để lấy lại thị trường vốn dĩ thuộc về họ.
Thế nhưng dành lại thị trường đâu có dễ dàng như vậy. Bọn họ biết nghiên cứu chẳng lẽ bên này lại không biết nghiên cứu sao? Cũng chính vì thế mà ngay sau sự xuất hiện của chiếc máy bay đầu tiên, Lục Thiếu Hoa đã hạ lệnh bắt tay vào nghiên cứu một thế hệ máy bay mới thứ hai. Với sự ủng hộ mạnh mẽ về kỹ thuật thì việc có thể qua mặt được công ty Boeing chẳng có khó khăn gì đáng nói cả.
Sự thành công của căn cứ máy bay hàng không dân dụng chẳng đem lại cho Lục Thiếu Hoa một chút lợi lộc nào. Hắn đem toàn bộ số tiền kiếm được đầu tư vào việc nghiên cứu một thế hệ máy bay mới. Dự án này giống như một cái thùng không đáy vậy, hắn đang còn phải đổ tiền vào chứ nói gì đến việc được nhận tiền lời.
Đúng vậy, nó giống như một cái thùng không đáy vậy. Có điều lúc này Lục Thiếu Hoa đã lực bất tòng tâm rồi. Số tiền hơn bốn trăm tỷ đô la hắn kiếm được ở Nhật Bản đã dùng hết trong mấy năm qua. Hiện tại công ty của hắn đúng là nghèo rớt mùng tơi, chỉ còn một chút tài chính nghèo nàn lấy từ các hoạt động hàng ngày.
Mà nguyên nhân tạo nên cục diện như ngày hôm nay là vì Lục Thiếu Hoa đã thành lập công ty thông tin. Nhà nước cũng đã phê chuẩn việc trong vòng năm năm sẽ chế tạo cho hắn hai vệ tinh và cũng đã bắt đầu đi vào khởi động rồi.
Mà muốn chế tạo vệ tinh thì lại cũng phải có tiền chứ. Một lúc phải đầu tư hơn mấy trăm triệu đôla Mỹ, thêm vào đó là một công ty thông tin, tất cả đều cần phải rót vào bao nhiêu bạc trắng.
Ngoài ra còn phải phát triển dự án điện thoại di động. Loại điện thoại không dây này có khả năng tạo ra một làn sóng mới, đồng thời cũng biến thành công cụ thông tin luôn mang theo bên mình của con người.
Bắt đầu nghiên cứu từ giữa năm 1993, đến giờ thì dự án đã kết thúc, tính ra thì đã được một năm. Căn cứ vào báo cáo thì kết quả nhận được là không tồi, có thể nói đã gần tới thành công rồi. Chỉ cần điện thoại di động được đưa ra thị trường thì cũng có nghĩa là công ty của Lục Thiếu Hoa chính thức hoạt động.
Tuy nhiên Lục Thiếu Hoa không cảm thấy vui mà ngược lại hắn đang rất đau đầu, đau đầu về vấn đề tiền bạc. Có biết bao nhiêu công trình hạng mục đều là những cái thùng không đáy đang chờ hắn rót tiền vào, nhưng vấn đề là giờ hắn chẳng còn tiền để mà đầu tư nữa, chính điều đó làm hắn đau đầu hơn hết.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.