Thuyền Vượt Gió Mưa

Chương 5:




10.
Giận thì giận, mắng thì mắng.
Tôi ngoan ngoãn lấy một bộ quần áo không “quê mùa” lắm mặc vào, lấy đèn pin soi ra cửa.
Trên đường đi gặp chú quản lý hậu cần ở trường, chú lo lắng hỏi tôi đã xảy ra chuyện gì.
Tôi trấn an bảo không sao để chú về nghỉ ngơi, một mình đến đi bộ đến sân thể dục.
Tới đó, tôi chiếu đèn pin vào trực thăng.
Tắt rồi mở đèn ba lần, cuối cùng cũng thấy nó đứng yên đó.
Chiếc trực thăng bay về phía tôi rồi lơ lửng trên bầu trời sân thể dục.
Chắc là đang xem xét độ cứng của nền móng, sợ nó sẽ sập không hạ cánh được.
Mái tóc dài buộc hờ của tôi bị thổi tung theo cơn gió, đầu óc ù cả đi vì tiếng động.
Lúc Cố Kiêu từng bước đi xuống từ thang dây, tôi đang núp sau một thân cây đại thụ, đề phòng bị thổi bay.
Tôi nghe thấy tiếng “uỵch” nặng nề của thứ gì đó chạm đất.
Vừa thò đầu ra khỏi cây đại thụ đã bị Cố Kiêu ôm lấy.
Cố Kiêu mặc áo sơ mi basic và quần denim, làn da còn mang theo sự mát lạnh của gió đêm.
Tôi ngửi thấy mùi nước hoa rõ mồn một trên người anh ta.
Khỏi phải nghĩ, trước khi đến đây anh ta cũng đã sửa soạn kĩ càng rồi.
Vừa định ra vẻ ghét bỏ, trên sân thể dục lại truyền đến mấy tiếng “bịch” liên tiếp.
Tôi ló đầu ra nhìn.
Trực thăng nhả xuống mấy bưu kiện rồi bay vòng.
“Đó là gì vậy?”
“Không cần để tâm, mai rồi nói tiếp, em ở đâu mau dẫn anh tới đó…”
Cố Kiêu nửa kéo nửa lôi tôi về phía trước.
“Bên này.” Tôi bất lực kéo anh ta.
Nước trên núi không thuận tiện, cũng không có vòi hoa sen để tắm.
Tôi tìm chiếc khăn mặt sạch cho Cố Kiêu, hòa nước đun sôi với nước lạnh, bảo anh ta tắm rửa qua loa.
“Căn nhà nhỏ ba phòng” của tôi chắc được khoảng mười mét vuông, không sofa, ngay cả một cái chiếu dự phòng cũng không có.
Đêm hôm khuya khoắt không tìm được chỗ nào cho anh ta ngủ.
Nhưng giường ván gỗ của tôi được trải một tấm đệm dày, rất êm ái.
Tôi sợ Cố thiếu già không chịu được khổ nên nhường giường cho anh ta, còn mình thì ngủ tạm trên ghế qua đêm.
Anh ta không nói lời nào, bế bổng tôi lên đặt tôi trên giường.
“Sao tôi có thể chiếm giường em....”
Chữ “được” không được nói ra, anh ta để cả quần áo trên người mà nằm xuống cạnh tôi.
Anh ta người cao chân dài, chiếc giường một mét hai của tôi bỗng chốc chật chội vô cùng.
Chỉ động nhẹ một chút là có thể va vào anh ta.
“Ai cho anh chiếm tiện nghi của tôi?” Da mặt tôi mỏng đi.
Anh ta quay sang tôi: “Nếu em còn nhiều lời nữa thì anh sẽ chiếm tiện nghi thật đấy.”
Gái ngoan không chịu thiệt trước mắt, tôi ngoan ngoãn nằm im.
Đèn đã tắt, ánh trăng xuyên qua song cửa sổ chiếu vào.
“Em lấy đèn pin chiếu xa ở đâu vậy?” Anh ta tìm chủ đề nói.
Nhìn thế nào cũng không giống một người buồn ngủ.
“Tôi còn có cả bình xịt sói, đao thụy sĩ, gậy co rút, còi báo động mini,… Anh có muốn xem không?”
Tôi cười ác.
Anh ta hoàn toàn câm nín.
Trong giây lát hơi thở đã yếu đi.
Bóng đêm yên bình, tôi cũng dần chìm vào mộng đẹp.
Chắc là đêm qua, tiếng động ở trường quá lớn.
Vừa sáng sớm hôm sau, cửa phòng tôi đã bị gõ.
Cố Kiêu vội vã thể hiện tác dụng của đôi chân dài, mở cửa với tốc độ chạy một trăm mét.
Tôi sửa soạn dung mạo một chút mới ra khỏi phòng ngủ.
Trước mắt tôi là một trận đại chiến.
Không chỉ mình hiệu trưởng mà còn cả những giáo viên đã về nhà từ hôm qua.
“Chàng trai này là?” Hiệu trưởng tò mò ra mặt.
Mấy giáo viên đứng sau cũng quên mất mục đích ban đầu tới đây, ai nấy đều dỏng tai lên nghe.
“Đây là hiệu trưởng Chu, còn đằng kia là đồng nghiệp của tôi.” Tôi giới thiệu ngắn gọn.
“Chào hiệu trưởng, tôi là bạn trai…”
Cố Kiêu tranh tôi trả lời, chưa nói hết câu đã bị tôi lườm cho một cái.
“Tôi là anh của Ninh Du, người anh trai ở phương Nam của cô ấy.” Anh ta tạm thời sửa lại.
Lời nói dối khập khiễng khiến tôi không nhịn được cười.
Hóng chuyện xong, hiệu trưởng nghiêm túc hỏi đống bưu kiện trên sân thể dục.
“Suýt nữa thì quên mất, Tiểu Du, anh trai mang nhiều quà cho em lắm đấy.”
Còn chưa kịp hỏi Cố Kiêu, anh ta đã kéo tôi chạy ra bên ngoài.
Lúc đang chạy, làn gió núi dịu dàng thổi qua tai tôi.
Tôi nghiêng đầu nhìn về phía Cố Kiêu.
Bảy năm trôi qua, mọi chuyện đều thăng trầm.
Chỉ có anh ta, vẫn mãi tùy tiện vui vẻ như thế.
11.
Ở sân thể dục, tôi gặp rất nhiều người.
Ngoài quản lý hậu cần, học sinh của trường còn có cả người dân sống ở đây nữa.
Ai nấy đều nhìn chằm chằm những chiếc túi bằng da rắn thả xuống từ trực thăng.
Cũng may mà bọn họ tò mò nhưng không động tay động chân.
Cố Kiêu đẩy hai bưu kiện đến cạnh chân tôi, cúi người mở khóa.
Nhìn thấy đồ bên trong, tôi sững sờ.
Đủ loại sắc màu, ngoài đồ ăn vặt như chocolate, khoai tây,.. còn có rất nhiều đồ dùng hằng ngày.
Bảo không mang cả siêu thị đến đây thì tôi cũng không tin.
“Mang quà chia cho mọi người.”
Anh ta nhìn xung quanh, ánh mắt dừng lại ở thầy hiệu trưởng, “Phiền hiệu trưởng Chu giúp đỡ phân chia một chút.”
“Được… được…”
Hiệu trưởng Chu bị hào quang của Cố Kiêu làm cho kinh động rồi.
“Đi thôi, Tiểu Du, chúng ta cũng trở về mở quà nào.”
Anh ta vác hai cái túi còn to hơn cả người mình trên hai vai, dẫn đầu đi về phía kí túc xá của tôi.
Trong túi lớn có một bưu kiện nhỏ đựng quần áo tắm rửa của anh ta.
Còn lại đều là đồ ăn vặt, thú nhồi bông và các sản phẩm để chăm sóc da cho tôi.
Vốn định nấu cháo, tôi nghĩ lại, bèn lấy bánh mì từ đống đồ ăn văt để giải quyết bữa sáng.
Sau đó, trước khi Cố Kiêu giở trò, tôi thỏa thuận với một thầy giáo không ở lại thường xuyên để mượn kí túc xá, thế là xong vấn đề chỗ ở của Cố Kiêu.
Lúc biết chuyện này, Cố Kiêu phản đối nhưng vô ích.
Anh ta mang nhiều đồ như thế, căn phòng nhỏ xíu của tôi sao chứa nổi, sau khi mẹ tôi trở về thì lại phải dời chúng đi.
Bà cũng hiểu rõ Cố Kiêu từ lâu, biết Cố Kiêu đặc biệt lên núi tìm tôi, bà luôn dặn tôi phải tiếp đón người ta cho tốt.
Tôi chỉ có thể vâng lời.
Là một “người ngoài”, Cố Kiêu thấy mọi thứ ở ngọn núi này đều mới mẻ.
Ngày đầu tiên, anh ta kéo tôi lên núi hái nấm.
Ngày hôm sau thì lôi tôi xuống sông bắt tôm cua.
Ngày thứ ba, quốc đất trồng rau trước nhà mẹ tôi.
Ngày thứ tư trở thành giáo viên thể dục của trường.
Ngày thứ năm hái sạch cây đào trong thôn…
Tôi cứ tưởng anh ta sẽ không chịu được khổ trên ngọn núi này, không ngờ anh ta lại thích thú như vậy.
Nhờ sự chăm chỉ làm lụng của anh ta mà những người xung quanh tôi đã thay đổi xưng hô với anh ta, từ “chàng trai kia”, “Cố Kiêu” thành “Kiêu Kiêu”, “thầy Cố”, “người nhà cô Ninh”.
Từ đầu đến cuối anh ta không hề nhắc đến Thẩm Diệp Châu, cũng không thắc mắc tại sao tôi bỗng dưng biến mất.
Anh ta không nhắc, tôi cũng không hỏi, cứ xem như là anh ta lên núi nghỉ dưỡng.
Điện thoại anh ta quá nhiều tin nhắn, anh ta cảm thấy phiền phức liền tắt máy rồi quăng vào ngăn kéo để khỏi nhìn thấy nữa.
Một tháng sau, anh ta bắt được con gà rừng trong núi, hào hứng bảo hầm cho tôi ăn nên mở điện thoại để xem hướng dẫn.
Không biết trông thấy gì mà đột nhiên bỏ con gà rừng lại, chạy mất tiêu năm sáu tiếng.
Cuối cùng con gà rừng kia vẫn do mẹ tôi xử lý.
Hôm đó, tôi và Cố Kiêu về nhà ăn cơm, ăn xong anh ta lại kéo tôi lên núi, nói rằng chiêm ngưỡng hoàng hôn.
Biểu cảm của anh ta quá đỗi nghiêm túc.
Tôi im lặng hồi lâu rồi đồng ý.
Lên tới đỉnh núi vừa lúc hoàng hôn buông xuống.
Ánh sáng màu đỏ cam ôm lấy dãy núi trập trùng xanh ngắt như thể một lớp áo lộng lẫy, đẹp đến nao lòng.
“Ninh Du, về thôi.”
Cố Kiêu ngồi trên một tảng đá lớn, mở miệng gọi.
“Được.” Tôi ra điều kiện: “Nhưng anh phải nói cho tôi trước, anh đã giao dịch gì với Thường Bân?”
Từ lúc Thường Bân dùng mánh khóe vòng vèo đưa Cố Kiêu tới gặp tôi, tôi đã biết có những chuyện sớm muộn gì cũng phải đối mặt.
Nhưng đối mặt không có nghĩa là chấp nhận.
“Thường Bân là ai?” Cố Kiêu hỏi ngược lại.
Diễn xuất quá vụng về, tôi lại chẳng đành lòng vạch trần.
“Lái xe cho mẹ Thẩm Diệp Châu, người mà anh đặt biệt danh là “Binh thối chân” ấy. Tôi nghiêm túc nói thêm: “Binh ca ca.”
“À, ra là anh ta…”
Anh ta ngượng ngùng gãi đầu, “Anh ta đồng ý giúp tôi tìm em, tôi đồng ý đưa em về.”
“Nếu tôi không đồng ý quay về thì sao?” Tôi lười vòng vo.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.