Tiệm Hoành Thánh Số 444

Chương 145:




Sau một đêm ở lại viện, Lưu Duyệt được cho về nhà. Bác sĩ không phát hiện ra vấn đề gì lớn, nghi ngờ chỉ là do thiếu máu nên mới ngất đi. Tuy nhiên, mấy ngày sau đó, Lưu Duyệt liên tục sốt cao không giảm, nửa tỉnh nửa mê. Lúc ngủ được còn thường xuyên gặp ác mộng, miệng cứ kêu: "Cứu con, cứu với, đừng đến gần tôi..." Lúc tỉnh táo thì ngây người, không nói không rằng, hoặc là ôm lấy mẹ mà khóc, cho dù có hỏi như nào cũng chỉ nói là sợ.
Mẹ Lưu bị trạng thái này của con gái dọa sợ nên đành xin nghỉ phép để ở nhà trông con. Bà ta cũng gọi điện bảo bố Lưu mau chóng trở về nhà. Lúc đầu, bố Lưu chỉ nghĩ là con gái bị sốt thôi, nhưng lúc về đến nhà, ông đã rất sốt và đau lòng khi thấy con gái. Đi bệnh viện mấy lần, bác sĩ vẫn nói là ở nhà nghỉ ngơi cho tốt, không kiểm tra ra là có bệnh gì cả. Ngoài việc bán thuốc hạ sốt, truyền dịch ra thì cũng không còn cách nào khác cả.
Sau cùng là bố Lưu bỗng nhiên nhớ ra cái gì đó, nói: "Không phải em nói hôm trước Lưu Duyệt về nhà còn đòi đi chùa, xin bùa bình an à. Có phải nó gặp phải chuyện gì quái dị rồi không?"
Mẹ Lưu nhìn dáng vẻ con gái bây giờ, có vẻ giống như trúng tà thật rồi? Bà nói: "Em có một người chú họ biết về mấy chuyện này. Để em đi hỏi thăm xem chú ấy có thể đến nhà ta một chuyến hay không."
Chú họ đến rất nhanh, sau khi xem xét kỹ lưỡng cả bên trong lẫn bên ngoài căn nhà thì lấy cành liễu ra quất liên tục vào trong không khí, rồi lấy mấy tấm bùa dán lên cửa chính và cửa sổ. Nhưng không ngờ được, bùa vừa mới dán lên đã ngay lập tực rồi xuống, đầu tiên là cái dán trên cửa sổ, sau đó là cái dán ở cửa chính. Bố mẹ Lưu thấy vậy, sắc mặt đều trầm xuống.
Ông chú họ vẻ mặt cũng căng lên, lại cầm bùa dán lên tiếp, mãi đến lần thứ ba, sau khi niệm chú xong thì mấy lá bùa mới không rơi xuống nữa.
Ông đưa tay lau mồ hồi lạnh, thở phào một hơi rồi nói với vợ chồng họ Lưu: "Thứ này rất khó đối phó. Cô hồn dã quỷ khác đuổi là đi. Nhưng thứ này không biết vì nguyên nhân gì mà lại có chấp niệm rất sâu. Vừa rồi chú mới đuổi nó ra ngoài, hai ngày tới Duyệt Duyệt có thể đỡ hơn. Để tránh vạn nhất, hai cháu nên cho thứ đó chút lợi ích gì đó thì hơn."
Bố Lưu nói: "Lợi ích gì hả chú?"
Ông chú nói: "Mua chút tiền giấy đốt cho người ta, hy vọng đối phương nhận được tiền thì sẽ bỏ qua cho mình."
Bố Lưu liên tục gật đầu: "Cháu sẽ đi mua ngay. Nhưng phải làm như nào ạ?"
Ông chú bất đắc dĩ liếc hai vợ chồng này một cái: "Người bây giờ hay thật, cái này mà còn không biết? Chắc là đến tiền giấy trông như nào cũng không biết đâu nhỉ?"
Bố Lưu ngại ngùng gật đầu thừa nhận.
Ông chú nói: "Tiền giấy màu vàng, phải xếp theo thứ tự thì đốt xuống dưới đó mới thành tiền được. Đợi đến lúc tối muộn, không có người thì đem xuống dưới tầng, chỗ nào vắng người mà đốt. Mang theo một cái bồn sứ, thả tiền vàng ở trong đó, đốt đến khi cháy hết thì lật cái bồn ngược xuống, rải tro trên mặt đất rồi đi về. Lúc đi về cho dù nghe thấy gì cũng không được phép quay đầu, không được nhìn lại, cứ tiếp tục đi. Nếu quay lại nhìn hay dừng lại thì người ta sẽ đi theo ám cháu đấy."
Những lời ông chú nói, bố Lưu đều ghi nhớ trong lòng. Chuyện như vậy làm người nghe đều thấy run sợ, cho dù là ban ngày ban mặt, mẹ Lưu vẫn cảm thấy sợ hãi.
Dặn dò xong xuôi mọi việc, ông chú mới rời khỏi nhà họ Lưu, đương nhiên trước khi đi vẫn nhận một ít tiền. Làm nghề này có một điều lưu ý, cho dù thân quen hay xa lạ thì đều phải trả tiền. Nhưng vì là người nhà nên ông cũng không lấy nhiều lắm.
Lưu Duyệt đã ngủ ngoan hơn, sốt cũng đã giảm, đến tối còn có thể ngồi dậy uống một chén cháo nhỏ. Mẹ Lưu thấy lòng nhẹ nhàng hơn, nhưng không dám kể chuyện đụng phải tà vật, sợ dọa đến con. Bà giục bố Lưu mau đi đốt tiền giấy, nhanh chóng kết thúc chuyện này đi.
Bố Lưu nhìn sắc trời, nói: "Giờ này vẫn còn nhiều người lắm, đợi đến chín, mười giờ rồi anh đi xuống dưới đó."
Thời gian trôi qua rất nhanh, chỉ vài chén trà, vài câu nói mà thời gian trên di động đã báo: 21 giờ 35 phút.
Bố Lưu vào phòng nhìn con gái đang ngủ say, báo với mẹ Lưu một tiếng rồi cầm bồn sứ, tiền giấy đi ra ngoài. Ông không có đi quá xa, chỉ xuống lối nhỏ ngay cạnh tòa nhà mình ở. Theo lời ông chú dặn dò, bố Lưu xếp những tờ tiền giấy một trăm tệ chồng lên nhau, sau đó dùng bật lửa đốt tiền. Ngọn lửa nhanh chóng lan ra, ánh lửa chiếu lên khuôn mặt ông, như thể đang giương nanh múa vuốt nhảy nhót. Đốt xong một xấp giấy, ngọn lửa lụi dần, chỉ còn lại một đống tro tàn. Bố Lưu đợi đến khi tắt lửa, úp ngược cái bồn xuống, sau đó chuẩn bị đi về theo lời ông chú dặn. Bỗng nhiên nghe thấy tiếng kẽo kẹt vang lên từ bên cạnh, chỗ phát ra tiếng động hình như là chỗ xích đu, giống như có ai đang chơi ở đó vậy. Bàn đu dây nằm ngay sau chỗ ông, chỉ cần hơi nghiêng đầu là sẽ thấy được. Đã muộn như vậy, lại còn là chỗ bỏ hoang, sao lại có trẻ con đến chơi? Tuy có thấy kì lạ nhưng nhớ lời dặn của ông chú, bố Phương cũng không dám quay sang nhìn, đứng dậy đi về phía hàng hiên. Đi được hai bước chân, ông cứ cảm thấy giống như có cái gì đó đi theo mình. Muốn quay lại xem nhưng lại sợ quay lại sẽ gặp rắc rối. Cố nén sự tò mò, người đàn ông đi một mạch về dưới lầu, đang chuẩn bị kéo ra cửa ngách thì nghe thấy tiếng khóc. Tiếng khóc nghe rất rất bi thương, không hiểu sao lại gợi ông nhớ đến lúc con gái lên hai, vì ông phải đi công tác mà con gái đã ôm chặt lấy chân ông, vừa khóc vừa không cho ông đi. Lúc đó, con bé khóc cũng thương tâm như vậy.
"Không được nghĩ linh tinh!" Nhận ra có chỗ không ổn, người đàn ông dùng sức lắc đầu, sải bước đi vào đại sảnh, đèn cảm ứng cũng sáng lên.
Đúng lúc này, một giọng nói đáng thương, nhẹ nhàng vang lên từ sau: "Bố ơi, bố...."
Người đàn ông đứng khựng lại, giọng nói kia, đã bao nhiêu năm rồi ông không được nghe thấy... Lòng ông mềm nhũn, quên sạch những lời dặn dò của ông chú, cứ thế quay đầu lại. Đèn cảm ứng tắt ngay lập tức, cả sảnh chìm vào bóng đêm. Không có đèn, chỉ có ánh trăng chiếu vào, chiếu rõ lên người một cô bé. Đêm ngày cuối thu, thời tiết khá lạnh, cô bé mặc một cái váy màu trắng, chân trần đứng trên nền gạch hoa lạnh lẽo, nhìn rất khổ sở.
Cô bé vừa gọi bố vừa khóc.
"Tiểu Tuyết!" Người đàn ông đã nhận ra đứa bé, vừa muốn chạy tới thì giật mình phản ứng lại, thì thào tự nói: "Khoan đã, năm nay Tiểu Tuyết đã mười sáu tuổi, sao lại còn lại trẻ con được?"
Cô bé nghe thấy ông nói vậy, biểu cảm trên mặt càng trở nên đáng thương: "Bố ơi, bố không nhận ra con sao? Con là Tiểu Tuyết đây mà, bố có con gái khác rồi nên không còn quan tâm con nữa đúng không? Huhu, bố ơi..."
Biểu cảm kia, động tác lau nước mắt kia đều giống hệt Tiểu Tuyết trong trí nhớ của bố Lưu. Ông nhớ lại cách đây rất nhiều năm, lúc đứa con gái bị người mang đi đã vừa khóc vừa nói: "Con muốn bố cơ, con muốn ở cùng bố mẹ cơ". Trong nháy mắt đó, không biết là loạn trí hay bị tiếng khóc của đứa trẻ mê hoặc, người đàn ông gạt bỏ những điểm bất thường, quên lời dặn dò của ông chú, một lòng một dạ chạy đến, ôm lấy đứa bé đang khóc thút thít kia, lau nước mắt cho nó... Nhưng lúc chạy đến, thứ ông ôm được chỉ là hư không, như trăng trong nước, không thể chạm vào.
Người đàn ông ngẩn người, gọi: "Tiểu Tuyết, Tiểu Tuyết ơi, con đi đâu rồi?"
"Bố, con ở đây." Tiểu Tuyết đứng sau lưng ông, nắm lấy tay áo ông, làm nũng nói: "Bố ơi, một mình con cô đơn lắm, con sợ hãi lắm. Bố đi theo con có được không?" Giọng điệu vừa đáng thương vừa bất lực.
Bố Lưu nhìn vẻ mặt khổ sở của con gái lại nhớ đến lúc cô bé năm tuổi, ông chuẩn bị một phòng ngủ xinh đẹp cho cô bé, để cô bé ra ngủ một mình, đêm đó, con gái đợi hai vợ chồng ông ngủ rồi mò về phòng, vẻ mặt đáng thương nói với ông: "Bố ơi, con rất sợ. Bố có thể giúp con không?"
"Được, bố ở cùng con."
Cô con gái mỉm cười vui vẻ, duỗi tay về phía người đàn ông: "Chúng ta đi thôi bố."
Người đàn ông giống như bị mê hoặc, đưa tay nắm lấy tay đưa bé, không hề cảm giác dưới tay chỉ là ảo ảnh.
Con gái dắt ông đi qua chỗ xích đu, đi qua công viên, đi đến cái lạch nhỏ bên ngoài tiểu khu...
Đang muốn đi về phía trước thì nghe thấy tiếng quát to: "Lão Lưu! Anh đang làm cái gì thế!" Là mẹ Lưu đuổi đến, kéo ông lại. Ánh mắt ông vẫn còn đang dại da, chỉ không nghe được mẹ Lưu đang nói gì, chỉ thấy miệng bà cứ đóng mở không ngừng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.